*



Cái Chết Của Một Thi Sĩ:
Những ngày sau cùng của Marina Tsvetaeva

For the world's your cradle, and your grave's the world.
Bởi vì thế giới là cái nôi của anh, còn nấm mồ của anh là thế giới.
 

Tsvetaeva: I will win you away from every earth, from every sky
[Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ mảnh đất, bất cứ vòm trời].
 

Vào ngày 22 tháng Mười, 1937, Marina Tsvetaeva bị Mật Thám Tây ở Paris bắt trình diện, về vụ ông chồng của bà, Sergei Efron, biến mất mười ngày trước đó. Ông này bị nghi là đồng lõa trong một vụ giết hại Ignaty Reiss, nhân viên Mật vụ  Xô Viết, tại Thụy Sĩ, trong tháng trước đó. Theo như hồ sơ của mật thám Tây, nhà thơ bèn trả lời, chồng tui đi Tây Ban Nha, làm nghĩa vụ quốc tế chống phát xít cứu nhân loại, [nguyên văn, ‘chiến đấu bên cạnh những người cộng hòa Tây Ban Nha"]. Như bạn bè của bà còn nhớ được, bà đã đọc thơ Racine: "Đó là một con người trung thành nhất, phong nhã nhất, và nhân bản nhất, trong số những con người." Và thêm vô: "Nhưng lòng tin của chồng tôi có thể đã bị lạm dụng, tuy nhiên, lòng tin của tôi về chồng, không bao giờ." [C’est le plus loyal, le plus noble, et le plus humain des hommes. – Mais sa bonne foi pu être abusée. – La mienne en lui – jamais”].

Bất hạnh thay, bi kịch mà nhà thơ và gia đình lâm vào, không giống như trong kịch Phèdre của Racine: Efron không dính dáng gì tới vụ sát hại trên, giản dị là bởi vì ông làm việc cho cơ quan mật vụ Xô Viết trong nhiều năm. Ông không biến mất, để đi chiến đấu cùng những người anh em cộng hòa ở Tây Ban Nha, mà là được lệnh NKVD, tiền thân của KGB, về Moscow trình diện.

Con gái của nhà thơ, Ariadna, một người tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghĩa không tưởng Xô Viết, cũng đã nhiều năm hoạt động, như là một điểm chỉ viên tích cực, trước khi trở về quê nhà vào Tháng Tư 1937.

Chính nhà thơ cũng đã trở về Nga, sau đó, vào tháng Sáu, 1939. Gia đình bà bị quản lý tại gia, tại một datcha của NKVD gần Moscow.  Hoàn cảnh thật khốn đốn, ngay cả trước khi xẩy ra vụ bắt giữ cô con gái, ngày 27 Tháng Tám, 1939, và ông chồng, ngày 10 Tháng Chạp, cùng năm.

Khi cuốn sách của Irma Kudrova, Cái Chết Của Một Thi Sĩ: Những ngày cuối cùng của Marina Tsvetaeva, nguyên bản tiếng Nga, xuất bản tại Nga cách đây chừng một thập niên, nó đã gây chấn động, nhất là ở những đoạn vạch rõ, cả hai, ông chồng và cô con gái nhà thơ đều làm việc cho mật vụ. Tác giả cuốn sách là nhà nghiên cứu đầu tiên được đọc những biên bản hỏi cung, và, bằng kinh nghiệm của một cựu tù nhân của chế độ Xô Viết, đã lọc ra, đâu sự thực, đâu là méo mó, ở trong  những biên bản 'tự kiểm' đó.

Tác giả cũng bác bỏ nhận định của Mariya Belkina, tác giả cuốn Những Số Mệnh Đan Chéo Nhau, khi cho rằng vào cuối đời, nhà thơ Tsvetaeva đã rớt vào tình trạng một bệnh nhân tâm thần. Tsvetaeva, như được mô tả trong Cái Chết Của Một Thi Sĩ, là, rất hoang mang khốc liệt, panicked, rất thê lương tuyệt vọng, desperated, nhưng hữu lý, tỉnh táo, chứ không phải là một con bệnh tâm thần.

Irma Kudrova giải thích, nữ thi sĩ bị đánh gục, không phải là do kìm kẹp, áp bức, truy sát về chính trị của nhà nước Xô Viết, mà phần lớn là do sự vắng mặt đất nước Nga trong một thời gian dài, 18 năm, thêm vào đó, do cô lập về trí thức và về xã hội; do chao đảo, hỗn loạn của cuộc sống tại Yelabuga, thuộc Kazan Province, và còn do liên hệ căng thẳng giữa bà và người con trai, muốn đời con để con lo, nữ thi sĩ coi như vậy là phản bội lại mẹ.

Nhưng, theo Catriona Kelly, người điểm cuốn sách Cái Chết Của Một Thi Sĩ, trên tờ TLS, số đề ngày 5 Tháng 11, 2004, người đọc có thể nhìn ra, vào những năm sau cùng của đời mình, nữ thi sĩ Nga - người mà nhà thơ Joseph Brodsky đã từng thú nhận, chính bà, chứ không phải Akhmatova, đã dẫn dắt ông, ở cái thuở ban đầu làm thơ - Tsvetaeva, lần đầu tiên trong đời, đã nhìn quá nỗi đau riêng của mình, và nhận ra rằng, quan niệm của bà về thế giới - một cái nhìn lý tưởng, mang tính Lãng Mạn ở thời kỳ sau cùng của nó - đã nhạt nhòa hẳn đi. Bài thơ lớn lao nhất của bà, Thơ Ở Lúc Tận Cùng, Sau Nga Xô, Poem at the End, After Russia, toát ra [được gợi hứng bởi] cái cảm quan về sự lăng mạ, bất công. Và nếu như thế, thì đây, nếu không là một điều tự hạ mình, thì cũng thật là vô nghĩa, bởi vì tinh thần thơ của bà, vào lúc làm bài này, là dưới ánh sáng của văn học Xô Viết, theo kiểu 'mặt trời chân lý chói qua tim' [in terms of the self-styled luminaries of Soviet literature], của Tố Hữu ‘nhà mình’.

2

NQT