nqt
 
I (old)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 14 15 16

Email

Nhìn lại những trang
Tin Văn cũ
  5

Bản quyền Tin Văn
*
Tất cả bài vở trên Tin Văn, ngoại trừ những bài có tính giới thiệu, chỉ để sử dụng cho cá nhân [for personal use], xài thoải mái [free]





Obituary: Shimon Peres
Intriguing for peace: Âm Mưu Hòa Bường

TTT 10 năm

Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi

Không hiểu sao hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn trích dẫn trên lại cứ lởn vởn trong đầu óc  Nguyễn tôi những ngày gần đây. Có phải giờ này gió mùa đang thổi trên khắp quê nhà, gợi lại những chuyến đi? Hay ngọn gió Santa Ana đang thổi suốt dọc giải đất Cali, làm dậy lên tiếng những chiếc phong linh bằng đất nung khua chạm vào nhau? Le vent se lève… Gió đã lên… Gió đã lên rồi… hãy thử sống xem sao?...

    Vậy đó, hai câu thơ gợi những âm vang. Kẻ viết những dòng này đã đọc khá nhiều thơ của Joseph Huỳnh Văn -những bài thơ nửa tượng trưng nửa siêu thực, những bài cầm dương xanh sầu quý phái- nhưng không hiểu sao hai câu thơ bình dị nói trên bỗng dưng lại có mê lực đưa lòng mình vào tưởng nhớ mông lung. Hai câu thơ thật giản dị nhưng khơi gợi nhiều quá. Phải chăng nó đã động phải những tầng sâu thẳm nào đó tận dưới đáy hồn -và đáy thời gian.

    Nhưng thôi hãy gượm. Trước khi nói về thơ, xin hãy nói về người. Con người đó là Joseph Huỳnh Văn. Nguyễn được đọc và nghe tên anh từ hồi tạp chí Thời Tập của Viên Linh. Joseph Huỳnh Văn. Cái tên lạ, nửa Tây nửa Ta, nhưng rồi cũng trở nên quen thuộc.

Blog NXP

Hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn [nửa Ta nửa Tây], “Khuya nức nở…”, Gấu nhớ thơ bạn, rồi viết ra, trong lần nghe tin bạn mất, (1) chắc là từ tiềm thức bật ra, chưa từng đăng báo.
Thơ của Joseph HV như Gấu nhớ được, cũng chưa từng đăng báo nào khác, ngoài tờ Tập San Văn Chương, do anh làm tổng thư ký.

Tất nhiên, có thể là Gấu nhớ lộn, nhưng JHV "kỹ" lắm, ít khi đăng báo thơ của anh, cho đến khi làm tờ TSVC.
Nguyễn Đạt chắc là rành hơn Gấu, về những kỷ niệm này.

Mấy câu thơ sau đây, của TTT, cũng là do Gấu đọc ở trên tường, kế bàn viết của ông, trong phòng riêng của ông, một lần Gấu lén vô:

Khi anh đi, anh đi vào sương đen
Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết.

Nhớ, bài thơ dán trên tường, khi ông sắp sửa trình diện nhập ngũ.

NQT

Note: Đấng này, cũng bạn quí TTT!
VL còn sống đó, thử mail hỏi coi có khi nào Thời Tập đăng thơ Joseph Huỳnh Văn?

HNB Case

“The tears of the world are a constant quantity. For each one who begins to weep somewhere else another stops. The same is true of the laugh.”
― Samuel Beckett, Waiting for Godot

Trong những điều được nói về Sikiew, tất cả chỉ là bịa đặt, hoặc tô điểm. Duy có điều này: Nó thực sự là một địa ngục.
-Nước mắt cũng có hạn. Nơi này đổ ra nhiều thì nơi khác dè xẻn lại.
-Bạn muốn nói, đừng lạm dụng cảm xúc?
-Người ta chỉ đọc khi xúc động. Nhưng chớ bao giờ lạm dụng cảm xúc của độc giả cũng như của chính mình.
NQT: Bụi

Cái truyện ngắn Bụi, của GCC, được viết ở Trại Cấm Sikiew, Thái Lan. Đúng thời gian đó, Gấu vớ được "Trong khi chờ Godot", bản tiếng Anh.
Câu, “Nước mắt cũng có hạn… “, hóa ra chôm của Beckett, lúc nào không biết, nó ăn mẹ vô tiềm thức, rồi phọt ra.

Cũng thế với Beckett, hà, hà!

Một cách nào đó, ông viết, ở 1 Trại Cấm nào đó, những câu văn thần sầu của ông. Thua, thua nữa, thua cho bảnh, là từ Worstward Ho:
 “All of old. Nothing else ever. Ever tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better.”
― Samuel Beckett,
Worstward Ho

Trong cuốn tiểu sử của ông, Trầm Luân vào Danh Vọng, “Damned to Fame”, chương dành cho Thua Cho Bảnh, "Fail Better", chứng minh điều GCC phán, Beckett viết văn từ 1 trại tị nạn. Đúng hơn, từ cái bóng của Lò Thiêu, đúng hơn nữa, ông viết cho nạn nhân Lò Thiêu.
Một số từ ngữ mà ông sử dụng trong "Tiến Lên Tàn Mạt, Già Hồ", là để mô tả tình trạng thiếu ăn của nạn nhân Lò Thiêu
Nếu Nazi có giải pháp chót, thì Beckett có “grand finale”, chữ của Beckett. Kịch “Catastrophe”, thảm họa, viết bằng tiếng Pháp – bà vợ của ông, Suzanne, dùng từ này, khi biết tin ông được Nobel văn chương - được Beckett đề tặng Vaclav Havel. Sau khi ra tù, Havel chơi 1 cái kịch đáp lễ, Lỗi Lầm, “The Mistake”. Hai kịch bổ túc cho nhau. Havel nói với một đấng Mẽo, một cách khiêm tốn, tôi không có ý đứng ngang hàng với ông ta, như là hai nhà soạn kịch - đừng bắt hai ông đứng kế nhau nhe, Thầy Phúc - "I am not suggesting that I am equal as a playwright to Samuel Beckett".

Beckett phải mất 7 tháng chỉ để viết bản nháp đầu tiên, the first draft, của Worstward Ho, [Hồ, Hồ, Tiến Lên Tàn Mạt. “Hồ, Hồ”, là từ tiếng reo hò, thời cả thế giới ủng hộ Bắc Kít]. Vào thời gian, trong mùa đông 1981-82, ông suy sụp, bịnh, Ông viết cho bạn, "Chiến đấu với văn xuôi bất khả. Tiếng Anh. Với tởm lợm”:

BACK IN PARIS for the summer, after meeting his German publisher, Dr. Siegfried Unseld, for coffee in the PLM hotel on Sunday morning, August 9, 1981,84 Beckett returned to his desk to write three brief paragraphs of a new piece of prose in English. After starting with his 1960s concern with imagining "a body" and "a place" where there was neither, he wrote: "All before. Nothing else ever. lwer tried. Ever failed. No matter. Try again. Fail again. Fail better." The will to "fail better" provided this text with its initial impetus. And, in order to fail better, the strategy Beckett adopted was to strive for the worst.
    He took his cue from Edgar's speech in King Lear. He copied out quotations from three different points in the speech into his little commonplace book:"The lamentable change is from the best, / The worst returns to laughter"; "Who is't can say, I am at the worst"; and "The worst is not so long as one can say, This is the worst." For some time, when he alluded to his new text in letters, he entitled it "Better worse." Later on, he called the book Worstward Ho, playing on the title of Webster and Dekker's play Westward Hoe (1607) and Charles Kingsley's better known novel Westward Ho! (1855). At one level, the text, like III Seen III Said, is concerned with the failure of language: when anything is said, it must inevitably be missaid. So language is deliberately pared down, reduced to a few lexical items assembled in a variety of combinations, so that it reaches out toward an "unworsenable worse." It is part of the strategy to be rid of Romantic accretions. So images evoking human memories or literary allusions are excised. That at least is how it first appears.

Bạn, đọc văn Mít Butor, cũng 1 thứ “Romantic” mà Beckett vứt vô sọt rác (to be rid of).
Vậy mà thất bại rực rỡ. Kiệt tác!
Chỉ nội mấy dòng GCC trích dẫn, là đủ chửi bố mấy đấng bịp bợm!

Và, quả đúng, hai đấng này, không đọc nổi Beckett!
Cái thất bại được thấy ra, chỉ ra, từ Beckett, một phần, là do/của ngôn ngữ: Khi cái gì được nói ra thì nó bắt buộc phải là nói trật, trìa: When anything is said, it must inevitable be missaid.
Thê thảm hơn thế nhiều, đây là hiện tượng đói ăn, thiếu dinh dưỡng, chết dần chết mòn, không phải chỉ của ngôn ngữ, mà là của nạn nhân Lò Thiêu.
“Every word is like an unnecessary stain on silence and nothingness.”
― Samuel Beckett
Mọi từ thì cũng như vết trầy không cần thiết lên im lặng và hư vô.

V/v Không đọc được.

GCC đã từng thú nhận, không đọc được Dickinson, và không chỉ Dickinson, mà còn nhiều nhà thơ khác, và trước đó, không đọc được thơ.
Tuy nhiên, chưa bao giờ không đọc được, mà chê 1 tác giả, như NDT và bà Huệ, chủ diễn đàn Gió O. Bà này chê thơ TTT, thua cả thơ Nguyễn Đăng Thường, và Nguyễn Đăng Thường cũng nhân đó, bèn chê TTT tơi bời hoa lá cành. Sa-đích. Thua cả thơ Đỗ Quí Toàn! 
Ui chao đến thơ TTT mà còn không đọc được, thì làm sao đọc được Beckett?

Lê Thị Huệ: So sánh hai bài thơ "Tiễn Một Nguời Vào Dĩ Vãng Đậm Màu" với bài thơ "Phục Sinh" của Thanh Tâm Tuyền. Là một khoảng cách lớn lao. Bài Phục Sinh làm dáng và rỗng, chỉ được cái phá cách, self-esteem vào thời đó. Bài "Tiễn Một Người Vào Dĩ Vãng Đậm Màu", già dặn, trí tuệ cũng phá cách nhưng cái phá cách của một lõi trí. Anh có tự cảm thấy cái khoảng cách chữ nghĩa giữa anh và nhà thơ lãnh tụ thơ Tự Do thời 1960 ở Việt Nam.

 

Nguyễn Đăng Thường: Ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền được công nhận là ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ tôi là ngôn ngữ đời thường, có thể chưa được đóng mộc. Khi nhại, hay cập nhựt Bài Ngợi Ca Tình Yêu của Thanh Tâm Tuyền với tựa đề mới Bài Ngợi Ca Chó Đá, tôi nghĩ tới nội dung bài thơ của Thanh Tâm Tuyền, và hiện tình đất nước ta hôm nay nhiều hơn ngôn ngữ, dù nội dung và hình thức như hình với bóng, không thể tách đôi. Tác phẩm bị giễu nhại vẫn còn y nguyên, nhưng đã có thêm những tác phẩm song đôi. Tác phẩm bị, được giễu nhại nhiều nhứt, là bức tranh La Joconda, cho ra đời vô số những tranh "nhại họa" vô cùng thú vị. Salvador Dalí cũng nhại tranh Andy Warhol với các tranh Marilyn Mao. Các lãnh tụ độc tài vì bất an nên rất sợ bị chế giễu. Cậu Ủn Bắc Hàn là một thí dụ. 
http://www.gio-o.com/NguyenDangThuong/NguyenDangThuongPhongVan4.htm


Nguyễn Đăng Thường
tiễn một người vào dĩ vãng đậm màu

http://www.talachu.org/tho.php?bai=221


Phục sinh

Tôi buồn khóc như buồn nôn
ngoài phố
nắng thuỷ tinh
tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ
thanh tâm tuyền
buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường
tôi xin một chỗ quỳ thầm kín
cho đứa nhỏ linh hồn
sợ chó dữ
con chó đói không màu

tôi buồn chết như buồn ngủ
dù tôi đang đứng trên bờ sông
nước đen sâu thao thức
tôi hét tên tôi cho nguôi giận
thanh tâm tuyền
đêm ngã xuống khoảng thì thầm tội lỗi
em bé quàng khăn đỏ ơi
này một con chó sói
thứ chó sói lang thang

tôi thèm giết tôi
loài sát nhân muôn đời
tôi gào tên tôi thảm thiết
thanh tâm tuyền
bóp cổ tôi chết gục
để tôi được phục sinh


từng chuỗi cuộc đời tiếp nối
nhân loại không tha thứ tội giết người
bọn đao phủ quỳ gối
giờ phục sinh

tiếng kêu là kinh cầu
những thế kỉ chờ đợi

tôi thèm sống như thèm chết
giữa hơi thở giao thoa
ngực cháy lửa
tôi gọi khẽ
em
hãy mở cửa trái tim
tâm hồn anh vừa sống lại thành trẻ thơ
trong sạch như một lần sự thật

Tôi không còn cô độc
1 2
Nguồn talawas


Thú thực, cho đến lúc sắp đi xa, GCC cũng vẫn không làm sao hỉểu được, từ "sao", trong "buổi chiều sao vỡ vào chuông giáo đường", nghĩa là gì, sao là tại sao, hay là ngôi sao. Có lần, khi còn tụ tập ở nhà bà cụ Chất, Nguyễn Quốc Sủng, thay mặt cả bọn, hỏi ông. Ông không trả lời, mà giải thích chung chung, thơ tự do là những tập hợp, kết hợp, association, của những hình ảnh...
Nếu như thế, căn cứ vào câu "ngoài phố nắng thủy tinh", thì "sao", là những ngôi sao, của nắng thuỷ tinh, vỡ vào chuông giáo đường?
Nhưng khi hỏi, mưa ô buy là mưa gì, thì ông trả lời, ô buy là trái đại bác, trái phá!
 
http://www.tanvien.net/vietngan/vn06_dich_la_so.html


đâu phải thứ mưa ô buy vào thành phố

1954, vào Nam, thi sĩ Thanh Tâm Tuyền có lẽ là một trong những người đầu tiên có những dòng thơ văn về Hà Nội, bên cạnh những dòng nhạc của một "Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội", hay "Hướng Về Hà Nội". Câu thơ trên, tôi chỉ nhớ loáng thoáng, trong tập "Tôi không còn cô độc", đã một thời làm ngơ ngẩn cả đám bạn bè hồi cùng học trung học. Ngớ ngẩn, đúng hơn.

Số là Phạm Năng Cẩn rất mê câu thơ đó. Anh cứ ngâm đi ngâm lại khiến Nguyễn Quốc Sủng đâm ra thắc mắc, hỏi, mưa ô buy là mưa gì? Tôi nhớ là, bạn Cẩn ngớ ra, và... cương đại: mưa ô buy là một thứ mưa bụi (buy biến thành bụi), hạt lấm tấm như nhũ kim cương trên những chiếc áo Mùa Thu, Hà Nội!

Sủng coi bộ không hài lòng với một lời giải thích rất thơ như vậy. Một bữa, trong lúc cả đám vây quanh nhà thơ, anh hỏi. Thi sĩ trả lời: ô buy là một từ tiếng Pháp, obus. Mưa ô buy là mưa đại bác, mưa trái phá!

Sau này tôi được biết, người miền nam gọi trái phá là trái ô buy. Họ gọi phạm nhe là người y tá, và hồi mới vào Sài Gòn, tôi đã từng khổ sở vì không hiểu nghĩa của nó, sau cùng truy ra, là do từ tiếng Pháp, infirmier. 

Nước Pháp, “hóa thân” vào miền nam, qua từ obus; rồi miền nam “hóa thân” vào từ ô buy, và được một nhà thơ miền bắc âu yếm sử dụng cho... Hà Nội, ôi chao số phận của “trái đại bác” Tây, nhờ một miền đất, rồi nhờ một nhà thơ, biến thành cơn mưa bụi ở một miền đất khác, trong cùng một quê nhà, sao mà may mắn hơn cái từ chiên hẩm hiu thế!

Bởi vì không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ sử dụng từ “mưa ô-buy”: ông vẫn bị những cơn mưa từ cái thành phố mà ông từ bỏ ám ảnh, cũng như không phải ngẫu nhiên mà ông bạn ngày xưa của tôi tán ẩu, ông cũng bị ám ảnh....

Tuong Niem DNM

SN_GCC_2016

Ta tha thứ cho mi, vì mi có nhiều kẻ thù quá!
BHD phán, từ phiá bên kia vọng qua!

Nhớ, hồi mới quen BHD, về khoe nhặng với bạn C. trong Thất Hiền, bạn gật gù thông báo với cả bọn, Thánh nữ đó, mỗi lần Thánh nữ phán, là một Thánh ngôn đối với bạn Gấu ta!
Còn bà cụ C thì lắc đầu, nhà đó không chịu nổi một thằng như mày đâu!
Ông anh bèn cãi lại, nó lấy con H. chứ đâu phải gia đình con H. Mày cứ lấy nó đi, đem nó ra khỏi cái gia đình đó, là đại phúc cho con H đấy!
Ui chao, đúng ra, ông phải nói, đại phúc cho thằng Gấu chứ!
Mày lấy nó đi.
Ôi sao đơn giản như thế mà Gấu không làm được!
Về già, nghĩ lại, mới thấm đòn, tại sao ngày đó ngu thế. Vừa mới nghe em nói bây giờ H hết lãng mạn rồi, là điên lên, may là chưa tát tai cho em một cái, đúng như DP, thằng bạn của thằng em trai đã tử trận, khi đọc đoạn chạy theo em ở nơi cổng trường Đại Học Khoa Học:
-Gặp tay em là em bạt tai cho vài cái rồi!
Sau này, nhớ lại Maugham, nhớ ra cái mẹo của cô gái ở trong một truyện ngắn của ông, khi tìm cách tống cổ ông Phó Vương ra khỏi nhà, thì mới vỡ ra rằng, BHD cố tình nói như vậy, để tống cổ Gấu ra khỏi gia đình của cô, tránh cho Gấu cái khổ, phải dạ dạ vâng vâng thưa Bố, với ông bố vợ Bắc Kít!
Một mình em gọi ông ta là Bố là quá đủ rồi!
*
Ta tha thứ cho mi, vì mi ngu quá, không hiểu lòng ta. Ta không muốn mi phải gọi cái ông bố của ta là bố, nên đành phải từ chối tình mi.
Mi vừa ngu, vừa kiêu ngạo, vừa bướng bỉnh, vừa quá yêu ta... Chỉ cần ta giả đò lắc đầu, là mi bỏ đi, ta biết trước như vậy...
Ui chao, sao mà khôn như thế, đúng là Gái Bắc Kít!
*
Trong Lục Mạch Thần Kiếm, A Châu có tài hóa trang thần kỳ, đóng giả vai Kẻ Đại Ác Đoàn Chính Thuần, chịu chết dưới Giáng Long Thập Bát Chưởng của người yêu là Kiều Phong, trong khi ngắc ngoải, nằm trong lòng Kiều Phong, nghe người yêu gặng hỏi, tại "nàm" sao mà nàng phải "nàm" như vậy, à, thôi ta hiểu rồi, nàng sợ ta đánh chết Đoàn Chính Thuần, dòng họ Đoàn có Lục Mạch Thần Kiếm sẽ kiếm ta giết đi để trả thù…
A Châu mỉm cười mà đi, chàng hiểu em rồi, em chết là vì chàng, cho chàng, chứ không vì ai khác.
Bởi thế, mà, qua bên kia, BHD mới ngoái lại mà nói rằng, ta tha thứ cho mi, vì cái chuyện, mi không hiểu lòng ta, đâu phải ta không yêu thương mi, mà vì ta không muốn làm nhục mi, khi bắt mi gọi ông bố Bắc Kít của ta là bố!

'Cảm tạ ông Gấu'
Wednesday, June 10, 2009 12:27 PM
From:
To:
Kính gửi nhà văn Nguyễn Quốc Trụ,
5, 7 năm nay, có thể chỉ 1, 2 năm, không nhớ rõ bắt đầu đọc ông từ lúc nào, đọc ở đâu, nhưng cảm thấy nợ nặng, nặng nợ cùng ông từ lâu lắm nên kính gửi ông vài lời cảm ơn, ngộ nhỡ có thình lình đi tầu suốt, ai biết được, ngoài bẩy chục sống nay chết mai đâu chừng, xin ông vui lòng nhận cho lời cảm ơn của tấm lòng biết ơn chân thành này từ một độc giả lẽo đẽo vất vả theo ông trên giấy mực lem nhem lẫn những trang mạng chen chúc chằng chịt.
Học hỏi được nhiều, cứ ung dung thuổng 5, 7% kiến thức rung cảm ông ghi đó là tôi cũng đủ tiêu xài đến cuối đời, lại nhận ra thấp thoáng đời cũ từ tản cư hồi cư di cư rồi di tản, thấy chuyện bông hoàng lan của mình trong hình ảnh bông hồng đen, thấy rụt rè mến phục Bếp Lửa đọc dạo nào trên xe đò đoạn đường Búng Lái Thiêu trong giọng ông hùng hồn ngợi khen Bếp Lửa, Một chủ nhật khác ... không dám chửi cha mấy thằng mấy con Bắc Kít, yankee mũi tẹt thì thỏa dạ nghe ông viết giùm nỗi thù hận thâm căn cố đế mang từ những trại Suối Máu, Trảng Sụp, Phú Quốc, Xuân Lộc, hết K nọ đến K kia, lia chia abc 123 có đủ!
Cảm ơn ông Gấu, chúc ông vui mạnh luôn để cho độc giả ông được hưởng lợi.
Xin ông bảo trọng.
TB: Tuần trước tôi cũng lên Ottawa đi qua mấy chỗ ông chụp hình, hãnh diện lắm. Chỉ tiếc uất kim hương đã tàn cả nên lếch thếch theo con cháu lên nhà thủy tạ ăn ba cái cọng khoai tây chiên chua cả miệng, mệt cả người.

Phúc đáp: Đa tạ.
Gấu mấy bữa nay đau nặng, thì nhận được thư bạn. Thật đỡ quá.
Khi nào mạnh, sẽ viết thêm.
Cho gửi lời cảm tạ và chúc an khang tới toàn gia đình bạn.
NQT
*

Nghe anh Trụ bệnh nặng, thăm và chúc chóng hồi phục để còn chở cháu đi chơi và chụp hình, và nhất là viết cho thiên hạ đọc .
Cám ơn đã đọc sách giùm, nhất là đọc và đem về những tản mạn cũng như những bài viết thú vị lấy từ các trang mạng và blogs .
Nhân vụ ông già 88 tuổi James Von Brunn xách súng vào  Holocaust Museum ở Washington D.C.bắn chết người mới thấy rằng lòng thù hận không hạn tuổi . (1)
Chúc khỏe ,
K
*
Tks, both of  U.
Bịnh hết rồi, nhưng còn yếu xìu. Hết còn khoẻ và viết như trâu [chữ của O]!
NQT
(1)

"It's better to be strong than right," he said in one of his dark screeds online, "unless you like dying. Crowds hate good guys."
Một ông bài Do Thái vô Bảo Tàng tưởng niệm Lò Thiêu xả súng bắn tưới. "Bạn phải mạnh, không cần bạn phải đúng. Không lẽ bạn thích chết, bị người ta giết? Đám đông ghét thiện nhân."



*

Thảo Trần nhận thẻ công dân Canada 1997


Thảo Trần

Nay ong Gau,
Toi thay cai bai "van te" hay lam ong a ! (1)
Thảo Trường

Ối ! Trụ ơi! Bốn mươi năm chung sống
Hai mươi năm lưu lạc xứ người,
Em đi làm- anh ở nhà viết văn đọc sách.
Ra đường – em lái xe- anh lười seatbelt-
Nên ngồi băng sau làm ông chủ,

Còn hai mươi năm kia,
hết mười năm anh ở trong tù,
em nuôi mẹ nuôi con,
mười năm đầu từ khi cưới nhau
cô phù dâu theo anh về trong giấc chiêm bao !!

Em đi dạy học- anh làm công chức,
Sáng anh ngồi quán Cái Chùa.
Cà phê sữa, croissant
Trưa lang thang đại lộ Hàm Nghi - Cầu Calmette
Tối thì Văn Cảnh- Đêm Mầu Hồng.
Không ai kèn cựa với người đã chết.

Tù trong tù.

Đó là tình cảnh Gấu, khi quá nhớ nhà, quá đói, không biết chuyện gì xẩy ra cho gia đình, không làm sao bắn tin về nhà.... và trong lúc đang lao động cải tạo, do tuổi già, được phân về tổ công tác trồng rau, đã đột nhiên phát khùng và cứ thế bỏ chạy về phía ven rừng phiá trước, và vừa chạy đến ven rừng, là kiệt sức, bèn kiếm một lùm cây khá dầy, nằm lăn ra thở, chờ mấy anh chàng bảo vệ nông trường cải tạo tới, xách về, chẳng khác gì một tấm rẻ rách.
Gia đình Gấu đã biết Gấu bị bắt đưa đi cải tạo tại Đỗ Hòa, do một chú thiếu niên trốn trại, thoát, hai ba tuần trước đó, thương tình, và nhớ lời dặn, tìm đến nhà đưa tin giùm.
Gấu đang thụ hình tù trong tù, tại tổ trừng giới, và đang lao động, thì có tin người nhà lên thăm nuôi.

Cậu thiếu niên, lạ làm sao, rất khoái Gấu, tin Gấu, nói cho Gấu biết, cậu sẽ trốn trại, và nếu được, sẽ cho Gấu đi cùng.
Sau đó, cậu nghĩ ra kế hoạch trốn trại, thật đơn giản, nhưng có cơ may thành công.
Bữa đó chủ nhật, không phải đi lao động, kiếm một góc, cậu nói với Gấu, không thể nào trốn từ đội lao động, mà phải tìm cách để được đưa ra khỏi đội. Cách tốt nhất, là làm ra bệnh, mà phải là bệnh thiệt, để được đưa lên khu trạm xá. Từ đó, mới có thể trốn được.
Gấu nói, đúng như thế, nhưng ra khỏi trại, vẫn không thể nào thoát, chung quanh rừng, trời, nước mênh mông, làm sao thoát, thoát đi đâu.
Cậu thiếu niên nói, phần đó để ông Trời tính.
Quả đúng như thế, cậu làm ra bệnh ỉa chảy, được cấp tốc cách ly, và trong đêm trốn trại, được một ghe chài đưa về tận Sài Gòn.

*

Ai đã từng ở tù VC đều hiểu rõ, một trong những mục tiêu dã man nhất của nó, không phải là tranh thủ thiện tính của người tù, làm sao cho người tù yêu VC, yêu quản giáo, mà là, làm sao chuyển hận thù của tù qua... tù, tức là qua mấy tay được VC ban cho chút quyền lực, làm đội trưởng, làm bảo vệ, làm đầu bếp... Và người tù, thì bằng mọi cách, phải tâm niệm, cái thằng ăng ten, chính là mình, nhưng không còn là mình ! Bạn ở tù VC, và sẽ nhận ra chân lý, VC hiền vô cùng, bao cái ác của VC, là mấy tay ăng ten, mấy tay được VC cất nhắc, lãnh đủ.
Theo nghĩa đó, một khi bạn bị đưa vô tổ trừng giới, là VC không còn nữa, chỉ còn có tù với tù: Chúng mày chơi lẫn nhau đấy nhé ! Đáy địa ngục, nếu có, là vào những giờ phút này.
Nói như thế, để bạn hiểu rằng, khi nghe tin có người nhà thăm nuôi, Gấu chỉ còn có nước than Trời, tại sao lại vào lúc này?

Nông trường cải tạo Đỗ Hòa có hai loại bảo vệ, một của Đội, và một của Nông Trường. Bảo vệ nông trường là Ông Trời, hách hơn cán bộ VC rất nhiều, bởi vì cán bộ VC, tức quản giáo ít khi phải ra mặt, chỉ những dịp lễ lớn, những khai mạc nghị quyết, những huấn dụ...
Đám bảo vệ nông trường đa số còn trẻ, cũng là tù, nhưng được quản giáo tin cậy, rút ra làm lực lượng nồng cốt.
Một trong những tay như thế đó, tới hiện trường lao động, yêu cầu cho Gấu tới nhà hội, để gặp người thân.
Gặp rồi, tay này đưa Gấu về tổ trừng giới, cất ba đồ thăm nuôi, và đưa Gấu ra hiện trường tiếp tục lao động.
Trên đường từ hiện trường lao động tới "Nhà Hội", tay này căn dặn Gấu, đại khái như sau, như Gấu còn nhớ được: 

Anh đang bị án tù trong tù. Khi gặp người thân, hãy tranh thủ ăn, còn bao nhiêu, về Tổ, tụi nó sẽ cướp hết.
Tôi đã kiểm tra, người nhà của anh giấu mấy trăm đồng ở trong mấy ký gạo. Lát nữa, anh lấy tiền đó ra, giấu thật kỹ. Số tiền này sẽ cứu mạng anh đấy.

Bạn không thể tưởng tượng, lần gặp gia đình đó, nó bi hài đến thế nào
Gấu Cái nói mặc Gấu Cái, Gấu Cái khóc mặc Gấu Cái,
Gấu Đực tranh thủ nhét đồ ăn ngập miệng.

Bây giờ, đọc lại đoạn trên, thì nhớ ra là, chính Gấu đưa ra ý tưởng, muốn trốn trại là phải trốn từ Khu bịnh viện của Trại, cho cái cậu thanh niên, cũng tù nhân.
Còn cái tay ra hiện trường đưa Gấu về Nhà Hội gặp Gấu Cái, là TNXP, cán bộ Trại, chuyên khám đồ thăm nuôi của tù.



*


The Charles Eliot Norton Lectures 1967-1968
http://tanvien.net/new_daily_poetry/5.html

Fernando PESSOA & Co. 

TO TRAVEL!
TO CHANGE COUNTRIES

To travel! To change countries!
To be forever someone else,
With a soul that has no roots,
Living only off what it sees!

To belong not even to me!
To go forward, to follow after
The absence of any goal
And any desire to achieve it!

This is what I call travel.
But there's nothing in it of me
Besides my dream of the journey.
The rest is just land and sky.

20 SEPTEMBER 1933

Du lịch!
Thay đổi xứ sở

Du lịch! Thay đổi xứ sở
Là 1 kẻ nào đó, mãi mãi, suốt đời.
Với một linh hồn không gốc rễ
Nhìn thấy gì, sống thế đó. 

Đếch thuộc về, ngay cả tôi
Tới, tới tới mãi
Hoặc theo sau
Cái vắng bóng của bất cứ mục tiêu,
Hay bất cứ ước mong, để mà
Hoàn tất, thành tựu.

Đó, tôi gọi du lịch.
Nhưng chẳng có cái chó gì ở bên trong tôi
Ngoài giấc mộng về chuyến đi
Cái còn lại, là đất và trời.
 

THE CHILD THAT LAUGHS
IN THE STREET

The child that laughs in the street,
The song one hears by chance,
The absurd picture, the naked statue,
Kindness without any limit – 

All this exceeds the logic
Imposed on things by reason,
And it has something of love,
Even if this love can’t speak

4 OCTOBER 1934

Đứa trẻ cười ngoài phố

Đứa trẻ cười ngoài phố
Bản nhạc tình cờ nghe
Bức hình phi lý, pho tượng khỏa thân
Tất cả những cái này thì vượt quá lô gíc -

Thứ khốn đó đặt để lên sự vật bằng lý trí
Và còn điều này:
Nó có cái gì đó của tình yêu
Dù tình yêu câm,
Đếch nói ra được.

ALMOST ANONYMOUS
YOU SMILE

Almost anonymous you smile
And the sun gilds your hair
Why is that, to be happy
We cannot know we are?

Hầu như vô danh,
em mỉm cười.

Hầu như vô danh, em mỉm cười.
Và mặt trời rát vàng tóc em.
Phải vậy không, để được hạnh phúc,
Chúng ta không thể biết, chúng ta là?

23 SEPT 1932

SOME MUSIC

Some music, any music at all
As long as it cures my soul
Of this uncertainty that longs
For some kind, any kind of calm 

Some music – a guitar, fiddle,
Accordion or hurdy-gurdy…
A quick, improvised melody…
A dream without ant riddle…

Something life has no part in it
Fado, bolero, the frenzy
Of the dance that just ended…
Anything not to feel the heart!


*

Auden thought of poetry as dual: poetry as song, poetry as truth. It's perhaps this that, in his poem Their Lonely Betters', written in 1950, made him sceptical of birds who sing without feeling and with no regard for truth.
Auden nghĩ thơ thì lưỡng, kép, có đôi: thơ như bài hát, bài ca;thơ như sự thực.
Có lẽ vì thế, mà trong bài thơ dưới đây, cho thấy, ông hoài nghi chim chóc, chúng hát, mà không có "feeling" cái con mẹ gì, và cũng đếch thèm để ý đến sự thực!

Their Lonely Betters

As I listened from a beach-chair in the shade
To all the noises that my garden made,

I t seemed to me only proper that words
Should be withheld from vegetables and birds.

A robin with no Christian name ran through
The Robin-Anthem which was all it knew,
And rustling flowers for some third party waited
To.say which pairs, if any, should get mated.

Not one of them was capable of lying,
There was not one which knew that it was dying
Or could have with a rhythm or a rhyme
Assumed responsibility for time.

Let them leave language to their lonely betters
Who count some days and long for certain letters;
We, too, make noises when we laugh or weep:
Words are for those with promises to keep.
   
Auden died in Vienna in 1973, when he was only sixty-six, but it would be hard to say his work was not finished. His output had been prodigious, and he went on working right until the end in a routine that was every bit as rigid as that of Housman, whom he so briskly diagnosed when he was a young man (,Deliberately he chose the dry-as-dust, / Kept tears like dirty postcards in a drawer'). But you're no more likely to find consistency in a writer than you would in a normal human being. Besides, as Auden himself said: 'At thirty I tried to vex my elders. Past sixty it's the young whom I hope to bother.' I would be hard put to say what a great poet is, but part of it, in Auden's case, is the obscurity with which I started. If his life has to be divided into two parts, there are great poems in both. Perhaps he was too clever for the English. Bossy
and not entirely likeable, when he died his death occasioned less regret than that of Larkin or Betjeman, though he was the greater poet. This would not have concerned him as he was not vain: criticism seldom bothered him nor did he covet praise or money. And though he would have quite liked the Nobel Prize, all he demanded at the finish was punctuality. I'll end with the final part of the poem Auden wrote in
memory of another poet, W. B. Yeats, who died in January 1939. The last two lines are inscribed on Auden's memorial in Westminster Abbey.

Hai dòng thơ chót bài thơ tưởng niệm Yeats được khắc trên mộ bia của Auden.

In the prison of his days
Teach the free man how to praise.

Bài thơ thần sầu này mở ra cõi thơ của Brodsky, như David Remnick viết:

Hai đoạn thơ sau đây của Auden đã làm ông "ngộ" ra: 

Time that is intolerant
Of the brave and innocent,
And indifferent in a week
To a beautiful physique,
 

Worships language and forgives
Everyone by whom it lives;
Pardons cowardice, conceit,
Lays its honor at their feet. 

Thời gian vốn không khoan dung
Đối với những con người can đảm và thơ ngây,
Và dửng dưng trong vòng một tuần lễ
Trước cõi trần xinh đẹp, 

Thờ phụng ngôn ngữ và tha thứ
Cho những ai kia, nhờ họ, mà nó sống;
Tha thứ sự hèn nhát và trí trá,
Để vinh quang của nó dưới chân chúng.

Auden

Ông bị xúc động không hẳn bởi cách mà Auden truyền đi sự khôn ngoan - làm bật nó ra như trong dân ca - nhưng bởi ngay chính sự khôn ngoan, ý nghĩa này: Ngôn ngữ là trên hết, xa xưa lưu tồn dai dẳng hơn tất cả mọi điều khác, ngay cả thời gian cũng phải cúi mình trước nó. Brodsky coi đây là đề tài cơ bản, trấn ngự của thi ca của ông, và là nguyên lý trung tâm của thơ xuôi và sự giảng dạy của ông. Trong cõi lưu đầy như thế đó, ông không thể tưởng tượng hai mươi năm sau, khăn đóng, áo choàng, ông bước lên bục cao nơi Hàn lâm viện Thụy-điển nhận giải Nobel văn chương, nói về tính độc đáo của văn chương không như một trò giải trí, một dụng cụ, mà là sự trang trọng, bề thế xoáy vào tinh thần đạo đức của nhân loại. Nếu tác phẩm của ông là một thông điệp đơn giản, đó là điều ông học từ đoạn thơ của Auden: "Sự chán chường, mỉa mai, dửng dưng mà văn chương bày tỏ trước nhà nước, tự bản chất phải hiểu như là phản ứng của cái thường hằng - cái vô cùng - chống lại cái nhất thời, sự hữu hạn. Một cách ngắn gọn, một khi mà nhà nước còn tự cho phép can dự vào những công việc của văn chương, khi đó văn chương có quyền can thiệp vào những vấn đề của nhà nước. Một hệ thống chính trị, như bất cứ hệ thống nào nói chung, do định nghĩa, đều là một hình thức của thời quá khứ muốn áp đặt chính nó lên hiện tại, và nhiều khi luôn cả tương lai..." 


from In Memory of W B. Yeats
(d. Jan. /939)
Earth, receive an honoured guest:
William Yeats is laid to rest.
Let the Irish vessel lie
Emptied of its poetry.

Time that is intolerant
Of the brave and innocent,
And indifferent in a week
To a beautiful physique,

Worships language and forgives
Everyone by whom it lives;
Pardons cowardice, conceit,
Lays its honours at their feet.

Time that with this strange excuse
Pardoned Kipling and his views,
And will pardon Paul Claudel,
Pardons him for writing well.

In the nightmare of the dark
All the dogs of Europe bark,
And the living nations wait,
Each sequestered in its hate;

Intellectual disgrace
Stares from every human face,
And the seas of pity lie
Locked and frozen in each eye.

Follow, poet, follow right
To the bottom of the night,
With your unconstraining voice
Still persuade us to rejoice;

With the farming of a verse
Make a vineyard of the curse,
Sing of human unsuccess
In a rapture of distress;

In the deserts of the heart
Let the healing fountain start,
In the prison of his days
Teach the free man how to praise.

http://tanvien.net/Dayly_Poems/Auden.html

Tưởng niệm Yeats

I

Nhà thơ biến mất vào cái chết mùa đông
Những con suối đóng băng, những phi trường gần như bỏ hoang
Và tuyết huỷ hoại những pho tượng công cộng
Thời tiết chìm vào trong miệng của ngày chết
Ôi, tất cả những công cụ thì đều đồng ý
Ngày nhà thơ mất đi là một ngày lạnh giá, âm u.

Thật xa sự bịnh hoạn của ông
Những con chó sói băng qua những khu rừng xanh rờn
Con sông nơi quê mùa chẳng bị cám dỗ bởi những bến cảng sang trọng
Bằng những giọng tiếc thương
Cái chết của thi sĩ được tách ra khỏi những bài thơ của ông.

Nhưng với ông, thì đây là buổi chiều cuối cùng, như chính ông
Một buổi chiều với những nữ y tá và những tiếng xầm xì;
Những địa phận trong cơ thể ông nổi loạn
Những quảng trường trong tâm trí ông thì trống rỗng
Sự im lặng xâm lăng vùng ngoại vi
Dòng cảm nghĩ của ông thất bại: ông trở thành những người hâm mộ ông

Bây giờ thì ông phân tán ra giữa hàng trăm đô thị
Với trọn một mớ cảm xúc khác thường;
Tìm hạnh phúc của ông ở trong một cảnh rừng khác
Bị trừng phạt bởi một luật lệ ngoại về lương tâm.

Nhưng trong cái quan trọng và tiếng ồn của ngày mai
Khi đám brokers gầm rú như những con thú ở sàn Chứng Khoán,
Và những người nghèo đau khổ như đã từng quen với đau khổ,
Và mỗi kẻ, trong thâm tâm của chính kẻ đó, thì hầu như đều tin tưởng ở sự tự do của nhà thơ;
Và chừng vài ngàn người sẽ nghĩ về ngày này
Như 1 kẻ nghĩ về một ngày khi một kẻ nào đó làm một điều không giống ai, khác lệ thường

Ôi, bao nhiêu công cụ thì đều đồng ý
Ngày nhà thơ ra đi thì là một ngày âm u, giá lạnh

II

Bạn thì cũng cà chớn như chúng tớ: Tài năng thiên bẩm của bạn sẽ sống sót điều đó, sau cùng;
Nào cao đường minh kính của những mụ giầu có, sự hóa lão của cơ thể.
Chính bạn; Ái Nhĩ Lan khùng đâm bạn vào thơ
Bây giờ thì Ái Nhĩ Lan có cơn khùng của nó, và thời tiết của ẻn thì vưỡn thế
Bởi là vì thơ đếch làm cho cái chó gì xẩy ra: nó sống sót
Ở trong thung lũng của điều nó nói, khi những tên thừa hành sẽ chẳng bao giờ muốn lục lọi; nó xuôi về nam,
Từ những trang trại riêng lẻ và những đau buồn bận rộn
Những thành phố nguyên sơ mà chúng ta tin tưởng, và chết ở trong đó; nó sống sót,
Như một cách ở đời, một cái miệng.

III

Đất, nhận một vị khách thật là bảnh
William Yeats bèn nằm yên nghỉ
Hãy để cho những con tầu Ái nhĩ lan nằm nghỉ
Cạn sạch thơ của nó
[Irish vessel, dòng kinh nguyệt Ái nhĩ lan, theo nghĩa của Trăng Huyết của Minh Ngọc]

Thời gian vốn không khoan dung
Đối với những con người can đảm và thơ ngây,
Và dửng dưng trong vòng một tuần lễ
Trước cõi trần xinh đẹp,

Thờ phụng ngôn ngữ và tha thứ
Cho những ai kia, nhờ họ, mà nó sống;
Tha thứ sự hèn nhát và trí trá,
Để vinh quang của nó dưới chân chúng.
Thời gian với nó là lời bào chữa lạ kỳ
Tha thứ cho Kipling và những quan điểm của ông ta
Và sẽ tha thứ cho… Gấu Cà Chớn
Tha thứ cho nó, vì nó viết bảnh quá!

Trong ác mộng của bóng tối
Tất cả lũ chó Âu Châu sủa
Và những quốc gia đang sống, đợi,
Mỗi quốc gia bị cầm tù bởi sự thù hận của nó;

Nỗi ô nhục tinh thần
Lộ ra từ mỗi khuôn mặt
Và cả 1 biển thương hại nằm,
Bị khoá cứng, đông lạnh
Ở trong mỗi con mắt

Hãy đi thẳng, bạn thơ ơi,
Tới tận cùng của đêm đen
Với giọng thơ không kìm kẹp của bạn
Vẫn năn nỉ chúng ta cùng tham dự cuộc chơi

Với cả 1 trại thơ
Làm 1 thứ rượu vang của trù eỏ
Hát sự không thành công của con người
Trong niềm hoan lạc chán chường
Trong sa mạc của con tim
Hãy để cho con suối chữa thương bắt đầu
Trong nhà tù của những ngày của anh ta
Hãy dạy con người tự do làm thế nào ca tụng.

NGUYỄN LƯƠNG VỴ 

PHỐ CŨ DƯƠNG CẦM THU

Lá vàng rơi thương tưởng Dương Cầm Thu
Phố ươm nắng vàng câm. Âm biếc nắng
Bờ bến gọi. Thức tròn mùa xa vắng
Em đi đâu?! Dương cầm réo sông xa

Dương Cầm Thu ngấm men rượu Hoàng Hoa
 Phố thầm nhắc một mái lầu phong nguyệt
Màu cổ điển. Rằm phơi âm bất tuyệt
Em đi đâu?! Cỏ ướt khúc tình sầu

Dương Cầm Thu tóc xõa Dương Cầm Nâu
Phố khuya hát ngàn sông. Rêu nhớm rễ
Âm níu Nhạc. Ngàn sông bay nắng xế
Để ngàn khuya tan theo Dương Cầm Thu

Muốt tay em mềm hết dấu sương mù
Phố điêu khắc. Dương Cầm Thu chín đỏ
Lá say hết âm vang chìm đáy mộ
Nắng vàng câm. Âm biếc nắng nhớ nhau

Nắng vàng câm. Vang bóng đến ngàn sau
Phố ngực nõn dậy thì trăng ướt mượt
Phím chất ngất. Dương Cầm Thu hẹn ước
Trăng gọi nước xuôi ngàn. Đàn vang bước em đi…
 8/2005

Quả là một khúc thần sầu. Chất viril [chất đực], chất eros [chất huê tình], chất sauvage [dã man, tàn bạo]... nhưng cũng thật thơ mộng:
Em đi đâu, cỏ ướt khúc tình sầu.
Thơ NLV âm vang thơ của những bậc đi trước ông.
Rõ nhất, là Joseph Huỳnh Văn, rồi tới Bùi Giáng, rồi tới Thanh Tâm Tuyền [chất đàn ông, hung bạo mà cả hai đấng kia không hề có].
Có lần, Gấu thú thực, chưa tìm ra chìa khoá vô cõi thơ NLV. Có NTN, lần anh viếng thăm Mẽo, và nhà thơ này gật gù, đúng, mỗi cõi thơ là mỗi chìa khoá. Thơ của tôi, chìa khoá nằm ở mãi cõi Thơ Đường.
Nói chung, thơ của mấy ông này, chìa khóa thì đều nằm trong Cõi Điên cả. (2)

Nhã Tập

Thơ Joseph Huỳnh Văn, đăng độc nhất 1 lần, khi anh còn sống, trên tờ báo do anh và bè bạn chủ trương, và không hề bất cứ 1 nơi nào khác.
Số báo này, nhờ thi sĩ Hà Tuệ, tức Nguyễn Tân Văn mà có lại được. Anh là người lưu giữ thủ bút mấy bài thơ của Joseph Huỳnh Văn post trên TV. Joseph ở đây, là tên thánh, như Joseph Brodsky

*

*


*

*

Những tóc hoài trên đồi

Áo chàm xưa vắng dấu sương mờ
Một ngày trót thương nhau không nắng
suối hiền mơ
Nuôi xanh mãi vầng trăng
mưa trầm lắng
kết tóc hoài trên đồi
chiều đạm bạc xa nhau không biết nói
nhớ người
dõi núi thuở tàn trăng

Joseph Huỳnh Văn

Tưởng Niệm Joseph Huỳnh Văn
Joseph HV-Đỗ Long Vân
Lần Giỗ Thứ Muời, 2005


 Joseph Huỳnh Văn là một thi sĩ. Chúng tôi quen nhau những ngày làm Tập san Văn chương. Có Nguyễn Tử Lộc, đã chết vì bệnh tại Sài-gòn ít lâu sau 75. Phạm Hoán, Phạm Kiều Tùng, Nguyễn Đạt, Nguyễn Tường Giang... Huỳnh Văn là Thư ký Tòa soạn. Không có Phạm Kiều Tùng, tập san không có một ấn loát tuyệt hảo. Nguyễn Đông Ngạc khi còn sống vẫn tự hào về cuốn Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta (Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam) do anh xuất bản, Phạm Kiều Tùng, Phạm Hoán lo in ấn, trình bày. Bạn lấy đầu một cây kim chấm một đầu trang. Dấu chấm đó sẽ xuyên suốt mọi đầu trang thường của cuốn sách. Không có Nguyễn Tường Giang thì không đào đâu ra tiền và mối thiện cảm, độc giả, thân hữu quảng cáo dành cho tập san. Những bài khảo luận của Nguyễn Tử Lộc và sở học của anh chiết ra từ những dòng thác ngầm của nhân loại - dòng văn chương Anglo-Saxon - làm ngỡ ngàng đám chúng tôi, những đứa chỉ mê đọc sách Tây, một căn bệnh ấu trĩ nhằm tỏ sự khó chịu vì sự có mặt của những quân nhân Hoa-kỳ tại Miền Nam.

 Huỳnh Văn với lối nói mi mi tau tau là chất keo mà một người Thư ký Tòa soạn cần để kết hợp anh em. Bây giờ nghĩ lại chính thơ anh mới là tinh thần Tập San Văn Chương. Đó là nơi xuất hiện Cầm Dương Xanh , những bài thơ đầu mà có lẽ cũng là cuối của anh. Bởi vì sau đó, anh không đăng thơ nữa, tuy chắc chắn vẫn làm thơ, hoặc tìm thấy thơ trên những vân gỗ, khi anh làm nghề thợ mộc, những ngày sau 75, thay cho nghề bán cháo phổi, những ngày trước đó.

 "Mỗi thời đại, con người tự chọn mình khi đứng trước tha nhân, tình yêu, và cái chết." (Sartre, Situations). Trong thơ Nguyễn Bắc Sơn, tha nhân là những người ở bên kia bờ địa ngục, và chiến tranh chỉ là một cuộc rong chơi. Nguyễn Đức Sơn tìm thấy Cửa Thiền ở một nơi khác, ở Đêm Nguyệt Động chẳng hạn. Thanh Tâm Tuyền muốn trút cơn đau của thơ vào thiên nhiên:

Mùa này gió biển thổi điên lên lục địa...

 Còn Huỳnh Văn, có vẻ như anh chẳng màng chi đến cuộc chiến, hoặc cuộc chiến tránh né anh. Tinh thần mắt bão của thiên nhiên thời tiết, hay tinh thần mắt nghe, l'oeil qui écoute, của Maurice Blanchot?

 Ôi khúc Cầm Dương sầu quí phái

Đàn ai xanh ngát Trời Tây Phương.

Thơ anh là một ngạc nhiên, hồi đó.

Và tôi vẫn còn ngạc nhiên, bây giờ, khi được tin anh mất. (1)

Khi liên tưởng đến câu thơ của một người bạn:

Hồn Đông Phương thất lạc buồn Phương Tây

(thơ TKA)

Tôi không biết có phải Trời Tây Phương của anh lấy từ ý thơ cổ:

Vọng Mỹ Nhân hề, thiên nhất phương

(Có thể mượn ý niệm "con người hoàn toàn" (l'homme total), hay giấc đại mộng của Marx, làm nhịp cầu liên tưởng, để thấy rằng những Mỹ Nhân, Đấng Quân Vương, Thánh Chúa... trong thi ca Đông Phương không hẳn chỉ là những giấc mộng điên cuồng của thi sĩ):

 Vọng Mỹ nhân hề, thiên nhất phương

Vọng Mỹ nhân hề, vị lai

 Đọc trong nước, có vẻ như Thơ đang trên đường đi tìm một Mỹ nhân cho cả ngôn ngữ lẫn cuộc đời.

 Và Buồn Phương Tây, có thể từ ý thơ Quang Dũng:

Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương

(Tây Phương trong thơ Quang Dũng là Tây Phương Cực Lạc của một cõi Chùa Thầy, Sơn Tây, và cũng còn là vẻ đẹp của các cô thiếu nữ vùng này).

 Hay Tây Phương là cõi lưu đầy của lũ chúng tôi mà Joseph Huỳnh Văn đã nhìn thấy từ bao năm trước:

Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ

Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi.

-Tau đây này. Nhớ mi quá!

Nguyễn Quốc Trụ

 (1) Joseph Huỳnh Văn Hiến mất ngày 20/2/1995 tại Sài Gòn.

Thi sĩ ngồi bên ly cà phê chôm hai câu thơ của Joseph, ở đây.

Không hiểu sao hai câu thơ của Joseph Huỳnh Văn trích dẫn trên lại cứ lởn vởn trong đầu óc  Nguyễn tôi những ngày gần đây. Có phải giờ này gió mùa đang thổi trên khắp quê nhà, gợi lại những chuyến đi? Hay ngọn gió Santa Ana đang thổi suốt dọc giải đất Cali, làm dậy lên tiếng những chiếc phong linh bằng đất nung khua chạm vào nhau? Le vent se lève… Gió đã lên… Gió đã lên rồi… hãy thử sống xem sao?...

    Vậy đó, hai câu thơ gợi những âm vang. Kẻ viết những dòng này đã đọc khá nhiều thơ của Joseph Huỳnh Văn -những bài thơ nửa tượng trưng nửa siêu thực, những bài cầm dương xanh sầu quý phái- nhưng không hiểu sao hai câu thơ bình dị nói trên bỗng dưng lại có mê lực đưa lòng mình vào tưởng nhớ mông lung. Hai câu thơ thật giản dị nhưng khơi gợi nhiều quá. Phải chăng nó đã động phải những tầng sâu thẳm nào đó tận dưới đáy hồn -và đáy thời gian.

    Nhưng thôi hãy gượm. Trước khi nói về thơ, xin hãy nói về người. Con người đó là Joseph Huỳnh Văn. Nguyễn được đọc và nghe tên anh từ hồi tạp chí Thời Tập của Viên Linh. Joseph Huỳnh Văn. Cái tên lạ, nửa Tây nửa Ta, nhưng rồi cũng trở nên quen thuộc.
NXT

-Tau đây này. Nhớ mi quá!
NQT


Thơ Mỗi Ngày

Chúc vui, khỏe, và thanh thản trong mùa lễ cuối năm . (1)
Và gởi bài thơ cho GNV :

Đọc giữa hai hàng chữ

Hình như lúc em được tượng hình
Thượng Đế đang ngồi nhìn mông mênh
Lỡ tay đánh vỡ đôi mắt ngọc
Đành nhặt sương đôi hạt rơi quanh

Mắt em từ đó chẳng bao giờ
Nhìn cho thật rõ với người ta
Trần gian bỗng trở thành thi vị
Những hình, những bóng nhẹ nhàng qua

Thuở bé mẹ dắt tay cổ tích
Trong vườn đâu thấy những gai đâm
Đâu thấy sâu nằm trong tơ kén
Chỉ thấy hoa và bướm bâng khuâng

Anh cứ viết mực màu đen mướt
Chữ kẽm gai trên giấy đỏ tươi
Cứ việc nhắc những ngày lạnh buốt
Qua mắt em chỉ thấy mặt trời.

K

Tks. NQT

(1)

Note: Giáng Sinh 2011


TREATISE ON EMPTINESS

In a bookstore I accidentally ended up at the section on Tao, or
more precisely, by the Treatise on Emptiness.
I rejoiced, since that day I was perfectly empty.
What an unexpected meeting-the patient finds the doctor,
the doctor doesn't speak.

Adam Zagajewski

Luận về Lủng

Trong một tiệm sách, vào lúc tính chuồn, tôi thấy mình ở khu Tao, hay
chính xác hơn, vớ được cuốn Luận về Lủng.
Tôi sướng điên lên, thế là từ này mình hoàn toàn trống rỗng.
Đúng là 1 cuộc gặp gỡ không chờ đợi –
Bịnh nhân kiếm thấy bác sĩ,
Bác sĩ đếch thèm phán cái chó gì cả

AGAINST WHATEVER IT IS THAT'S
ENCROACHING

Best of all is to be idle,
And especially on a Thursday,
And to sip wine while studying the light:
The way it ages, yellows, turns ashen
And then hesitates forever
On the threshold of the night
That could be bringing the first frost.

It's good to have a woman around just then.
And two is even better.
Let them whisper to each other
And eye you with a smirk.
Let them roll up their sleeves and unbutton their shirts a bit
As this fine old twilight deserves.

And the small schoolboy
Who has come home to a room almost dark
And now watches wide-eyed
The grown-ups raise their glasses to him.
The giddy-headed, red-haired woman
With eyes tightly shut.
As if she were about to cry or sing. 

Chống lại bất cứ cái chi đang xâm lấn

Bảnh nhất trong tất cả, là ườn ra, đếch làm cái chó gì
Và đặc biệt là vào bữa Thứ Năm
Nhâm nhi ly rượu chát trong khi ngâm kíu ánh sáng:
Cách mà nó già đi, trở nên vàng, rồi xám tro, và sau đó,
ngần ngừ hoài ở ngưỡng đêm
Điệu này là thể nào cũng có đợt sương mù đầu mùa.

Tốt, là có 1 em quanh quẩn bên Gấu
Hai em thì còn gì bằng.
Để cho họ thì thầm giữa họ mí nhau
Và nhìn Gấu, điệu ơi là điệu!
Hãy để cho hai em cuốn tay áo, buông lơi một, hai cái nút
Như buổi chạng vạng tuyệt vời này xứng đáng được chiêm ngưỡng.

Cậu học trò nhỏ tuổi
Trở về nhà, vô căn phòng hầu như đã tối
Và, trố mắt nhìn
Những kẻ lõi đời nâng ly mời chú
Và người đàn bà tóc đỏ, đầu lảo đảo,
Với cặp mắt nhắm tít,
Như thể em sắp khóc, hoặc, hát.


Mit Critic

Ông cũng không phải là nhà phê bình văn học như ông Cuốc Kức thì làm sao mà đòi đào mả tên tuổi các ông bà nhà văn nhà thơ hải ngoại.
LB

Tất cả những nhà văn nhà thơ hải ngoại, do GCC lưu vong trễ, vừa ra được 1 phát là đều tìm cách làm quen, như đã kể, nhiều lần.
Diễn đàn nào Gấu cũng đều có mặt, có thể nói, nào talawas, nào hậu vệ, nào cánh én, nào gió đông...
Chỉ đến khi cả 1 bầy chó xúm lại tính làm thịt con sói cô đơn, Gấu mới đành phải bò về núi Tản Viên.

Nhưng, vấn đề ở đây, là, cái gì làm cho lũ khốn này khốn nạn như thế?
Đạo hạnh, đúng như Brodsky chỉ ra.
Đạo hạnh liên quan đến đẳng cấp, đến sống sót, đến Cái Đẹp Cứu Chuộc Thế Giới.
Một khi bạn viết ra hay đọc được
bản văn, 1 bài thơ, cực bảnh là bạn biết rằng cái giờ phán quyết cuối cùng đã được vặn lui đi 1 phút phù du!
Đó là ý nghĩa bài thơ Bài Thơ Chống Lại Tận Thế của Szymborska

*

Wislawa Szymborska's "Vermeer"

A poem against the apocalypse

Một bài thơ chống lại Tận Thế

Aug 27th 2010, 16:53 by More Intelligent Life, A.R. | NEW YORK

I HAPPENED upon this poem on the New York Review of Books's website, and was startled by how beautifully Wislawa Szymborska captures the dance between motion and stillness in Vermeer's "The Milkmaid"—a moment frozen yet continually happening.

Vermeer

So long as that woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration
keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn’t earned
the world’s end.

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.

"Vermeer", Wislawa Szymborska, translated from the Polish by Clare Cavanagh and Stanislaw Baranczak

Note: Bài thơ này, TV đã post, nay chỉ post thêm lời bình của tay Prospero.
Bản tiếng Việt, của TV, cũng phân biệt ra hai từ "W", và "w".
GNV cũng đọc nó trên tờ NYRB, như Prospero.
Thế mới thú chứ!

Một khi mà người đàn bà ở trong bức tranh ở viện bảo tàng Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.
Source

I love the shape of the poem—it thins like a stream of milk, pouring itself out. I also love the tension she sets up between the "W" and the "w", which appears hierarchical but is also slippery.
Tôi mê cái dáng của bài thơ - mỏng như sợi sữa, tự nó đổ nó ra, chẳng cần tới ai. Tôi cũng mê sức căng mà thi sĩ tạo ra, giữa W và w, nó làm lộ ra đẳng cấp nhưng cũng còn làm lộ ra sự trơn trượt.


Có thể nói, như trường hợp NXT trên đây, nhà văn nhà thơ hải ngoại nào, Gấu cũng mặt dày tìm cách làm quen trước!
Cái băng đảng văn học đầu tiên, ra hải ngoại Gấu mặt dày làm quen, là băng đảng ở Montreal.

* *

Gấu đang sinh hoạt VHNT
lé, lác xệch, trợn ngược cả mắt lên, vì nền VHNT hải ngoại!

To be a litterateur is to live under the sign of mere intellect, just as prostitution is to live under the sign of mere sex.
[W. Benjamin: Schriften II, 179].
Just as a prostitute betrays love, a litterateur betrays the mind.
Hannah Arendt: Tựa, cho cuốn Illuminations của Walter Benjamin.
[Nhà văn sống với chữ, thì cũng giống như bướm sống với cái số ta.
Và nếu như thế, bướm phản bội tình yêu, cũng như nhà văn phản bội cái đầu của mình].

Hồi mới qua, nhân đám này xuống Toronto chơi, ăn uống ở nhà 1 người bạn, dân địa phương, Nguyễn Tiến Văn kéo Gấu tới, Gấu cũng ngại, anh nói, ngại cái gì, phải thế thì mới "dấn thân, kíu nước Mít.... " được chứ, Gấu nghe có lý, bèn tới, và ngay lần gặp đầu tiên như thế, Gấu hỏi thẳng, có phải tờ báo của các anh là của Mặt Trận. Một anh trong bọn, nhận liền. Cảm động vì sự chân thực của anh, Gấu bèn viết cho tờ báo này, thay vì tờ LV ở Toronto.
Bài điểm
cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, đăng lần đầu ở Nắng Mới, của băng đảng này.
Rồi mấy bài thơ. Rồi nhận làm MC quảng cáo sách, thơ của băng này.
Nhớ, lần Hoàng Ngọc Hiến đi Mẽo nhận tiền Xịa "vẽ bộ mặt lưu vong" của Mít, trong lần về Hà Nội, Gấu được ông tặng copy bài viết, cảm tình tri ngộ, Gấu cho đăng, trên Tin Văn và cùng lúc trên Việt Báo.
Đấng Song Thao, thuộc băng này, vì được HNH xoa đầu tới quá, bèn lôi về trang của anh ta, nhưng thanh minh thanh nga, [chắc là
vì sợ bị lũ chống cộng điên cuồng xin tí huyết, vì dám quen VC ?], tôi không có quen ông này, nhưng thấy bài này đăng ở Việt Báo nên lôi về.
Anh ta biết rõ ràng, từ nguồn Tin Văn, nhưng vờ.
Đạo hạnh như thế, làm sao….  mỹ?

Đấng ST, chuyên viết phiếm, đọc ba chớp ba nhoáng báo lá cải của mũi lõ, rồi phăng ra, nghe nói đã sản xuất, vài ba
tá, tác phẩm.
Bạn của ông, là Du Tử Cà gọi, đây là võ công Ba Tư, Càn Khôn Đại Nã Di cái con mẹ gì đó,
kinh thế!
Canada còn 1 ông nữa, cũng chuyên viết kiểu này, và giữ 1 mục tạp ghi cho 1 tờ báo ở Mẽo. Một bữa, gấp quá, không kịp sào nấu, phă
ng phiếc, ông chơi đại 1 bài viết của 1 nữ tác giả. Bà này, bạn cho biết, bèn la lên, và giải thích, tôi đâu có muốn la, nhưng ông ta có cả 1 lố tác phẩm, nếu không la lên, thì người ta lại nghĩ, tôi mới là kẻ cắp!

Thú nhất, là, ông này, viết thư xin lỗi, và thú thực, đúng như GCC vừa kể lại!

Cái kiểu viết này, vào thời internet, viết hoài còn hoài. Đừng nghĩ là GCC phán, cả 1 lũ ăn cắp, nhưng mà thời nào văn chương đó!
Trang TV thì cũng làm thế, nhưng ghi rõ nguyên tác, nguồn.
Ông Trùm của thứ tạp ghi kiểu này, mà không hề ăn cắp, là Robert Walser.
Cái tay tác giả bài Bạt cho cuốn GCC mới mua, vừa mới ra lò, 2016, cho biết, Walser cũng sống bằng nghề ký sự gia,
viết phiếm, nhưng phiếm của ông khủng lắm, từ từ Tin Văn giới thiệu vài bài!

*  


  Gấu, nhà văn

Notes About Brodsky

Trong một tiểu luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính ông, cũng là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với dòng sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống người, khám phá ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê cung, chúng ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý phân biệt dựa trên đẳng cấp. Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới đống rác tìm đồ ăn, [ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự băng hoại thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt. Mandelstam đọc thơ cho vài bạn tù là khoảnh khoắc thần tiên còn hoài hoài

Một con người đàng hoàng, 1 nhà văn có tí đạo hạnh, thì phải cho biết nguồn gốc, thơ văn trích dẫn.
Câu thơ của Joseph Huỳnh Văn, tên thi sĩ ngồi bên tách cà phê đọc trên Tin Văn, vậy mà phịa ra là, hình như đọc trên Thời Tập của Viên Linh.
Đấng “Vua Phiếm”, biết rõ nguồn bài viết của HNH, là từ Tin Văn, vì GCC cho đăng cùng lúc trên Tin Văn và Việt Báo, chính GCC là người "type" bài viết, và cho đ
ăng trên Việt Báo.
Hắn không biết ơn thì chớ, còn vờ luôn nguồn.

Nguyễn Du nói, tâm bằng ba tài.
Brodsky, trong diễn văn Nobel, mỹ là mẹ của đạo hạnh (1).
Kafka, kỹ thuật là  “hữu thể”, [être], của văn chương.
Có vẻ như mấy ông này ăn nói ngược ngạo, giữa họ, nhưng, theo Gấu, cả ba, “tâm” “kỹ thuật”, “mỹ” đều liên quan tới, chỉ một câu hỏi, ‘viết thế nào’, [comment écrire].

Chính vì thế mà Brodsky mới nói tiếp, ‘bad style’ [viết dở], là do cái tâm khốn nạn, cái tà ma ác quỉ gây ra!

(1) In his Nobel Prize lecture, Brodsky sketches out an aesthetic on the basis of which an ethical public life might be built. Aesthetics, he says, is the mother of ethics, in the sense that making fine aesthetic discriminations teaches one to make fine ethical discriminations. Good art is thus on the side of the good. Evil, on the other hand, "especially political evil, is always a bad stylist" (On Grief, p.49).
Coetzee: Joseph Brodsky

“Trong diễn từ Nobel, Brodsky vạch ra một mỹ tín mà cuộc sống đạo đức của dân chúng sẽ được xây dựng trên nền tảng đó. Mỹ học như ông nói, là mẹ của đạo đức, theo nghĩa, con người càng trọng mỹ tới đâu thì sàng lọc ra cái vô đạo tới đó. Và nếu như vậy, nghệ thuật tốt sẽ ở về phía của cái tốt. Cái ác, cái tà ma, về mặt còn lại, ‘đặc biệt là cái ác chính trị, luôn luôn là một thứ văn phong tồi tệ”
Nguồn


Sách & Báo Mới

Imaginary Beings Book

The Sphinx

The Sphinx found on Egyptian monuments (called "Androsphinx" by Herodotus, to distinguish it from the Greek creature) is a recumbent lion with the head of a man; it is believed to represent the authority of the pharaoh, and it guarded the tombs and temples of that land. Other Sphinxes, on the avenues of Karnak, have the head of a lamb, the animal sacred to Amon. Bearded and crowned Sphinxes are found on monuments in Assyria, and it is a common image on Persian jewelry. Pliny includes Sphinxes in his catalog of Ethiopian animals, but the only description he offers is that it has "brown hair and two mammae on the breast."
    The Greek Sphinx has the head and breasts of a woman, the wings of a bird, and the body and legs of a lion. Others give it the body of a dog and the tail of a serpent. Legend recounts that it devastated the countryside of Thebes by demanding that travelers on the roads solve riddles that it put to them (it had a human voice); it devoured those who could not answer. This was the famous question it put to Oedipus, son of Jocasta: "What has four feet, two feet, or three feet, and the more feet it has, the weaker it is?" (1)
    Oedipus answered that it was man, who crawls on four legs as a child, walks upon two legs as a man, and leans upon a stick in old age. The Sphinx, its riddle solved, leapt to its death from a mountaintop.
    In 1849 Thomas De Quincey suggested a second interpretation, which might complement the traditional one. The answer to the riddle, according to De Quincey, is less man in general than Oedipus himself, a helpless orphan in his morning, alone in the fullness of his manhood, and leaning upon Antigone in his blind and hopeless old age.

(1)
This is apparently the oldest version of the riddle. The years have added the metaphor of the life of man as a single day, so that we now know the following version of it: "What animal walks on four legs in the morning, two legs at midday, and three in the evening?

Oedipus and the Enigma
Four-footed at dawn, in the daytime tall,
and wandering three-legged down the hollow
reaches of evening: thus did the sphinx,
the eternal one, regard his restless fellow,
mankind; and at evening came a man
who, terror-struck, discovered as in a mirror
his own decline set forth in the monstrous image,
his destiny, and felt a chill of terror.
We are Oedipus and everlastingly
we are the long tripartite beast; we are
all that we were and will be, nothing less.
It would destroy us to look steadily
at our full being. Mercifully God grants us
the ticking of the clock, forgetfulness.
-A.S.T.

J.L. Borges [Penguin ed]
OEDIPUS AND THE RIDDLE
At dawn four-footed, at midday erect,
And wandering on three legs in the deserted
Spaces of afternoon, thus the eternal
Sphinx had envisioned her changing brother
Man, and with afternoon there came a person
Deciphering, appalled at the monstrous other
Presence in the mirror, the reflection
Of his decay and of his destiny.
We are Oedipus; in some eternal way
We are the long and threefold beast as well-
All that we will be, all that we have been.
It would annihilate us all to see
The huge shape of our being; mercifully
God offers us issue and oblivion.
[John Hollander]

Thomas Di Giovanni ed

Nhân Sư và Thai Đố
Rạng đông bốn chân, giữa trưa thẳng đứng
Ba chân, lang thang, nơi không gian hổng vào lúc xế trưa
Đó là viễn ảnh của Nhân Sư về người anh em con người của Nàng
Vào lúc hoàng hôn, chàng khám phá ra, như trước tấm gương
Sự tàn tạ và số mệnh của mình
Chúng ta là Ơ Đíp, theo 1 cách miên viễn hằng hằng
Chúng ta là con thú, dài dài, ba nếp gấp, chứ còn ai nữa ở đây?
Tất cả là như thế, và sẽ là như thế, ngoài ra là hư vô
Nó sẽ huỷ diệt chúng ta khi nhìn suốt 1 cõi của mình
May mắn thay
Chúa bèn ban chúng ta
Tiếng tích tắc của cái đồng hồ

Quên lãng


The Lamed Wufniks

On the earth there are, and have always been, thirty-six just men whose mission is to justify the world to God. These are the Lamed Wufniks. These men do not know each other, and they are very poor. If a man comes to realize that he is a Lamed Wufnik, he immediately dies and another man, perhaps in some other corner of the earth, takes his place. These men are, without suspecting it, the secret pillars of the universe. If not for them, God would annihilate the human race. They are our saviors, though they do not know it. This mystical belief of the Jewish people has been explained by Max Brod. Its distant roots may be found in Genesis 18, where God says
that He will not destroy the city of Sodom if ten just men can be found within it.
The Arabs have an analogous figure, the Qutb, or "saint."

Note: Ấn bản mới có tí khác ấn bản cũ, GCC được coi là "Thánh"
!

The Lamed Wufniks

There are on earth, and always were, thirty-six righteous men whose mission is to justify the world before God. They are the Lamed Wufniks. They do not know each other and are very poor. If a man comes to the knowledge that he is a Lamed Wufnik, he immediately dies and somebody else, perhaps in another part of the world, takes his place. Lamed Wufniks are, without knowing it, the secret pillars of the universe. Were it not for them, God would annihilate the whole of mankind. Unawares, they are our saviors. This mystical belief of the Jews can be found in the works of Max Brod. Its remote origin may be the eighteenth chapter of Genesis, where we read this verse: "And the Lord said, If I find in Sodom fifty righteous within the city, then I will spare all the place for their sakes."
The Moslems have an analogous personage in the Kutb.

*

Người Què Gánh Tội

Trên thế giới, có, và luôn luôn có, 36 người què, còn được gọi là 36 vì công chính, mà sứ mệnh của họ, là, biện minh thế giới, trước Thượng Đế.
Họ là những tên què gánh tội, Lamed Wufniks.
Họ không biết nhau, và rất ư là nghèo khổ.
Nếu có 1 tên biết rằng mình là tên què gánh tội, là bèn lập tức, ngỏm củ tỏi.
Và một người khác, có lẽ ở đâu đó trên thế giới, thế chỗ anh ta.
Không có 36 tên cà chớn này, là liền lập tức, Thượng Đế xóa sổ thế giới.

Đọc/Viết mỗi ngày













Trang NQT

art2all.net


&

Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây