nqt

Nguyễn Quốc Trụ

Sinh 16 tháng Tám, 1937
Kinh Môn, Hải Dương
[Bắc Việt]
Quê Sơn Tây [Bắc Việt]
Vào Nam 1954
Học Nguyễn Trãi [Hà-nội]
Chu Văn An, Văn Khoa
[Sài-gòn]
Trước 1975 công chức
Bưu Điện [Sài-gòn]
Tái định cư năm 1994
Canada


Đã xuất bản
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Sài Gòn,
nhà xb Đêm Trắng
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam

[Sài Gòn Nhỏ, Cali, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Trang Tin Văn, front page, khi quá đầy, được chuyển qua Nhật Ký Tin Văn, và chuyển về những bài viết liên quan.
*
Một khi kiếm, không thấy trên Nhật Ký, index:
Kiếm theo trang có đánh số.
Theo bài viết.
Theo từng mục, ở đầu trang Tin Văn.

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]

Liu Xiaobo Elegies
Nobel văn chương 2012

Anh Môn

Kỷ niệm 100 năm sinh của Milosz

IN MEMORIAM W. G. SEBALD
http://tapchivanhoc.org














Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải)
1 hr

Đinh Tấn Lực

ĐỜI ĐỜI GHI NHỚ NHỮNG HÌNH ẢNH THÚ VẬT NÀY...

Nguyễn Hữu Thao

TÔI COI ĐÂY LÀ TỘI ÁC

Tôi cũng rất đồng tình
Là Chính phủ Việt Nam
Phải chỉ thị lập tức
Chuyện này, Bộ công an.

Phải điều tra làm rõ
Ở đâu hình ảnh này
Từ hình ảnh phụ nữ
Tìm ra công an ngay!

Không phải chỉ ngày lễ
Mà chúng ta quan tâm
Hành hạ người phụ nữ
Đây còn là nhân dân!

Bởi vì quá nhiều đấy
Người dân chết trong đồn
Giày đạp, đá vào đầu
Không chết cũng tật luôn!

Nên chúng ta cần phải
Lên án những cực hình
Mà công an đâu đó
Đang hành hạ dân tình!!!

Quà tặng nhân ngày 8/3 của công an Việt Nam tặng phụ nữ.

Tên thủ tướng Fuck của VC có nhìn thấy bức hình làm nhục cả xứ Mít VC không?

Kẻ bị tra tấn là suốt đời bị tra tấn
Thánh Lò Thiêu, Améry, phán
Kẻ nào tra tấn là suốt đời thèm tra tấn
GCC phán

Torture, writes Améry, has "an indelible character". Whoever was tortured, stays tortured.
Sebald: Chống Lại Sự Không Thể Đảo Ngược: Về Jean Améry, trong Lịch sử tự nhiên về huỷ diệt
[Against the Irreversible. On Jean Améry. On the natural history of destruction, nhà xb Vintage Canada].
Améry viết, tra tấn có cái tính quái dị, không thể tẩy xoá đi được, là: Ai đã từng bị tra tấn, là suốt đời bị tra tấn.

Câu này, theo Gấu tôi, đọc [đảo] ngược lại, vẫn có nghĩa.
Rằng, kẻ tra tấn, là cứ thèm tra tấn suốt đời!

Jean Améry viết về Sầu Xa Xứ:

Cái sầu xa xứ thứ thiệt, le vrai mal du pays, le Hauptwehe, “nỗi nhức nhối số 1", “la douleur capitale”, nếu tôi được phép mượn từ của Thomas Mann, thì khác, cực khác về bản chất, so với những gì tôi viết ở trên, và nó chỉ ngưng, khi bạn chỉ còn bạn với bạn. Vào lúc đó, đếch có hát hỏng Thuyền Viễn Xứ cái con mẹ gì nữa, cũng chẳng có gợi nhớ những đồng ruộng Mít đã mất, và bạn cũng không vãi ra những giọt nước mắt đồng lõa. Sầu Xa Xứ thứ thiệt không phải là tự an ủi, mà là tự huỷ.
Le vrai mal du pays ce n’était pas l’autocompassion, mais l’autodestruction.

"Perhaps", writes Nietzsche in the Genealogie der Moral, "there is nothing more terrible and mysterious in the whole prehistory of mankind than our mnemonic technique. We burn something into the mind so that it will remain in the memory; only what still hurts will be retained".
Trong trọn thời kỳ tiền sử, có lẽ không có chi khủng khiếp và bí ẩn hơn, so với kỹ thuật tạo dấu ấn của con người, Nietzsche viết trong Genealogie der Moral:  Chúng ta đánh dấu trái tim của chúng ta bằng lửa, sao cho, chỉ cái đau được giữ lại, [cái sướng bỏ đi].

.. Weiss learned in exile to understand the fate he escaped...... so vital to him, of whether he himself was on the side of the creditors or the debtors. He finds the answer to the question in the course of his own study, as it becomes increasingly clear to him that rulers and ruled, exploiters and exploited, are in fact the same species, so that he, the potential victim, must also range himself with the perpetrators of the crime or at least theirs accomplices
Chỉ tới khi lưu vong thì Weiss mới hiểu ra phần số của mình, ở về phía kẻ ăn cướp hay bị ăn cướp. Ông tìm thấy câu hỏi cho câu trả lời theo dòng nghiên cứu của chính ông, và mọi chuyện càng ngày càng trở nên rõ ràng, đối với ông, là, cai trị hay bị trị, bóc lộc hay bị bóc lột, thì cũng rứa, và, bởi vì ông ta sinh ra là có tướng bị ăn đòn rồi, thành thử bắt buộc phải tự xếp hàng cùng với những kẻ tạo ác, hay chí ít, cũng đồng phạm.

Sebald
 

… Weiss to attend the Auschwitz trial in Frankfurt. He may also have been motivated before the event by the hope, never quite extinguished, "that every injury has its equivalent somewhere and can be truly compensated for, even if it be through the pain of whoever inflicted the injury." This idea, which Nietzsche thought was the basis of our sense of justice and which, he said, "rests on a contractual relationship between creditor and debtor as old as the concept of law itself”…
W.G. Sebald: The Remorse of the Heart.
On Memory and Cruelty in the Work of Peter Weiss

Weiss tham dự tòa án xử vụ Lò Thiêu ở Frankfurt. Có thể là do ông vẫn còn hy vọng, một niềm hy vọng chẳng hề tàn lụi, rằng, “mọi tổn thương thì có cái phần tương đương của nó, ở đâu đó, và có thể thực sự được đền bù, bù trừ, bồi hoàn, ngay cả, sự bồi hoàn này thông qua nỗi đau của bất cứ kẻ nào gây ra sự tổn thương”. Tư tưởng này Nietzsche nghĩ, nó là cơ sở của cảm quan của chúng ta về công lý, và nó, như ông nói, “nằm trong liên hệ có tính khế ước, giữa chủ nợ và con nợ, và nó cũng cổ xưa, lâu đời như là quan niệm về luật pháp, chính nó”

W.G. Sebald:  Sự hối hận của con tim. 

  even if it be through the pain of whoever inflicted the injury.

Moi, je traine le fardeau de la faute collective, dis-je, pas eux.
Jean Améry viết, trong Vượt quá tội ác và hình phạt, Par-delà le crime et le châtiment.

Gấu cũng có thể nói như thế:
Ta mang cái gánh nặng của Cái Ác Bắc Kít, đâu phải lũ Bắc Kít?

Con chim ousen [chim két] hót ở trong rừng Cilgwri.
Hót hoài hót hoài như một dòng suối dội lên những hòn đá rêu xanh
Nhưng cũng chưa xa xưa bằng con nhái Cors Fochno
Cảm thấy làn da lạnh chũng vào tới tận xương tận tuỷ.

Rushdie viết, rất ít nhà thơ kết hôn sâu xa đằm thắm với đất mẹ như nhà thơ R.S. Thomas, một nhà thơ dân tộc Welsh [a Welsh nationalist], những vần thơ của ông tìm kiếm, bằng cách nhận ra, để ý [noticing], khẳng định [arguing], làm thành vần điệu, huyền hoặc hóa, biến đất nước thành một sinh vật rất ư là nồng nàn, rất ư là trữ tình.

Tuy nhiên, cũng chính ông này, cũng viết:

Sự hận thù mất nhiều thời gian
Để mà đâm chồi nẩy lộc, và lòng hận thù của tôi
Kể từ khi sinh ra, cứ thế mà tăng trưởng..

Không phải tôi thù cái mảnh đất tàn nhẫn thô bạo dã man mà tôi ra đời...
Tôi nhận ra một điều:
Cái lòng hận thù đó, là thù cái làn da khốn kiếp của tôi,
Cái thứ khốn kiếp, là chính tôi!

Hate takes a long time
To grow in, and mine
Has increased from birth;
Not for the brute earth...
I find
This hate's for my own kind.
*

Thảo nào, thằng cha Gấu thù chính nó, thù cái chất Yankee mũi tẹt của chính nó! (1)

Jean Améry viết về Sầu Xa Xứ: Cái sầu xa xứ thứ thiệt, le vrai mal du pays, le Hauptwehe, “nỗi nhức nhối số 1 “la douleur capitale”, nếu tôi được phép mượn từ của Thomas Mann, thì khác, cực khác về bản chất, so với những gì tôi viết ở trên, và nó chỉ ngưng, khi bạn chỉ còn bạn với bạn. Vào lúc đó, đếch có hát hỏng Thuyền Viễn Xứ cái con mẹ gì nữa, cũng chẳng có gợi nhớ những đồng ruộng Mít đã mất, và bạn cũng không vãi ra những giọt nước mắt đồng lõa.
Sầu Xa Xứ không phải là tự an ủi, mà là tự huỷ.
Le vrai mal du pays ce n’était pas l’autocompassion, mais l’autodestruction.


SN_GCC_2017

&                  

Gấu trong lễ tuyên thệ trở thành công dân Canada                 

http://nhilinhblog.blogspot.ca/2016/01/van-chuong-mien-nam-giua-chung.html

Còn lại một việc nữa: văn chương miền Nam đâu có dừng lại ở năm 1975. Đây mới là điều huyền bí nhất. Tất nhiên là không thể như vậy được. Giờ, ta cần xác định, đâu là những cột trụ quan trọng nhất để nói đến một sự bảo toàn cho di sản văn chương miền Nam. Với tôi, hiển nhiên không thể là Võ Phiến, nhưng hiển nhiên phải là các nhân vật từng hết sức quan trọng ở giai đoạn văn chương miền Nam trước 1975. Họ từng rất quan trọng, nhưng sứ mệnh chính yếu của họ lại nằm ở đoạn sau 1975, thế cho nên mới khó hiểu và khó nhìn.

Có ba người quan trọng nhất.

Người thứ nhất là Viên Linh, người ra đi ngay từ đầu, ngay từ trước thảm họa.

Người thứ hai là Dương Nghiễm Mậu, người đã, ngược hẳn lại với Viên Linh, không đi đâu hết cả.

Và người thứ ba là người ở giữa, ra đi vào khoảng giữa. Đó chính là Nguyễn Quốc Trụ.

Thế là cuối cùng tôi cũng đợi đến cái ngày, ngoài việc được viết về một số người khác, được nói đến đối thủ lâu năm của tôi, Mr Tin Văn Nguyễn Quốc Trụ.

*

Don’t set them up to jail

To become an asylum seeker in Europe is to have overcome adversity. First, to have survived the dangers in your homeland. Then to have survived the journey and reached your destination. Only last week, Unicef warned that women and children were being raped, beaten and starved in Libyan detention centres. Last year, more than 5,000 migrants died attempting to cross the Mediterranean, and Balkan countries shut their borders, blocking many who had hoped to reach northern Europe. To have your claim recognized, and to become a refugee, is harder still. It means negotiating a complicated system that often gets it wrong. So refugee status is a mark not only of suffering but of the ability to withstand it. The attention already given to perilous journeys, and the populist backlash to the surging numbers of asylum seekers in Europe over recent years - though arrivals fell in 2016 - now needs to encompass what happens at their destination. Making a home in a new land is challenging even for those who move by choice and with plentiful resources. Now add in trauma and sometimes physical issues too; a language barrier; skills or qualifications that cannot be transferred. But many of the problems they face are entirely unnecessary.
How the UK treats those gaining admittance is just as critical as who we do and don't let in. We have not done our part if we allow them through the door, but not to make themselves at home. Of Europe's big five nations, only Italy - handling much larger numbers - treats asylum seekers and refugees worse than Britain, which is, for instance, the only EU nation to allow indefinite immigration detention. Asylum seekers are almost never granted the right to work. Bizarrely, those recognized as refugees are routinely forced into destitution because they lose existing entitlements and accommodation before their new benefits and housing have been processed. The "move on" period is 28 days; the British Red Cross has found it takes an average of 42 days to first payment of benefits, and in some cases far longer.
The UK needs a proper dispersal policy, so asylum seekers are not just dumped in areas with cheap housing. Allowing them to work - as many European countries do - would help them to integrate and to support themselves. Much could be learned from the UK's own Syrian Vulnerable Persons Resettlement Programme, bringing in those already recognized as refugees. Though it has its shortcomings, it is better funded and offers integrated support for 12 months. That has led to a two- tier system, and the challenge should be to raise up the way that others are treated, not engage in a race to the bottom. Treating people decently is the right thing to do. It ensures that they are able to contribute to their new society as soon as possible. That is better for everyone. Those seeking asylum in the UK have already succeeded against the odds. Why do we then set them up for failure?

Note: GCC đến trại tị nạn sau dead line, tức là sau cái ngày được tự động coi là tị nạn chính trị, và phải trải qua thanh lọc.
Gửi thư cầu cứu 1 vị nữ văn sĩ, 1 trong 5 vị nổi tiếng số 1 trước 1975, tại Miền Nam, vị này được 1 đấng Mẽo bệ về Mẽo trước 30 Tháng Tư chừng ít này, khi thấy tên bà trên măng xét 1 tờ báo của lực lượng Khiến Chán ở trong trại.
Bà viết thư trả lời, mi đi trễ quá, đi làm khỉ gì nữa, hết mùa vượt biển rồi - nội dung thư đúng là như thế - GCC đọc thư, thú thực, chỉ muốn viết thư cho VC, xin được hồi chánh!
May quá. có được địa chỉ của Nguyễn ông Ngạc, qua 1 vị ở trong Trại.
Viết 1 phát là bạn trả lời liền kèm tý tiền còm.
Tuyệt vời nhất, là bạn thông báo cho cả 1 lũ ở bên Mẽo, những Viên Linh, Định Nguyên, chúng phôn cho vị Chủ tịch Pen Mít ở hải ngoại.
Vị này, cũng nhận được lời cầu cứu qua vị nữ văn sĩ, nhưng nếu không có lũ bạn bè như Viên Linh, NDN, DN phôn phiếc, chắc là cũng vờ, vì, khi vị nữ văn sĩ thông báo với anh, bà vờ luôn địa chỉ ở Trại của Gấu, chán thế.
Anh viết, bà nhờ tôi can thiệp cho 1 kẻ mà chính bà vờ không cho biết địa chỉ của ông ta, làm sao tôi can thiệp?
Vị này, viết thư xác nhận GCC là member của PEN/VN (Ngụy)
Kể như xong được tầng đầu địa ngục!

http://www.tanvien.net/tg4/sach_qui.html


How many languages do you know?
(Anh biết mấy ngôn ngữ?)

Vào năm 1990, do đến trại tị nạn sau "tử điểm", tức là sau thời hạn được "tự động" coi như là tị nạn chính trị, tôi phải trải qua thanh lọc, qua đó nhà chức trách nước tạm dung sẽ quyết định coi đủ tư cách tị nạn chính trị, hay chỉ là di dân kinh tế.
Thời gian chờ đợi thanh lọc thường trên dưới một năm. Với chúng tôi, nó còn là thời gian "chạy thuốc": liên lạc thân nhân ở nước ngoài nếu có, hoặc bạn bè, cơ quan, đơn vị cũ… để xin tiếp tế và lo giấy tờ xác nhận, hoặc làm hồ sơ bảo lãnh. Nhân đọc một số báo (hình như thuộc lực lượng kháng chiến), ở trong trại, thấy tên nhà văn Trùng Dương, tôi viết thư tới bà, qua địa chỉ toà soạn.
"Thư của bạn tới tôi sau khi đã đi gần hết nửa vòng trái đất," bà viết thư trả lời, từ một địa chỉ Hồng Kông, do đang được học bổng nghiên cứu về Trung Hoa lục địa. Bà than giùm, "Bạn qua trễ quá!"
Kèm, là thư Nguyễn Ngọc Ngạn (khi đó là chủ tịch Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại), gửi cho Trùng Dương, "Bạn nhờ tôi can thiệp cho một ông bạn nào đó, nhưng lại quên không cho địa chỉ…". Tôi liên lạc. Anh trả lời, gửi tặng sách (The Will of Heaven, chắc là muốn dặn dò khéo: hãy cố lo học tiếng Anh!).
Kèm giấy xác nhận. Sau này gặp, anh cho biết, đã phải nhờ một tờ báo địa phương in giùm, chỉ bốn giấy chứng nhận, với tiêu đề Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại thật "hách xì xằng". Bốn tờ xác nhận, cho bốn người, lúc đó đang ở trại tị nạn. Ở Thái Lan, có Hồ Ông và tôi. Có thể, việc xác nhận là "bổn phận" của anh, với tư cách đương kim chủ tịch Văn bút, nhưng cứ nghĩ đến cảnh anh loay hoay nhờ cậy người này người nọ "vẽ" giùm cho một "tác phẩm" hách xì xằng như trên, thật đáng quí.
Tôi gặp Hồ Ông tại trại cấm Sikiew, do anh tới trại trước, và đã trải qua thanh lọc. Anh dặn tôi, khi đi thanh lọc, phải "nổ", đừng quá "khiêm tốn". Ngoài tờ giấy xác nhận củaVăn bút, tôi có thêm được một tài liệu quí giá cũng chẳng kém: cuốn Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam , còn có tên thật "nổ" là Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta, do Nguyễn Đông Ngạc xuất bản. Trong có hình tôi, và vài dòng tiểu sử. Cuốn này tôi cũng tình cờ vớ được ở trong trại. Chủ nhân cuốn sách, một học trò tiếng Anh của tôi, đã tặng luôn cho thầy, làm tài liệu thanh lọc.
Phỏng vấn thanh lọc, thường do một sinh viên luật Thái Lan đảm trách, với một thông dịch viên, một người Việt ở Thái Lan. Như đa số ở đây, họ có cảm tình với Miền Bắc. Nhà thường có treo hình ông Hồ. Nhưng cảm tình hay không cảm tình, nói chung, họ cố dịch trung thực những gì họ nghe và hiểu được.
Trong cuộc phỏng vấn, có mấy chi tiết thật lý thú liên quan tới "văn chương" có lẽ cũng nên viết ra ở đây, để bạn đọc cùng thưởng thức.
Nói chung, thường rất khó mà hiểu được, người phỏng vấn tin hay không tin, những câu trả lời. Và thường ra, họ giữ một bộ mặt hết sức khách quan, phải nói là dửng dưng, lạnh lẽo, suốt buổi hỏi cung. Riêng trường hợp của tôi, khi nghe tôi nói là nhà văn, anh sinh viên luật nhìn phần lý lịch ghi trên tờ phiếu cá nhân trong hồ sơ Cao Uỷ Tị Nạn, và không qua thông dịch viên, hỏi thẳng bằng tiếng Anh:
-Anh nói anh là nhà văn, nhưng anh viết thứ gì?
Nhớ lời dặn của Hồ Ông, tôi cho tới luôn:
-Tôi viết truyện ngắn, và phê bình văn học.
Anh nhìn lại tờ lý lịch và nói:
-Tôi cho anh nói lại. Ở đây, thấy ghi anh học hết trung học, có một văn bằng đại học. Anh nói anh làm thơ, viết truyện ngắn, tôi tin. Nhưng phê bình văn học, tôi không tin. Tôi cho anh nói lại.
-Tôi mê văn chương từ hồi nhỏ, lại may mắn biết chút ngoại ngữ, nên có đọc văn chương thế giới, và có chút khiếu về phê bình văn học.
-Anh học tiếng Anh ở đâu, bao nhiêu năm?
-Tôi học hồi trung học, và sau đó có làm cho một cơ quan thông tấn nước ngoài.
-Anh nói, anh có chút hiểu biết về ngoại ngữ, anh biết mấy thứ tiếng?
-Tôi biết ba thứ tiếng.
-Trong này chỉ ghi tiếng Anh?
-Tôi biết tiếng Pháp nữa.
-Như vậy mới có hai, làm sao anh nói ba?
Tới lúc đó, tôi cũng hết còn bình tĩnh, và hỏi lại:
-Ông quên tiếng mẹ đẻ của tôi ư?
Anh ta chợt mỉm cười.
Tôi nghĩ, trong số những người bị phỏng vấn, có lẽ tôi là người độc nhất được hưởng một nụ cười như vậy.


https://www.facebook.com/quoc.t.nguyen.1/posts/10201576139321780?comment_id=10203094499519836

Tuyet Nguyen thực+tưởng tượng+bịa+lắp ghép+cảm xúc+ý tưởng = hay quá
Dong Trinh Câu chuyện có vẻ như kỳ bí mà cũng như thực! Đâu là thực, đâu là hư? Tuyệt tác! Cảm ơn tác giả, đọc và nhớ một thời ở Thái, con tôi mỗi ngày chạy qua trại tù mua thức ăn cho mấy chú bên đó, lấy tiền mua một chai nước tương để hai mẹ con chan cơm ăn, ngày đi còn nửa chai, bán lấy tiền mua mì gói xách qua Phi ăn ! Những người cùng khổ!
LikeReply156 minsEdited

*

Trong số báo Văn, GCC lục lọi tại nhà bạn Bạn, trên, có rất nhiều Gấu ở trong đó:
Bài phỏng vấn đầu tiên ở hải ngoại, do bạn quí thực hiện: Từ Sơ Dạ Hương tới Nguyễn Quốc Trụ: Nhà văn ở phút nói thật (1)

*

Truyện ngắn đầu tiên viết ở hải ngoại, và về Trại Tù Thái Lan: Bụi

Truyện ngắn này, thú vị hơn nữa, đã từng được 1 đài phát thanh của Mít ở thủ đô Bolsa đọc trên Đài, tình cờ làm sao GCC, ở Toronto nghe được. Gấu Cái phán, tụi này giỏi thật, cái truyện ngắn hay, mà cái thằng chọn nó để đọc cũng thật là bảnh.

Bạn quí đăng trên Văn, nhưng không để ý đến cách sắp trình bày, làm hỏng truyện nhiều quá.
Chán bạn quí quá, nhưng lần gặp này, thì lại quí bạn quí quá!

*

Note: Bài này, không hiểu sao bị mất hẳn 1 kỳ, kỳ đầu, viết về “Bạn Bạn”, về Sad Seagull, về cái vụ đứng ở bên ngoài Phước Lộc Thọ, tính tự làm thịt mình, và may sao được cứu thoát...  và cái vụ hẹn gặp Tháng Ba sắp tới ở Hành Lang Thiên Đàng, quán Hạ Cờ Tây, Remys

Sorry. NQT

*

*

Passage Eden, Toronto. Hồi xửa hồi xưa, Passage Eden Sài Gòn nổi tiếng vì gánh hàng bún ốc.
Ăn bún ốc, ngày xưa, mà uống Remy, bây giờ, nhỉ?
Bây giờ, ăn chi được bún ốc.
Đâu có còn chiếc răng nào?

Lũ bạn khả ố cười hô hố, tại vì mi tính hôn Em, với chỉ 1 chiếc răng còn lại, Em sợ quá nên lặn mất tiêu, đúng không?
Chúng còn nói đểu lắm, nhưng thực sự là ghen với GCC!

Hà, hà!

Cái gói quà, đến chót đời, Ông Giời, xém tí nữa quên, may sao nhớ, trao cho Gấu, dễ gì ai có được?

* *

Chẳng phải cái bĩu môi, cái nhìn thờ thẫn, vẻ dửng dưng chẳng chờ mong bất cứ điều gì, nhưng dung nhan tàn tạ ở em làm anh giật mình. Anh tự nhủ thầm, đây là một thiếu nữ ngày xưa chắc chắn xinh đẹp lắm. Cái bĩu môi kia ngày nào chúa láu lỉnh, bây giờ thêm một chút chua chát, chán chường... Đây cũng là một con người vừa thoát ra khỏi quá khứ và chắc chắn không làm sao quên nổi. 

"Nhưng nếu không vì dung nhan tàn tạ, chắc gì Thầy đã nhận ra em?" 

Ôi chao, hóa ra đây là cách độc nhất để lũ Ngụy nhận ra nhau, sau ngày 30 Tháng Tư 1975.

có một điều không bao giờ cần làm, là nói cho dân Bắc Kỳ phải làm gì
NL

Cái sự đối xử tàn nhẫn của Bắc Kít, đối với Ngụy, sau 30 Tháng Tư, trước, Gấu cứ nghĩ là do cuộc chiến kéo dài lâu quá, mà nỗi thù hận thì lại dài quá, những…  bốn ngàn năm đói khổ, sợ giặc phương Bắc, sống chen chúc ở trong cái đồng bằng bờ nhiều hơn ruộng, nhìn về phía Nam thèm quá, đến khi lấy được Miền Nam 1 phát, con quỉ chuồng heo bèn xổng chuồng…. nhưng Primo Levi, trong chương “sự hung dữ vô dụng”, useless violence, trong "Những kẻ chết đuối và những kẻ được cứu vớt", lại đưa ra 1 nhận xét khác GCC: Chỉ có cách đó, thì những tên đao phủ mới cảm thấy đỡ tội: before dying, the victim must be degraded, so that the murderer will be less burdened by guilt.


Đây là một người, hay là Bi kịch của một người lạc quan 

Lò Thiêu Người, Holocaust, là một kinh nghiệm mang tính kỹ nghệ, thực dụng "siêu đẳng": Làm thế nào để giết được nhiều người nhất, trong một thời gian nhanh nhất, ở một nơi có diện tích nhỏ hẹp nhất, ít tốn tiền nhất. Trong những cuốn sách viết về kinh nghiệm đó, "Những người chết đuối và Những người được cứu vớt" (The Drowned and the Saved), xuất bản năm 1988, tác giả Primo Levi, chỉ như một tiểu chú, nhưng thật quý giá.

Đây là kinh nghiệm của tác giả, một nhà văn Ý, gốc Do thái, khi ông làm lao động khổ sai tại Auschwitz, trong cuộc Chiến Tranh Lớn 1939-45. Trước khi tự tử vào tháng Tư năm 1987, ông có đưa ra nhận xét: Khi viết về thế giới bi đát của những trại tập trung, ông hy vọng tránh được hai điều: lợi dụng tu từ, văn chương làm mủi lòng người đọc, và dấy lên tâm lý trả thù. Thay vì vậy, ông chọn ngôn ngữ trầm tĩnh, nghiêm trang, nhã nhặn, và mực thước, của một người chứng. Nhưng trên tất cả, người đọc vẫn nhận ra, đây là một ngôn ngữ rất buồn thảm.

Sau khi được thả, ông viết hai cuốn, nay trở thành cổ điển, "Sống sót tại Auschwitz" (1947), "Lại tỉnh thức" (1963). Cuốn sách nhỏ bé "Những kẻ chết đuối..." là nỗ lực sau cùng của tác giả nhằm "hiểu" kinh nghiệm đó, một kinh nghiệm như tác giả đã từng chỉ ra, vượt khỏi cõi "nhân tri".

Một trong những chương của cuốn sách viết về "Sự hung dữ vô dụng". Những chi tiết về những trò độc ác của đám cai tù, khi hành hạ tù nhân một cách vô cớ, không một mục đích, ngoài thú vui nhìn chính họ đang hành hạ kẻ khác. Sự hung dữ tưởng như vô dụng đó, cuối cùng cho thấy, không phải hoàn toàn vô dụng. Nó đưa đến kết luận: Người Do thái không phải là người. (Kinh nghiệm cay đắng này, nhiều người Việt chúng ta đã từng cảm nhận, và thường là cảm nhận ngược lại: Những người CS không giống mình. Ngày đầu tiên đi trình diện cải tạo, nhiều người sững sờ khi được hỏi, các người sẽ đối xử như thế nào với "chúng tôi", nếu các người chiếm được Miền Bắc. Câu hỏi này gần như không được đặt ra với những người Miền Nam, và nếu được đặt ra, nó cũng không giống như những người CSBV tưởng tượng. Cá nhân người viết có một anh bạn người Nam ở trong quân đội. Anh chỉ mơ, nếu có ngày đó, thì tha hồ mà nhìn ngắm thiên nhiên, con người Hà-nội, Miền Bắc. Lẽ dĩ nhiên, đây vẫn chỉ là những mơ ước, nhận xét hoàn toàn có tính cách cá nhân).

Từng bước một, Levi cho thấy, trò nhục mạ, làm mất tính người ở trong trại tùy thuộc vào những "đặc quyền, đặc lợi", tuy nhỏ nhặt nhưng nó làm nên lằn ranh phân biệt giữa sống và chết. Có những công việc nho nhỏ, dành cho một số tù nhân nào đó, để được thêm một chút khẩu phần. Có những công việc khấm khá hơn, dành cho đám công chức hạng thấp như lau chùi, quét dọn, gác đêm, trợ tá của trợ tá... Ông ngần ngại khi phải phán đoán, những người làm ăng ten, cũng như những người dám đứng lên chống đối, và cố gắng giữ một đáp ứng dung hòa đôi khi vượt khỏi khả năng của con người. Trả lời một số phóng viên, Levi cho biết cảm tưởng, về những lời bào chữa "không biết đến những chuyện đó": Không thể tin được. Rằng, tinh thần bài Do thái không phải do Nazi bịa đặt ra mà đã đóng rễ lâu đời trong văn hóa Đức.

Ghi chú trong ngày

2/4/12

nghịch dại

Đọc bài viết của NL, thì GCC lại nghĩ đến 1 trong những ẩn dụ, ở đầu cuốn dạy tiếng Anh, mà cái tít của nó, là từ bài thơ của Frost, "Dừng ngựa bên rừng chiều tuyết phủ", trong có câu, tôi còn những lời hứa, trước khi lăn ra ngủ, Promises To Keep.

Một trong những lời hứa phải giữ, là 1 ẩn dụ, mà GCC tóm tắt sau đây. 

Ẩn dụ này khiến GCC tự hỏi, nếu Cái Ác Bắc Kít gây họa, thì liệu, Cái Đói Bắc Kít, thay vì Cái Đẹp của Dos, sẽ cứu chuộc… thế giới?

Có 1 anh chàng khi còn nghèo khổ, được ăn 1 trái chuối, nhớ hoài, đến khi giầu có, tha hồ ăn chuối, thì không làm sao thấy ngon như lần đầu.

Cái trái chuối đó, với GCC là con ốc nhồi, vớt được ở cái ao, ở bên ngoài cổng nhà cô Hồng Con, cô con gái địa chủ, sau này bị cả làng của GCC bỏ cho chết đói, và trong đêm, đói, bịnh, khát nước [do sốt thương hàn], bò ra khỏi nhà, tới ao, bò lết xuống, chết ngay ở bờ ao.

GGC nhớ hoài, con ốc nhồi nằm dưới 1 đám bèo. Gấu gạt đám bèo, con ốc lộ ra, chưa kịp lặn, là thằng cu Gấu hớt  liền. Bèn nổi lửa ngay bên bờ ao, chơi liền.

Sau này, vào Nam, Gấu quá mê món bún ốc, nhất là của cái bà có cái sạp ở Passage Eden, 1 phần là vậy.
Cũng là cái trái chuối trong ẩn dụ kể trên. Và từ đó, là vấn nạn, cái đói BK cứu chuộc thế giới.
Còn 1 quán bún ốc, ở trong 1 cái hẻm, kế bên rạp chiếu bóng ngay đường Lê Lợi, quán Ba Ba Bủng, hình như vậy, cũng ngon, nhưng không bằng.

Bài viết này hay quá! Đọc nghe thật hiền! :)
HTp

Reply

Nhưng, liệu cái trò làm nhục Ngụy, nói cho cùng, chỉ là 1 trong những trò...  nghịch dại?

http://tanvien.net/Tribute_1/Primo_Levi_TLS.html

1986: Turin

AFTER THE SEASON OF AUSCHWITZ

Sau Mùa Lò Thiêu

Are you ashamed because you are alive in place  of another? And in particular, of a man more generous, more sensitive, more useful, wiser, worthier of living than you? You cannot block out such feelings: 'you examine yourself, you review your memories, hoping to find them all, and that none of them are masked or disguised. No, you find no obvious transgressions, you did not usurp anyone's place, you did not beat anyone (but would you have had the strength to do so?), you did not accept positions (but none were offered to you ... ), you did not steal anyone's bread; nevertheless you cannot exclude it. It is no more than a supposition, indeed the shadow of a suspicion: that each man is his brother's Cain, that each one of us (but this time I say us in a much vaster, indeed, universal sense) has usurped his  neighbor's place and lived in his stead. It is a supposition, but it gnaws at us; it has nestled deeply like a woodworm; although unseen from the outside, it gnaws and rasps.
    After my return from imprisonment at Auschwitz, I was visited by a friend older than myself, mild and intransigent, the cultivator of a personal religion, which, however; always seemed to me severe and serious. He was glad to find me alive and basically unhurt, perhaps matured and fortified, certainly enriched. He told me that my having survived could not be the work of chance, of an accumulation of fortunate circumstances (as I did then and still do maintain) but rather of Providence. I bore the mark, I was an elect: I, the nonbeliever, and even less of a believer after the season of Auschwitz, was a person touched by Grace, a saved man. And why me? It is impossible to know, he answered. Perhaps because I had to write, and by writing bear witness: wasn't I in fact then, in 1946, writing a book about my imprisonment?
    Such an opinion seemed monstrous to me. It pained me, as when one touches an exposed nerve, and kindled the doubt I spoke of before: I might be alive in the place of another, at the expense of another; I might have usurped, that is, in fact, killed. The "saved" of the Lager [the concentration camps] were not the best, those predestined to do good, the bearers of a message: what I had seen and lived through proved the exact contrary. Preferably the worst survived, the selfish, the violent, the insensitive, the collaborators of the "gray zone," the spies. it was not a certain rule (there were none, nor are there certain rules in human matters), but it was nevertheless a rule. I felt innocent, yes, but enrolled among the saved and therefore in permanent search of a justification in my own eyes and those of others. The worst survived, that is, the fittest; the best all died.
    Chaim died, a watchmaker from Krakow, a pious Jew who despite the language difficuties made an effort to understand and be understood, and explained to me, the foreigner, the essential rules for survival during the first crucial days of captivity; Szabo died, the taciturn Hungarian peasant who was almost two meters tall and so was the hungriest of all, and yet, as long as he had the strength, did not hesitate to help his weaker companions to pull and push; and Robert, a professor at the Sorbonne who spread courage and trust all around him, spoke five languages, wore himself out recording everything in his prodigious memory, and had he lived would have answered the questions that I do not know how to answer; and Baruch died, a longshoreman from Livorno, immediately, on the first day, because he had answered the first punch he had received with punches and was massacred by three kapos in coalition. These, and innumerable others, died not despite their valor but because of it.
    My religious friend had told me that I survived so that I could bear witness. I have done so, as best I could, and I also could not have done so; and I am still doing so, whenever the opportunity presents itself; but the thought that this testifying of mine could by itself gain for me the privilege of surviving and living for many years without serious problems troubles me because I cannot see any proportion between the privilege and its outcome.
    I must repeat: we, the survivors, are not the true witnesses. This is an uncomfortable notion of which I have become conscious little by little, reading the memoirs of others and reading mine at a distance of years. We survivors are not only an exiguous but also an anomalous minority: we are those who by their prevarications or abilities or good luck did not touch bottom. Those who did so, those who saw the Gorgon, have not returned to tell about it or have returned mute, but they are the submerged, the complete witnesses, the ones whose deposition would have a general significance. They are the rule, we are the exception. We who were favored by fate tried, with more or less wisdom, to recount not only fate but also that of the others, indeed of the drowned, but this was a discourse "on behalf of third parties," the story of things seen at close hand, not experienced personally. The destruction brought to an end, the job completed, was not told by anyone, just as no one ever returned to describe his own death. Even if they had paper and pen, the drowned would not have testified, because their death had begun before that of their body. Weeks and months before being snuffed out, they had already lost the ability to observe, to remember, to compare and express themselves. We speak in their stead, by proxy.

Primo Levi, from “The Drowned and the Saved”.
Arrested for his involvement in the Italian resistance during World Word II, Levi entered Auschwitz on February 26, 1944, and the identifying number 174517 was tattooed on his arm. Soviet troops liberated the camp eleven months later, and he made his way home to Turin by foot and by train. He published Survival in Auschwitz in 1947 and The Periodic Table in 1975. Levi died, apparently by suicide, in 1987 at the age of sixty-seven-in the same house in which he was born.

Lapham's Death

Khe Sanh,1968

MICHAEL HERR IN A BLOODSWARM

I looked and there was a pale green horse! Its rider's name was Death, and Hades followed with him.   
 
-Book of Revelations, c. 90

Tôi nhìn và thấy 1 con ngựa xanh nhợt nhạt! Tên kỵ sĩ là Thần Chết, và Diêm Vương, đằng sau anh ta.


Khe Sanh 1968, Sarajevo 1992, Cõi Khác 1969... là cùng dạng “memoir”, kể cả "Nỗi Buồn Chiến Tranh" của Bảo Ninh. Chúng có chung cái air "độc thoại". Đoạn mở ra Sarajevo, đọc 1 phát là nhập vô liền:

There was spring rain and pale fog in Sarajevo as my plane approached the city last April, veering over the green foothills of Mount Igman.
Có mưa Xuân và sương mù lợt tạt ở Sarajevo, Tháng Tư vừa rồi, khi chiếc phi cơ của tôi loay hoay chọn hướng đáp xuống thành phố, bên trên những ngọn đồi thấp, màu xanh, của núi Mount Igman.

Câu văn còn làm nhớ câu thơ phổ nhạc của Phạm Duy, “Ngày mai đi nhận xác chồng”, cái gì gì, “phi cơ đáp xuống một chiều...” (1)

Thê lương thật. Sống thêm vài kiếp nữa, chắc vẫn chưa quên nổi cuộc chiến.
Mà quên làm khỉ gì không biết!

(1)

Tưởng như còn người yêu

Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình
Ngày mai đi nhận xác anh
Cuồng si thuở ấy, hiển linh bây giờ
Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ
Như môi góa phụ nhạt mờ vết son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu

Phi cơ đáp xuống một chiều
Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ôi ! Thèm nụ hôn quen
Chong đèn, hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ

Bây giờ anh phủ mầu cờ
Bây giờ anh phủ mầu cờ 

Em không nhìn được xác chàng
Anh lên lon giữa hai hàng nến trong
Mùi hương cứ tưởng hơi chàng
Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu !

Lê Thị Ý
[net]

Lần đầu tiên Gấu nghe, 1 buổi sáng Chủ Nhật không phải đi lao động, tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa, Nhà Bè, đặc khu Rừng Sát cũ. Nghe 1 phát là rùng hết cả mình, nhớ lần đi lấy xác đứa em trai tử trận tại Sóc Trăng.
Đó cũng là lần đầu Gấu biết được mùi thịt chuột, và nó ngon đến cỡ nào, và phải cơ may [“máy trời” xoay chuyển] như thế nào mới được thưởng thức!


http://www.tanvien.net/new_daily_poetry/2.html

*

Mặt Trời Lặn ở Fossoli

Tôi biết, nghĩa là gì, không trở về.
Qua những hàng rào kẽm gai
tôi nhìn thấy mặt trời xuống và chết
Và da thịt tôi như bị xé ra
Bởi những dòng thơ của một thi sĩ già:
“Mặt trời thì có thể lặn và mọc
Nhưng chúng tôi, ngược hẳn lại
Ngủ, sau 1 tí ánh sáng ngắn ngủi,
Một đêm dài ơi là dài”

Tháng Hai, 7, 1946
Primo Levi


http://www.theliteraryreview.org/find/

Số mới nhất, Fall 2016, có mấy bài thơ OK. Sẽ post liền


NTST

Trời ở nơi nào ta ở đây…
Nguyễn Ngọc Tư 

"Wherever I am, Germany is"
Thomas Mann
Gấu ở đâu Mít ở đó!

[Trời ở đâu, nhan sắc ta ở đó]
Hồng nhan một nét ,- trời một cõi
NTST


And I step ashore in a fine rain
To a city so changed
By five years of war
I scarcely recognize
The places I grew up in,
The faces that try to explain.

But the hills are still the same
Grey-blue above Belfast.
Perhaps if I'd stayed behind
And lived it bomb by bomb
I might have grown up at last
And learnt what is meant by home.
Derek Mahon

Giận dữ lưu vong

Và tôi bước xuống bến tầu Xề Gòn
Dưới cơn mưa Xề Gòn thật mịn màng
Về với thành phố quá đỗi đổi thay
30 năm nội chiến từng ngày
Tôi không làm sao nhận ra
Những nơi chốn mà tôi đã từng lớn lên
Những khuôn mặt cố giải thích

Nhưng bến tầu thì vẫn bến tầu
Những ống khói tầu thì vẫn mệt lả
Nơi tôi ném mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông thì cũng vưỡn còn
Tôi ra đi nơi này vưỡn thế!
Có lẽ nếu tôi đừng đi, và cứ lì ở lại
Và sống với Xề Gòn từng trận hỏa tiễn VC réo ngang đầu
Từng trận B52 rải thảm quanh thành phố
Sau cùng tôi sẽ trưởng thành

Và biết ‘nhà’ nghĩa là cái quái gì


Note: Có thể, cái tít bài viết Cô Tư được ‘gợi hứng’ từ Thomas Mann.
Và nếu như thế, Cô Tư thường ghé... TV?



The Voronezh Notebooks survived by a miracle, or rather through the extraordinary determination of Nadezhda Mandelstam. In exile and poverty, under persecution and in isolation, his manuscripts hidden in teapots, shared out with friends, nightly renewed in the fragile casket of her human, fallible recall, she made it her life's work to preserve her husband's poetry.

Intro

Steiner

Theo ông, Lò Thiêu bắt nghĩ “bi quan, tiêu cực” về con người? 

Imre Kertész. L'Holocauste est différent des autres génocides. Parce qu'il a eu lieu au sein de la civilisation chrétienne. Ce qui est arrivé a ruiné de manière spectaculaire toutes les valeurs qui avaient cours jusqu'alors. C'est rare d'assister à un traumatisme humain universel de cette nature.

Lò Thiêu khác những cú diệt chủng khác, bởi là vì nó là “con cưng” của tinh thần, văn minh Ky Tô, nó huỷ diệt thật cụp lạc “gia tài của mẹ”, có được từ trước cho tới bây giờ.
 
Le titre de votre ouvrage, «l'Holocauste comme culture», n'est-il pas provocateur?

Cái tít của cuốn sách của ông, cực khiêu khích, “Lò Thiêu như Văn Hoá”?

I. Kertész. En 1992, j'ai reçu une invitation de l'université de Vienne pour un colloque sur Jean Améry [opposant au régime nazi et rescapé d'Auschwitz qui s'est suicidé en 1978]. Je n'avais jamais entendu son nom. Je me suis donc empressé de lire plusieurs livres, que j'ai trouvés fantastiques. J'ai pris le risque de dire qu'Auschwitz et l'Holocauste faisaient totalement partie de notre culture, au même titre que notre langue, notre musique, notre littérature. A ma grande surprise, cet essai n'a pas été mal interprété, ni mal accepté.

Quả thế, nhưng thiên hạ coi bộ lại khoái, cái ý tưởng, không phải nền văn minh sông Hồng đưa đến Tận Thế là đây, với Mít, mà chính là Cái Ác Bắc Kít.
Rõ ràng là không có 1 tên Bắc Kít nào tỏ ra bực bội về Tù Cải Tạo, thì Tù Cải Tạo phải thuộc v văn hoá, văn minh sông Hồng!

có một điều không bao giờ cần làm, là nói cho dân Bắc Kỳ phải làm gì.



Viết mỗi ngày

Em ra đi nơi này vẫn thế!

Không ngờ câu hát của TCS lại là lời trù eỏ đời đời xứ Mít!

Tin Văn
1. Sir V.S. Naipaul (1932- ): Nobel văn chương 2001.
Giải thưởng văn chương Nobel năm nay đã được trao cho nhà văn Anh, gốc Ấn, V(idiadhar) S(urajprasad) Naipaul, sinh tại Chaguanas, gần Port of Spain, thuộc Trinidad, “vì đã nhập làm một - một lối viết tự sự mẫn cảm và một cái nhìn soi mói đừng hòng mong mua chuộc – vào trong những tác phẩm bắt chúng ta nhìn vào những cuộc đời bị vùi giập” (bản tiếng Anh: “… for having united perceptive narrative and incorruptible scr...

Continue Reading

Nobel_2001.
Tin Văn

1. Sir V.S. Naipaul (1932- ): Nobel văn chương 2001.
Giải thưởng văn chương Nobel năm nay đã được trao cho nhà văn Anh, gốc Ấn, V(idiadhar) S(urajprasad) Naipaul, sinh tại Chaguanas, gần Port of Spain, thuộc Trinidad, “vì đã nhập làm một - một lối viết tự sự mẫn cảm và một cái nhìn soi mói đừng hòng mong mua chuộc – vào trong những tác phẩm bắt chúng ta nhìn vào những cuộc đời bị vùi giập” (bản tiếng Anh: “… for having united perceptive narrative and incorruptible scrutiny in works that compel us to see the presence of suppressed histories”).

Một tác giả gây tranh luận (“Controversial author”) đã thắng giải văn chương Nobel, theo như một ký giả. Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã đặc biệt nhấn mạnh tới cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật “The Enigma of Arrival” (tạm dịch “Bí ẩn khi tới”, 1987), coi đây là “hình ảnh, cứ thế mà lặng lẽ suy sụp, của văn hoá thực dân cũ, và sự suy tàn của những xóm làng Âu Châu” (“an unrelenting image of the placid collapse of the old colonial ruling culture and the decline of European neighbourhoods”. Luôn cả “cái nhìn soi mói không thể nào bị mua chuộc” đối với xã hội hậu thuộc địa, và những nhận định gay gắt đối với Hồi giáo chính thống (Muslim fundamentalism).

Naipaul được chọn, trong một danh sách chót gồm năm người. Tên những người còn lại phải 50 năm sau mới được công bố, nhưng theo tin tức hành lang, trong đó có nhà văn người Israel, Amos Oz, nhà văn Nam Phi, JM Coetzee, nhà văn người Canada, Margaret Atwood, và nhà văn người Mỹ, Philip Roth.

Trên VHNT, người viết đã từng giới thiệu Naipaul, trước khi ông được Nobel, nay xin đăng lại, và tiếp đó, xin cống hiến bạn đọc một số nhận xét, và phản ứng của một số tác giả, và của chính Naipaul, trước tin ông được Nobel.

***

 “Con người và nhà văn là một. Đây là phát giác lớn lao nhất của nhà văn. Phải mất thời gian – và biết bao là chữ viết! – mới nhập một được như vậy.”
 (Man and writer were the same person. But that is a writer’s greatest discovery. It took time – and how much writing! – to arrive at that synthesis)
 V.S. Naipaul, “The Enigma of Arrival”

 Trong bài tiểu luận “Lời mở đầu cho một Tự thuật” (“Prologue to an Autobiography”), V.S. Naipaul kể về những di dân Ấn độ ở Trinidad. Do muốn thoát ra khỏi vùng Bắc Ấn nghèo xơ nghèo xác của thế kỷ 19, họ “đăng ký” làm công nhân xuất khẩu, tới một thuộc địa khác của Anh quốc là Trinidad. Rất nhiều người bị quyến rũ bởi những lời hứa hẹn, về một miếng đất cắm dùi sau khi hết hợp đồng, hay một chuyến trở về quê hương miễn phí, để xum họp với gia đình. Nhưng đã ra đi thì khó mà trở lại. Và Trinidad tràn ngập những di dân Ấn, không nhà cửa, không mảy may hy vọng trở về.

Vào năm 1931, con tầu SS Ganges đã đưa một ngàn di dân về Ấn. Năm sau, trở lại Trinidad, nó chỉ kiếm được một ngàn, trong số hàng ngàn con người không nhà nói trên. Ngỡ ngàng hơn, khi con tầu tới cảng Calcutta, bến tầu tràn ngập những con người qui cố hương chuyến đầu: họ muốn trở lại Trinidad, bởi vì bất cứ thứ gì họ nhìn thấy ở quê nhà, dù một tí một tẹo, đều chứng tỏ một điều: đây không phải thực mà là mộng. Ác mộng.

“Em ra đi nơi này vẫn thế”. Ngày nay, du khách ghé thăm Bắc Ấn, nơi những di dân đợt đầu tiên tới Trinidad để lại sau họ, nó chẳng khác gì ngày xa xưa, nghĩa là vẫn nghèo nàn xơ xác, vẫn những con đường đầy bụi, những túp lều tranh vách đất, lụp xụp, những đứa trẻ rách rưới, ngoài cánh đồng cũng vẫn cảnh người cày thay trâu… Từ vùng đất đó, ông nội của Naipaul đã được mang tới Trinidad, khi còn là một đứa bé, vào năm 1880. Tại đây, những di dân người Ấn túm tụm với nhau, tạo thành một cộng đồng khốn khó. Vào năm 1906, Seepersad, cha của Naipaul, và bà mẹ, sau khi đã hoàn tất thủ tục hồi hương, đúng lúc tính bước chân xuống tầu, cậu bé Seepersad bỗng hoảng sợ mất vía, trốn vào một xó cầu tiêu công cộng, len lén nhìn ra biển, cho tới khi bà mẹ thay đổi quyết định.

 
Chốn cũ vẫn như xưa, nhưng chốn mới chẳng hơn gì; cha của Seepersad, chết trẻ; gánh nặng gia đình chuyền qua ông anh lớn, còn là một đứa nhỏ, đã phải lăn lưng vào đời, lãnh 8 xu mỗi ngày, tại một trại trồng mía – nửa thế kỷ sau, kỷ niệm ấu thời làm ông bật khóc trước mặt đứa cháu của mình là Naipaul. Bà chị của Seepersad, một cô gái mù chữ, bị gửi đi xa, làm việc cho một người bà con trong gia đình; bà chịu đựng hai cuộc hôn nhân bất hạnh. Quãng đầu đời của Seepersad cũng chẳng hân hoan thơ thới gì. Ông sống với người chị/em của mẹ mình, ngày đi học, đêm làm việc tới khuya trong một cửa tiệm. Sau này, khi đã có vợ, có thời gian ông phải sống bám vào gia đình bà vợ giầu có. Mãi sau đó, ông cố kiếm đường ngoi lên, bằng một việc làm tại một tờ báo ở Trinidad, tờ Guardian; bà mẹ vẫn sống, và sau cùng chết, trong nghèo nàn cùng cực.
 

Chính cái nền đó, – những thảm kịch nho nhỏ của một nhóm người nghèo đói, bị đánh bật ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, túm tụm với nhau tại vùng West Indies, Trinidad – đã làm cho “Một căn nhà cho Ông Biswas” (1961) - nhân vật chính lấy khuôn mẫu từø người cha của Naipaul - trở thành một trong những cuốn tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh tuyệt vời nhất của thế kỷ 20. Hơn thế nữa, nó còn là một tài liệu giá trị, về một phần đất không ai thèm ngó tới - theo nghĩa tinh thần – của thế giới. Không thèm ngó tới, bởi vì đôi khi, nó, và những phần đất tương tự như nó, có vẻ như chẳng có gì đủ quan trọng, để được nhân loại để ý ghi chép, về mặt chính trị cũng như văn hóa, và thường ra, những vùng đất như thế đó chẳng thể nào đẻ ra được những nhà văn, nhà trí thức: chính những người này [mới] có thể ghi nhận sự thịnh suy của chúng.


Naipaul đã mượn luôn những câu chuyện về thời thơ ấu ông bố, như là một đứa trẻ nhà quê Ấn Độ, rồi những năm tháng đầu tiên sống đời di dân tại một vùng quê Trinidaa, một cuộc đời mà Seepersad đã cố gắng ngoi lên, và rồi viết về nó. Viết, đối với ông bố của Naipaul, là “tất cả, cho dù nghịch cảnh”: nó là hứa hẹn về một phẩm giá con người, một “từ chối bị tiêu diệt”. Ông đã truyền lại cho người con, và với cả hai, là mong ước “một sự công chính, ở một tương lai nào đó”. Trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, Pankaj Mishra, khi điểm những lá thư nhà (“Giữa Cha và Con: Thư  Nhà”, “Between Father and Son: Family Letters”.  V.S. Naipaul, nhà xb Knopf) đã coi nghèo đói, nỗi sợ bị tiêu diệt (extinction), hy vọng một sự công chính (justice), và viết như một cứu chuộc, là những đề tài trao đổi giữa Naipaul và gia đình (Seepersal Naipaul, ông bố là tác giả tập truyện “Những cuộc phiêu lưu của Gurudeva”, được xuất bản “một cách riêng tư”, privately, vào năm 1943, tái bản có sửa chữa và mở rộng thêm vào năm 1976, rồi năm 1995), bắt đầu vào năm 1950, khi Naipaul tới Anh làm sinh viên tại Oxford, nhờ học bổng toàn phần của nhà nước thuộc địa. Ông bố lúc này coi như hết còn làm việc được nữa; Kamla, bà chị của Naipaul, là sinh viên tại đại học Benares Hindu University tại Ấn Độ, cô đơn, và bất hạnh (unhappy), nhưng không làm sao có phương tiện rời bỏ. Naipaul, 18 tuổi đầu, mang trên mình không chỉ trách nhiệm cứu thoát gia đình khỏi nỗi khốn khó, mà còn đèo thêm tham vọng văn chương, chưa biết nó sẽ ra làm sao, và chưa biết sẽ thực hiện như thế nào. “Bí ẩn khi tới” (1987) thoát thai từ những lá thư nhà này, một cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật về một thanh niên nhà quê hết sức ngu ngốc (profoundly ignorant) bị đánh bật gốc, nỗi sợ hãi, chết khiếp, tứ cố vô thân không nơi nương tựa, tại Anh Quốc.
Và như độc giả có thể đoán ra được, vượt lên những bức thư, là một bức điện tín, gửi cho gia đình, vào đầu năm 1956: TIỂU THUYẾT ĐƯỢC CHẤP NHẬN=YÊU, và liền sau đó, ông viết thư cho người chị: “Đó là bức thư mà em hằng mong được viết về cho gia đình, kể từ ngày rời Trinidad. Một bức thư về cuốn sách của em.”

***

 Chính trị hay không chính trị, không ai có thể phủ nhận tính chất văn học của những tác phẩm của Naipaul. Năm nay 69 tuổi, nhà văn người Anh, gốc Ấn, sinh tại Trinidad, hiện đang sống ở Anh, trong vòng trên 45 năm đã cho ra đời tổng cộng 26 tác phẩm, nhưng tuyệt phẩm của ông là cuốn “Căn nhà cho Ông Biswas” (A House for Mr. Biswas). Những tiểu luận, những tác phẩm phi-giả tưởng của ông thật sống động, và cũng thật khiêu khích (provocative).

 Horace England, thư ký Hàn Lâm Viện Thụy Điển, người gọi điện thoại cho Naipaul báo tin ông được giải, cho biết, “Ông thực sự ngạc nhiên, và tôi không nghĩ là ông giả đò. Ông thực sự ngạc nhiên, bởi vì cho rằng, như là một nhà văn, ông chẳng đại diện cho một ai, ngoại trừ chính mình.” Đây có lẽ cũng là một trong những lý do, ông được giải văn chương cao quí nhất  của nhân loại, cùng với Cao Hành Kiện, năm ngoái. Nhà văn người Pháp gốc Trung Quốc này cho rằng, câu chuyện văn chương chỉ là tri âm tri kỷ giữa những con người chẳng cần phải gặp gỡ, hoặc chẳng thể nào có duyên được gặp gỡ, mặt nhìn mặt, tay cầm tay nên chỉ còn trông mong vào mớ chữ nghĩa… Có vẻ như Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã phá bỏ truyền thống ban giải thưởng cho những công trình văn học lớn lao, hoặc đề cao vai trò nhà văn với một nhiệm vụ cao cả nào đó…

 “Tôi đã tưởng rằng mình ra rìa rồi.” (“I thought I was no longer in the running, you know? I thought I had fallen away”), Naipaul nói với thông tín viên thông tấn xã AP. Đã từ lâu, thiên hạ xì xào về ông, như là một “chuẩn Nobel”; ông là nhà văn người Ấn đầu tiên được Nobel, kể từ Tagore, vào năm 1913. Ông nói, sự kiện ông được Nobel là “một dâng tặng cho cả hai, Ấn Độ, quê cha đất tổ của tôi và những đất nước khác trong tiểu lục địa.”

Caryl Phillips, tiểu thuyết gia người Anh mà gia đình cũng tới từ vùng Caribbean, cho biết, ông “ngưỡng mộ tính tổng hợp giả tưởng và phi-giả tưởng của Naipaul”. “Ông ta ôm gọn cả hai dạng văn học, thông minh tài tình, và tràn trề sinh lực, như nhau”. Nhưng Phillips nói thêm, “Naipaul không ưa những người gốc Phi Châu, điều này theo tôi không thể giải thích, chỉ bằng sự kiện ông gốc Ấn. Ông ta cũng ‘thật là không ưa’ người Hồi giáo. Ông ta là một con người có đủ thứ vấn đề, với những con người ở ngoài cái vòng tròn mà ông ta gọi là “trung tâm mang tính lịch sử”. Và cái trung tâm này được đóng rễ ở Âu Châu.

“Giữa những tín đồ: Một chuyến đi về vùng đất Hồi” (1981), là một ghi nhận về chuyến đi Iran, Pakistan, và Indonesia. Đây là một bức chân dung thật cay nghiệt, về những tín đồ quay lưng về phía tiến bộ và thế giới hiện đại. Ông kết án Hồi giáo chính thống, mà với nó, “lịch sử phải làm đầy tớ cho thần học, luật pháp tách khỏi ý tưởng về sự bình đẳng và học vấn tách khỏi học vấn (learning is separated from learning).”

Mới hồi đầu tháng (10, 2001), Naipaul đã gây phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo, khi so sánh những hậu quả của đạo này trên thế giới, cũng chẳng khác gì của chế độ thực dân thuộc địa. “Nó tạo một hậu quả thê thảm ở  những người cải đạo”, ông nói, đặc biệt nhắm vào Pakistan, “Muốn cải đạo, bạn phải huỷ diệt quá khứ, huỷ diệt đời mình (your history).” Ông mô tả việc “quên mình”, “bỏ ngã” (abolition of the self) mà Hồi giáo đòi hỏi còn tồi tệ hơn sự huỷ diệt căn cước của một con người dưới chế độ thực dân thuộc địa. Một thành viên của Hàn Lâm Viện Thụy Điển, Per Wastberg, đã nói với hãng tin Reuters, Naipaul chỉ trích tất cả mọi tôn giáo. “Ông ta coi tôn giáo là tai họa cho nhân loại, nó thui chột mọi ước ao, nó làm con người hết dám suy nghĩ, kinh nghiệm (nguyên văn: He considers religion as the scourge of humanity, which dampens downs our fantaisies and our lust to think and experiment). Trên mục này, bạn đọc chắc còn nhớ bài phỏng vấn George Steiner của tờ L’Express, và câu khẳng định của ông, “nếu thế kỷ 21 là một thế kỷ của tín ngưỡng thì nó sẽ tiêu luôn” (xem bài “Văn hóa không làm tăng tính người”.)

Thật khó mà tin được, rằng Hàn Lâm Viện Thụy Điển đã không để ý đến biến cố 911, những diễn biến theo sau, và sự kiện Naipaul luôn tỏ ra “thù nghịch” (hostility) Hồi giáo chính thống. Cũng khó mà có thể tin được, họ đã quên một điều, rằng họ vờ đi không lên tiếng khi cái đầu của nhà văn Rushdie bị ra giá, trước đây, nhân vụ Quỉ Thi.

Tarek Fateh, chủ trì chương trình TV “Ký sự Hồi giáo”, đã tỏ ra không thoải mái (uneasy) về chuyện Naipaul được Nobel, mặc dù ông cho biết rất ngưỡng mộ những khả năng văn học của ông ta. “Tôi thực sự tin rằng, việc ông ta được Nobel sẽ gây ra những rắc rối sâu xa hơn nhiều, vượt ra khỏi tầm tay văn chương”. “Nó gây tổn thương, do quá nhiều những tình cảm chống Hồi giáo.”

Một nhà văn gây tranh luận. Đúng như vậy. Ngay trong giới văn học, ông ta cũng không tỏ ra nương nhẹ những “văn hữu”. Nói về James Joyce: Tôi không thể hiểu nổi tác phẩm của một người mù. Về Dickens: Ông ta cắn phải luỡi (tự nhại lại tác phẩm của chính mình)…

***

Hình như Borges có nói, người ta không thể sử dụng từ ‘con dao’ trong một thai đố mà câu trả lời là ‘con dao’; Rushdie viện dẫn nhà văn Á Căn Đình, khi viết về cuốn “Bí ẩn khi tới” của Naipaul; và từ mà ông không thể nào kiếm thấy ở trong cuốn sách đó, là “tình yêu”. Và một cuộc đời không có tình yêu, hay một cuộc đời mà trong đó, tình yêu bị chôn sâu tới nỗi không thể nào ló đầu ra, đó là điều cuốn sách của Naipaul nói tới. Bởi vậy, nó thật buồn, thật quá buồn.

 Rushdie gọi, đó là nỗi buồn đồng quê, trong bài viết về cuốn sách, trên tờ The Guardian số ra ngày Thứ Sáu, 13, tháng Ba, 1987, khi nó vừa được xuất bản; sau được in lại trong tập tiểu luận “Quê hương tưởng tượng”. Khung cảnh của cuốn tiểu thuyết, là đồng quê Anh, một thứ “khung rêu” (tên một tác phẩm của Thụy Vũ), hay là câu chuyện về sự tàn tạ của một gia đình miệt vườn ở miền nam nước Anh, với quá khứ thuộc địa, như là gia tài của mẹ để lại, và rồi mang theo ra nước ngoài, của người chủ đất. Rushdie cho rằng, thật có ý nghĩa, vì trái ngược với đa số di dân khác, Naipaul đã chọn cho mình một vùng quê Anh, với những trang viên (manoirs) và những con sông lượn lờ chung quanh, để mà tái định cư.

 Rushdie viết: “Di dân phải bịa đặt ra miếng đất ở dưới chân mình”. (L’immigré doit inventer la terre qui se trouve sous ses pieds).

http://www.tanvien.net/cn/Trang_Naipaul.html

*

cc 1906

Cái sự bành trướng về phía Nam là số phần của giống dân quần tụ tại đồng bằng sông Hồng, lúc nào cũng nơm nớp hai hiểm họa, giặc Bắc và lũ lụt. An Nam nhất thốn thổ, mảnh đất sông Hồng nhỏ quá, người cứ đẻ mãi ra, đất thì chỉ có thế, ruộng thì càng ngày càng co lại vì bờ nhiều hơn ruộng, ruộng thì ngày càng cằn cỗi vì con đê sông Hồng chặn hết mọi phù sa mầu mỡ, nước sông ngày càng đục ngầu, mầu như mầu máu. Kể từ khi có Đàng Trong, là toàn thể cộng đồng Bắc Hà nhìn về nó, như là Miền Đất Hứa. Thành ra giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, hai miền chan hòa, là giấc mơ đẹp nhất của xứ Bắc Kít.
Nhưng không ai có thể ngờ được, nằm bên dưới giấc mơ đẹp nhất, là Cái Độc, Cái Ác của một miền đất.
Chỉ đến khi lấy được Miền Nam thì Cái Ác mới lộ diện.
Phải đầu hàng, không có bàn giao bàn giếc mẹ cái gì hết! Bố khỉ!
Mày phải đầu hàng, vì tao là kẻ chiến thắng, đất đai của mày, nhà của mày, vợ con của mày, của cải của mày, căn cước của mày… tất tất của tao, của chúng ông, tất tất đều chiến lợi phẩm. Hiểu chưa, chú gà tồ Big Minh!
Source   
                   















Trang NQT

art2all.net


  &

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây