Ai Tín

Lan Hương,
hay Bông Hồng Đen, hay Cô Bé, của Gấu
đã mất ngày 28.8.2005, tại Huê Kỳ,
hưởng dương 58 tuổi.
Cách tốt nhất tưởng niệm Cô, là,
xin mời độc giả Tin Văn đọc lại.
Tứ Tấu Túc viết về Lan Hương và Sài Gòn
Mi đâu có thương ta. Mi thương con bé con mười một tuổi,
là ta, từ đời thuở nào.
Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!
Hà Nội Gấu
Anh không sợ chúng ta không thương yêu nhau,
mà chỉ sợ chúng ta thương yêu nhau nhiều quá.

Xin vĩnh biệt.
Gấu

Sau Đại Hồng Thuỷ

Hiện tượng Trâm Thạc
Đọc trong cuốn Sổ Ghi cũ rích, [hồi còn ở trại tị nạn Thái Lan], tư tưởng này, không biết [chôm] của ai:
Mỗi một khi mà cái đẹp mất đi, thì cái phần xấu xa tệ hại của nó không đi theo, cứ mặt dầy ở lại.
Áp dụng vào Trâm Thạc, cái đẹp nhất, là hai cuộc sống rất đỗi riêng tư của họ. Cuộc đời mãi mãi tuổi hai mươi của họ.
Cái tởm nhất, cứ lì lại, là thép đã tôi, thối đến mức như thế đấy!
Bây giờ nhà nước ta lại bắt lớp trẻ ngửi!

The final rout of the Soviet imperium in 1989 -1990 began with the publication of "Darkness at Noon" (1940)
David Cesarani: [Tiểu sử] Arthur Koestler: Một cái đầu không nhà, The homeless mind.
[1989-1990 - thời kỳ cáo chung uy quyền tối thượng Xô Viết - bắt đầu vào năm 1940, khi Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler ra đời].
Đúng là đòn "cách sơn đả ngưu"!

Dostoevsky, Fyodor
Liệu có thể coi ông, Dos, là một tín đồ Ki Tô?
Khó nói lắm.
Có lẽ, Dos cũng đành chọn cho mình một chỗ quì trong nhà thờ bởi vì ông chẳng nhìn thấy một cứu rỗi nào cho nước Nga, ngoài Thiên Chúa giáo ra. Nhưng đoạn cuối Anh em nhà Karamazov cho phép chúng ta nghi ngờ, chắc gì những sức mạnh huỷ diệt mà Dos quan sát lại tìm ra được một đối trọng ở trong đầu của ông? Cái anh chàng ngây ngơ trong trắng Alyosha trẻ tuổi đó, như 'dáng đứng' [projection] của một nước Nga Thiên Chúa giáo, liệu anh ta có thể làm được chuyện cứu vớt Cách Mạng?
Nếu thế thì hơi bị ngọt, và hơi bị sến.
[That's just a bit too sweet and kitschy]


Nhật Ký Thời Chiến

Chuyện Tử Tế
1 2 3 4

Trước 1975 chỉ có mỗi một lần độc nhất, Hai Lúa đóng vai nhà văn.
Đó là khi Nguyễn Đông Ngạc làm tuyển tập Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta, [anh còn cho nó một tiểu tựa là Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam], anh chi tiền cho hai ông thợ chụp nổi tiếng nhất lúc bây giờ, đến tận nhà kéo Hai Lúa ra Sở Thú [nhà Hai Lúa ở ngay kế bên], chụp cho một "bô", đứng bên bụi tre hay bụi trúc.
Bức hình cùng tí tiểu sử được in cùng với truyện ngắn, ở trong tuyển tập nói trên,  không ngờ trở thành những bửu bối cứu nguy Hai Lúa, khi thanh lọc, tại trại tị nạn Thái Lan.

Cái vụ - "Tôi cho anh nói lại, anh nói anh vừa ăn cơm vừa làm thơ, vừa viết văn, tôi tin, nhưng anh nói anh viết phê bình, là tôi không tin." - là hoàn toàn đúng sự thực. Đối với anh chàng sinh luật người Thái, được Bộ Nội Vụ Thái và Cao Uỷ Tị Nạn mướn làm cái việc thanh lọc, coi ai là đáng tị nạn chính trị, ai là di dân kinh tế, anh ta rất rành, muốn viết phê bình, là phải kinh qua trường lớp. Phải đi học. Phải có bằng, ít nhất là cử nhân, rồi phải học đại học, chuyên về phê bình văn học. Không phải khơi khơi, ai cũng có thể vỗ ngực xưng tên, ta là nhà phê bình. Trong tờ lý lịch ghi Gấu có mỗi một mảnh bằng đại học, lại là dự bị, vậy mà nói tao làm nghề phê bình thì bố ai tin được?

Sau khi Hai Lúa trả lời, anh chàng sinh viên yêu cầu tay thông dịch người Việt dịch qua tiếng Thái, cái mẩu tiểu sử của Hai Lúa, trong tuyển tập trên. Trong đó, có ghi Hai Lúa viết điểm sách phê bình văn học. Một tí tiểu sử đó, mà cứu khổ cứu nạn như thế đấy.
Còn về cái hình đóng vai nhà văn, so với cái thằng ốm đói, đang bị thẩm tra, thì như những dòng sau đây.

"Tôi vẫn còn nhớ cái nhìn của anh sinh viên Luật, người Thái Lan, được Bộ Nội Vụ và Cao Uỷ Tỵ Nạn mướn làm thẩm tra viên trong buổi thanh lọc. Cái nhìn dừng lại rất lâu trên khuôn mặt tiều tuỵ ở ngoài đời so với trong hình. Có vẻ anh tin. Có vẻ anh thông cảm. Có vẻ anh sợ hãi, không ngờ sự khủng khiếp của một chế độ so với sức chịu đựng của con người. "

Tôi nói với anh, có những cuốn sách tạo nghiệp, nghiệp theo nghĩa Phật dạy. Cuốn trước, trong lời tựa, anh coi đây là vốn liếng một đời cho quê hương, cho bạn bè. Chưa đầy một năm, Cộng sản thôn tính Miền Nam
Như lính giữa rừng