nqt
 
I (old)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 14 15 16
17

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]





FB nhắc Gấu, tuần này phát Nobel đấy
, mi có tính đi 1 đường lèm bèm chăng?
Congratulations Are in Order
This year's Nobel Prize winners will be announced this week, honoring those who have dedicated their lives to making the world more open and connected through science, literature and the pursuit of peace.

Nhớ, hồi Nguyễn Tiến Văn còn lưu vong, Gấu có lần lèm bèm, Borges đếch được Nobel, là do Mẽo áp lực lên Uỷ Ban Nobel, do ông có lần bắt tay và nhận giải thưởng văn học từ nhà độc tài Pinochet, anh nói, làm gì có chuyện Nobel bị Mẽo thao túng!
Bà Huệ, Gió O, thì coi cái này là của mafia Do Thái, chúng muốn cho ai là người đó được

http://www.tanvien.net/T_G/nobel_dispute.html

Hãy mở giùm tôi cánh cửa này... (1) 

Vào một ngày thứ Năm, tháng Mười, một người đàn ông tên là Sture Allen sẽ cử hành một nghi lễ nho nhỏ. Liền sau buổi trưa, ông ngồi trước cái bàn thời Louis thứ XV, trong một văn phòng với những đồ vật vốn thuộc hoàng gia Thụy-điển. Và khi chiếc đồng hồ bằng vàng của ông gõ một tiếng, ông mở cánh cửa thông qua Đại sảnh, Viện Hàn Lâm Thụy-điển. 

"Năm nào tôi cũng chỉ làm như vậy". Ông mở cửa bước vào Đại sảnh, gặp gỡ báo chí. Họ đang đợi ông. Sự thực họ đang chờ thông báo, ai là người trúng Nobel văn chương, từ người thư ký thường trực của Hàn Lâm Viện. Allen, năm nay 69 tuổi, chẳng phải học giả, thi sĩ hay văn sĩ. Ông chỉ là nhà ngôn ngữ học được huấn luyện để làm việc với những chiếc máy tính (computer), nhưng chức vụ "người truyền giao thông điệp" của ông là một ân sủng đối với đồng sự. Và thông đìệp của ông, thời giá của nó: trên một triệu đô-la. 

"Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc"... là giới báo chí lại xôn xao, xì xào, ai sẽ là người được Nobel văn chương.

 Thường là đoán trật. Năm nay (1998), những tên tuổi được nhắc nhở, là Bei Dao, nhà thơ lưu vong Trung-hoa. Hugo Claus, người cùng chạy đua với ông, là một thế giá từ bấy lâu nay của nền văn chương viết bằng tiếng Flemish. Còn hai cột trụ của văn chương Bồ-đào-nha hiện đại, một là José Saramago [giải thưởng sau cùng vào tay ông]; cuốn tiểu thuyết "Năm Từ trần (The Year of the Death of) của Ricardo Reis" của ông được coi như một đại tác phẩm; người kia là Antonio Lobo Antunes, một nhà tâm thần học, tác phẩm của ông dựa trên kinh nghiệm khi ông làm việc với Quân đội Bồ-đào-nha tại Angola vào những năm 1970.

 Chưa nhà văn viết bằng tiếng Flemish đoạt Nobel. Cách đây ba năm, Claus đã tưởng rằng (mistakenly told), ông là người đầu tiên được vinh dự này. Michael Specter, tác giả bài viết tóm tắt ở đây (Hội chứng Nobel, the New Yorker Oct 5, 1998), kể lại, hai năm trước, ông viếng thăm nhà văn người Estonian, Jaan Kross. Ông này đã từng nghe xì xào nhiều lần, và đã một lần được báo trước (advance warning) rằng, lần này đúng là ông đấy! "Người ta bảo tôi đừng rời máy điện thoại. Ôi chao chuyện đó dễ ợt! Thời giờ cứ thế trôi, rồi tôi hiểu ra, chưa tới lượt mình. Cũng chẳng sao, nhưng đã có đôi lúc, tôi mơ màng sờ được nàng!"

 Người mơ sờ được nàng, lâu nhất, qua những nét chữ bằng vàng trước tên mình: FNPW (Famous Nobel Prize Winner, Nhà văn đoạt giải Nobel nổi tiếng), có lẽ là nhà văn người Mỹ, Norman Mailer. Sau hai mươi mốt năm lăn lộn với tình, giữa chốn giang hồ, ông như có một cái máy dò Geiger, ở trong đầu, về những đợt phóng sạ, từ những giải thưởng này nọ. Nhưng ông không phải là nhà văn Hoa-kỳ độc nhất, ôm ấp giấc mơ tuyệt vời như vậy. Khi tôi (M. Specter) gọi điện thoại cho Joyce Carol Oates, cách đây không lâu, để hỏi bà có ý nghĩ gì về giải thưởng, bà hào hển: "Sao, sao, ông nghe thấy gì?"

 Danh sách chót, thường là năm người, năm nay sáu. Những tờ thăm được bỏ vào một chiếc lọ cổ bằng bạc.

 Cuộc chiến đấu giữa mấy ông hàn, cũng gay go ngoạn mục vô cùng. Nhất là trong việc gạt bỏ một số thế giá văn chương dư sức đoạt giải, thí dụ như Jorge Luis Borges. Ông không được, chỉ vì lý do: Borges đã từng được (nhà độc tài) Pinochet ban giải thưởng, như một ông già (as an old man). Vậy là đủ để gạt nhà văn vĩ đại nhất của Mỹ-châu La-tinh, vĩnh viễn, khỏi giải thưởng.

  Tuy thường được giải thích, cuộc chiến đấu giữa mấy ông mang tính hàn lâm, nhưng thực sự chỉ là cá nhân. Họ bị cấm không được xì ra cho báo chí, nhưng giả sử cho phép, họ cũng chẳng có thì giờ, vì còn quá bận rộn lo cấu xé lẫn nhau!

  Giải thưởng, lẽ dĩ nhiên, đã được trao cho một số tác giả thật tuyệt vời của thế kỷ chúng ta: Yeats, Mann, Faulkner, Hamsun, và Beckett, nhưng không phải như thế là đủ. Joyce, và Nakokov, thí dụ vậy, đã chẳng được vinh dự này, và người "vừa đập cánh cửa vừa khóc", chắc phải là nhà văn Nga, tác giả cuốn sách, và cuốn phim đã và đang gây chấn động, Lolita. "Vladimir Nabokov có lẽ là người than van nhiều nhất, về chuyện hụt giải" (one of the most-lamented non-laureates, The New Yorker). Khi Nobel về tay Solzhenitsyn, ông tức giận tuyên bố, đại khái, cái trò "chống Cộng đầu tiên" phải thuộc về tôi. Hai người từ chối, một, Pasternak, là do chính quyền Xô-viết làm áp lực. Còn người kia là Jean-Paul Sartre. Ông từ chối, vì theo ông, "vô nguyên tắc". (Sau khi ông mất, 'hậu duệ' của ông đã nài nỉ mấy ông hàn cho lại họ nhưng bị từ chối).

  Omerta, luật là vậy, nhưng đôi khi cũng đến tai công chúng. Người đầu tiên phạm luật là Artur Lundkvist; gà của ông là nhà thơ Neruda. Ông đã thề sống dai hơn nhà văn Anh, Graham Greene, chỉ để gạt tên ông này ra khỏi Nobel. Ông cũng là người không chịu William Golding, Nobel 1983, "một hiện tượng Anh nho nhỏ, chẳng có chi đặc biệt". Tuy nhiên chuyện thực sự xấu xa xẩy ra vào năm 1989, khi Ature Allen, lấy quyền thư ký thường trực, ngăn chặn Viện Hàn Lâm tỏ thái độ, khi cái đầu của Salman Rushdie bị ra giá, qua vụ Quỉ Thi. Việc này đã làm hai ông hàn "quit job". Chủ tịch PEN Thụy điển tuyên bố: "Chuyện quá đơn giản. Một quốc gia lớn kết án tử một nhà văn chỉ vì dám bầy tỏ quan điểm của mình, vậy mà một trong những thế giá văn chương lớn lao nhất thế giới như Nobel đã chẳng dám lên tiếng. Bởi vì Mr. Allen là một tay thư ký bàn giấy. Sau việc này, uỷ ban Nobel chỉ là một trò hề đối với tôi."

  Thành lập năm 1895, thời gian bốn mươi năm đầu, chỉ có hai người, ở bên ngoài Âu và Mỹ-châu được giải, nhưng từ Cuộc Chiến Lớn II, được nới rộng. Năm 1968 về tay nhà văn Nhật Kawabata; Nigeria: Wole Soyinka (1986); Ai cập: Naguib Mahfouz (1988); Nam Phi: Nadine Gordimer (1991). Toni Morrison, nhà văn Mỹ gốc Phi châu đầu tiên được giải (1993), nói với tác giả bài viết: Nếu một người da trắng được giải, họ sẽ không nói, đây là chính trị. Bởi vậy tôi chẳng để tâm đến chuyện phê bình. Giả dụ một nhà văn Mỹ gốc Phi, hay một người thuộc Thế Giới Thứ Ba - một người không ở Mỹ, trung tâm của vũ trụ - được giải, vậy là có vấn đề chính trị. Chính trị là một từ thực, nó có một cái nghĩa. Nhưng dùng ở đây, nó chỉ là một từ phân biệt sắc tộc.

Trường hợp nhà thơ Cộng Sản Neruda, cũng có nhiều điều thú vị, qua kể lại của Per Wastberg, người năm ngoái được bổ sung, khi có hai ghế trống. Ông năm nay 64, tiểu thuyết gia, nhà phê bình, vốn được coi như nhà ngoại giao, hoạt động nhân quyền, và cũng là nhà văn Thụy điển đầu tiên công khai lên tiếng yêu cầu nhà nước rút đại sứ ra khỏi Iran, khi xẩy ra vụ Rusdhie.

 "Là một người Thuỵ-điển cũng căng lắm," ông nói, "Đi bất cứ nơi đâu, khi được giới thiệu đây là nhà văn Thuỵ điển, thế là mọi người nhẩy bổ lên!", ông nói, không hoàn toàn có vẻ diễu cợt. Ông kể lại lần gặp gỡ đầu tiên với nhà thơ ý thức hệ lớn Cộng Sản Pablo Neruda: Tôi gặp ông ta vào năm 1965, tại Bled. Khi biết tôi là một người Thuỵ điển, ông liền mời dùng cơm. "Nhà thơ nhà nước" Cộng Sản này sống như một ông hoàng xa xỉ. Ông ta hoàn toàn bị Nobel hành, và luôn nghĩ, ông có một địch thủ, ở trong uỷ ban, qua Gunnar Elelof. Ông Eleof này tin rằng Neruda có một vai trò, trong chuyện thủ tiêu Trotsky. Neruda khi đó là lãnh sự tại Mexico, đã lên tiếng phủ nhận. Có lần ông nói, ông nguyện sống dai hơn Elelof, để được giải. Và lời nguyện của ông đã thành!

 Thành viên Hàn Lâm Viện luôn nhấn mạnh, Nobel không dính dáng gì đến chính trị, nhưng chạy trời không khỏi nắng. Nhà văn Phần-lan Frans Eemil Silanpaa được Nobel năm 1939, chỉ vì Liên bang Xô viết có dự định xoá sổ xứ sở này. Milosz ăn giải 1980, cùng năm với sự ra đời của công đoàn Đoàn Kết. Trường hợp Borges: một điều không thể tha thứ được, theo nhiều người. Lẽ dĩ nhiên có chính trị ở đây. Hãy coi danh sách những người đoạt giải. Nếu bạn tôn vinh Stalin ở Thuỵ-điển, chẳng sao, bạn có thể được Nobel. Nhưng nếu bạn lỡ mặc bộ đồ đồng phục Nazi, khi còn là một đứa bé, như vậy là kể như xong.

 Bạn nghĩ thế nào?

 Chú thích:

 Hãy mở giùm tôi cánh cửa này, tôi đập, và khóc ròng.

 Ouvrez-moi cette porte où je frappe en pleurant.

 Thơ Apollinaire
Thấy mấy ông bà mafia Do Thái không, họ đưa những là Isaac Bashevis Singer thiên tài, Imre Kertész thiên tài, Elfriede Jelinek thiên tài lên. Toàn là những người Do Thái khắp nơi trên thế giới của họ được kênh lên. Họ có thế lực tiền nong và chính trị của các nước lớn. Thế là nhân gian cứ chạy theo Nobel do họ lập ra, ca mấy người do nhóm mafia văn chương thế giới này đưa lên trên giời. Nhắm tít mắt lại khen theo dịch dọt phục vụ mấy con mồi của băng đảng mafia văn chương ấy.
LTH

(1)


Vưỡn
Nobel
Nhà thơ Wislawa Szymborska: Kiến Tạo Một Nền Thi Ca Phổ Quát Giữa Những Rối Loạn Chính Trị

*nguồn: Tạp chí Văn Học Nghệ Thuật Liên Mạng (VHNT)  #240 – Oct. 22, 1996, cung cấp bởi nhà văn Nguyễn Phước Nguyên. BBT Da Màu cập nhật và nhuận sắc Oct. 03, 2016.

Note: Chết rồi mà còn bị dựng dậy, để nhuận sắc!
Và, không hiểu cái tít bài viết có bị nhuận sắc, hay không?
Nếu có thì thật là khổ cho PN!

Bởi là vì, nguyên tác tiếng Anh, “Wislawa Szymborska: Creating Poetry Out of Chaos,”
thật đơn giản, và tất nhiên thần sầu, “sáng tạo ra 1 nền thi ca từ [thoát ra từ] hỗn mang”
Out of chaos, mà “giữa" hỗn mang?

“Rối loạn
Chính trị” nữa chứ!

Cái còm của black raccoon, cũng có tí vấn đề:

The Nobel Prize in Literature 1996 was awarded to Wislawa Szymborska “for poetry that with ironic precision allows the historical and biological context to come to light in fragments of human reality”.

The Nobel Prize in Literature 1996 đã được tặng thưởng cho Wislawa Szymborska ” vì nền thi ca với sự sắc bén mang tính trào phúng cho phép ngữ bản thuộc nhân học phơi bày ra ánh sáng những mảnh đời thường của con người”.

Vòng hoa Nobel, trao cho W.S, vì “thơ của bà, với sự chính xác diễu cợt, cho phép cái nội dung lịch sử và sinh vật, chường ra ánh sáng, trong những manh mún của thực tại con người”, hay nói ngắn gọn, thơ của bà chính xác, cái chính xác tiếu lâm, cà chớn.

Thành ra "Việt Nam", ở cái tít, và những đứa con, quả đúng là của bà mẹ Mít, ngoài ra, chúng tranh giành hết cả.

(1)

Nhắc tới 
Isaac Bashevis Singer thiên tài, FB phán, có liền!

Nhớ, lần đăng bài này trên mục Tạp Ghi, do GCC phụ trách, trên Văn Học, NMG đọc, xoa đầu tên viết muớn, ông sáng tác bằng tạp ghi, tôi làm không được.
"Người" muốn nói tới những viên đất Gấu ném xuống mộ thằng em, lấy ra từ những giọt nước từ giếng trời....
Quoc Tru Nguyen shared a memory.
12 hrs
2 Years Ago
See Your Memories

Chữ người tử tù 

Nhà văn Isaac Bashevis Singer, khi phải lựa chọn một số truyện ngắn, để làm một tuyển tập, ông nói đùa, mình đúng là một đấng "quân vương", vớ...

Chữ người tử tù

Nhà văn Isaac Bashevis Singer, khi phải lựa chọn một số truyện ngắn, để làm một tuyển tập, ông nói đùa, mình đúng là một đấng "quân vương", với ba ngàn cung tần mỹ nữ, và hàng lô con cháu. Chẳng muốn bỏ đứa nào!
Ông sinh năm 1904, tại Ba Lan, di cư sang Mỹ năm 1935, và một thời gian làm ký giả cho tờ báo cộng đồng Jewish Daily Forward, tại New York City. Chỉ viết văn bằng tiếng Iddish, và được coi như nhà văn cuối cùng, và có lẽ vĩ đại nhất của "trường" văn chương Iddish. Vĩ đại hơn, ông là nhà văn Iddish đầu tiên, sống nhờ viết văn. Chúng được dịch ra tiếng Anh, rồi ông được trao tặng Nobel (1978). Là một trong số những dịch giả truyện của mình, với ông, tiếng Anh còn là ngôn ngữ mẹ đẻ thứ hai, nhưng ông thú nhận, ông viết bằng tiếng Iddhish, vì đây là "tử ngữ', và truyện của ông là để cho những người đã chết, đọc.
Trong Nhà Văn Hiện Đại, khi Nguyễn Tuân mới xuất hiện, Vũ Ngọc Phan đã tiên đoán, văn tài của ông sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới lớp sau. Có thể mượn nhận định của Sartre, về chủ nghĩa Mác-xít: tùy bút của Nguyễn Tuân quả đã "không thể vượt được", nhất là chất khinh bạc của nó, đã "di truyền" mãi mãi về sau này. Như nhìn ra "phần số khắc nghiệt", để bù lại, trong truyện ngắn, Nguyễn Tuân thường viết về những người đã chết. Ở đó, chất khinh bạc mất hẳn, hoặc được ngôn ngữ kỳ diệu của ông đẩy tới tột cùng, biến thành lòng nhân hậu.
Cảnh Huấn Cao viết bức tranh chữ cuối cùng của đời mình rồi quay sang nói với viên cai ngục, hãy kiếm một nghề khác mà nuôi thân, (con người như ông, những chữ như thế này phải tìm đất khác để mà tụ lại): chẳng đợi người cai tù nói hết câu: xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực. Khó mà thấy cõi lòng nhân hậu đó, của Nguyễn Tuân, ở trong những trang tùy bút tuyệt vời như Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, Nguyễn... kể cả sau này, trong những bài ký thời chống Mỹ cứu nước, như thể ông càng đi nhiều, càng gặp người (sống) nhiều, tài hoa, lòng nhân hậu của ông càng hao mòn dần...
Chữ người tử tù: lý tưởng một đời người, ý nghĩa của chữ. Trên đỉnh non Tản: hiện thực huyền ảo. Non Tản: Cái nôi, chốn hành hương, cội rễ nhà trời, nơi trời Việt, đất Việt gặp gỡ...
Cá nhân người viết làm quen với Nguyễn Tuân rất sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết đọc, biết viết, "thằng bé" đã nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong gia đình. Người bác trong lúc tâm đắc với một người bạn về những viên ngọc vương vãi, trên con đường từ giếng trời trở về trần, vô tình để mãi những viên ngọc trong trí tưởng của đứa cháu. Thế đấy, cậu bé đã dùng những viên ngọc như vậy để đánh dấu những trang sách hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng. Đánh dấu những trang sách của một chuyện tình (chúng làm cho những lần chia ly bớt thê thảm đi một chút); của cuộc chiến: như những viên đất ném theo, ném theo mãi, xuống lòng huyệt...
Nhận xét của họ Vũ về thể văn tuỳ bút, ở Nguyễn Tuân, không ngờ đầy chất tiên tri. Những bài viết của ông sau này, là ký, không còn là tuỳ bút.
Với tuỳ bút, cái "tôi" rất quan trọng. Cá nhân người viết, khi đọc "Những essays hay nhất trong năm của Mỹ", The Best American Essays, thấy chúng rất giống thể văn tuỳ bút, ở tính tự thuật, ở chất hồi tưởng, và nhất là ở tấm lòng của người viết, khi chuyện trò với những hồn ma. Tuyển tập Những bài essay hay nhất (hàng năm) của Mỹ, có một đặc biệt: mười hai năm hiện diện cho tới nay, mỗi năm mời một tác giả làm "guest editor", thường là những khuôn mặt "đang lên": Joyce Carol Oates (1991), Susan Sontag... Gần đây nhất là Jamica Kincaid (1995), Geoffrey C. Ward (1996).

Tuyển tập 1997, với Ian Frazier lo việc in ấn và viết lời giới thiệu, có bài viết của Lê Thị Diễm Thúy, The Gangster We Are All Looking For. Qua phần ghi chú tiểu sử, chúng ta được biết, bà là một nhà văn, và nghệ sĩ trình diễn đơn (solo performance artist). Sinh tại Việt Nam, lớn lên tại miền Nam California, hiện cư trú tại phía tây Massachusetts. Đã từng đoạt giải thưởng 1997 Bridge Residency của Headlands Center for the Arts. Văn xuôi và thơ của bà đã xuất hiện trên The Massachusetts Review, Harper's Magazine, và Muae. Tác phẩm trình diễn: "Red Fiery Summer" và "the bodies between us". Hiện đang viết cuốn sách với nhan đề nêu trên, sẽ do Knopf xb.

Đọc Gã Găng-tơ Tất Cả Chúng Ta Tìm, chúng ta sẽ thấy hậu quả của cuộc chiến đè nặng lên những nhân vật trong truyện, và thật khó mà nghĩ rằng, nó đã chấm dứt, không phải với chúng ta, mà với những thế hệ tiếp theo. Câu chuyện bắt đầu bằng một tấm hình đen trắng: Việt Nam là một tấm hình đen trắng, chụp ông bà tôi ngồi trên những chiếc ghế tre... Khi nhìn bức hình ông bà tôi, ở những năm cuối đời của họ, tôi cứ muờng tượng ra một sự khởi đầu. Khởi đầu cho cái gì, và ở đâu, tôi không biết, nhưng luôn luôn là một sự khởi đầu... Ký ức của bà mẹ truyền lại cho người con (nhân vật xưng tôi): Mẹ tôi có nghe một câu chuyện về một cô gái bị chết vì bom na-pan, khi xuống bãi dúng chân vào nước cho mát. Người ta kiếm thấy cô nổi lềnh bềnh trên mặt biển. Chất lân tinh của trái bom trùm lên thân thể cô, khiến nó lập lòe như một ngọn đèn...
Trên nói tiên tri, đối với cả thể văn tùy bút, lẫn con người Nguyễn Tuân. Một cách nào đó, khi ông phải "từ chối" tác phẩm (Những tác phẩm viết trước cách mạng như Tàn Đèn Dầu lạc, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, hoặc sau đó, như Phở chẳng hạn), tôi nghĩ, có thể ông tin rằng, tuy ông bị ở lại, nhưng thể văn tuỳ bút, và con người Nguyễn Tuân ở trong đó, đã "vượt thoát". Đã sống sót, ở một số nhà văn sau ông. Thí dụ như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo... Có điều, cả Nguyễn Tuân lẫn Vũ Ngọc Phan không thể ngờ, thể văn tuỳ bút lại trở thành một địch thủ lợi hại của thơ ca và giả tưởng, như trong bài Tựa của Robert Atwan, cho Tuyển tập 1997 kể trên: "Sự thay đổi của thể essay ngày hôm nay làm cho thi ca và giả tưởng trở thành tù đọng: essay là một dạng văn chương năng động nhất hiện nay của chúng ta. Nào là essays kể (narrative), như của Lê Thị Diễm Thuý, rất gần gụi với thể truyện ngắn. Essays khảm (mosaic) giống như thơ xuôi. Rồi phê bình văn chương mang dạng tự thuật. Thể văn báo chí mang giọng bi kịch, cộng thêm ẩn dụ, suy tưởng, với một liều lượng rất nặng tay, những thông tin. Một vài nhà essayists viết tranh luận (polemic) "cứ như thơ"!
Trong bài Giới thiệu, Ian Frazier lại coi essay là một hành động (Thì "đi" không phải là một hành động hay sao?, tôi như nghe Nguyễn Tuân, Vũ khắc Khoan, tuyết ngưu "gầm gừ" từ phía bên kia đời sống vang vọng qua). Ông định nghĩa thêm: Một bài essay là một người đang nói. Câu này thật đúng với tuỳ bút Nguyễn Tuân. Đây là sự khác biệt giữa hai Nguyễn Tuân, giữa tùy bút và ký. Có thể nói khinh bạc là tuỳ bút Nguyễn Tuân. Với ký, con người biến mất, chỉ còn "chúng ta", một khối vô danh đáng ghét, đáng sợ.
Có thể có người "bắt bẻ"; trong truyện ngắn, trong tiểu thuyết, luôn luôn vẫn thấy, vẫn nghe người nói; nhưng người ở đây chỉ là giả tưởng, cái tôi trong tiểu thuyết, truyện ngắn là một tôi đeo mặt nạ. Khác hẳn cái tôi "bắt buộc", như chất khinh bạc, ở trong tuỳ bút Nguyễn Tuân. Khi nào quá chán cái tôi khinh bạc, ông viết về những người đã chết...


Tuong Niem DNM

SN_GCC_2016

*

Gấu th máy Bưu Điện

Hình này, chắc là chụp sau khi Diệm ngỏm ít lâu, Bưu Điện mở mạch viễn ấn dành cho báo chí nước ngoài, Gấu thợ máy đang thử máy, trên dàn máy mới của Philco Corp, lắp ráp cho Bưu Điện, tính sử dụng với Bangkok, nhưng sau quay qua RCA Manila.

Tay Mẽo, đứng kế bên Gấu, tên là Dzuman, hay Dzumal [?], chuyên viên Philco Corp. Trụ sở chính của Hãng, nằm trên đường Nguyễn Du, ngay đầu đường Catinat, công trường Nhà Thờ Đức Bà, còn gọi là công trường Kennedy. Vì biết tí tiếng Anh, Gấu đang làm bên Quốc Nội, được chuyển qua Quốc Ngoại, đặt dưới quyền sử dụng của tay Mẽo này, phụ trách mạch viễn ký của các hãng báo chí nước ngoài, như AP, UPI, Reuters, SITA [hãng tầu biển]

Một đêm mưa bên sông nhớ bến

Hỡi mưa đêm, dệt tơ những hồi ức xa xôi
Hỡi bóng hình, ngồi bên sông nhìn mưa rơi
Mưa rơi mưa rơi êm đềm như đêm xưa kia thôi

Một đêm mưa bên sông nhớ bến

Hỡi mưa đêm, dệt tơ những hồi ức xa xôi
Hỡi bóng hình, ngồi bên sông nhìn mưa rơi
Mưa rơi mưa rơi êm đềm như đêm xưa kia thôi

Con đò nào đã về từ nẻo lạ, đậu bến này
Nhớ mùi than củi, bếp hồng hơ ấm bàn tay
Bến đây không mùa, chỉ có một trời mưa lạnh thôi

Mưa rơi mưa rơi, lạnh tay ai ngồi nhìn mưa rơi
Chỉ một bếp lửa, nhớn nhác tìm hoài, tìm hoài
Con đò nào đã về từ nẻo lạ, đậu bến này
Đâu còn bến nào khác, để đò gieo neo cuộc chơi.

Bản thảo thời gian

Nhìn coi (làm sao nhìn) thời gian không hình tướng
Nhưng cái đuôi vô hình quệt nhẹ lên mọi vật
Làm chúng mờ đi: cánh cửa gỉ sét kẽo kẹt
Rồi im bặt. Ngọn đèn lu mờ dần
Rồi tắt ngúm. Gương mặt xoã tóc soi mặt hồ, run rẩy
Rồi lặng ngắt…

Thời gian dắt chúng ta đi như những chiếc bóng
(trên bức tường này in dấu chúng ta tựa lưng nghỉ mệt
không còn ai nhìn thấy)
Những chiếc mũi khoằm gật gù, ra chiều thông cảm
Với những người nửa đêm đốt đuốc đi tìm, lối ra bờ tường bóng tối
Nhưng chỉ hoài công

Thư cao nguyên

Cú vọ, nhìn xuyên đêm đen,

Nhưng chẳng thấy, những nỗi đau riêng, trơ trọi
Goá phụ ngậm mật đắng, mớm cho đàn con vị ngọt từ tâm
Tiếng cú rúc từ cánh rừng lam chướng

Vọng lại mấy thập niên, nhắc rằng, vận rủi chỉ dài như vệt sao băng
Người goá phụ gói ghém tay nải rỗng không đời mình, ném vào vực thẳm.
Và làn gió ma thiêng thổi bay chiếc áo lam lũ về lại đồng bằng.

DV

LAMENTO

He put the pen down.
It lies there without moving.
It lies there without moving in empty space.
He put the pen down.

So much that can neither be written nor kept inside!
His body, is stiffened by something happening far away
though the curious overnight bag beats like a heart.

Outside, the late spring.
From the foliage a whistling-people or birds?
And the cherry trees in bloom pat the heavy trucks on the way home.

Weeks go by.
Slowly night comes.
Moths settle down on the pane:
small pale telegrams from the world.

Tomas Transtromer: Selected Poems [ed by Robert Hass]

Lamento

Anh ta để cây viết xuống
Nó nằm liệt
Nó nằm liệt trong không gian trống rỗng
Anh ta để cây viết xuống.

Quá nhiều điều không thể viết, mà cũng không thể giữ khư khư trong mình!
Cơ thể của anh ta cứng ngắc, bởi 1 điều gì xẩy ra ở thật xa
Mặc dù cái túi qua đêm kỳ cục, đập như 1 trái tim.

Bên ngoài xuân muộn
Từ tàng lá có tiếng lào xào - người hay chim?
Và những cây anh đào đang nở rộ vỗ nhẹ lên những xe tải nặng trên đường trở về nhà.

Những tuần lễ qua đi
Đêm chầm chậm tới
Bướm đêm làm tổ trên ô cửa:
Những thông điệp nhỏ nhợt nhạt từ thế giới?

Note: Đọc “Bản thảo thời gian”, bèn dịch bài này.
Thơ của bạn lạ lắm, có cái air thơ Đường, có cái chất nostalgie, và có, ở trong cái tít của bài thơ của Tomas Transtromer: Lamento.

Tks. Take care. NQT

Web definitions

A lament or lamentation is a passionate expression of grief, often in music, poetry, or song form. The grief is most often born of regret, or mourning.

wiki/Lamento

Tạm dịch: Lamento là tiếng than van, thường là trong nhạc, thơ và bài hát, phát sinh từ ân hận, hay tưởng niệm...


South
In the cold, clear winter air
of Andalusia, I walked
a trail up through pig grass
toward a distant abandoned
farmhouse. No one could live here,
I said aloud, the land is baked clay,
the long summers are withering.
Yet someone did. The one wall
left intact bore the handprint
of a child, the fingers splayed
out to form half a message
in the lost language of childhood.
It said, “You won’t find me!”
Then the wind woke from its nesting
in the weeds and the tall grass
to blow the childish words away.
Almost noon, the distant sun
rode straight above us like a god
aware of everything and like
a god utterly silent. What
could ever grow from this ground
to feed anyone? And who bore
the mysterious child who spoke
in riddles? If we climbed
the hill’s crest we’d find
a higher hill and then another
hill until we reached an ocean
or gave up and turned back
to where the land descends step
by slow step to bring us exactly
here, where we began, stunned
by raw sunlight yet in the dark.

—Philip Levine (1928-2015)

Philip Levine began contributing poems to the magazine in 1958, and was awarded the Pulitzer Prize for poetry in 1995 for his collection “The Simple Truth.” He died in 2015, at the age of eighty-seven.


Nam
Trong cái không khí mùa đông sáng sủa, lạnh giá của Andalusia
Tôi đi 1 đường tản bộ lên một vùng cỏ heo tới một trang trại xa vắng, hoang tàn.
Không ai có thể sống ở đây, tôi nói lớn,
Đất thì là thứ đất nện bị nung
Những mùa hè dài héo hắt
Vậy mà
có người!
Tường còn nguyên dấu tay của 1 đứa bé, nguệch ngoạc 1 thứ ngôn ngữ con nít đã mất.
Nó phán, đố mi kiếm được ta, hà, hà!
Rồi gió nổi lên, từ những túi, ổ cỏ dại, và vùng cỏ cao
Xóa sạch những con chữ con nít
Trưa, hầu như trưa.
Cái ông
mặt trời xa xa kia, ở trên đầu chúng ta, như 1 vị thần, biết hiết, và như 1 vị thần, bèn lặng thinh.
Cái thứ gì mọc lên từ mặt đất này, để nuôi dưỡng một ai kia, một ai đó, bất cứ một ai?
Và ai là cha mẹ của đứa bé bí ẩn nói ra lời bí ẩn?
Nếu bò lên con đồi, thì sẽ kiếm ra 1 con đồi cao hơn, và rồi một ngọn đồi cho tới khi chúng ta đụng biển
Hay chịu thua và đi ngược trở lại tới miền đất cứ thế thấp dần từng bậc, từng bậc và mang chúng ta tới đúng nơi đây
Nơi chúng ta bắt đầu, chói lòa bởi 1 thứ ánh nắng nguyên sơ, tuy tối mù.


FOREWORD

First and foremost, I think of myself as a reader, then as a poet, then as a prose writer. The initial part of this statement calls for no explanation; the other two should be qualified. They do not mean- they emphatically do not mean-that I am fonder of my verse than of my prose, or that I judge it as technically better, For all I know, the opposite may be true. I suspect that poetry differs from prose not, as many have claimed, through their dissimilar word patterns, but by the fact that each is read in a different way. A passage read as though addressed to the reason is prose; read as though addressed to the imagination, it might be poetry. I cannot say whether my work is poetry or not; I can only say that my appeal is to the imagination. I am not a thinker. I am merely a man who has tried to explore the literary possibilities of metaphysics and of religion.
    My stories are, in a sense, outside of me. I dream them, shape them, and set them down; after that, once sent out into the world, they belong to others. All that is personal to me, all that my friends good-naturedly tolerate in me-my likes and dislikes, my hobbies, my habits-are to be found in my verse. In the long run, perhaps, I shall stand or fall by my poems.
    Goethe, who is not one of my heroes, thought that all poetry is occasional poetry (Gelegenheitsdichtung). I have forgotten the context, but I suppose his statement is open to at least two interpretations: he may have been apologizing for the all-too-plentiful verses he contributed to albums, or he may have implied that true poetry springs from what a particular man feels at a particular time. In my case, I can fairly claim that every piece in this book had its origin in a particular mood, in a necessity of its own, and was not meant to illustrate a theory or to fill out a volume. I have never thought of my poems, in fact, in terms of publication.
    When this book was begun, some three years ago in Cambridge, it was the first time I had ever taken a direct hand in the translation 'of any of my own work. Di Giovanni and I have gone very thoroughly over each piece, each line, and each word; the fact that I am not only a collaborator but also the writer has given us greater freedom, since we are less tied to verbal precision than to inner meanings and intentions. I should like to thank the outstanding British and American poets who, by their skill and generosity, have made English poems of my Spanish originals and so given them this new life.

JORGE LUIS BORGES
Salt Lake City, March 31, 1971

Trước hết và trên hết, tôi nghĩ về tôi như là 1 độc giả, rồi như một thi sĩ, và rồi thì là, một nhà văn xuôi.
Phần đầu của câu phán, tớ là độc giả, thì đếch cần giải thích. Hai phần sau, có lẽ nên định giá. Chúng không có nghĩa, tôi khoái thơ vần hơn thơ xuôi. Ngược lại, có lẽ thú hơn, xuôi hơn vần.
Tôi ngờ rằng, mỗi cách có cách đọc riêng của nó. Môt đoạn, đọc, mà nghĩ, nó viện tới lý lẽ, thì là văn xuôi, cái viện tới trí tưởng tượng, thì là thơ. Tôi cũng khó nói về cái viết của tôi, thì thơ, hay đếch thơ. Tôi chỉ có thể nói, tôi cố với/vời tới trí tưởng tượng, khi viết chúng.
Tôi không phải là 1 suy nghĩ gia. Tôi, giản dị mà nói, là 1 người cố phát triển, khai phá, những khả hữu văn chương của siêu hình học và của tôn giáo.
Những câu chuyện của tôi, theo 1 nghĩa, ở ngoài tôi. Tôi mơ chúng, tạo hình hài vóc dáng chúng, và viết chúng ra; sau đó, một khi được vào đời, chúng thuộc người khác. Tất cả những gì cá nhân riêng tư, tất cả những gì mà bạn quí của tôi chịu đựng, tha thứ cho tôi, những cái tôi thích hay không thích, những hóp bi của tôi, những thói quen tật xấu của tôi, thì đều được kiếm thấy trong thơ của tôi. Trên đường dài, tôi coi thơ của tôi, là tôi.
Goethe, không phải 1 trong số những heroes của tôi, phán, tất cả thơ thì đều có tính làm xàm, bá láp, tôi không nhớ rõ nội dung, nhưng câu phán của ông mở ra hai cú cắt nghĩa, ông có thể xin lỗi người đọc về những câu thơ đầy ơi là đầy, làm đầy những tập album của ông, hay là ông có thể hàm ngụ rằng, thơ phọt ra từ 1 con người đặc thù cảm thấy như thế ở một thời điểm đặc thù như thế, cái gì như Mít nói, tức cảnh sinh tình, hẳn thế. Trong trường hợp của tôi, tôi có thể đảm bảo điều này, mọi mẩu trong tập thơ này, thì đều có nỗi uyên nguyên của nó, ở 1 trạng thái đặc thù, trong cái cần thiết của riêng nó, và điều này không có nghĩa, nó tính hoành dương 1 lý thuyết, hay để làm đầy 1 cuốn sách. Tôi không hề làm thơ để được mong in ra thành sách, thành tuyển tập

*

Cuốn này, do Anthony biên tập và viết Tựa, cũng có 1 bản dịch bài Golem.
Post ở đây, vả sẽ có bản tiếng Việt liền sau.
 

THE GOLEM

THE PLOT

To make his horror complete, Caesar, pursued to the base of a statue by the relentless daggers of his friends, discovers among the faces 'and blades the face of Marcus Junius Brutus, his favorite, his son perhaps, and he ceases to defend himself to exclaim: "You too, my son!" Shakespeare and Quevedo echo the pathetic cry. Fate takes pleasure in repetitions, variants, symmetries.
Nineteen centuries later, in the south of Buenos Aires province, a gaucho is assaulted by other gauchos, and, as he falls, recognizes a godson and with gentle reproach and gradual surprise exclaims (these words must be heard, not read): "But che!" He is killed and never knows he dies so that a scene may be re-enacted.

-
Translated by ELAINE KERRIGAN

Để cho nỗi kinh hoàng ghê rợn, được trọn vẹn, Sáu Dân, bị rượt đuổi bởi những đấng bạn quí Bắc Kít, đấng nào cũng lăm lăm 1 cây dao găm, nhận ra rằng, trong số đó, có cả đứa con nuôi của mình, đứa mà ông quí nhất, là Tà Lọt, Ô Sin, ông bèn ngưng chống cự, và la lên, "Con đó ư, Bố, Sáu Dân nè!"
[Cả con nữa ư, Osin!]
Shakespeare và Quevedo lập lại tiếng kêu thống thiết.
Số mệnh - Cái Ác Bắc Kít thì cũng được - khám phá ra cái thú vui sa đích của nó, trong lập lại, ứng tác, đối xứng

Note: Bài viết ngắn của Borges, cũng là 1 sự lập lại. Đoạn sau, đúng như trên, là câu chuyện Tà Lọt & Sáu Dân: 19 thế kỷ qua đi, tại thành phố Xề Gòn.... Những từ này, phải nghe bằng tiếng Nam Kít, không đọc được...

   
THE GIFTS
Let no one debase with pity or reprove
This declaration of God's mastery
Who with magnificent irony
Gave me at once books and the night.

Of this city of books he made two
Lightless eyes the owners, eyes that can
Read only in the library of dreams
Those senseless paragraphs that surrender

The dawns to their desire. In vain the day
Lavishes on them its infinite books,
Arduous as those arduous manuscripts
That were destroyed in Alexandria.

Of hunger and thirst (a Greek story has it)
A king dies amid fountains and gardens;
I drudge aimlessly about the limits
Of this enormous library of my blindness.

Encyclopedias, atlases, the East
And the West, centuries, dynasties,
Symbols, cosmos, and cosmogonies
Entice from the walls, but uselessly.

Within my darkness I slowly explore
The hollow half light with hesitant cane,
I who always imagined Paradise
To be a sort of library.

Something, which certainly is not named
By the word chance, governs these things;
Some other already received on other faded
Afternoons the many books and the dark.

Wandering through the heavy galleries,
I often feel with sacred vague horror
That I am that other, the dead one, who will
Have walked here too and on these very days.

Which of us is writing this poem
With plural I and a single darkness?
What difference the word that names me
If the curse is undivided and single?
Groussac or Borges, I look at this dear
World which collapses and goes out
In a pale indefinite ash
That resembles both the dream and oblivion.

-Translated by IRVING FELDMAN

THE MOON


History tells us that in such time past
when so many real, imaginary
and doubtful things took place,
one m~n conceived the unwieldy

Plan of ciphering the universe
in one book and, infinitely rash,
built his high and mighty manuscript,
shaping and declaiming the final line.

But when about to praise his luck,
he lifted up his eyes, and saw
a burnished disk upon the air; startled,
he realized he'd left out the moon.

Though contrived, this little story
might well exemplify the mischief
that involves us all who take on
the job of turning real life into words.

Always the essential thing gets lost. That's
one rule holds true of every inspiration.
Nor will this resume of my long
association with the moon escape it.

I don't know when I saw it first-
if in the sky prior to the doctrine
of the Greek, or in the evening darkening over
the patio with the fig tree and the well.

As they say, this unpredictable life
can be, among other things, quite beautiful.
That's how it was the evening we looked
at you, she and I--oh, shared moon!

Better than real nighttime moons, I can
recall the moons of poetry: the bewitched
dragon moon that thrills one in the ballad,
and, of course, Quevedo's bloody moon.

Then there was that other blood-red moon
John wrote of in his book of dreadful
prodigies and terrifying jubilees;
still other moons are clearer, silvery.

Pythagoras (according to one tradition)
used blood to write upon a mirror,
and men read it by reflection
in that other mirror called the moon.

There's an iron forest where a huge wolf
lives whose strange fate is
to knock the moon down and murder it
when the last dawn reddens the sea.

(This is well known in the prophetic North;
also, that on that day the ship made out
of all the fingernails of the dead will spread
a poison on the world's wide-open seas.)

When in Geneva or in Zurich once, luck
had it I too should become a poet,
it imposed on me, as on the rest, the secret
duty to define the moon.

By dint of scrupulous study,
I rang all the modest changes
under the lively apprehension that Lugones
might have used my amber or my sand.

As for exotic marble, smoke, cold snow-
these were for moons that lit up verses
never destined, in truth, to attain
the difficult distinction of typography.

I thought the poet such a man
as red Adam was in Paradise-
he gave everything its true,
precise, still unknown name.

Ariosto taught me that living in
the doubtful moon are all dreams,
the unattainable, lost time, all possibles
or impossibles (they're pretty much the same).

Apollodorus showed me the magic
shadow of triform Diana;
Hugo disclosed its golden sickle;
an Irishman his tragic moon of black.

So, while I was poking in this mine
of moons out of mythologies,
along it came, around the corner:
the celestial moon of every day.

Among the words, I know there's only
one for remembering or imagining it.
For me the secret is to use the word
humbly. And the word is-moon.

Now I don't dare stain its immaculate
appearance with one vain image.
I see it as indecipherable, daily
and apart from all my writing.

I know the moon, or the word moon,
is a: character created for
the complex inditing of the rare
thing we all are, multiple and unique.

It's one of the symbols which fate
or chance gave man so that
one day in a glorious blaze, or agony,
he'd learn to write his own true name.

-Translated by EDWIN HONIG
Trăng ( Đặng Lệ Khánh)

TRĂNG


Em bước ra vườn, trăng chảy tràn trên vai
Vườn rất im không một tiếng thở dài
Chỉ có con dế quen cất giọng chào đêm tới
Và nước trong hồ gờn gợn cá gọi mời
Em ngước nhìn trời, trăng thật sáng, thật trong
Lành lạnh khuya dâng, mình ôm mình vào lòng
Trăng cứ lăn hoài làm sao trăng còn nhớ
Những câu thề theo trăng rồi tan vào hư không
Em nói với trăng dù biết trăng rất xa
Những lời dịu êm em dành cho người ta
Chỉ có con dế quen và em và đêm biết
Trăng nhẹ nhàng theo em vào giấc ngủ thêu hoa
Năm rồi năm đi qua trăng vẫn còn lăn hoài
Trời vẫn rất trong và đêm vẫn miệt mài
Con dế quen thôi không còn cất tiếng
Em ôm vai mình dỗ tròn cơn mộng dài
Thế giới quay cuồng, đất và trời chuyển rung
Có rất nhiều tiếng cười, và tiếng khóc chập chùng
Em vẫn nằm co người đếm trừu chờ giấc ngủ
Níu một vầng trăng đã lạnh tuổi thu đông

Đặng Lệ Khánh

*

The Charles Eliot Norton Lectures 1967-1968

Trong bài viết Ẩn Dụ, trong cuốn This Craft of Verse, Borges có nhắc tới 1 câu thơ, "phản bác" trăng - đây cũng là ý nghĩa bài thơ Tặng Phẩm, theo GCC, vì trao cho cả thư viện sách, cùng lúc trao cho món quà, mù -  mà ông nghĩ là của Plato:
Tớ mong tớ là đêm để có thể ngắm em của tớ
ngủ, với cả ngàn con mắt!
I wish I were the night so that I might watch your sleep with a thousand eyes

*

Hardy never said much about writing or the difficulties of it, or the moral difficulties of it. Kafka said that a writer was doing the devil's work, writing a wholly inadequate response to the brutishness of the world, and Hardy increasingly felt this. It's not that it's an immoral activity or an amoral one; it's just that the act of creation is something to which the ordinary standards of human behavior do not apply. Hardy never liked to be touched. He always walked in the road to avoid brushing against people, and servants were told never to help him on with his coat and just to drop the shawl around his shoulders and not tuck him in. The pen had been his weapon in his struggle for life - and it had been a struggle.
The next poem is a dialogue with the moon.

Hardy chẳng hề lầu bầu về viết, hay những khó khăn về viết, hay khó khăn đạo đức của nó. Kafka phán nhà văn làm, việc của quỉ, viết trọn một phúc đáp không thoả đáng về tính thú vật của thế giới, và Hardy càng ngày càng cảm thấy đúng như thế.
Không phải đạo đức, hay không đạo đức, hành động sáng tạo có 1 điều gì, lũ chó, hay phường mắt trắng dã, không hiểu được, hay, không áp dụng được.
Hardy đếch khoái ai đụng vô ông ta. Cây viết là vũ khí của ông ta, trong cuộc chiến đấu với đời – và quả có cuộc chiến đấu đó thực.
Bài thơ sau đây là 1 cuộc lèm bèm với trăng.

I Looked Up from My Writing

I looked up from my writing,
And gave a start to see,
As if rapt in my inditing,
The moon's full gaze on me.

Her meditative misty head
Was spectral in its air,
And I involuntarily said,
'What are you doing there?'

'Oh, I've been scanning pond and hole
And waterway hereabout
For the body of one with a sunken soul
Who has put his life-light out.

'Did you hear his frenzied tattle?
It was sorrow for his son
Who is slain in brutish battle,
Though he has injured none.

'And now I am curious to look
Into the blinkered mind
Of one who wants to write a book
In a world of such a kind.'

Her temper overwrought me,
And I edged to shun her view,
For I felt assured she thought me
One who should drown him too.


Tớ nhìn lên từ trang viết của mình

Tớ nhìn lên từ trang viết
Và rất ư hài lò
ng vì cái viết của mình
Và bèn ngắm trăng
Và trăng bèn dành trọn cái nhìn, đáp lại tớ

Cái đầu mù sương mù suy tư của nàng
Thì mới ma mị làm sao trong cái "air" của nó
Và tớ bèn vô tình phán,
Em đang
làm gì ở trên ấy?

Ôi, ta đang soi ao, và hố
Và sông hồ đâu đây
Để kiếm tìm một cái xác
Của một
kẻ, với linh hồn đắm chìm
Đã trút cạn ánh sáng cuộc đời của nó

Mi có nghe hắn lèm bèm khùng điên?
Về nỗi đau buồn đứa con trai
Chết trong 1 trận đánh tàn bạo
Dù thằng con chẳng gây thương tích cho ai

Và bây giờ ta tò mò muốn nhìn vào cái đầu mù của mi

Kẻ muốn viết 1 cuốn sách
Trong 1 thế giới khốn kiếp
như thế đó!

Tính khí của nàng làm tôi mệt nhoài
Và tôi tránh cái nhìn của nàng
Bởi là vì tôi cảm thấy
Nàng nghĩ
Tôi cũng
là 1 trong số những người đẩy anh ta tự trầm

*

JEFFREY HARRISON

Afterword
The maple limb severed
by a December storm
still blossoms in May
where it lies on the ground,
its red tassels a message
from the other side,
like a letter arriving
after its writer has died.

from The New York Times Magazine


Bạt

Bão Tháng Chạp làm cành thông khô queo
Vậy mà vưỡn cố nở hoa vào Tháng Năm
Khi nằm trơ cu lơ trên mặt đất
Màu đỏ của hoa đi 1 đường "message"
Từ phía bên kia
Như một lá thư đến muộn
Khi người viết đã ngỏm củ tỏi 


Thơ Joseph Huỳnh Văn, đăng độc nhất 1 lần, khi anh còn sống, trên tờ báo do anh và bè bạn chủ trương, và không hề bất cứ 1 nơi nào khác.
Số báo này, nhờ thi sĩ Hà Tuệ, tức Nguyễn Tân Văn mà có lại được. Anh là người lưu giữ thủ bút mấy bài thơ của Joseph Huỳnh Văn post trên TV. Joseph ở đây, là tên thánh, như Joseph Brodsky
Nhã Tập là số Tập San Văn Chương đầu tiên, khi chưa có tên Tập San Văn Chương.
Do Joseph Huỳnh Văn là tổng thư ký toà soạn, nên vì anh mà Gấu gia nhập & viết cho báo này.
Bài viết về cuốn Bếp Lửa là để kỷ niệm
tình bạn giữa anh và Gấu, không phải vì ông anh mà viết, và, một cách nào đó, là để đưa ra 1 cách đọc khác, so với cách đọc của Huỳnh Phan Anh, trong lời bạt cho cuốn sách. Chính TTT yêu cầu HPA viết lời bạt, như là tiếng nói của người Miền Nam, Gấu thêm vô, 1 tiếng nói Bắc Kít cho nó.

*

Bếp Lửa trong Văn chương
[xuất hiện lần đầu trên TSVC]
Sách & Báo Mới

Imaginary Beings Book

The Golem

There can be nothing accidental in a book dictated by a divine intelligence, not even the number of its words or the order of their letters; this was the belief of the kabbalists, who in their zeal to penetrate God's arcana devoted themselves to counting, combining, and permuting the letters of Holy Writ. In the thirteenth century, Dante declared that every passage of the Bible had a fourfold meaning: the literal, the allegorical, the moral, and the anagogical. John Scotus Erigena had already affirmed that the meanings of the Scripture, more consistent with the idea of divinity, were infinite, like the colors of the peacock's tail.
    The kabbalists would have approved of that verdict: one of the secrets they sought within the divine text was how to create living beings. It was said of demons that they could shape large, solid creatures like the camel, but not finely wrought, delicate ones, and Rabbi Eliezer denied them the ability to produce anything smaller than a grain of barley. "Golem" was the name given the man created out of a combination of letters; the word literally means" an amorphous or lifeless substance." In the Talmud (Sanhedrin, 65b), we read:

If the righteous desired it, they could be creators, for it is written that ... [by means of the Sefer Yetsirah, Book of Creation *], Rabbah created a man, and sent him to Rab Zera. Rab Zera spoke to him, but received no answer. Therefore he said unto him: "Thou art a creature of the magicians. Return to thy dust."

    R. Hanina and R. Oshaia spent every Sabbath eve in studying the "Laws of Creation," by means of which they created a third-grown calf, (a) and ate it. (b)
We owe the fame of the Golem in the West to the Austrian novelist Gustav Meyrink, who wrote the following words in the fifth chapter of his dreamlike work Der Golem:

The original story harks back, so they say, to the seventeenth century. With the help of an ancient formula, a rabbi is said to have put together an automatic man and used it to help ring the bells in the Synagogue and for all kinds of other menial work. But he hadn't made it into a proper man; it was more like a kind of animated vegetable, really. What life it had, too, so the story runs, only derived from a magic prescription placed behind his teeth each day, that drew down to itself what was known as "the free sidereal strength of the universe." And as, one evening, before evening prayers, the rabbi forgot to take the prescription out of the Golem's mouth, the figure fell into a frenzy, and went raging through the streets like a roaring lion, seeking whom it might devour. At last the rabbi was able to secure it, and he then destroyed the formula. The figure fell to pieces. The only record left of it was the miniature clay figure that was shown to the people within the old Synagogue.

    Eleazar of Worms has preserved the formula for making a Golem. The details of the enterprise require twenty-three columns in folio and demand that the maker know" the alphabets of the two hundred twenty-one gates" that must be repeated over each of the Golem's organs. On its forehead one must tattoo the word "EMET" which means "truth." In order to destroy the creature, one would efface the first letter, leaving the word "MET," which means "death."

* "By means of mystic combinations of the Divine Name [Talmudic note].
(a) I.e., a calf that has reached one-third of its full growth; others interpret: (i) in its third year;
(b) Similarly, Schopenhauer writes: "On page 325 of the first volume of his Zauberbibliothek Horst summarizes in the following way the doctrine of the English visionary Jane Leade: 'Whosoever possesses magical power may, at his will, rule and renew the mineral, plant, and animal kingdoms; thus, if a few wizards came to an agreement, all Creation might return to its paradisal state.'" (On the Will in Nature, VII)

Đọc/Viết mỗi ngày

A Critic at Large October 10, 2016 Issue
Karl Marx, Yesterday and Today
The nineteenth-century philosopher’s ideas may help us to understand the economic and political inequality of our time.
Mác, Hôm Qua và Hôm Nay
Xừ lủy vưỡn chưa lầm, vưỡn còn đúng, và có
thể giúp chúng ta làm thịt lũ con hoang của xừ lủy, là lũ Mít Bắc Kít!
By Louis Menand
http://www.newyorker.com/magazine/2016/10/10/karl-marx-yesterday-and-today
He is not wrong yet.


Charlemagne

A tale of two ethics

Why many Germans think impractical idealism is immoral

Chuyện hai đạo hạnh

Tại sao nhiều người Đức coi chủ nghĩa
lý tưởng không thực tế là vô hạnh, vô đạo đức, đồi bại.

Note: Tà Lọt, Osin và đồng bọn "có lẽ" nên đọc bài này. Tin Văn sẽ có bản tiếng Mít liền

THE phrases “ethic of conviction” and “ethic of responsibility” mean little to most English-speakers. In Germany the equivalent terms—Gesinnungsethik and Verantwortungsethik—are household words. Pundits drop them casually during television talk shows. Hosts use them as conversation-starters at dinner parties. The concepts draw on the opposition between idealism and pragmatism that runs through politics everywhere. But they also capture a specific moral tension that is “very German”, says Manfred Güllner, a sociologist and pollster. Anyone interested in understanding German politics, on anything from the euro to refugees, would do well to get a handle on them.

The terms come from the sociologist Max Weber, who used them in a speech he gave in January 1919 to a group of leftist students at a Munich bookstore. Germany had just lost the first world war. The Kaiser had abdicated, the country was in the throes of revolution and Munich was about to become the capital of a short-lived “Bavarian Soviet Republic”. Armed with only eight index cards, Weber gave a talk that would become a classic of political science. (“Politics as a Vocation” was published in English only after the second world war.) The lecture ranged broadly through history, but its main purpose was to curb the Utopian romanticism then gripping the ideologues fighting over the direction of the new Germany, including those sitting in front of him.

Weber described an “abysmal opposition” between two types of ethics. Those following their convictions wish to preserve their own moral purity, no matter what consequences their policies may have in the real world. “If an action of good intent leads to bad results, then, in the actor’s eyes, not he but the world, or the stupidity of other men, or God’s will who made them thus, is responsible for the evil.” By contrast, someone guided by responsibility “takes account of precisely the average deficiencies of people…(H)e does not even have the right to presuppose their goodness and perfection.” This sort of politician will answer for all the consequences of his actions, even unintended ones. Weber left no doubt about his sympathies. Ethicists of conviction, he said, were “in nine out of ten cases windbags”.

The prevailing view today, like Weber’s in 1919, is that “Germany has a surfeit of Gesinnungsethik,” says Wolfgang Nowak, who served as an adviser to Gerhard Schröder when he was chancellor. The postwar yearning of Germans to atone for their nation’s Nazi past through extravagant moral posing exacerbates the tendency. In general, the ethic of conviction is most prevalent among leftists and Protestants, and slightly less so among conservatives and Catholics, says Mr Güllner.

Thus the Social Democrats, who view themselves as crusaders for social justice, often give the impression that they are not only “unable but unwilling” to govern, lest they bear actual responsibility, Mr Güllner thinks. That may explain why there has been a Social Democratic chancellor for only 20 years since 1949, compared with 47 years under the Christian Democrats. Many of Germany’s most strident pacifists, meanwhile, are Lutherans. Margot Käßmann, the church’s former leader, dreams of Germany having no army at all. She disavows force even to prevent or stop a genocide.

But an ethic of conviction also runs through the centre-right, which since the 1950s has approached the European project as an end in itself, a way for Germany to become post-national and dissolve its guilt along with its sovereignty. In the process, Germans deliberately overlooked the fact that most other Europeans never shared this goal. Once the euro crisis erupted, many conservatives opposed bail-outs out of an ethic of conviction, argues Thilo Sarrazin, a controversial pundit. They wanted to decry rule-breaking by crisis countries as inherently bad—even at the cost of letting the currency zone unravel.

The ethic of responsibility holds that such stances are not merely impractical but wrong, and that what will not work cannot be moral. Those governing Germany have mostly been of this camp. In the 1980s millions of Germans marched against the modernisation of NATO’s nuclear arsenal, but Chancellor Helmut Schmidt let the missiles deploy, accepting the grim logic of deterrence. (His reward from his fellow Social Democrats was largely disdain.) In the euro crisis, Angela Merkel reluctantly agreed to bail-outs in order to hold the currency zone together.

Transports of joy

That is what makes Mrs Merkel’s historic opening of Germany’s borders to refugees on September 4th, 2015 so remarkable. “She galloped away with an ethic of conviction,” says Konrad Ott, a professor of philosophy and author of a book on migration and morality. At the time this aligned her with a euphoric “welcome culture”, as ordinary Germans volunteered to help refugees and the press celebrated the country’s humanitarian example. Mrs Merkel refused to put a numerical limit on accepting human beings in dire need, a position she still maintains.

But as predicted by ethicists of responsibility (in whose ranks Mrs Merkel is usually found), the mood soon turned. Other Europeans accused Germany of “moral imperialism”, the flip side of Gesinnungsethik. And many Germans felt that too much was being asked of their society. Some, in a development that would not have surprised Weber, turned xenophobic.

The history of the past year can thus be seen as Mrs Merkel’s attempt to return to an ethic of responsibility without betraying her convictions. This includes biting her tongue as she deals with an increasingly authoritarian Turkey, whose cooperation she needs to reduce the migrant flows, and other moral compromises. Max Weber would have found her dilemma compelling. Even someone with an ethic of responsibility, he said, sometimes “reaches the point where he says: ‘Here I stand; I can do no other.’ That is something genuinely human and moving.”

“Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do ngôn luận, có lẽ ông khó lòng thu hút được sự chú ý của giới bloggers, báo chí và khó lòng trở thành một nhân vật được đề cập trong một bài feature của tờ New York Times. Nếu để ông Cù Huy Hà Vũ tự do kiện tụng có lẽ người dân sẽ thấy Chính quyền tự tin và mạnh mẽ. Và có lẽ, nếu thả ngay ông Cù Huy Hà Vũ sau cái hôm ở khách sạn, hình ảnh một người đàn ông 50s bụng phệ sẽ được nhớ lâu hơn, và khó có thể bị thay thế bởi hình ảnh một tiến sỹ Cù Huy...

Continue Reading

Note: Khi đấng này, Osin, Tà Lọt, viết cuốn sách của xừ lủy, và được thiên hạ quan tâm, Tin Văn đã lai rai ba sợi về sách và người rồi. Nhưng sự kiện, độc giả TV quan tâm đến hắn, mới thú, và cho thấy, đạo hạnh của hắn khiến thiên hạ tởm: Khi post lại 1 cái stt của hắn, trên Tin Văn, về vụ hắn tính đi 1 cái phong bì mừng đám cưới Hồng Ánh, rồi lại rút lại, khách viếng thăm [visit] TV đột nhiên tăng tới con số 800, 1 con số khủng khiếp vào lúc đó. Và GCC quá ngạc nhiên, và bèn báo cáo, cũng vào lúc đó đó!

Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi. (2)

Blog Osin

Viết như thế thì quá khốn nạn. Viết lại ở đây, thật thấy nhục nhã lây, 'cũng một lũ đực rựa khốn nạn', nhưng chẳng lẽ không nói tới?
NQT

Gấu quen NTS lần về Hà Nội đầu tiên, 2001, và sau đó, lần về thứ nhì, 2002, anh ở Hồng Kông, hình như vậy, vừa về là vội chạy tới chiếu nhậu ở nhà Bảo Ninh.
Nhậu rất tới, chơi rất được, riêng với Gấu, còn với người khác, Gấu không biết, và không có ý kiến.

Hơn nữa, Gấu rất ghét biết về đời riêng của người khác, ngay cả bạn thân, thí dụ nhà thơ Joseph Huỳnh Văn, Gấu gần như mù tịt về anh, mãi khi anh mất, thì mới biết, anh có họ hàng với Huỳnh Văn Trọng, cố vấn (?) của Tông Tông Thiệu.

Cũng thế, với NTS, mãi gần đây, mới biết anh họ hàng, bà con với 1 ông cựu tổng bí thư VC.

Chơi với nhau OK là được/đủ rồi.
Nhưng, trong đám bạn bè của anh, có 1 tay Gấu phải đội ơn, vì nếu không có anh ta, là Gấu khốn khổ khốn nạn với VC rồi.

Nhân đây, đa tạ thêm 1 lần nữa, vào dịp Giáng Sinh và Năm Mới.
NQT & gia đình.

http://www.tanvien.net/Ghi_2/hong_anh.html

Osin Case

Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"

Hồng Ánh Lấy Chồng

    Được tin, đám cưới giữa Hồng Ánh và Nguyễn Thanh Sơn đã diễn ra một cách nội bộ hôm 14-1-2009, tôi mở ngăn kéo, lấy cái phong bì, rút ra tờ bạc 50 nghìn đồng, bỏ vào bóp trở lại. Mấy tháng trước, đọc báo thấy Hồng Ánh trả lời phỏng vấn nói là sẽ làm đám cưới nay mai, đề phòng kinh tế vẫn đang trên đà suy thoái, tôi cẩn thận trích ra một phần ngân khoản, bỏ sẵn vào phong bì phòng khi được mời. Có lẽ những bài phỏng vấn trên đây cũng do Nguyễn Thanh Sơn, một chuyên gia truyền thông đạo diễn, không có những bài báo gây áp lực dư luận ấy chắc chi đã có đám cưới vừa rồi.

    Sau khi báo chí đăng các bài trả lời phỏng vấn của Hồng Ánh, nhà văn Nguyễn Quang Lập gọi điện cho tôi: “Ông Osin ơi, con Ánh (quý ai, anh Lập vẫn thường gọi thế) nó bảo tôi mới là người làm mai thằng Sơn cho nó”. Tôi bảo anh Lập: “Vâng, quý hóa quá, lâu nay em cứ mang tiếng mãi”. Thoạt đầu, nhìn cái mặt của Nguyễn Thanh Sơn, tôi đã không có cảm tình. Đàn ông đàn ang gì mà ăn nói nhẹ nhàng, da trắng, mắt đã to lại còn nhìn ai thì cứ nhìn trừng trừng. Tôi có đọc một số bài phê bình văn học của “tay” Sơn này. Cứ thấy cả nước đang mê ai là y như rằng Nguyễn Thanh Sơn chỉ ra hàng loạt vấn đề bất ổn trong các tác phẩm của họ. Những người Sơn chê, tuy tôi không có mấy kiến thức văn chương, vẫn biết là tài năng: Đỗ Hoàng Diệu, Vi Thùy Linh… Nghe nói Sơn là chủ công ty T&A, làm pi-a, pi-iếc gì đấy, khách hàng toàn là Tây. Nhưng, Sơn vô Sài Gòn, thấy vẫn ngồi trên cái xe mà cô Ánh mua, cô Ánh đổ xăng, cô Ánh làm tài xế… Đã thế, chiều nào cô Ánh cũng phải đi tập ở California Wow, một khách hàng của T&A, công ty của Sơn. Nhiều lần tôi bảo Hồng Ánh: “Dẹp cái thằng này, để anh kiếm cho em một đại gia”.

    Tôi đã từng chứng kiến một số đại gia lăn xả vào tán tỉnh cô đào tài sắc này. Có lần, một chủ doanh nghiệp trẻ, được ăn cơm cùng Hồng Ánh, ngồi nhà hàng máy lạnh mà mồ hồi cứ đổ ra như tắm. Hồng Ánh, những khi “giải lao” giữa các lần yêu vẫn tìm tới tôi. Có lần, một tay tán tỉnh, cô ấy nhờ tôi tư vấn. Tôi chăm chú lắng nghe, rồi ra giọng cha chú: “Thằng này được. Em vừa xinh đẹp, vừa nết na, con đường nghệ thuật của em còn dài, cần phải một người chồng vừa có học lại vừa vững vàng về sự nghiệp”. Một thời gian sau, cô Ánh nước mắt lưng tròng, tìm gặp tôi, giọng chán chường và mặt mày mỏi mệt. Tôi thẳng thắn: “Em bỏ ngay nó cho anh, người như thế làm sao xứng với em được”. Cô Ánh gật gật đầu, rồi như sực nhớ ra, những giọt nước mắt thôi rớt trên đôi má có hai cái lúm đồng tiền: “Ủa, sao hồi đó, cũng ông này, anh xúi em yêu bằng được”. Tôi, lập tức bản lĩnh: “Dạo trước, đã mê nó đứt đuôi rồi cô mới hỏi anh để tìm đồng minh; giờ cô cũng chán nó tới tận cổ rồi, cô cần anh đồng lõa. Anh chỉ nói những gì làm cho cô thôi áy náy chứ, anh lo thân còn không xong, tư vấn, tư viếc gì”. 

    Tôi không hiểu sao, cô Ánh lại để cho cái tay Nguyễn Thanh Sơn khó ưa ấy giây dưa với mình ngần ấy năm. Sơn học báo chí ở MGIMO, Nga. Lại còn tu nghiệp một thời gian ở một tiểu bang bò nhiều hơn người của Mỹ. Sự hiểu biết và cái gu văn chương nghệ thuật, tôi biết tỏng, bên ngoài thì ngọt nhạt nhưng bên trong, Sơn coi Lê Hoàng “không ra cái đ. gì” (theo cách nói của Bọ Lập). Vậy mà khi Hồng Ánh diễn vở Những Con Ma Nhà Hát của Lê Hoàng, Sơn ngồi say sưa xem tổng cộng 11 lần. Hai khán giả trung thành nhất của vở kịch này là Nguyễn Thanh Sơn và Lê Hoàng; hơn 1/3 vé của vở kịch đã được Sơn và Hoàng mua, sau đó mang đi kính biếu. Sơn còn trình diễn sự nhiệt tình tương tự, ngồi xem Hồng Anh diễn Sát Thủ Hai Mảnh 14 lần. Lần nào cũng há hốc mồm ra như các em tuổi teen coi Đẹp Từng Centimet. Tất nhiên, với những Trăng Rơi Đáy Giếng, Đời Cát hay Thung Lũng Hoang Vắng… thì khỏi phải bàn.

    Cho dù, cách tổ chức đám cưới lặng lẽ của họ đã giúp tôi tiết kiệm được 50 nghìn tiền mừng, tôi là tôi không thích Hồng Ánh lấy chồng, nhất là lấy “cái tay” Nguyễn Thanh Sơn ấy.

Blog Osin

Note: Thuật ngữ "cái tay" này, chôm trên TV.
Nhớ, Thảo Trường, khi còn sống, có lần
chỉnh Gấu, về từ này.
Anh yêu cầu Gấu bỏ từ này,
"cái tay sĩ quan... ", lần viết về 1 sĩ quan VNCH
Thảo Trường rất khó, trong việc sử dụng chữ.
Khi Gấu để bài của anh trong folder "Quán Văn Thảo Trường", anh mail, hỏi,
tôi có bán văn bao giờ đâu?
Phải đổi là Góc Thảo Trường

Nhiều người thận trọng nhìn lại suốt hơn 30 năm, giật mình với cảm giác bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc...” - Huy Đức (Osin) (1)
Cái từ "thận trọng", khó hiểu quá.
NQT

Cái ý của Osin, "... bên được giải phóng hóa ra lại là miền Bắc", chôm của… Gấu và của bạn Gấu, là Thảo Trường.
Chứng cớ:
Khi còn ở Trại Cấm, nhân có một cán bộ Cộng Sản thất sủng, bị anh em đồng chí tính cho đi mò tôm, nên đành phải vượt biển, và được đậu thanh lọc, rồi sau đó xẩy ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa một số người. Người cán bộ đã nói thẳng ra một điều: tại sao các anh không giải phóng chúng tôi, tại sao các anh tạo ra tình cảnh cả nước phải đi ăn mày tình thương của toàn thể nhân loại... Khi lấy được Miền Nam, có thể giấc mơ muôn đời của Miền Bắc đã được thực hiện: Giải phóng cho chính mình, rồi sau đó, cho cả nước. Đối với lịch sử, Miền Nam chỉ có công: Thất trận. (3)

Cho đến năm 1975, tội lớn nhất của cộng sản là đã thắng trận, và, chiến công lớn nhất của cộng hòa là thua trận
 
(4)

Sự thực, nguồn của cái ý tưởng “thận trọng” này, là từ Borges:

Trong 1 bài viết, TV sẽ post bản tiếng Anh, sau, Borges kể là ngày 14 June 1940, một tay nói tiếng Đức mà tên của người này, ông không muốn nói ra, tới nhà ông. Đứng tại cửa, anh ta báo tin động trời: Quân đội Nazi đã chiếm đóng Paris.
Tôi [Borges] thấy trong tôi lẫn lộn một mớ cảm xúc, buồn, chán, bịnh.
Thế rồi Borges bỗng để ý tới 1 điều thật lạ, là, trong cái giọng bề ngoài tỏ ra vui mừng khi báo tin [30 Tháng Tư, nói tiếng Bắc Kít, mà không mừng sao, khi Nazi/VC chiếm đóng Paris/Sài Gòn!], sao nghe ra, lại có vẻ như rất ư là khiếp sợ, hoảng hốt?

Hà, hà!

Thế rồi anh ta phán tiếp, Nazi/VC sẽ không tha London. Và không có gì ngăn cản bước chân của Kẻ Thù Nào Cũng Đánh Thắng!

Và tới lúc đó, thì Borges hiểu, chính anh ta cũng quá khiếp sợ!
Cũng tới lúc đó, Borges hiểu ra "chân lý": Hitler muốn thua trận: Hitler wants to be defeated.

Đọc tới đó, thì Gấu nhớ ra cái bà già nhà quê Bắc Kít đã từng lén VC cho bạn của Gấu, sĩ quan cải tạo 13 niên, tí ti đồ ăn, trong 1 lần chuyển trại tù. Bà lầm bầm, khi nhìn bạn của Gấu nuốt vội tí cơm, các cháu đánh đấm ra làm sao mà để thua giặc dữ.
Già này ngày đêm cầu khẩn các cháu ra giải phóng Đất Bắc Kít! (5) 

Tin Văn bị chôm lia chia, cái đó là sự thực. Cái kiểu viết "anh hai" của nó, ảnh hưởng nặng vào nhiều diễn đàn, với những từ như "khủng, cái cú, cái tay"... .
Rất nhiều tên ăn cắp TV, nhưng viết, nhớ là đọc đâu đó, hay đọc trên...  Thời Tập!
Thơ của ông anh, Gấu chôm từ bàn viết của ông, chưa từng đăng báo, vậy mà cũng bị chôm:

Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết

Thơ khủng đến như thế làm sao không chôm cho được!

Ông số 2 chôm câu thơ "những người đã chết đều có thực", câu này cũng thần sầu, khó mà tha không chôm!


Antoine SPIRE :

Ông có đưa ra một tay già, thông tuệ kinh tan-mút, phán::
Chúng ta cầu nguyện Chúa Cứu Thế tới, nhưng đâu hẳn như thế, bởi là vì có những đấng Do Thái, trong bóng tối, thì thầm với Thượng Đế: Này, đừng có nhập thế đấy nhé!

George STEINER: 
Tôi mô phỏng Hegel. Tay này không ưa dân Do Thái. Một bữa ông ta kể chuyện tiếu lâm, Thượng Đế vi hành, gặp một tên Do Thái, và đề nghị: Mày chọn gì, giữa 2 món này, hoặc là cứu chuộc, hoặc tờ nhật báo buổi sáng, hắn ta bèn chọn tờ báo.

Căng lắm đấy, cái câu chuyện tiếu lâm này. Chúng tôi là 1 dân tộc bị hớp hồn bởi lịch sử, bởi những đỉnh cao thời đại, bước ngoặt vĩ đại… là cái số mệnh của chúng tôi, và thỉnh thoảng, tôi tự nhủ thầm, có khi còn mỉm cười và nhủ thầm: Giá mà “Chúa Cứu Thế”, tức anh VC Giải Phóng Bắc Kít, đừng có tới, thì thật đỡ khổ biết là chừng nào!

TTT, hẳn là bị ám ảnh bởi 1 câu chuyện tiếu lâm như trên, thành thử khi đọc Trầm Tư của 1 tên tử tù của Hồ Hữu Tường, trong đó, ông mơ tưởng Đức Phật sẽ có ngày trở lại với dân Mít, nhà thơ hoảng quá, viết:

Giấc mơ Đức Phật trở lại thì cũng nát tan như mảnh đồng Bắc Kít chằng chịt những bờ, và bờ thì nhiều hơn là ruộng.

Ui chao, một khi cánh đồng liền thành một mảnh, qua Cải Cách Ruộng Đất, qua tập thể hoá… là Quỉ Đỏ xuất hiện, thay vì Đức Phật!
Tội nghiệp dân Mít!
Hà, hà!


Sun, Dec 23, 2012
Thu Chao hoi
K/G ông Cà Chớn,

Một mình ông ( là Bắc Kỳ ) mà dám nói thật, nói thẳng trên văn đàn là tôi đã phục ông rồi, tôi biết là ông sẽ có nhiều người ghét ông lắm ! Mà ông gan thiệt à nghe !
Có lần tui đi tìm dấu vết cũ, tui gặp, Cà Chớn ( So Da Huong ) trên Văn , té ra, khong co Cà Chớn, mà là, Thời Còn Trẻ Tuổi !
Toi khong co may so nay dau ! toi chi tim nhat tren Net !
Chuc ong va GD giang sinh hanh phuc

Đa Tạ
Chúc bạn & gia đình mọi điều an lành, nhân dịp GS & NM

Số Mây Mùa Thu, tôi cũng tìm thấy trên Net

NQT

Thời còn trẻ tuổi, sau được in trong tập truyện Những Ngày Ở Sài Gòn, với cái tên Chuyện Hai Thành Phố [cái tít chôm của Dickens]

Đúng ra là, Gấu phát triển thành 1 truyện ngắn, bây giờ đọc lại, thì thấy lại cả 1 đoạn đời, của hai trong bẩy đứa, được gọi là Thất Hiền, bẩy đứa bạn quen nhau qua bạn Chất, em trai nhà thơ TTT.
Lần gặp lại anh, ở San Jose, khi nghe tin ông anh nhà thơ mất, Chất nói, trong bẩy đứa, thì mày với thằng Cẩn là thân nhau nhất, gần như tách biệt ra.
Quả có thế. Gấu có quá nhiều kỷ niệm với Phạm Năng Cẩn, vào đúng cái thời kỳ mới lớn, cả hai đều đã làm ra đồng tiền rồi, thành thử mỗi lần gặp là 1 ngày hội. Cẩn khi đó, làm thông ngôn cho Mẽo, ở đâu mãi địa đầu chiến tuyến. Mỗi lần Sài Gòn có phim mới, là anh làm một chuyến đi bằng máy bay về coi, rồi lại trở về đơn vị. Thằng em trai của Gấu, ra trường, được phái về 1 đơn vị gác phi trường Sóc Trang, máy bay quân sự sẵn có, về thăm Sài Gòn dài dài. Mỗi lần về lại đơn vị, thì bèn phôn liền cho ông anh qua Đài VTD thoại quốc nội, ngay kế bên Đài VTD thoại quốc tế, building số 5 Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Lần Gấu nghe tin thằng em tử trận tại Đài, còn sửng sốt, hỏi lại, chết hả, vô lý quá, nó chưa phôn về cho tôi, nói đã về tới đơn vị, sao mà đã chết rồi?

Viết bên lề "Bên Thắng Nhục"

Gulag của Solz, cơ bản khác hẳn những cuốn trước - những hồi ức cá nhân, trong có những phát hiện có tính xã hội - không chỉ vì trong đó là hàng hàng chứng tích, từ những hàng hàng lớp lang con người, với những cuộc sống khác nhau, từ đó phản chiếu cả một xã hội, cả một dân tộc; ấn tưọng hơn nữa, là, Solz đặt để tác phẩm, với kinh nghiệm của bao nhiêu con người trong có của riêng ông, vào trong nội dung của lịch sử dân tộc, tôn giáo, ý hệ của nó, từ đó, làm bật ra cả một hệ thống kìm kẹp từ đỉnh đến đáy, sự đồng lõa của toàn thể dân chúng, của toàn thể một dân tộc, cùng tham dự vào tội ác, với tất cả những chiều hướng ngang dọc, cao thấp mà chỉ chế độ Nazi mới tương xứng với nó.

Sự đồng lõa của toàn thể dân chúng, chỉ có Nazi mới tương xứng....: Có Thái Dúi, tà lọt Osin... trong số ‘dân chúng’đó không? Chắc là còn bé quá, khi Bắc Kít ăn cướp Miền Nam, nên đếch có tội?

*

Foreword to the Abridgment

If it were possible for any nation to fathom another people's bitter experience through a book, how much easier its future fate would become and how many calamities and mistakes it could avoid. But it is very difficult. There always is this fallacious belief: "It would not be the same here; here such things are impossible."
Alas, all the evil of the twentieth century is possible everywhere on earth.
Yet I have not given up all hope that human beings and nations may be able, in spite of all, to learn from the experience of other people without having to live through it personally. Therefore, I gratefully accepted Professor Ericson's suggestion to create a one-volume abridgment of my three-volume work, The Gulag Archipelago, in order to facilitate its reading for those who do not have much time in this hectic century of ours. I thank Professor Ericson for his generous initiative as well as for the tactfulness, the literary taste, and the understanding of Western readers which he displayed during the work on the abridgment.

ALEKSANDR I. SOLZHENITSYN
Cavendish, Vermont December, 1983

Lời nói đầu cho bản Bản Rút Gọn

Nếu khả hữu cái chuyện, bất cứ một dân tộc nào cũng có thể cưu mang kinh nghiệm bi thương cay đắng của 1 dân tộc khác, tương lai của nó mới dễ dàng làm sao, và chỉ còn có cái may mắn, mọi khuyết điểm lầm lẫn chẳng hề xẩy ra.
Những đúng là chuyện cực nhảm, khó bằng trời. Luôn luôn có niềm tin cà chớn: “Ở xứ Mít, thí dụ, làm sao có chuyện đó xẩy ra. Nước Việt Nam là một, vậy mà tụi Mỹ, Ngụy dám nói xưng xưng là Bắc Kít là đồ ăn cướp, đồ xâm lăng!”
Than ôi, Con Quỉ Gulag của thế kỷ thứ 20, chỗ nào mà chẳng có.
“Oan ức” gì cái chuyện được đi tù Cải Tạo?
Tuy nhiên, tôi không hề buông xuôi mọi hy vọng rằng con người và những quốc gia có thể, mặc dù mọi chuyện, học được kinh nghiệm của dân tộc khác mà, 1 cách cá nhân, không phải sống nó.
Vì thế, tôi cám ơn giáo sư và chấp nhận đề nghị tạo bản rút gọn bộ sách gồm ba cuốn của tôi, Quần Đảo Gulag, để tạo sự dễ dàng khi đọc nó, đối với những độc giả không có nhiều thời giờ dành cho cái thế kỷ sôi nổi, [đầy máu và nước mắt] của chúng ta….


My Old Saigon

*

Bên kia đường, phiá bên phải,
là Quán Chùa, La Pagode
Công viên Chi Lăng đường Tự Do 67-68
Photo by Henry Bechtold
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/6593043587/in/photostream/

*


https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/29762351640/

Saigon after Tet 1968 - Photo by Philip J. Beaver - Đường Trương Minh Giảng
phía bên trái là chợ Trương Minh Giảng, bên phải là ĐH Vạn Hạnh (cả hai đều nằm ngoài hình).
Hình G0894: Xe thiết giáp dẫn đường của Đại đội C, Tiểu đoàn 720 Quân Cảnh trong đoàn hộ tống đoàn công-voa đi xuyên qua trung tâm Saigon, ngay sau cuộc Tổng tấn công Tết 1968 của Cộng sản.
Photo G0894: C Company, 720th MP Battalion lead Armored Personnel Carrier, C102 on the Tay Ninh Convoy escort through Saigon, South Vietnam just after the 1968 Tet New Years Communist Offensive. Courtesy of SGT Philip J. Beaver, A Company, 720th MP Battalion, 89th MP Group, 18th MP Brigade, August 1967 to August 1968.
Source: History of the 720th APC's In Vietnam
720mpreunion.org/history/vehicles/apc/history.html

Phiá sau, bên phải là Đại Học Vạn Hạnh. Phía trước, đi quá 1 chút nữa, là hẻm nhà Joseph Huỳnh Văn, quá nữa là Cổng Xe Lửa số 6. Bên trái, là nhà thờ, hẻm nhà Ngọc Dũng, hẻm nhà ông anh rể Hiếu Chân.
TTT có viết 1 cuốn tiểu thuyết dài, từ khu này, Đêm Xóm Lách Mịt Mùng, nhưng bỏ dở.
  














Trang NQT

art2all.net


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây