*











    


Quỳnh Thi
Thư ngỏ gửi nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng
Theo tôi, ngày 30-4-75 cũng là vận may an bài cho đất nước mình nữa anh ạ. Hồi trước 75, con số du học sinh ra ngoại quốc đâu có nhiều đâu. Thế mà, sau hơn 30 mươi năm định cư ở nước ngoài, những thế hệ con cháu chúng ta, thế hệ thứ hai, ba, đã có cả hàng trăm ngàn em tốt nghiệp đại học và trên đại học.
QT
Thư ngỏ? Tại sao lại ngỏ? Có gì đâu mà ngỏ? Một cái tít như thế rất dễ khiến hiểu lầm. Mới đọc loáng thoáng, Gấu này lại lo cho 'bạn ta', không hiểu có làm gì thất thố, để đến nỗi bị thư ngỏ.
Đọc, mới hiểu ra rằng thì là nàng cám ơn ông NXH đã đăng cho nàng một bài thơ, làm 31 năm mới xong!
Một bài thơ biểu tượng cho cả một thời đại!
*
Bà hay Cô, chắc là Bà, QT này lập luận y chang Hitler, trước tòa án âm ty, trước Diêm Vương: Hãy cám ơn tui. Hãy vinh danh tui! Bởi vì, nếu không có tui, không có Lò Thiêu, làm sao có nước Israel?

Nếu mấy ông VC không đuổi bà con mình xuống biển, lấy đâu ra cái đám Việt Kiều yêu nước? Lấy đâu ra hàng trăm ngàn em tốt ngiệp đại học và trên đại học?
Nếu VC không tàn nhẫn khốn kiếp, làm sao nhân loại lại phải cắn răng chấp nhận những ông cha của chúng?
*
Đám chống Cộng điên cuồng hải ngoại là chống VC sau 1975, chứ đâu phải trước đó?
Trước đó, nếu chúng chống Cộng điên cuồng, chỉ bằng một nửa như thế, thì đâu có mất Miền Nam?
*
Vả chăng, một thư ngỏ như thế đó, mà lại gửi cho nhà văn NXH, là làm khổ bạn ta vô cùng!
Cứ giả dụ như bọn chống Cộng điên cuồng đọc thư, bèn đi kiếm bạn ta, hỏi thăm sức khỏe, này, bộ mày tính đường về Việt Nam hử? QT này, là ai, nếu không phải là... mày?
Vừa mới đưa Cô Vy đi bệnh viện về, [Gấu đến tận San Jose thăm, Cô Vy phải xin lỗi không thể gặp, để anh Hoàng đi một mình], vừa mới giải thích trối chết với Cô Vy, vì lá thư ngỏ, [Thế còn mấy lá thư kín đâu? Đưa hết ra đây!], bạn ta lại lo cuống cuồng đối phó với đám chống Cộng điên cuồng!
Bạn ta, làm chủ mỏ than, mà gặp cú tai bay vạ gió này, càng tha hồ mà than!
*
Hơn ba mươi năm định cư ở nước ngoài...

QT viết một cách thật là nhẹ nhàng. Nói là định cư, nhưng sự thực, tái định cư. Có ông, thay vì định cư, tái định cư, viết, tạm cư, ra cái ý rằng nơi này ta chỉ ở tạm thôi, mai mốt ta về. Trang Luân Hoán, tiểu sử của nhà thơ, ghi là: Định cư và trưởng thành tại Ðà Nẵng từ 1953. Tạm cư tại Montreal, Canada từ 02.02.1985.
Tạm cư thôi.
Cho tới bây giờ, vẫn có những người rời bỏ Việt Nam, chỉ để mong tạm cư nơi xứ người.
*
Tôi cũng không thích ai gọi ngày 30-4-75 là ngày mất nước, như nhiều người thường vô ý thức nói trên báo chí lâu nay. Vì đất nước vẫn còn sờ sờ ra đó. Sài Gòn vẫn còn sờ sờ ra đó. Sao lại nói rằng nó mất? Hơn thế nữa, ở trong tim chúng ta, trong tim mọi người Việt Nam lưu lạc trên khắp thế giới, lúc nào lại không có Việt Nam?

Ôi chao ôi, nghe thật bùi ngùi, thật cảm động. Trong cái đám vô ý thức đó, có lẽ phải kể cả thằng Gấu này, bởi vì rằng thì là, nó tin rằng cái nước Việt Nam mất rồi. Sài Gòn mất rồi. Và việc này không liên can tới VC, mà tới cái gọi là... Bắc Kỳ.
Nói rõ hơn, chỉ có nước Bắc Kỳ, không có nước Việt Nam.
Trước 1975, điều này là giấc đại mộng của xứ Bắc Kỳ. Sau 1975, giấc đại mộng đã trở thành hiện thực.
Trước 1975, và nếu phải 'trước trước' nữa, có thể nói, từ khi có Đàng Trong - Đàng Ngoài, là nẩy ra giấc đại mộng này rồi!

Đây là một vấn đề rất quan trọng, rất nguy hiểm, nguy hiểm chết người, khi đụng vô. "Một cách nào đó", chính nó là nguyên nhân đẻ ra con bọ VC.
Thành thử ngày 30 Tháng Tư không phải là ngày mất nước, mà là đổi tên nước. Nói như vậy không biết bà hay cô QT có còn coi thằng Gấu này vô ý thức hay là không.
Và Sài Gòn còn sờ sờ ra đó, nhưng không còn gọi là Sài Gòn, từ trước ngày 30 Tháng Tư  năm 1975 lận!
Vụ việc này có ghi trên bản đồ hành quân của Bộ Đội Cụ Hồ!
Chưa chiếm được, nhưng đã có một cái tên dành cho nó rồi!
*****

Hồi còn ông anh nhà thơ TTT, còn Sài Gòn, còn Quán Chùa, một trong những buổi sáng thật đẹp trời, hai anh em ngồi nhâm nhi ly cà phê, không hiểu ra làm sao, bỗng nhắc tới chuyện Con Rồng Cháu Tiên, ông anh than, đất nước gì mà lại mở ra bằng chia ly như thế, làm sao mà khá nổi.

Gấu cũng tin như thế, cho mãi đến khi về già, nhân đọc, đọc, đọc, mới ngộ ra rằng thì là, đúng ra là phải chia ly mới sống được. Tất cả những gì gì, nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, đúng thì thật đúng, nhưng không thể thực hiện được, theo cái kiểu suy nghĩ của 'chủ nhà', too good to be true, quá hay quá đẹp nên đếch có thực. Và mỗi lần chân lý được thốt ra, là để lợi dụng nó. Ôi, Miền Nam ở trong trái tim tui, Bác Hồ khi hấp hối vưỡn còn cố thốt lên chân lý một lần chót, rồi mới chịu đi hẳn!

Nhà văn Do Thái Amos Oz, cũng chỉ học được chân lý chia ly đó, vào lúc chót đời. Cuộc tranh chấp Do Thái - Palestine, theo ông, vấn đề không phải là, học yêu nhau, học hoà thuận, nhường nhịn nhau, nhưng mà là chia ly, tách rời. Hãy giúp chúng tôi ly dị nhau, cho chúng tôi ra riêng, ông lập lại hoài câu này trong những cuốn sách của ông.
Tay ký giả hỏi vặn:
-Như thế là thế nào?
-Câu trả lời của tôi chỉ là một từ: Partition.
Chia.
*
Thằng Tây, vừa chân ướt chân ráo, chưa đọc lịch sử dân địa phương, vậy mà đã ngộ ngay ra chân lý. Chính vì thế mà nó chia nước ta ra ba kỳ, để không giết lẫn nhau, đúng như huyền thoại dựng nước. Thằng này Bắc Kỳ, thằng kia Trung Kỳ, còn thằng kia nữa, Nam Kỳ, mỗi thằng một nơi, không được xâm phạm lẫn nhau! Ông Tây mũi lõ ra lệnh. Thế là có hoà bình kéo dài một trăm năm!

Thằng Tây vừa mới bị thằng Nhật hất cẳng, thế là Việt gian, Tề, Ngụy, Phản Động...  mọc ra như nấm, giết vô tội vạ, càng giết càng sướng tay, càng sướng tay càng tiếp tục giết!

Ông bạn C. của Gấu, gật gù, tao nghiệm ra chân lý mà mày nói đó, khi ở tù VC.
Tao chưa từng gặp một thằng Miền Nam làm ăng ten bao giờ!

Xin khúc đầu cùng xương cùng xẩu
Xin khúc giữa, cùng máu cùng me
Xin khúc đuổi,
Tha hồ mà đuổi.

Đuổi xuống biển.
Đuổi tới hải ngoại.
Bây giờ đuổi... về!
Trấn lột đô!

Bài phỏng vấn Oz trên tờ Tin Nhanh, số 23-29 Tháng Ba, 2006, thật thú vị, và thật bổ ích.
Tay phỏng vấn, thật đểu, thật sừng sỏ, và thật hiểu rõ vấn đề: cứ nhè những vết thương mà xát thêm muối.
-Tôi muốn [envier: thèm] đặt cho ông một câu hỏi thật là dữ dằn, một câu hỏi chết người, một câu hỏi của âm ty địa ngục, la question infernale: Là Do Thái, nghĩa là gì, đối với ông?

Câu này, Gấu cũng thường hỏi Gấu:
Là một thằng Bắc Kỳ di cư nghĩa là gì đối với mày, hử Gấu?
**

Gọi ngày 30–4 là ngày mất nước, vô tình chúng ta đã khước từ Việt Nam là quê hương, đất nước của chúng ta, mà mỗi ngày chúng ta luôn hướng về đó. Mỗi ngày chúng ta đấu tranh cho tự do dân chủ, cho sự giàu mạnh vì nó. Chúng ta thương nhớ nó khôn nguôi.
QT

Norman Manea, một nhà văn Romania, lưu vong, trong một bài viết (1), đã nhắc tới câu của Goethe, [bản dịch tiếng Anh], "Confer value on the world if you wish to assert your own value", nôm na có nghĩa, hãy cho người khác nói, nếu muốn người khác nghe mình nói. Ông kể câu chuyện một tay ký giả - sự thực, theo ông, một giáo sư đại học về văn chương - đã gọi những đồng nghiệp cùng trong đại học, những người ý kiến trái ngược, chống đối ý kiến của ông, là "đồ vô tổ quốc, đếch có quê hương" [creatures without a homeland], y chang QT, bởi vì những kẻ vô tình khước từ Việt Nam là những ai nếu không phải là đồ đếch có quê hương?

Ông còn kể thêm chuyện này, hai nữ sinh viên, một lần không đồng ý với nhau, về một trường hợp có tính kỹ thuật, một em cãi không lại, bỏ đi, trước khi bỏ đi, quay lại phạng một câu: Mày là con ho lao!
Gấu này chỉ mong cãi không lại QT, và trước khi bỏ đi, quay lại nịnh: Thư ngỏ của QT viết cảm động quá!

(1) The History of an Interview, in trong On Clowns: The Dictator and the Artist, Về Những Tên Hề: Nhà Độc Tài và Người Nghệ Sĩ,  tiểu luận, nhà xb Grove Weidenfeld, New York.
*

Sau này, đọc Những Đứa Con Sinh Vào Giờ Tý, tức nửa đêm, đúng thời điểm đất nước Ấn được giải phóng, của Salman Rushdie, là Gấu nhớ tới lời phán của Ngài Võ Văn Kiệt, vào một trong những ngày liền tù tì sau 30 Tháng Tư 1975: Nhìn vầng trán của mấy em thiếu nhi, những cháu ngoan Bác Hồ, là thấy tương lai của đất nước!

Những đứa trẻ Việt Nam, sau 30 Tháng Tư, đều là những đứa con giờ Tý của một đất nước khốn khổ khốn nạn.

"Washing will hide him—voices will guide him! Friends mutilate him—blood will betray him... jungle will claim him ... tyrants will fry him... He will have sons without having sons! He will be old before he is old! And he will die,.. before be is dead".
Midnight's Children

Children bom a few seconds before the hour of what Saleem calls Mountbatten's "tick-tock" are likely to join the revelling band of conjurors and circus freaks and street singers; those bom a few seconds after midnight, like Parvati, the witch, whom Saleem eventually marries, will be genuine sorcerers. Saleem himself, bom on the stroke of the hour, will be amazingly gifted but will also embody the disasters of the country. The novel is an autobiography, dictated by a ruined man to a simple but shrewd working girl in a pickle factory—to this Saleem's fortunes have fallen. (She is addressed from rime to time as if she were Sterne's "dear Eliza.") The fortune-teller's words "washing will hide him" point to Fate. The prophecy was not a joke.
V.S. Pritchett : Salman Rushdie

Những đứa trẻ sinh vài giây trước, hay sau, giờ mà Saleem gọi là tiếng tích tốc của Ngài Toàn Quyền Mountbatten, chúng có những số phận khác nhau. Nhân vật Saleem của Rushdie, sinh đúng giờ đó, được bà mụ ban cho tài năng lạ kỳ, nhưng bù lại, sẽ ôm lấy những thảm họa của đất nước. 

Gấu nghĩ, những đứa trẻ Việt Nam, tất cả, đều được số mệnh ban cho đồng đều, cái món quà khốn nạn, là ôm lấy những thảm họa của đất nước.
Tất cả, trừ con cái mấy ông VC!
Tất nhiên!
*
Tôi cũng lại không thích việc nơi định cư của chúng ta ở nước ngoài, được nhiều người gọi là: “Ðất tạm dung”! Ðiều đó không đúng đâu anh. Tôi nghĩ phải nên coi đây là quê hương thứ hai của chúng ta mới là chính danh, chính nghĩa của nó.
QT

"Đất tạm dung", thực sự, là "thuật ngữ" của Cao Uỷ Tị Nạn, nhằm chỉ những đất nước thuộc vùng Đông Nam Á, nơi những trại tị nạn được dựng lên, cho những người vượt biển, chờ "tái định cư" tại một "đất nước thứ ba", mà QT gọi là quê hương thứ nhì của họ.
Cao Uỷ tị nạn phân loại ba thứ đất nước. Thứ nhất, quê hương nơi sinh ra. Thứ nhì, đất tạm dung. Thứ ba, nơi tái định cư.

Và nơi đích thực để mà gọi là quê hương, của mỗi cá nhân con người, theo tôi, là tùy theo người đó.
Theo nghĩa đó, quê hương thứ hai theo cách gọi của QT, có thể sẽ có người gọi là quê hương thứ nhất, theo cái nghĩa, nơi nào trái tim nói, đây là quê hương, thì nó là quê hương, chẳng có thứ mấy thứ miếc gì ráo!

Và nếu như thế, thằng Gấu Bắc Kỳ này chọn Nam Kỳ làm quê hương của nó.

Và, khi mất, nước Việt Nam, nước Nam Kỳ, chỉ còn có nước Bắc Kỳ, khi đó, nước Lá Phong bèn thay thế.
Vẫn là thứ nhất.
Độc nhất!
*
"Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó. Rồi: Thơ Của Tôi."
Joseph Brodsky

Tôi hết còn tin tưởng ở xứ sở đó. Tôi không quan tâm (đến chuyện này). Tôi đang viết bằng tiếng nước tôi, và tôi thích tiếng nước tôi. Tôi thực sự không biết giải thích thế nào cho ông thấy. Xứ sở là... những người của nó. Tôi là một trong những người đó, và tôi thấy quá đủ hoặc quá thiếu về tôi rồi... Khi Thomas Mann từ Đức đến California, người ta hỏi ông về văn chương Đức, ông trả lời: Văn chương Đức là nơi tôi đang ở (German literature is where I am). Nếu một người Đức dám chấp nhận điều này, tôi cũng dám chấp nhận. Bây giờ tôi sửa soạn để chết tại đây. Cũng chẳng quan trọng chi chuyện đó. Vả chăng tôi cũng không biết chốn nào khá hơn. Mà nếu có biết, tôi cũng chưa kịp sửa soạn để đổi đời."
Tôi hết còn tin vào nơi chốn đó
Nhưng một khi phải bịa đặt ra, ngay cả mẩu đất ở dưới chân mình, thì, chỗ nào mà chẳng được!
Lẽ dĩ nhiên, trừ quê hương, nơi, kẻ lưu vong bị "trù ẻo", trầm luân đời đời, đừng khi nào vác cái mặt mo trở về! ["doomed never to return home"].
Em ra đi nơi này vẫn thế
Quê hương của một con người, thì cũng chỉ là một mảnh không gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần nhất - nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm của người đó. Cây có rễ, người có chân để mà bỏ đi, sau khi lương tâm của nó nói:
Không!
Không có gì tởm hơn là chuyện sẵn sàng làm thịt kẻ khác, nhân danh quốc gia này, nọ, cờ đỏ, vàng. Chủ nghĩa quốc gia là nọc độc của lịch sử hiện đại.
[George Steiner: The Cleric of Treason].
Đi là Đến. Vượt biên là Về Nhà

On vieillit mal en exile
Già cực lắm, nơi xứ người.
Jean Améry: Người ta cần quê hương tới cỡ nào?
trong "Vượt quá tội ác và hình phạt"
Par-delà le crime et le châtiment