*

Nhật Ký
1  2 3 4 5 6 7 8

Nhật Ký 9

1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 1112 13 14
15 16 17 18 19


**
Hi, Happy Birthday, August 16, 2006, Grand Pa, Gau, Gau! Jen & Richie
**
August 16, 2005 @  Vientiane, Laos

Trân trọng giới thiệu
Thiền Việt
Bản tiếng Anh
của Nguyên Giác

Một William Faulkner của tiếng nói Hebrew:
"Một người đàn bà ở Jerusalem":
Ấn bản mới nhất của "Khi tôi hấp hối"
"Bạn vẫn chưa nhận ra, bạn hơi bị bực mình tới cỡ nào, khi bị [thằng Gấu] gọi là...  bọ ?"

[You still don't realize how upsetting it is to be called inhuman ?]

Cao Bồi PXA nhập viện
Chúc "bạn ta" sớm bình phục. Gấu

*
10 câu hỏi cho nhà làm phim Apocalypse Now, Tận Thế Là Đây
Time, August 21, 2006
-Nếu không phải là một phim chống chiến tranh thì nó là cái quái gì?
Tất cả những phim chiến tranh đều là phim phản chiến tranh, theo nghĩa, phim nào mà không có máu đổ, trai tráng chết. Riêng tôi, tôi nghĩ thêm một tí, thí dụ như về cái ý tưởng ở trong Trái Tim Của Bóng Đen, của Conrad. Rằng, người ta có thể đưa trai tráng đi giết người, nhân danh một ý tưởng đạo đức nào đó.
*
Trong cuốn tiểu thuyết, Marlow, người kể chuyện, một hóa thân (alter ego) của Conrad, được một công ty săn ngà voi mướn đi theo một con tầu, ngược dòng sông nhiệt đới, để gặp Mr. Kurtz, tay mại bản đầy tham vọng, và thật thông minh, sáng giá, đại diện công ty. Dọc đường, Marlow nghe xì xào, Kurtz đã thu gom được một mớ ngà voi kếch xù, và đã phạm vào một chuyện dã man không được xác định rõ (unspecified). Thoát chết sau một cuộc tấn công của thổ dân, đoàn của Marlow lấy được một chuyến hàng, luôn cả Kurtz, đang ngắc ngoải vì bịnh. Anh ta nói về những kế hoạch đồ sộ của mình, chết khi con tầu xuôi hạ lưu, nhưng sống mãi, trong cuốn tiểu thuyết của Conrad: một gã da trắng cô độc, lân la mãi tít thượng nguồn con sông lớn, với những giấc mơ hoành tráng, kho ngà voi, và một đế quốc phong kiến vượt lên trên những khu rừng rậm Phi-châu.
Độc giả khó thể quên, cảnh tượng Marlow, trên boong tầu, chiếu ống nhòm, tới những vật mà ông miêu tả là những đồ trang điểm, ở trên ngọn những con sào, gần nhà Kurtz, và rồi ông nhận ra, mỗi món đồ trang trí đó là một cái đầu lâu - đen, khô, mi mắt xụp xuống, cái đầu lâu như đang ngủ trên ngọn con sào. Những người chưa từng đọc cuốn truyện, cũng có thể nhìn thấy cảnh này, bởi vì nhà đạo diễn Francis Coppola đã mượn nó, khi chuyển Heart of Darkness vào trong phim Tận Thế Là Đây, Apocalypse Now.
Ông là Đồ Phổ Nghĩa hả, hẳn thế?

Sự cứu rỗi cuối cùng
Của Bọ và Người
Thảo nào, Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, lại hành động thô bạo đến như thế:  Ấy là cũng chỉ mong một sự cứu rỗi!
-Quân đâu, hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!
Nhân nhắc đến ông, có ông liền.
- "Tuổi 20 yêu dấu" và bây giờ là “Tiểu long nữ” - những cuốn tiểu thuyết không thực sự có được chiều sâu như những tác phẩm trước đây của ông. Ông nghĩ gì nếu những cuốn sách này ra đời sẽ khiến cho những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp thất vọng?
- Như tôi đã nói, cuốn sách viết ra chỉ nhằm mua vui và kiếm tiền. Thú thực, lúc đầu tôi cũng có chút ngượng ngùng, không định ký tên vào cuốn sách. Tôi biết, Tiểu long nữ có thể khiến nhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ, không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm.
Nguồn
Vừa mệt mỏi lắm, vừa hơi bị chóng mặt.
*
Kỳ cọ mãi không ra vết chàm này! Sướng thật!
Sự kiện Grass lạy ông tôi ở bụi này, tự mình khui ra, ngày xưa đã từng phục vụ trong đạo binh SS nổi tiếng của Nazi làm Gấu nhớ đến vụ Văn Cao tự thú trước bình minh, "Tại sao tôi viết Tiến Quân Ca".
Đây là điều mà Norman Manea gọi là một chứng liệu đích thực về chủ nghĩa ái quốc thực sự [an authentic testimony to true patriotism].
Milosz, cũng một tay chạy làng như Manea, thì coi đây là cuộc kỳ cọ của thế kỷ.
Ông kể chuyện một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi. Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như vậy. Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta. (1)
Bản tiếng Anh, trong Chó Bên Đường [Road-side Dog].
To Wash
At the end of his life, a poet thinks: I have plunged  into so many of the obsessions and stupid ideas of my epoch! It would be necessary to put me in a bathtub and scrub me still all that dirt was washed away. And yet only because of that dirt could I be a poet of the twentieth century, and perhaps the Good Lord wanted it, so that I was of use to Him

Tiểu thuyết đen của Tây có mấy tay rất nổi cộm, thí dụ như José Giovanni. Ông này, vừa cho ra lò cuốn đầu tay, Le Trou, [Gallimard, 1958], lập tức được toàn những bậc thầy trong làng văn chương, thứ thiệt, như Cocteau, Nimier khen nức nở, và một mình một chiếu trong làng văn và làng phim: Le Deuxième Souffle, Classe Tous Risques, L'Excommunié, Les Aventuriers, Ho !..  Dân Sài Gòn ngày nào chắc khó quên anh chàng mặt ngựa, Jean-Paul Belmondo, chuyên thủ vai độc trong những cuốn phim kể trên. Hoàng Hải Thuỷ đã từng phóng tác Kẻ Mất Thông Công, L'Excommunié, thành Phong Đòn Gánh, người đi tới đâu là gieo rắc tai họa đến đó.
Còn một ông nữa, Luơng Quân, thì chuyên trị tác phẩm của Auguste Le Breton.
  *
Gấu mê nhất của tay này, cuốn Classe Tous Risques, thuật câu chuyện một gia đình sống nghề đao búa, cứ phải di chuyển hoài, mấy đứa nhỏ, chưa đẻ ra, là đã có ý thức "sinh tồn" rồi, và đã biết chúng thuộc về phiá bên lề, hay bên kia, xã hội. Đây là một tác phẩm văn học thật là tuyệt vời. Tuyệt hơn nữa, là tay này, nghỉ xả hơi, rồi trở lại với văn chương bằng một truyện kể, un beau récit, về ông bố; chỉ nội cái tít không thôi, là đã thấy mê rồi: Ở trong trái tim có những khu vườn không làm sao tìm thấy được, Il avait dans le coeur des jardins introuvables, và chơi luôn giải thưởng Léautaud, 1995. Còn một tay nữa, đúng là hai tay viết chung, là Boileau-Narcejac, với cuốn D'Entre les Morts, được Hitchcock quay thành phim với nhan đề Vertigo, Hoàng Hải Thuỷ cũng đã phóng tác, Giữa Những Người Đã Chết.
Cũng lạ, hai tay này còn một cuốn thú vị lắm, không hiểu sao Wikipedia lại quên, đó là cuốn Tay Kỹ Sư Quá Mê Những Con Số.
*
Một trong những đam mê hồi trẻ của Gấu, là tiểu thuyết trinh thám.
Trước, của Phạm Cao Củng, với anh chàng thám tử Kỳ Phát, rồi Thế Lữ, rồi TchyA, loại phiêu lưu đường rừng, rồi Lan Khai... Đọc nhanh quá, hết sách, đành vừa học vừa đọc trinh thám Tây.
Hồi còn học Lớp Nhất ở Phú Thọ, lúc đó là vùng hậu phương, Gấu có được một ông thầy tên rất ư là lạ kỳ, Ma Mộc Lâm, con ma ở rừng. Ông này cũng mê trinh thám. Giờ sinh hoạt, ông cho đi tìm kho tàng, password là một bài thơ, Gấu còn nhớ đến giờ.
Muốn đi muốn đứng muốn ngồi,
Tìm sao cho thấy một nồi canh to.
Bảo nhau tìm kỹ chớ lo,
Vật khó sẽ thấy, ăn no hãy cười!
Đi ra những chỗ vắng người,
Ra ngoài tha thẩn trông vời thấp cao,
Chuồng tiêu cho chí chuồng heo,
Lợn còn chờ đợi mớ bèo hoa râm.

Gấu, nhờ đọc trinh thám nhiều, ngay lập tức, tìm ra mật mã!
Cũng dễ thôi, phải không các bạn.
Nhưng với một thằng bé Bắc Kỳ nhà quê, không hề biết truyện trinh thám là cái chi chi, vô phương!

Trang mới:
Tưởng niệm Trịnh Công Sơn
Blessed is he who visited this world
In its fatal moments
Akhmatova: Third Elegy [1945]
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,
Vào đúng lúc thê thảm như thế này.

Bao nhiêu năm, anh vẫn thường tự hỏi, nếu không có những ngày tháng cay nghiệt đó, anh có thương em nhiều đến như vậy không?
*
Anh viết kể từ khi em đọc,
Chữ sao muộn màng so với cuộc đời của chúng ta.
J'écris depuis que tu me lis.
Les mots sont en retard sur nos vies.
Cầm Dương Xanh