*






Việt Tide: Bà là người có nhan sắc, có trí tuệ và rất hóm hỉnh...
Dương Thu Hương: ...(cười) À thế à!
Việt Tide: ...và từng tan vỡ gia đình; hiện sống một mình tại Hà Nội, bà có tránh khỏi bị cám dỗ không?
Dương Thu Hương: (thở dài, cười) Nói ra điều này thì nghe rất kỳ cục. Làm gì có điều gì cám dỗ đối với tôi. Chả có gì cám dỗ đối với tôi cả. Cám dỗ lớn nhất đối với tôi là những tư tưởng mà tôi thường suy nghĩ. Tôi thích nhất là ngồi uống cà phê một mình và trước mặt không có ai cả.

Xin trao thi sĩ vòng hoa tặng,
Chúng ta đã thắng trước cuộc đời.

Những vì sao rụng bỗng đầy lệ nhân gian,
Người thi sĩ bay vào miền đất lạ
Thanh Tâm Tuyền

Đèn đường khóc mắt tím
Khóc dạ khúc trầm đàn

- Đó là những dòng chữ dị thường cho một thời đại cũng dị thường.
Trần Khải


N G Ồ I
Tặng Ngọc Dũng tức Công Tử Chí Hoà

(Lời dẫn: Mấy năm đầu mới qua Mỹ anh [Thanh Tâm Tuyền] thường ra ngồi ở nghĩa trang vào buổi chiều.)

Chiều chiều lững thững lên bãi tha ma. Trời thu la đà không mùi hương trừ mùi cỏ ngái. Trong khoé mắt hoen ửng loé góc trời mùa hạ đang lụi.
Ngồi ngắm. Ngồi ngẫm.
Gió mát đầu óc tản.
Ngồi như trời trồng. Tự trồng cái bị thịt.
Ngủ mở mắt không hay.
Ngày 30 tháng 6 năm 2000
Phố thị hiện nhấp nháy cao tít. Thoáng xa thoáng gần. Nhớ ánh đom đóm lập loè bờ tre, lửa ma chơi chốn đồng không mông quạnh.
Lẩn thẩn trở gót. Lối cây rậm lao xao tối mắt. Trong ánh điện ngập ngụa mặt vợ con chuếnh choáng quẩn quanh.
Ấy cơn mê mệt ruỗng. Ấy hoang phế lấp mình, có phải?
Ngày 7 tháng 7 năm 2000
Tạp Chí Thơ


For the world's your cradle, and your grave's the world.
Bởi vì thế giới là cái nôi của anh, còn nấm mồ của anh là thế giới.

Cái Chết của Một Nữ Thi Sĩ
"Đó là một con người trung thành nhất, phong nhã nhất, và nhân bản nhất, trong số những con người."
Và bà nói thêm: "Nhưng lòng tin của chồng tôi có thể đã bị lạm dụng, tuy nhiên, lòng tin của tôi về chồng, không bao giờ." [C’est le plus loyal, le plus noble, et le plus humain des hommes. – "Mais sa bonne foi pu être abusée. – La mienne en lui – jamais”].
Như một lời thú tội huyền hoặc, thơ của bà lùi dần và trở nên bí hiểm, hũ nút, như tín hiệu Morse mà tù nhân sử dụng để thông tin giữa họ, xuyên qua tường phòng giam: “My ‘loneliness’. Dishwater and tears. The underside of everything is terror.” [Sự cô đơn của tôi. Nước rửa chén và những giọt nước mắt. Ở dưới đáy của mọi điều mọi chuyện là nỗi khiếp sợ].
Viết, làm thơ không còn là niềm khuây khoả, lựa chọn cân nhắc từ này, từ nọ; giờ này, thơ ghi nhận sự tiêu ma, huỷ diệt [a record of disintegration]. Thơ của bà, như thế đó, đã trở thành những lời thú tội được mã hoá, coded confessions, như tên bài viết của Catriona Kelly, trên tờ TLS, số đã dẫn.

Nguyễn Lương Vỵ
Tận Cùng


Bếp Lửa

Hắn viết với ý nghĩ trong khi mình viết, người khác chết. Ý nghĩ làm tê liệt hứng khởi tạo tác.
TTT
Tựa lần in thứ nhì Bếp Lửa

Thanh,

Không ngờ Thanh còn nhớ đến anh.
Anh cảm động khi đọc thư. Anh tưởng nơi quê hương không còn ai nhớ đến anh nữa. Đôi lúc anh vẫn ân hận rằng anh không buộc với xứ sở một dây liên lạc nào ngoài anh ra. Nguời ta gặp nhau ở ngoài phố rồi quên nhau ngay, thì ở quê hương hay một phương trời nào khác gì nhau.
Một hôm tình cờ anh nghe đài phát thanh và được gặp giọng hát Thanh.
Vẫn giọng ấy. Trở về mái nhà xưa. Anh định viết cho Thanh nhưng anh nghĩ biết đâu, Thanh chẳng đã quên anh rồi như mọi người. Được thư Thanh anh phải cám ơn Thanh nhiều.
Thanh lại sống một mình. Nga đã lấy chồng. Chắc Nga thôi viết văn rồi nhỉ? Bên này anh cũng có người bạn gái là văn sĩ nổi danh. Thanh hát lại là phải, anh đã chẳng nói thế sao? Vợ chồng Minh vẫn mạnh khỏe, được mấy cháu rồi? Hãy nói với Minh lấy tên anh đặt cho một đứa con của Minh để anh được đinh ninh anh còn nhiều liên lạc với quê hương.
Chúng ta là những người sinh ra để đi một mình suốt đời. Thanh hãy can đảm nhận lấy điều ấy. Đi một mình suốt đời khó nhọc đấy chứ. Không có một sự gì ràng buộc ta, thật là bất hạnh.
Những buổi trời lạnh, tự sửa soạn bữa ăn lấy, anh nhớ Thanh hơn hết. Anh chỉ còn có Thanh và chắc Thanh chỉ còn có anh. Hãy cho anh sự tin tưởng khi anh có dịp trở về quê hương, anh đã có sự ràng buộc, ấy là Thanh. Không phải những người bạn. Bạn chưa đủ. Buộc vào quê hương phải là những người cùng máu mủ với mình.
Chúng ta phải tự tạo lấy sự ràng buộc nhau để cùng bám chặt quê hương, nếu không chúng ta sẽ mất trong sự quên lãng.
Anh yêu quê hương vô cùng và anh yêu em vô cùng.
Tâm

Viết xong tại Thủ Dầu Một vào tháng 10-1956
Thanh Tâm Tuyền

Huỳnh Phan Anh
 Mấy ghi nhận về Bếp Lửa

Nhà văn thường là kẻ bất công với chính mình: bất công với những gì hắn đã viết ra. Hắn thường nhìn lại tác phẩm của hắn với con mắt nghi ngờ, không toại nguyện. Càng nghi ngờ, không toại nguyện, khi đó là tác phẩm đầu tay mà ngày nào, khi “chưa phải là nhà văn”, hắn đã hoàn tất với tất cả say mê cuồng nhiệt, tình cảm mà mai đây, khi đã là nhà văn rồi, không dễ dầu gì hắn tìm lại được. Với hắn dường như tác phẩm thật sự là tác phẩm hắn đang viết, sẽ viết, đang hoàn tất, sẽ không hoàn tất bao giờ. Trong khi cuốn sách đầu tiên, đối với hắn, chỉ là bước chân dọ dẫm, những âm vang ngơ ngác của một thời: thời mới lớn. Dường như tác phẩm đầu tay của một nhà văn luôn luôn gắn bó vào chính cái thời mới lớn đó. Nó đánh dấu một thời mới lớn, nó thể hiện những say mê và ước vọng của thời mới lớn, nó chính là cái thời ngu ngơ bất trắc đó. Cho nên trong chủ quan của nhà văn, nó là cái gì nhất thiết phải được vượt qua, một cách nào đó, phải được chối bỏ. Nó không còn là một khởi điểm. Nó là một lỡ lầm mà nhà văn muốn quên đi như một nỗi thất bại. Trường hợp Philippe Sollers mới đây khi lên tiếng phủ nhận và loại bỏ tác phẩm đầu tay [Une Curieuse Solitude] ra khỏi toàn bộ tác phẩm của mình là một trường hợp điển hình.

Hà Nội