*







*
*
Jen & Friends in Stone Soup

Sự cứu rỗi cuối cùng
Nguyễn Tuân vs Dương Thu Hương?

Gấu tui, sau 1975, may mắn, và cũng hẩm hiu làm sao, chẳng hề gặp một ông nhà văn cách mạng nào, thứ tiền chiến như Nguyễn Tuân, lại càng không.
Nhà văn NMG, đã  tả cái tâm trạng hàng thần lơ láo của trí thức Miền Nam trước VC, giống như đám quan lại thời Tây Sơn trước Mãn Thanh. Ông rất thú vị khi nhìn ra sự giống nhau giữa hai thời kỳ.
Theo tôi, ông hơi bị tẩu hỏa nhập ma khi so sánh hai giai đoạn lịch sử, hai hoàn cảnh, thái độ khác nhau của hai tầng lớp sĩ phu.
Thứ nhất, chẳng hề có cảnh hàng thần lơ láo, của đám sĩ phu thứ thiệt của Miền Nam.
Chắc chắn như vậy.
Bởi vì đám đó còn đang chuẩn bị khăn gói quả mướp lên đường đi học tập cải tạo mười ngày.

Đám hàng thần lơ láo, mà NMG nói tới, sự thực, chỉ là một dúm mấy anh chị trí thức, nhà văn, đứng bên lề của lịch sử, của cuộc chiến.
Mấy bà nhà văn.
Hoặc đám ngu đần, cũng bầy đặt đi trình diện, với hy vọng, được nhà nước mới xác nhận, và sau đó có thể còn được thu dụng.
Gấu nhớ là, danh sách 12 nhà văn phản động đồi truỵ, ra lò liền sau đó, gồm cả đám Sáng Tạo, thêm vài mống, trong đó có Gấu, đứng hàng thứ bẩy. Nhưng đám VC tiếp quản Bưu Điện đâu có biết thằng thợ NQT còn là thằng sa đích văn nghệ NQT!
Ngay cả việc Gấu làm thêm cho UPI, VC cũng không biết, chỉ đến mãi sau này, khi Gấu nhận được hồ sơ ODP qua Sở Ngoại Vụ, VC bèn đến tận nhà, để hỏi, mấy cái máy của UPI, mày chôm bán rồi hả?
Gấu bèn trả lời, là, ba cái máy của UPI để lại, họ giao cho người đại diện của họ, là Trần Đại Minh. Anh đại diện cho hãng, bán lại cho VC hết rồi, sau đó đi Mẽo, làm bồi tiếp cho UPI. Cũng lâu rồi, Gấu thấy bài của anh trên báo Hương Văn, bèn liên lạc. Anh mừng lắm. Nhất là, mừng cho Gấu.
Câu nói của nhà thơ TTT khi nhìn đám VC vô Sài Gòn, cho thấy, ông hiểu rất rõ, ông sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội viết.
Lịch sử đã quyết định chuyện đó giùm cho ông.
Mấy anh VC thực tình không hề bắt buộc mấy ông nhà văn miền nam phải đi trình diện. Họ có ra thông báo, nhưng, nếu một ông nhà văn nào không đi trình diện, thì cũng không bị ghép vào tội trốn trình diện học tập cải tạo như là mấy ông nhà binh có nợ máu với nhân dân!
Sau này, Gấu có được gặp một nhà văn Miền Nam, được hân hạnh tham dự những buổi học tập cải tạo văn nghệ Ngụy. Ông ta kể, lần đó, đang học tập, mấy nhà văn cách mạng miệt vườn Miền Nam đang say sưa khoác lác, bỗng có tin, Nguyễn Tuân sẽ tới ban huấn dụ.
Ối giời ơi là giời, ông ta nói, khi NT xuất hiện, tất cả im phăng phắc, chỉ còn nghe tiếng ba toong của nhà văn vĩ đại gõ cộp cộp trên nền nhà. Ông giơ tay khoác khoác, ra ý, cứ tự nhiên học tập tốt, đừng chú ý đến ông, và ông từ từ đi ra ngoài vườn, trong khi mấy anh miệt vườn và cả đám Nguỵ bị tiếng ba toong hớp hồn, ngồi như ngây như dại!

Gấu nghe kể, và bỗng ngộ ra một điều là, đám nhà văn VC sợ Nguyễn Tuân đến như thế, ấy là vì, nhờ ông ta, họ cũng được coi là nhà văn!  Cũng được hưởng tí sái, nói như một nhà văn ở trong nước (1)
 (1) Dada

Mà một khi còn nhà văn, là chế độ vẫn còn!
Sự hiện diện của một Nguyễn Tuân như thế đó, là một của báu của chế độ!
Tụi mi bảo chế độ của chúng ông khốn kiếp hả, nếu khốn kiếp, tại sao có Nguyễn Tuân?

Theo nghĩa đó, vị trí của DTH y chang của Nguyễn Tuân. Chưa bao giờ chế độ lại cần đến bà như bây giờ.
Dương Thu Hương sẽ được vinh danh, sợ hãi, thờ phượng...  y hệt như Nguyễn Tuân, nếu bà cũng biết sợ như ông Nguyễn Tuân!
Nhưng điều gì đã làm cho DTH khác, khác hẳn Nguyễn Tuân? Điều gì làm cho bà không thể nào biết sợ như Nguyễn Tuân?
Có hai lý do. Một, do bà nói ra. DTH cho biết, bà đã từng hèn nhát, trong cái vụ lấy chồng.
Một, chính là cái mặc khải, về mình, về đời mình, về thời của mình, khi ngồi bệt xuống hè đường miền nam và khóc.

"At the very instant of reading it, he [Rousseau] wrote later, "I saw another universe and became another man."
Câu trên đây, là của P.N. Furbank, điểm cuốn tiểu sử mới nhất của Jean-Jacques Rousseau: Restless Genius, trên tờ NYRB.
Đúng vào lúc tôi đọc nó, tôi nhìn thấy một vũ trụ khác, và trở thành một người khác.
Đây chính là mặc khải cay đắng, chua chát, của DTH vào một ngày 30 Tháng Tư năm nào.

Kỷ niệm với nhà thơ

Nhà thơ, như được biết, khi đi thi Tú Tài đã phải làm đơn xin miễn tuổi.
Gấu mất ba năm lớp Nhất, lên Trung Học, bỏ năm Đệ Tam, đậu Tú Tài 2, vô Đại học, cũng phải làm đơn xin miễn tuổi.
Mất một năm Toán Đại Cương, đến ngày thi nộp giấy trắng ra về. Mất thêm một năm Toán Lý Hoá, rớt Thực tập kỳ thi thứ hai, trong cùng năm học. Bỏ luôn khoa học. Tưởng chừng như do cú rớt thực tập lãnh nhách, nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Sau này, khi chạy thất thểu đuổi theo một cô bé con nơi cổng trường, mới hiểu ra lời cảnh cáo của số mệnh, ta đã báo trước cho mi, đừng bao giờ trở lại nơi chốn này. Nếu mi nghe lời ta, thì đâu có phải chịu cảnh nhục nhã.
*
Ngày 28 tháng 3, tôi gặp lại H. lần cuối cùng. Trời bữa đó mưa. Trận mưa mở đầu mùa. Thời tiết thay đổi, khí hậu ẩm ướt làm cánh tay trái của tôi trở nên đau nhức, khó chịu. Tôi ra Sài Gòn, tìm một quán nước, vừa uống cà phê vừa ngó mưa. Quán này, ngày trước tôi và H. thỉnh thoảng có ghé. Tôi còn nhớ, một lần ngồi đây, cũng tại bàn này, tôi uống bia, và chợt có ý định muốn hôn nàng. Lúc đó buổi trưa, trong quán chỉ có một hai người ngoại quốc đang dùng bữa. Họ vừa ăn vừa cắm cúi đọc báo. Ngày hôm sau, nàng bảo tôi, nàng biết ý định của tôi lúc đó, và phải quay đi, để che giấu nụ cười. 

Đang ngồi, đột nhiên nhớ đến nàng, đột nhiên tôi có ý định phải gặp nàng, và chỉ cần nhìn mặt nàng lúc này, là tôi biết rõ, nàng có còn yêu tôi hay không. Tôi đến Đại Học Khoa Học, và ngồi ở hiên ngoài, cũng là nơi tôi vẫn thường ngồi với bạn bè, hoặc ngồi một mình đọc sách, thay vì ngồi bên trong giảng đường nghe giáo sư giảng bài. 

Tôi ngồi chờ nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Khu rừng trong đêm

DP, một trong những bạn của thằng em, sau khi thằng em chết, trở thành bạn thằng anh, đọc khúc trên, thú lắm, nhưng chê:
Cái đoạn đó làm bật ra một con Gấu chết nhát.
Tại sao lại mệt và giận và chỉ "muốn" đánh nàng?
Đúng ra, là phải bợp cho nàng vài cái mới hả giận!

Bao nhiêu năm, bây giờ, đọc lại đoạn trên đây, cũng lại hiểu ra được rằng, nó chỉ là một thứ prélude, cho cái sự ra đi trước của Lan Hương, và của đoạn thơ sau đây.
Je voudrais que mon amour meure
qu' il pleuve sur le cimetière
et les ruelles où je vais
pleuvant celle qui crut m'aimer
Samuel Beckett

Gấu muốn tình Gấu chết,
Và mưa rơi trên nghĩa địa,
trên đường phố  Sài Gòn,
Gấu đã từng
vừa đi vừa khóc,
Người
G [D] ấu Yêu.

Đi tìm Một Cái Nón Cối Đã Mất

Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!
Tháng Ba, 1946, năm năm trước khi Greene tới Việt Nam, Ho [HCM] ký hòa ước với Tây, thừa nhận, sự ra đi của họ để lại một khoảng trống. Viễn ảnh một Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, do Tây nhử, làm Ho khoái. Ông chửi đám bộ hạ phò Tầu:
Mấy bồ có hiểu nghĩa là gì, chuyện đám Tầu ở lại? Lần chót tụi nó ở lại một ngàn năm!
Tây dù sao cũng mũi lõ, họ có thể ở một thời gian, và rồi sẽ cút, vì tụi da trắng hết thời ở Á Châu rồi. Ta thà ngửi cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!

Norman Sherry: Tiểu sử Greene, chương 24: Bonjour Vietnam
[Sherry trích câu này từ
Hồ Sơ Ngũ Giác Đài, The Pentagon Papers, Senator Gravel Edition, vol 1, Beacon Press, 1979, trang 49-50].

Ôi chao, giá mà Miền Nam thấm nhuần câu nói của Bác!
Thà rằng chọn thằng Yankee mũi lõ, còn hơn, cũng vẫn thằng Yankee, nhưng mũi tẹt!