*





*
*
Chỉ có mỗi một giải pháp là chia.
Khi còn nhỏ tôi đã mơ, khi nào lớn, mình sẽ là một cuốn sách, chỉ có cách đó là đỡ nguy hiểm, hơn là làm một người. Và biết đâu, với một chút may mắn, cuốn sách đó, có một bản sống sót.
Ngay từ khi còn con nít, Oz đã cảm nhận ra nỗi bi đát, là một người Do Thái.
Đối với hai dân tộc đó, thay vì yêu nhau, hãy ly dị nhau:
Pour les deux peuples, il ne sagit non pas de s'aimer mais de divorver.
*
Ôi chao, hoá ra ông Tây mũi lõ ngày xưa đã nhìn ra số phận của cái mảnh đất hình chữ S: Chỉ có mỗi một cách chia, thì mới tránh được cái họa Con Bọ VC!
Thành thử 50 người con lên núi, 50 người con xuống biển, và đừng bao giờ tìm cách xum họp, là nó phải như vậy!
Tin Văn sẽ chuyển ngữ bài phỏng vấn Oz, trên tờ Tin Nhanh, L'Express, số đề ngày 23-29 Tháng Ba 2006.

Thanh Tâm Tuyền

Thảo Trường
[Tôi gọi tên tôi cho đỡ nhớ]
Thanh Tâm Tuyền

Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay. Biến cố bi thảm ở Budapest năm 1956 mà truyền thông khắp thế giới đã nói đến rất nhiều bằng những từ ngữ rất mạnh mẻ, thì nhà thơ của chúng ta đã chỉ dùng hình ảnh của đôi trẻ để mô tả cuộc đàn áp dã man tàn nhẫn đó. Mấy câu thơ giản dị đã gây xúc động và còn lại mãi trong lòng người thưởng ngoạn. Xin đừng hỏi tôi bài thơ ấy hay ở chỗ nào. Chịu. Xin chịu. Tôi không có may mắn được đào tạo về những lý sự thế nào là hay thế nào là không hay và điều đó cũng đã thành thói quen trong tôi. Cho nên tôi chỉ cần thấy được cái nào hay là đủ. Rồi về sau, nhiều lúc, nhiều nơi (kể cả ở nhà tù) tôi đã gặp nhiều người cũng rất thích bài thơ đó. Có ai đó đọc lên một câu liền có người khác phụ họa theo, chứng tỏ bài thơ rất phổ biến.

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào

Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi

Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng

Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp 

Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest


Thời gian của điêu tàn làm mạnh thơ ca.
TTT: Thơ giữa chiến tranh và trại tù.

tháng muời cấy rau rấp

Bước xuống ruộng hồn bỏ trên bờ
Chân dẫm bùn tay cấy ngẩn ngơ
Tháng mười sương giá trắng trời đất
Gió hớp hồn bay đỉnh núi mờ

trà, sớm và tối

Ngồi xệp đầu hè
Uống chén trà buổi sớm
Đợi kẻng lao động

Quanh mình chộn rộn
Trông trời nín khe

Trên giường tầng cao
Hớp cặn trà nguội đắng
Ngó đêm tù đằng đẵng

Ngày không âm hao
Bập bềnh mưa nắng
Còn ai chiêm bao
Bỗng gặp ta về từ quên lãng?

 Kỷ niệm với nhà thơ

Thư gửi bạn ta
Bây giờ tôi nhận ra, đó là do nhà văn thiếu... thông tin. Bản thân ông tác giả cũng chưa chín, về những vấn đề mà ông nhét vào miệng nhân vật của mình.

Bếp Lửa


Hà Nội & Bếp Lửa
Trước 1975, Gấu có viết phê bình, điểm sách, nhưng chưa bao giờ vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình. Và cũng chẳng hề có ý định thu gom những bài viết đó, in thành sách. Tuy nhiên, trong số đó, nếu có thể giữ lại một bài, thì đó là bài viết về cuốn Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền.
Lần đầu đăng trên Tập San Văn Chương. Cũng còn giữ được một số kỷ niệm về nó.
Joseph Huỳnh Văn là người đầu tiên tự hào về bài viết. Bởi là vì anh là tổng thư ký.
Anh nói:
-Nếu không phải tao lo tờ báo, chắc mi đâu chịu viết bài này?