*







*
Album Tulips 2006

Nhóm Hiến Chương 77
Ủng hộ đối lập Việt Nam
Nguồn
 Những người ký vào lá thư ngỏ nói mặc dù Hiến chương 77 đã ngừng hoạt động từ năm 1989, nhưng viết từ góc độ cá nhân, họ muốn bày tỏ ủng hộ những nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
Sự cứu rỗi cuối cùng

Đọc Thư Ngỏ, Gửi Bạn Ta
Gọi ngày 30–4 là ngày mất nước, vô tình chúng ta đã khước từ Việt Nam là quê hương, đất nước của chúng ta, mà mỗi ngày chúng ta luôn hướng về đó. Mỗi ngày chúng ta đấu tranh cho tự do dân chủ, cho sự giàu mạnh vì nó. Chúng ta thương nhớ nó khôn nguôi.
QT

Norman Manea, một nhà văn Romania, lưu vong, trong một bài viết (1), đã nhắc tới câu của Goethe, [bản dịch tiếng Anh], "Confer value on the world if you wish to assert your own value", nôm na có nghĩa, hãy cho người khác nói nếu muốn người khác nghe mình nói. Ông kể câu chuyện một tay ký giả - sự thực, theo ông, một giáo sư đại học về văn chương - đã gọi những đồng nghiệp cùng trong đại học, những người ý kiến trái ngược, chống đối ý kiến của ông, là "đồ vô tổ quốc, đếch có quê hương" [creatures without a homeland], y chang QT, bởi vì những kẻ vô tình khước từ Việt Nam là những ai nếu không phải là đồ đếch có quê hương?

Ông còn kể thêm chuyện này, hai nữ sinh viên, một lần không đồng ý với nhau, về một trường hợp có tính kỹ thuật, một em cãi không lại, bỏ đi, trước khi bỏ đi, quay lại phạng một câu: Mày là con ho lao!
Gấu này chỉ mong cãi không lại QT, và trước khi bỏ đi, quay lại nịnh: Thư ngỏ của QT viết cảm động quá!

(1) The History of an Interview, in trong On Clowns: The Dictator and the Artist, Về Những Tên Hề: Nhà Độc Tài và Người Nghệ Sĩ,  tiểu luận, nhà xb Grove Weidenfeld, New York.

Kỷ niệm với nhà thơ
Một giai thoại về nhà văn Erich Maria Remarque (1)
Ông khi đó 'tạm trú' ở Tessin, và bị đám cán bộ nhà nước Nazi liên tục quấy rầy. Chúng khẩn khoản mời ông, một trong những nhà văn di dân dòng dõi Đức thứ thiệt trở về với Đất Mẹ.
Trước thái độ rửng rưng của ông, đám cán bộ nhà nước cuối cùng hỏi: Chẳng lẽ ông không có nỗi sầu của người viễn xứ [le mal du pays]?
-Sầu nhớ nhà? Cái gì vậy? Tụi mày tưởng tao là một tên Do Thái, hử?
Trích Jean Améry: Vượt Quá Tội Ác Và Hình Phạt - Khảo luận để vượt lên cái không thể vượt được - Par-delà le crime et le châtiment. Essai pour surmonter l'insurmontable, Actes Sud, 1995

(1) Tên thật của ông Erich Paul Remark. Đổi Remark thành Remarque, theo bên nội, đổi Paul thành Maria, để tưởng nhớ bà mẹ. Vì cái tên Maria này mà một nhà thơ Việt Nam đã gọi ông là nữ văn sĩ. Nhưng tệ hơn thế, sách của ông bị Nazi cấm, bản thân ông bị  tố cáo, không phải người Đức, mà Tây gốc Do Thái, tên thực Kramer, viết ngược lại thành Remark. Vẫn còn nhiều người tin điều này, không cần chứng cớ.
[Theo Wikipedia]

Đi tìm Một Cái Nón Cối Đã Mất

Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!
Nhất Bác!
Khen Bác thì khen cả ngày, cả đời chưa hết khen!