*

Ghi

1 2 3 4 5 6 7

















Kỷ niệm vui nhất trong đời viết văn

Thư tín
… 10-5-2005
Bác Trụ thân mến,
Muốn viết cho bác Trụ từ rất lâu nhưng vì quá ngại ngùng khi viết cho bậc học giả tài cao nên tôi cứ ngập ngừng mãi nay mới thu hết can đảm để viết đây.
Trước hết xin tự giới thiệu tôi là bà ngoại N… ở… đáng lý kêu bác Trụ bằng anh nhưng xin xưng bác cho dễ nói chuyện.
Trước là:
Cám ơn:
-           Cám ơn bác rất nhiều về vốn quý hiểu biết của bác, tôi đã học được rất nhiều về những bài giới thiệu của bác. Bác không giới thiệu thì tôi cũng chẳng biết gì... về G. Steiner, cũng không hiểu sâu thêm về S. Weil, không biết chuyện Cha và Con của Oe – Ui chao, cả một trời hiểu biết mà không hiểu biết thêm về Cha và Con là cả một thiếu sót lớn trong cuộc đời!
-           Cám ơn những tâm tình của bác về các văn nghệ sĩ, về những câu hỏi, những vấn đề của cuộc đời như nhắc nhở lương thức con người nên nghĩ về những chuyện thiết yếu.
-           Cám ơn bác giới thiệu Nguyễn Ngọc Tư.
-          Cám ơn những tấm hình tươi mát của các cô cậu cháu ngoại, nhìn những tấm hình này thì không muốn nhìn những tấm hình khác đâu nhé!

Sau là:
Khiếu nại:
Theo dõi các tiết mục web của bác hơi mệt vì cũng như các nghệ sĩ danh tiếng, bác không thích làm phân loại, mục lục. Hình như bác chỉ thích đẻ ra mà thôi, còn chuyện sắp xếp trên dưới trong ngoài thì mặc kệ nó! Nhiều lúc biết thêm một điều gì mới từ kho tàng hiểu biết của bác Trụ chỉ là một tình cờ vì không thể nào có thì giờ, sức lực để đọc hết các bài của bác, để biết cái gì thiết yếu cần phải ngừng lại. Dù sao được biết Cha và Con là quý lắm rồi.
Chót hết:

TB…. xin bác đừng đăng lên web nghe.
*
Ui chao, mới đó mà đã ba niên rồi ư?
*
NMG chỉ nói tới kỷ niệm buồn nhất, nhưng, “nhất bên trọng nhất bên khinh”, ông không cho biết, kỷ niệm vui nhất trong đời viết văn của ông. Gấu bèn làm cái phần ông bỏ dở đó, và chỉ viết về những kỷ niệm vui, vui hơn, vui hơn nữa, nữa nữa, trong đời viết văn của mình! Hà hà! [Chôm từ "hà hà" này từ mail của của một nữ thi sĩ ở trong nước, “anh ‘muốn làm gì thì làm’, hà hà!”].
Một trong những kỷ niệm không chỉ vui mà còn thuộc loại cứu tử, là, nhờ làm cái nghề dịch giả mà sống sót Trại Tù VC.
Gấu đã từng kể, nhờ Nguyễn Mai giới thiệu với ông Nhàn, mà Gấu mới thành nhà dịch giả từ trước 1975!
*
Đọc vậy đủ rồi, viết đi, khỏi cần đọc nữa.
Ui chao, Gấu này lại nhớ, lần gặp lại cô bạn, ở nơi xứ lạnh, và được cô ra lệnh, như trên. Và khi nghe cô ra lệnh, Gấu bỗng nhớ ơi là nhớ, những ngày hạnh phúc ở nông trường cải tạo Đỗ Hoà, Nhà Bè, và bèn tự nhủ, viết hoài được hoài, viết hoài còn thêm hoài, còn thêm mãi, đọc làm khỉ gì nữa.
Sự thực, cái trang Tin Văn được dựng lên, không phải để viết văn, để làm thơ, mà để cảnh báo về...  Cái Ác Bắc Kít!
Nhưng bi giờ, già quá rồi, hay nói như Đức Phật Sống, “Hết Hy Vọng”, hay nói như Đức Khổng Tử, "Đạo ta hỏng rồi", Gấu quyết định, ngưng đọc, chỉ viết về những ngày hạnh phúc, khi ở tù VC!
Ngay cả cái vụ Gấu hay lèm bèm về ông anh nhà thơ, nhiều người cũng hiểu lầm, thí dụ Hồ Nam. Ông anh cũng Bắc kỳ di cư như Gấu, và nếu không gặp ông anh, là Gấu đâu thành Gấu nhà văn, và, cái chuyện, ông trở thành lương tâm của một thời, bằng cách nào ông giữ cho “thân nhiệt không thay đổi” (1) suốt cuộc chiến đó? Có khi nào ông anh bị Cái Ác Bắc Kít ám ảnh, hành hạ? Giữa Cái Ác Bắc Kít và Cái Ác Na Zít, có gì khác nhau, hay cũng mắm xốt kít?
Trong khi ông anh thì bảnh như thế còn thằng em thì cứ chúi mãi xuống Đáy Địa Ngục, không chỉ một mà hai, Địa Ngục Đen, trước 1975 và Địa Ngục Đỏ, sau 1975?
Khổng Tử than, đạo ta hỏng rồi, khi đám vua quan, nhà nước quên phần phong bì dành cho Ngài, hay nói nôm na, quên phần thịt của ông!
(1)
Người ta còn nhận ra một điều: dưới những điều kiện thiên nhiên bình thường, dế đực và dế cái cùng một nhiệt độ, nhưng nếu thân nhiệt của dế đực (thí dụ vậy) tăng lên chỉ một hay hai độ, tiếng nhạc của nó tăng lên bán-cung, và bạn lòng của nó sẽ không trả lời: con cái không còn nhận ra dục tính ở con đực. Môi trường thay đổi chút xíu, thế là có một "thảm họa", một bất toàn, một khiếm khuyết, một bất xứng đôi, nẩy sinh: phải chăng chúng ta có một mầm (germ) tiểu thuyết ở đây? Levi tự hỏi.
Một chuyến đi
 

Trước 1975, giả như Gấu không làm thêm cái job phụ là dịch sách, thì làm sao có được một độc giả cứu tinh, là cái tay chuyên lo việc khám xét đồ thăm nuôi của trại viên tại nông trường Đỗ Hòa? Anh này rất mê Cronin, nhà văn y sĩ Hồng Mao, và cuốn Khách Lạ Ở Thiên Đường, do Gấu dịch. Nhờ vậy, khi Gấu Cái lên thăm nuôi lần đầu, đúng lúc Gấu đang ở tù trong tù, tức ở Tổ Trừng Giới, do cái tội đào trại, và đang đi lao động, anh ta ra hiện trường dắt Gấu về Nhà Hội, và trên đường đi, anh ta dặn cặn kẽ, có mấy trăm ở trong bị gạo, anh dím liền, đồ ăn chin, cố ăn được nhiều chừng nào hay chừng đó, bởi vì đám cai tù tổ trừng giới sẽ làm sạch sau khi anh về tổ cất đồ, và trở ra hiện trường lao động tiếp.

Prix Goncourt 2008
Atiq Rahimi: "Ecrire dans une autre langue est un plaisir"
Viết bằng một ngôn ngữ khác là một niềm vui
 Gấu này cũng đã từng mơ viết bằng tiếng Anh, những ngày ở trại tị nạn. Không viết bằng tiếng Việt nữa. Học tiếng Anh, để viết, và để đọc sư phụ của Gấu, là Faulkner, bởi vì hồi mới lớn phải đọc ông qua bản tiếng Tây.

Chính là do đọc Steiner mà lại viết trở lại. Gấu đã lèm bèm về chuyện này nhiều lần rồi.
*
Nhớ, giấc mơ học tiếng Tây thưở đầu đời, chỉ để có thể viết được một lá thư bằng tiếng Tây cám ơn một ông Tây thuộc địa, chồng bà cô, người đã nuôi Gấu ăn học, những ngày ở Hà Nội. Ông Tây này đúng là người đã nhìn ra Gấu. Không có ông là không có Gấu. Khi bà cô thương tình thằng cháu mồ côi, kêu về nhà, cho ăn học, bà cũng không nghĩ gì nhiều đến tương lai thằng cháu mình, chỉ đến khi ông Tây, chồng bà gật gù khen ngợi thằng bé nhà quê thì bà mới quyết tâm cho cháu học nên người.  Khi Gấu học ở Sài Gòn, hàng tháng bà vẫn gửi tiền về.
Ui chao, khi đọc lá thư của bà cô, mày viết tiếng Tây mà tao cũng đọc được, mới sung sướng hạnh phúc làm sao.
Bà cô Gấu, me Tây mà, nói tiếng Tây nhưng đâu có viết được tiếng Tây. Tiếng Việt, chỉ đến khi bà sắp sửa đi Tây, những ngày 1954 tại Hà Nội, bà mới kêu thầy tới nhà dậy, để viết thư gửi về cho chùm khế ngọt!
Có lần Gấu đi máy bay qua Mẽo thăm bạn, đám bạn học thời trung học, không phải bạn quí, ngồi kế bên một em Mít xinh ơi là xinh, nói tiếng Mẽo như Mẽo thứ thiệt. Gấu khen rối rít, cô này người Nam, nói, cháu nói thì giỏi, nhưng không hề biết viết tiếng Mẽo.
Nhưng cái giấc mộng viết văn bằng tiếng Mẽo của Gấu quả là một giấc mộng tuyệt vời!
Khi ở trại tị nạn, Gấu mới bắt đầu học tiếng Mẽo! Trước đó, nói tiếng Mẽo, chỉ đủ để làm bồi Mẽo.
*

Trước 1975, giả như Gấu không làm thêm cái job phụ, là dịch sách, thì làm sao có được một độc giả cứu tinh, là cái tay chuyên lo việc khám xét đồ thăm nuôi của trại viên tại nông trường Đỗ Hòa? Anh này rất mê Cronin, nhà văn y sĩ Hồng Mao, và cuốn Khách Lạ Ở Thiên Đường, do Gấu dịch. Nhờ vậy, khi Gấu Cái lên thăm nuôi lần đầu, đúng lúc Gấu đang ở tù trong tù, tức ở Tổ Trừng Giới, do cái tội đào trại, và đang đi lao động, anh ta ra hiện trường dắt Gấu về Nhà Hội, và trên đường đi, anh ta dặn cặn kẽ, có mấy trăm ở trong bị gạo, anh dím liền, đồ ăn chin, cố ăn được nhiều chừng nào hay chừng đó, bởi vì đám cai tù tổ trừng giới sẽ làm sạch sau khi anh về tổ cất đồ, và trở ra hiện trường lao động tiếp.
Theo luật của nông trường cải tạo Đỗ Hoà, khi trại viên có gia đình thăm nuôi thì được nghỉ lao động ngày hôm đó. Nhưng do Gấu đào trại, nên bị cúp ân huệ của Đảng và Nhà nước.
Sau này, về già, nhớ lại, Gấu lẩn thẩn tự hỏi, giả như mình không trốn trại, không bị bắt lại, bị tống vô Tổ Trừng Giới, thì làm sao có cơ hội gặp tay chuyên lo việc khám đồ thăm nuôi trại viên, vị độc giả cứu tinh của Gấu?
Khi không bỏ túi số tiền, anh ta đã nghĩ đến chuyện sử dụng nó mua chức Y Tế Đội Ba cho Gấu, và khi chức này trở về tay chủ cũ, vẫn qua sự gợi ý, và đề xuất của tay này, Gấu được biệt phái lo tờ báo tường của Đội Ba, và nhờ vậy sống sót trại tù VC.
Con đường độc nhất gia đình trại viên tới nông trường thăm người thân là tuyến phà phát xuất từ bến Cảng Sài Gòn đi Cần Giờ. Vì nông trường ở giữa một hòn đảo, chung quanh bạt ngàn rừng tràm, rừng đước, vòng đầu địa ngục, vòng thứ nhì là sông, là biển, phà, đò từ Sài Gòn lên, ghé phía bờ bên kia, tại đó có một chiếc đò nhỏ của nông trường, và đò này sẽ đưa thân nhân trại viên qua sông. Gấu Cái thăm nuôi lần đầu tiên, và độc nhất, sau đó lo kiếm tiền nuôi con, thường là bà cụ Gấu lo việc thăm nuôi mỗi tháng một lần. Ui chao, về già Gấu cứ nghĩ hoài cái cảnh cụ lóp ngóp bò vô chiếc ghe nhỏ, qua sông, tới gặp thằng con trời đánh không chết. Thường, đò từ Sài Gòn tới đó vào khoảng 11 giờ sáng. Qua sông, tới trại, khám đồ thăm nuôi xong, vô chờ tại Nhà Hội, và trại viên sẽ được gặp gia đình vào khoảng trưa.
Có một giai thoại về những chuyến đò Cần Giờ chở thân nhân đi thăm nuôi trại viên, một giai thoại tuyệt vời, đúng vào thời kỳ đỉnh cao của Mùa Vượt Biển.
*
.... Thế là bèn nhận làm của mình, bèn trịnh trọng đem đến cho nhà xb của ông via cô gái nói trên, và cô là người đầu tiên đọc bản thảo. Đọc một cái là rụng rời chân tay, “đây rồi, chàng đây rồi, đúng là chàng rồi”!
Ui chao, nỗi vui tuyệt vời mà Gấu được hưởng, trong cuộc đời viết lách của mình, đó là, đã từng có được một nữ độc giả "y chang" cô con gái của tay chủ nhà xuất bản trong Eva.

Cái tay chuyên khám đồ thăm nuôi tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa quả đúng là tri âm tri kỷ của Gấu. Làm sao mà anh ta lại nhận ra cửa sinh, dành riêng cho Gấu, tại “địa ngục trần gian”? Không lẽ chỉ đọc một hai cuốn sách dịch mà nhận ra văn tài của Gấu nhà văn?
Anh ta bảo Gấu, anh phải làm sao phát huy tối đa cái nghề bồi bút viết dưới ánh sáng của Đảng, để mà làm sao cho tờ báo tường của Đội Ba luôn luôn chiếm giải mỗi lần ra số đặc biệt chào mừng những ngày hội lớn của Đảng. Đây là nhiệm vụ lớn không phải Đảng, mà Thượng Đế trao cho anh, để mà sống sót, để mà còn có ngày trở về với vợ con, với gia đình.
Giá mà anh ta đang đọc Gấu, có lẽ sẽ nói thêm, để mà làm trang net Tin Văn!
Khi đã từ giã thiên đường Đỗ Hoà, trở về trần, có một lần tình cờ Gấu gặp lại một anh bạn, cũng đã từng ở đó, và là người kế vị Gấu, tiếp quản tờ báo tường của Đội Ba. Anh cho biết, anh đã từng loay hoay, hì hục sáng tác những bài mừng Đảng, và thú thực, không thể nào bắt chước văn của Gấu, và vì những bài viết dở quá, báo mất hạng, tay Trùm Đội Ba, là Lưu Manh Sơn [tên thực Lưu Minh Sơn] ra lệnh, hãy cọp dê những bài viết của Gấu nhà văn, cho vô kho lưu trữ, viện bảo tàng của Đội Ba, và sau đó, mang ra xài dần, mỗi khi có dịp lễ lớn của Đảng, của Nhà Nước, của dân tộc Mít!
Đây là chuyện thực, tuy viết bằng một giọng cường điệu, nhưng không đanh đá, khốn nạn như giọng văn của Sến Cô Nương, và được viết dưới ánh sáng của chân lý "Dzui thôi mà", của bạn hiền Đặng Tiến!
Gấu và tay kế vì Gấu có rất nhiều kỷ niệm thật là tuyệt vời, những ngày ở Thiên Đàng.
Thì đã nói, viết hoài còn hoài mà!
Trong số những trại viên của Đồ Hoà, có một tay, chắc cũng khá rành về Gấu, nhưng cho dù sau này có liên lạc đôi lần qua thư từ, Gấu vẫn chẳng nhận ra, đã quen anh trong dịp nào, ở nơi gọi là địa ngục cũng được, mà gọi là thiên đàng thì lại càng được. Thời gian Gấu ở trại cấm, đói ơi là đói, thì nhận được thư của anh, kèm tí tiền. Anh biết Gấu ở trại cấm qua một ký giả cũng đã từng ở trại, và đã đậu thanh lọc trước Gấu, và đã đi định cư tại Úc. Sau đó, anh gửi hình vợ con, và cho biết, hiện đang làm việc cho sở Bưu Điện Úc.
*
Người kế vì Gấu làm Tổng Biên Tập tờ báo tường của Đội Ba Kiên Trì Vững Tiến, tại nông trường cải tạo Đỗ Hòa, khi thấy Gấu băn khoăn, không biết về đời, làm sao sống, đã chỉ cho Gấu một bí quyết làm vé số giả. Anh kể, trong rất nhiều năm trời, anh sống bằng cái nghề đó, một cách thật là ung dung, lúc nào cũng dzừa đủ x[o]oài (Đây là nguyên nhân, mâm cúng ông thần tài luôn có ba thứ trái cây; trái dừa, trái đu đủ, trái xoài). Anh căn dặn Gấu, nguyên tắc của nghề này, là, không được tham!
Anh cho biết, trong bao nhiêu năm trời, anh mướn một căn gác xép nhỏ, phiá bên trên một tiệm hút, của một ông Tầu già, tại Cây Da Xà. Dưới trướng có một số đệ tử, chuyên mang vè số giả đi đổi, tại những vùng thật xa khu vực Cây Da Xà.
Thường ra, anh chỉ đổi hai con số đuôi. Thí dụ, bữa nay, hai số đuôi trúng an ủi là 47, anh sẽ kêu đệ từ đi kiếm những giấy số không trúng, có số đuôi 41, thí dụ, và sẽ cạo số 7, từ một tờ giấy số khác, thay vào con số 1.
Dùng một lưỡi lam thật bén, lóc con số 7, từ một tờ giấy số, rồi lóc bỏ con số 1, và thay vô đó
Không được dùng cồn, hồ, mà chỉ được dùng nước miếng.
Thú thực Gấu chưa thử lần nào cả.

Một tay khác truyền cho Gấu mấy ván cờ thế. Chỉ có ăn, tệ lắm là hòa.
Prix Goncourt 2008
Atiq Rahimi: "Ecrire dans une autre langue est un plaisir"
Viết bằng một ngôn ngữ khác là một niềm vui
Ông mê Tây, mê Đầm từ thuở nào?
Vào năm 14 tuổi tôi khám phá ra Những người khốn khổ, của Hugo, qua bản dịch tiếng Ba Tư. Tại Trung tâm văn hóa Tây, tôi khám phá ra Đợt Sóng Mới, Jean-Luc Godard, Hiroshima tình tôi, và những cuốn phim của Claude Sautet mà tôi thật mê ý nghĩa nhân bản ở trong đó.
Ở xứ Afghanistan CS đó mà cũng có thể tiếp cận văn hóa Tây sao?
Đúng như vậy, mặc dù khủng bố, mặc dù kiểm duyệt. Ở chuyên khoa đại học, tôi trình bầy một đề tài về Camus, và được Thành Đoàn hỏi thăm sức khoẻ, “Cấm không được nói về đám trí thức trưởng giả”.
Viết văn bằng tiếng Tây,về nỗi đau và sự bất bình, nổi loạn, muốn “làm giặc” của một đàn bà ngồi bên cái thân hình mê man bất động của người chồng, một câu chuyện xẩy ra ở Afghanistan hay một nơi chốn nào đó…
-Có thể là do đề tài của cuốn truyện. Tiếng mẹ đẻ là thứ tiếng người ta học sự cấm đoán, điều cấm kỵ. Để nói về một thể xác người nữ, chắc chắn là phải sử dụng thứ ngôn ngữ thứ nhì, ngôn ngữ của sự thừa nhận. Viết bằng tiếng Pháp cho phép tôi thực sự xâm nhập vào bên trong những nhân vật, và nói về thân xác. Viết bằng một ngôn ngữ khác thì là một niềm vui thích, giống như làm tình.
*
Có thể nói, giấc mơ viết văn bằng tiếng Mẽo của Gấu chấm dứt, đúng vào buổi tối hôm đó, ở một thư viện Toronto, vô tình cầm lên của Ngôn ngữ và Sự Câm Lặng của Steiner, và cũng đúng lúc đó, ý tưởng của Tolstaya sống dậy: Chủ nghĩa CS không phải từ trên trời rớt xuống trúng đầu dân Nga, mà nó đã từ những từng sâu hoang vắng của lịch sử Nga sống dậy, cái tư tưởng, “người Nga không ăn thịt mà ăn thịt lẫn nhau” áp dụng cho xứ sở của giống dân Yankee mũi tẹt thì cũng mắm xốt kít. Gấu tự bảo mình, chuyện viết văn bằng tiếng Anh tiếng U đếch phải việc của mày, việc của mày là phải làm sao cho bao nhiêu triệu con người của cả hai miền không chết một cái chết tức tưởi, mờ ám vì cái nước sơn son mạ vàng: chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Họ chết là vì Cái Độc, Cái Ác, Cái Dã Man Tàn Nhẫn của một miền đất.


Cái sự lầm lẫn cõi văn Sến Cô Nương, của Gấu, tưởng nữ bồ tát hóa ra đại ma đầu, y chang của cô gái con một nhà xuất bản trong cuốn Eva của J.H. Chase. Đây là câu chuyện một anh nhà văn hạng B, hạng C suốt đời mơ tưởng sẽ có ngày mình sẽ nổi tiếng, tuy có vài tác phẩm vẫn nằm trong dạng bản thảo, nhưng mình biết mình, thứ này nếu có trình Sến Cô Nương, chủ sạp cá chợ Bơ Linh, nếu không bị cô chửi như tát nước vô mặt như chửi anh già NDT, thì cũng bị vứt vô thùng rác lịch sử văn học, cho tới một ngày đẹp trời, được một ông bạn quí vời tới, nhờ giữ dùm tác phẩm ruột của ông, trước khi ông từ trần, hay biệt tích giang hồ, đại khái thế, Gấu không còn nhớ rõ.
Mang về nhà, giở ra đọc một phát, đang nằm phải nhỏm dậy, tắm rửa sạch sẽ, diện đồ lớn, thắt cà vạt, y chang anh chủ bút tờ báo Niên Xô trước bản thảo Một ngày trong đời Ivan của Solz.
Thế là bèn nhận làm của mình, bèn trịnh trọng đem đến cho nhà xb của ông via cô gái nói trên, và cô là người đầu tiên đọc bản thảo. Đọc một cái là rụng rời chân tay, “đây rồi, chàng đây rồi, đúng là chàng rồi."
TaLa Tai
*
Gấu đã từng có một nữ độc giả y chang cô con gái nhà xb trên, ngay những ngày đầu mới ra hải ngoại. Một cô bé đi du học, Bắc Kít, chắc vậy, qua giọng nói, mà bây giờ Gấu chỉ còn nhớ mài mại. Gấu thật có lỗi với cô bé sinh viên này, và chưa bao giờ có dịp để tạ lỗi.
Nay cũng sắp đi rồi, viết ra ở đây, kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu, chỉ mong cô bé đọc được, và hiểu cho Gấu, tại sao đã tạ từ cuộc tình tưởng tượng, [chưa chắc, đừng tưởng bở], đúng ra, tạ từ cuộc trò chuyện.
Đó là thời gian Gấu tính từ bỏ văn chương, chuyển sang làm một tay bán bảo hiểm nhân thọ, và trên đường hành hiệp trong cõi giang hồ Toronto, trong túi chỉ bỏ theo một tác phẩm của Faulkner, đọc, những lúc đói khách.
Nhưng, để bán bảo hiểm, thì cũng phải kiếm khách chứ, phải làm sao cho khách biết đến mình chứ?
Cái nghề bán bảo hiểm này, lần thứ nhất trong đời, Gấu được biết tới, là qua lá thư của một nữ văn sĩ, rất nổi tiếng của Sài Gòn trước 1975, gửi cho Gấu, khi Gấu vừa đến trại tị nạn Thái Lan. Bà lấy chồng Mẽo, đi thật sớm, và khi ra hải ngoại, có thời gian tham gia một tờ báo của một lực lượng kháng chiến, một thứ chủ bút, chắc thế, có tên trên măng xét tờ báo.
*
Gấu gặp lại cô bạn ngày nào [cô bạn của Cõi Khác], tại xứ lạnh, nhờ vậy mà làm được mấy bài thơ. Trước Gấu cứ nghĩ, mình chẳng bao giờ làm được thơ, và khi làm được mấy bài thơ, thú quá, và cứ tưởng tượng ra bộ mặt ngạc nhiên của ông anh, khi ông nghe Gấu huênh hoang tuyên bố, sẽ viết về thơ của ông, cho số Văn đặc biệt dành cho ông.
Mấy bài thơ, sau được in trong tập Lần Cuối Sài Gòn. Khi đó, không có địa chỉ của ông anh, phải nhờ một người quen vẫn thường liên lạc với ông chuyển giùm.
Qua cô bạn, và có thể, vì cô bạn, nhưng đúng ra, vì quá chán văn chương, Gấu bèn học, thi, lấy cái bằng bán bảo hiểm nhân thọ, và phải mặc còm lê, thắt cà vạt, chụp cái hình, đi vài đường quảng cáo trên báo địa phương, kèm địa chỉ, số điện thoại, và, để kiếm khách, đăng kèm bài viết [tưởng đã thoát, không phải viết nữa]
Cô bé sinh viên Bắc Kít đọc Gấu, từ những tờ báo đó, và cũng có số điện thoại của Gấu, là do vậy. Thời gian đó, Gấu chưa viết cho báo Cali.
*

Thế rồi bữa đó, cô bé gọi cho Gấu.
Cô nói, cô đọc Gấu. Gấu cũng chẳng hỏi đọc ở đâu, nhưng liền đó, cô nói giọng thủ thỉ, đúng cái giọng cô con gái con ông chủ nhà xuất bản, trong Eva, người duyệt bản thảo của anh chàng đạo văn [Đọc một cái là rụng rời chân tay, “đây rồi, chàng đây rồi, đúng là chàng rồi."], nhưng khác một chút, trong giọng thủ thỉ của cô bé, là ước mơ trở thành nhà văn, chứ không phải trở thành người yêu của Gấu nhà văn, "ôi chao, làm sao, làm thế nào, ước gì cháu viết được như thế, chú viết đúng như là cháu tưởng tượng ra, cháu sẽ viết như thế…"
Gấu sướng mê tơi, nhưng chợt giật mình, hỏng rồi, hỏng rồi, có cái gì ngài ngại ở đây, phải coi chừng, coi chừng…
Vào thời gian đó, có cái trò, mấy bà mượn một cô nào đó, gọi điện thoại, tán tỉnh ông chồng của mình, và sau đó, chọc quê đấng lang quân cứ tuởng bở.
Và khi cô bé nói, nhà cô không có điện thoại, phải mượn điện thoại nhà cô bạn gọi cho Gấu, Gấu bèn nói, cô có số điện thoại của Gấu, có biết địa chỉ của Gấu, bữa nào rảnh, ghé thăm vợ chồng Gấu.
Nghe nhắc đến Gấu Cái, cô bé cúp điện thoại.
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu chỉ có vậy.
Rất nhiều đêm, Gấu vẫn được nghe giọng thủ thỉ của cô bé, tiếp tục câu chuyện dang dở ngày nào.
Giọng Bắc Kít. Đúng giọng Cô Hồng Con của Gấu. Đúng giọng Bông Hồng Đen của Gấu. Đúng giọng tất cả những cô gái Bắc Kít quê hương ngày nào của Gấu.
Sau này, Gấu đoán, có thể cô bé đọc Cõi Khác, hoặc Ký Ức Còn Mãi. Thời gian đó, Gấu cho đăng, chỉ có hai truyện đó, đều viết về cô bạn, nhân gặp lại nơi xứ lạnh, mà viết được, và còn đẻ ra được thêm một dúm thơ.
Tất cả là nhờ cô bạn.
Nhờ cô ra lệnh, đọc vậy đủ rồi, viết đi.
Chắc là cô muốn nói, viết về tôi đi, nhưng cũng ngượng!

*
Cái mẩu sáng tác đầu tiên, khi tới xứ lạnh, Ký Ức Còn Mãi, Gấu viết theo ‘order’, của một đệ tử của NTV, tay này lúc đó phụ trách một đặc san sinh viên học sinh Mít, Gấu nhớ đại khái.
Cô bạn là người đầu tiên đọc bản thảo, than, anh đâu phải là tôi, anh đâu phải là đàn bà, mà sao anh đọc ra hết lòng dạ của tôi, như thế?
Còn Gấu Cái, thì bực lắm, và, lẽ dĩ nhiên, chê, đúng là thứ văn cải lương, vãi lệ!
Mẩu văn sau mất tiêu luôn cùng tờ báo, và Gấu viết lại, nhưng, mất mát, phiêu lạc, quên lãng, tất cả, chỉ còn một câu độc nhất:
Tôi cứ tưởng tượng ra một người đàn bà, sau khi làm hết bổn phận với chồng với con, với cuộc đời nặng nề này, trong đêm khuya, đợi cho người thân yên giấc, lặng lẽ thả từng cánh hoa xuống lòng giếng sâu là hồn mình, rồi hồi hộp, âu lo, đợi chờ tiếng vọng của một thời nào đã xưa, đã cũ…(1)
Câu độc nhất còn nhớ lại được đó, là để nói về một… cô gái khác, khiến cô hiểu lầm, ‘chú viết như vậy không được kín đáo’, cô viết mail than phiền.
Ấy là vì, cô, dung nhan, phong thái y hệt cô bạn ở trong Cõi Khác, và trong Ký Ức Còn Mãi. Cái cô than thở, anh đâu phải là tôi, mà sao đọc ra lòng dạ của tôi, tại sao bao nhiêu năm rồi, mà những tình cảm của anh dành tôi ngày nào vẫn y như vậy?
Cái cô bạn, mà Gấu những ngày còn trẻ, khi, vừa nghe nói tên một cái, là đã đinh ninh, đây là một nửa linh hồn của mình, vậy mà vẫn muộn màng, không kịp với số mệnh, số mệnh theo nghĩa, đến thần thánh, Thượng Đế, ma quỉ… bất cứ cái gì gì cũng phải cúi đầu khuất phục!
Ngay cả Gấu Cái, lần đầu tiên nhìn thấy cô sau, cũng giật mình, sao mà giống ’cô phù dâu’ ngày nào thế!
(1) Câu văn, mãi sau này, Gấu tìm ra nguồn của nó, là của một nhà văn nước ngoài, nói về chuyện in thơ ở Mẽo, cứ như thả một cánh hoa xuống Grand Canyon, rồi đợi tiếng vọng của nó, đại khái như vậy.
Thú thực, không hiểu, Gấu viết câu của Gấu, rồi mới đọc câu của người, hay ngược lại.
Tuy nhiên, đọc kỹ, thấy mùi vị hiện sinh, Camus, trong Người đàn bà ngoại tình. Truyện ngắn này, hay đúng hơn, toàn cõi văn của Camus là đều chỉ để nói về Lưu đầy và Quê nhà: Quê nhà là cõi đã mất kia.
Coetzee đọc The Pickkup của Gordimer, coi như được mặc khải từ Người đàn bà ngoại tình của Camus: Câu chuyện một người đàn bà Algeria gốc Pháp, steals away from her husband in the night in order to expose herself to the desert and experience the mystical ecstasy, physical as much as spiritual, that it induces. [Coetzee: Nadine Gordimer]
NQT