*
 

Tsvetayeva











 

I will win you away from every earth, from every sky,
by Marina Tsvetaeva

 

I will win you away from every earth, from every sky,
For the woods are my place of birth, and the place to die,
For while standing on earth I touch it with but one foot,
For I'll sing your worth as nobody could or would.
I will win you from every time and from every night,
From all banners that throb and shine, from all swords held tight;
I'll drive dogs outside, hurl the keys into dark and fog,
For in the mortal night I'm a more faithful dog.
I will win you from all my rivals, and from the one;
You will never enjoy a bridal, nor I a man.
And in the final struggle I'll take you—don't make a sound!—
From him by whom Jacob stood on the darkened ground.
But until I cross your fingers upon your breast
You possess—what a curse!—yourself: you are self-possessed; 

Both your wings, as they yearn for the ether, become unfurled,
For the world's your cradle, and your grave's the world.
[Bản tiếng Anh của Joseph Brodsky]

Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ mảnh đất, bất cứ vòm trời

Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ mảnh đất, bất cứ vòm trời,
Bởi vì rừng là nơi tôi sinh ra, và là nơi để chết,
Bởi vì chỉ một chân tôi đụng đất mà thôi
Bởi vì ngoài tôi ra, không ai nhìn ra chân giá trị của anh
Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ thời nào, bất cứ đêm nào,
Giữa chốn ba quân, giữa cờ biển ngợp trời, giữa rừng gươm tua tủa (1).
Tôi sẽ đuổi lũ chó đó ra ngoài, và ném những chiếc chìa khoá vào trong bóng tối và sương mù,
Bởi vì trong đêm đen chí tử, đọa đầy này, tôi còn hơn một con chó trung thành.
Tôi sẽ thắng anh, từ bất cứ địch thủ, nhất là từ kẻ đó;
Anh đừng bao giờ mong sánh vai cùng một cô dâu, cũng như tôi, chẳng hề mong một thằng đàn ông nào - ngoài anh ra, lẽ dĩ nhiên!
Và trong trận đánh cuối cùng tôi sẽ giật lấy anh - đừng gây một tiếng động! –
Khỏi cái kẻ mà Jacob đứng trên mặt đất tối thui, chiến đấu cùng với hắn (2).
Nhưng cho tới khi tôi đặt chéo hai tay anh lên ngực anh.
Anh chiếm hữu chính anh. Còn lời trù ẻo nào hơn là lời này: Anh là kẻ tự mình nguyền rủa mình;
Hai cánh tay của anh ôm lấy thinh không, và cứ thế xoải rộng ra,
Bởi vì thế giới là cái nôi của anh, còn nấm mồ của anh là thế giới.

Chú thích:

(1): Chồng nhà thơ là một sĩ quan bạch vệ, sau về với "Cách Mạng": Tôi sẽ đuổi lũ chó đó ra ngoài....
(2) Nhân vật Cựu Ước, con trai Isaac, và là cha 12 người con trai, tổ tiên dân Do Thái.

Tiểu sử nữ thi sĩ
Tsvetayeva, Marina Ivanovna
Tên khi lập gia đình:
Marina Ivanovna Efron
Sinh ngày 26 tháng Chín, 1892, Moscow, Nga.
Mất ngày 31 tháng tám, 1941, tại Yelabuga.

Nữ thi sĩ Nga, ít được biết tới ở nước ngoài, nhưng được coi là một trong những nhà thơ tinh tế nhất (finest) thế kỷ 20, của tiếng Nga. Những vần thơ của bà thật khác biệt, do tính uyên nguyên, do nhịp điệu tách rời, và do tính trực tiếp của chúng.
Bà trải qua những năm niên thiếu ở Moscow, cha giáo sư đại học, giám đốc viện bảo tàng, và mẹ nhạc sĩ dương cầm tài năng. Gia đình thường du ngoạn nước ngoài và vào năm 16 tuổi, bà vào Đại Học Sorbonne, Paris. Tập thơ đầu tay Vecherny albom [Chiều, Evening Album] xuất hiện năm 1910. Những vần thơ tuyệt vời nhất của bà là ở trong trường thi mang tính cổ tích Tsar – devitsa (1922, Tsar-Maiden).
Tsvetayeva tỏ ra thù nghịch với cách mạng Nga. Chồng của bà, Sergei Efron, là một sĩ quan Bạch Vệ, và rất nhiều vần thơ của bà vào thời kỳ này, là để vinh danh lực lượng kháng chiến chống lại Bôn-sê-vích. Trong số đó, có tập thơ thật đáng kể là Lebediny stan [The Swans’ Camp] được sáng tác thời gian 1917-21, nhưng mãi đến năm 1957 mới được xb tại Munich. Đây là một “Chinh Phụ Ngâm” mang tính ký sự, trữ tình, và cảm động, về Cuộc Nội Chiến nhìn dưới cặp mắt và tình cảm của một người vợ sĩ quan Bạch Vệ.
Tsvetayeva rời Liên Bang Xô Viết vào năm 1922, tới Berlin và Prague, và sau cùng, vào năm 1925, định cư ở Paris. Ở đây, bà cho in một vài tập thơ, trong đó có Stikhi k Boky [1922, Những vần thơ gửi thi sĩ Blok], và Posle Rossii [1928, After Russia: Sau Nga xô], đây là tập thơ chót xb khi bà còn sống. Bà cũng làm hai tập thơ lấy đề tài bi kịch cổ điển, Ariadne (1924), Phaedra (1927), một vài tiểu luận thơ, trong có Moy Pushkin [Puskin của tôi, 1937]. Vòng thơ chót của bà, Stikhi k Chekhii (1938-39, Những vần thơ cho Xứ sở Czech), là phản ứng của nhà thơ trước sự kiện Nazi xâm lăng đất nước này.
Vào thập niên 1930 thơ của bà thấm đậm chất hoài hương của người lưu vong, tha phương nơi xứ người, nhớ quê nhà, như Toska po rodine (1935, Homesick for the Motherland, Nhớ Quê Mẹ), và Rodina (1936, Quê Mẹ). Vào cuối thập niên 1930, chồng bà quay đầu về với những người cộng sản, và trở lại Liên Bang Xô Viết, mang theo cùng với ông người con gái. [Cả hai, cha và con, sau trở thành nạn nhân của khủng bố Stalin). Vào năm 1939, nhà thơ theo chồng và con, định cư tại Moscow, ở đây, bà làm công việc dịch thuật. Cuộc di tản tại Moscow trong Cuộc Đệ Nhị khiến bà phải tới ở tại một thành phố xa lạ, không một bạn bè, không một trợ giúp. Bà tự huỷ mình vào năm 1941.
[Tài liệu từ Bách Khoa Britannica, de luxe].

Kỳ tới: Nhà thơ Nobel văn chương Nga, Joseph Brodsky, nói về Marina Tsvetayeva, một “sư phụ” của ông.
Jennifer Tran giới thiệu.


I Will Win You

Nhân đọc cái mail của nhà thơ Thi Vũ, v/v PD, trên Gió O, Gấu bèn rị mọ đọc bài viết của Nguyễn Đức Sơn, về nữ thi sĩ L.L. Lan, rồi đọc những lời phán của ông về người nữ, và về nữ thi sĩ, thì mới ngộ ra một chân lý thật lớn: Đàn ông Mít ngoài cái chuyện coi thường đàn bà, thì bèn thừa thắng xông lên, coi thường nữ thi sĩ.

NDS phán:
Tôi vốn yêu vô cùng cái nữ tính tự  nhiên và nồng đậm trong thơ đàn bà (dù tôi cũng yêu vô cùng những đứa con gái có đàn ông tính trong người chút đỉnh).  Tôi nghĩ đó là yếu tố quyết định sinh mệnh của thơ họ. Nghĩa là dù họ có đả động đến cái gì, thơ đàn bà là phải làm toát ra cái hơi thở đàn bà từ ngôn ngữ, hình ảnh và âm điệu.  Huống hồ là từ bản chất trời sinh, làm sao họ có thể làm cái gì lớn hơn ngoài cái việc bồng đứa con trong lòng.  Tôi không thiển cận và lạc hậu đâu.  Bởi làm sao đào đâu ra một nữ  thi hào đúng nghĩa trong văn học sử cổ kim trên mặt địa cầu này (có thể có biệt lệ biết đâu đối với những hành tinh có người khác). Đàn bà sinh ra là vậy. Họ có thể trở thành một nhà đại bác học nhưng không thể trở thành một thi sỹ lớn đúng nghĩa một cách tuyệt đối. 

Đây là do vốn liếng quá nghèo nàn, chưa từng nhìn ra cõi thơ thế giới, chưa từng đọc thơ của những nữ thi sĩ, thí dụ, Marina Tsvetaeva, hay Anna Akhmatova của Gấu Mẹ Vĩ Đại [Nga la tư]. Tsvetaeva là nữ sư phụ của Brodsky, Nobel văn chương còn Akhmatova, nữ thần thi ca Nga.

Nhân tiện đang lèm bèm về vụ Hoàng Cầm, TV sẽ giới thiệu một số bài viết về hai bà này, cùng một số thơ của họ. Trước hết, là sẽ giới thiệu bài của Brodsky giới thiệu tập thơ của Akhmatova, trong có nhiều điều chiếu sáng cõi thơ của những đấng trong Nhân Văn Giai Phẩm, đồng thời giải ra sự kiện, tại sao họ chịu cúi đầu trước anh chàng thi sĩ nhà quê, thi sĩ của quần chúng Tố Hữu. Và đặt ra vấn nạn ‘nếu’: Nếu những tinh anh của sĩ phu Bắc Hà không gục ngã trước nhà thơ đất Thần Kinh, liệu cuộc chiến Mít có thể khác đi chăng?
Bài giới thiệu tập thơ Akhmatova của Brodsky khó đọc, và tất nhiên, khó dịch, Gấu cứ nấn ná, không dám đụng vô, nhưng đúng là một bài viết thật tuyệt. Không phải chỉ về Akhmatova, mà còn từ cõi thơ của bà, nhìn ra một điều vô cùng quan trọng: nhiều khi, cả một thời đại, được nén lại, chỉ trong vài câu thơ.
Nữa!
Điều ghê gớm trên, nhạc vàng, nhạc sến, nhạc lính Miền Nam làm được!
*
Trong bài tưởng niệm TCS, Gấu có dẫn một câu của Canetti, nhà văn Đức, Nobel văn chương, trong đầu thì đầy ắp kỷ niệm những ngày ở Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, và tiếng huýt sáo bài Tình Nhớ của một anh chàng tân binh như Gấu càng làm Gấu nhớ cô bạn:

Đừng sợ nữa. Bạn sợ như vậy là đã quá đủ cho đám tụi mình rồi. Tất cả chúng mình đều phải chết. Nhưng bạn chưa chắc đã phải chết. Có lẽ những bản rất tình ca của bạn, là cái phải đại diện cho cả lũ chúng mình với hậu thế. Bạn đã phục vụ chúng tớ bằng tình bạn trung thành và chân thực. Thời của lũ chúng ta chắc là chưa buông tha cho bạn đâu.
Nguồn

Bây giờ Gấu hiểu, nhạc TCS không thể nào đại diện cho "cả lũ chúng mình" với hậu thế.
Chỉ nhạc vàng, nhạc sến nhạc lính làm được điều này.
Gấu sẽ giải thích, bằng kinh nghiệm riêng của chính mình.
*

Nói về nữ thi sĩ, làm sao bỏ qua Wislawa Szymborska. GNV có, hầu như đủ hết những tập thơ của bà.
Post lại bài diễn văn Nobel, “đọc chơi”!

 *

LOVE AT FIRST SIGHT

They're both convinced
that a sudden passion joined them.
Such certainty is beautiful,
but uncertainty is more beautiful still.

Since they'd never met before, they're sure
that there'd been nothing between them.
But what's the word from the streets, staircases, hallways -
perhaps they've passed by each other a million times?

I want to ask them if they don't remember –
a moment face to face
in some revolving door?
perhaps a "sorry" muttered in a crowd?
a curt "wrong number" caught in the receiver? –
but I know the answer.
No, they don't remember.

They'd be amazed to hear
that Chance has been toying with them
now for years.

Not quite ready yet
to become their Destiny,
it pushed them close, drove them apart,
it barred their path,
stifling a laugh,
and then leaped aside.

There were signs and signals,
even if they couldn't read them yet.
Perhaps three years ago
or just last Tuesday
a certain leaf fluttered
from one shoulder to another?
Something was dropped and then picked up.
Who knows, maybe the ball that vanished
into childhood's thicket?

There were doorknobs and doorbells
where one touch had covered another
beforehand.
Suitcases checked and standing side by side.
One night, perhaps, the same dream,
grown hazy by morning.

Every beginning
is only a sequel, after all,
and the book of events
is always open halfway through.

At certain periods of history it is only poetry that is capable of dealing with reality by condensing it into something graspable, something that otherwise couldn't be retained by the mind.
Brodsky
Vào một vài thời điểm lịch sử, chỉ có thơ là có thể lèm bèm được với thực tại, bằng cách nén nó lại thành một điều gì gọn thom lỏm, điều mà cái đầu đầu hàng không cất giữ.
Đó cũng là điều nhạc sến làm được!

Coetzee viết về Brodsky: Thi sĩ đòi cho thơ, cái quyền giáo dục, và cứu rỗi con người. Và nếu như thế, vị trí của ông, về vấn đề này, gần gụi với Cổ Athens, khi họ dậy nam sinh viên [không có nữ], thế chân vạc của âm nhạc [nhạc làm cho tâm hồn nhịp nhàng, hài hòa: to make the soul rythmical and harmonious], thơ, và thể dục.
Plato đạp đổ thế chân vạc, ba còn hai: nhạc nuốt thơ, và trở thành môn học chính về tâm thần và tinh thần [the principal mental/spiritual discipline].

Những quyền năng mà Brodsky phán, thuộc về thơ, có vẻ như, thuộc về âm nhạc nhiều hơn, theo Coetzee. Thời gian là chốn đồng vọng, the medium, của nhạc hơn là của thơ: Chúng ta đọc thơ trên trang giấy in, nhanh cỡ nào tùy theo chúng ta thích hay không thích, trong khi chúng ta nghe nhạc, ở trong thời gian của riêng nó.

Thời gian của riêng nó, với nhạc vàng nhạc sến của Miền Nam, đúng là cái thời để yêu, để hát, và để chết!
Gấu này đã kể, về cái lần đầu nghe Tình Nhớ, của TCS, khi nó vừa mới ra lò, trong đêm khuya, khi đối diện với cái giường sắt lạnh lẽo nơi Trung Tâm Ba Tuyển Mộ Nhập Ngũ, và tưởng tượng ra rằng, có thể đứa em trai đã từng nằm, chính cái giường này, trước khi bỏ đi xa.