Hiện tượng Trâm Thạc

Stupidity of the West
[Sự ngu xuẩn của Tây Phương]
Milosz trong cuốn sách ABC của ông đã đặt tên cho sự ngu xuẩn của Tây Phương là "tưởng tượng bị hạn chế". Ông kể là, khi ông tới Mẽo sau chiến tranh, và kể những chuyện đã xẩy ra tại Ba lan thời kỳ 1939-45, chẳng có ai tin. Họ nghĩ, hiển nhiên là, trong mọi cuộc chiến, báo chí bịa ra đủ mọi chuyện ghê tởm xấu xa nhất, đối với kẻ thù, nhưng sau đó, như người ta thấy, chỉ là tuyên truyền. Pure evil? Chẳng lẽ bạn bắt tụi tôi tin rằng, có... cái ác?

Đừng nói cho ai biết, bạn mua số báo này.

Tờ Văn học Pháp, Le Magazine Littéraire, số tháng Bẩy & Tám, 2005, là về một thứ hạnh phúc quái đản, hạnh phúc thấy mình bị bách hại, bị săn đuổi, tức chứng hoang tưởng, la paranoia.
Tờ báo cảnh cáo bạn đọc, như trên, và khuyến cáo, nên lén lút đọc, tránh những con mắt tò mò, và giải thích: hoang tưởng sinh sôi, nẩy nở trong im lặng, trong bí mật, và trong nghi kỵ.
 Và nếu chúng ta đồng ý với quan điểm của Francois Rostang, tác giả cuốn "Làm sao cho một tay hoang tưởng cười?", hoang tưởng là dấu hiệu của một xã hội khép kín, chỉ tin vào chính nó, trop sure d'elle-même, thì cái chế độ hiện thực XHCN của nhà nước ta nên đổi tên thành xã hội hoang tưởng.
Ông trích dẫn Nietzsche: Không phải sự bán tín bán nghi, mà chính cái điều quá tin tưởng về mình đó, làm cho chúng ta trở nên khùng.
["Ce n'est pas l'incertitude qui rend fou, c'est la certitude."]

Hai Lúa tin rằng, cơn sốt nhật ký thời chiến, là cũng nhằm giải thích một câu hỏi nhức nhối: Tại làm sao cả một miền đất lại nhắm mắt nhắm mũi lao vào cuộc chiến đó? Tại làm sao mà lại tin tưởng quá như thế, về một "chân lý": "Đường ra trận mùa này đẹp lắm"? Và tại làm sao, kết quả của nó, lại quái đản như thế đó?

Phê bình không phải chuyện 'nâng bi' chân lý của quá khứ, hay chân lý của những kẻ khác. Nó là một công trình làm sao cho thời đại của chính chúng ta bớt ngu được chút nào hay chút đó.
[Mô phỏng câu của Roland Barthes, bản tiếng Anh: Criticism is not an 'homage' to the truth of the past or to the truth of 'others' - it is a construction of the intelligibility of our own time. R. Barthes: Phê bình là gì?, trong Tiểu luận Phê bình, Critical Essays].
Vương Trí Nhàn, người biên tập, trên BBC, cho biết, trong đời làm xuất bản, làm văn nghệ của ông, khoảng 40 năm, chưa có hiện tượng nào như thế này.
Vẫn sử dụng câu của Barthes, chúng ta có thể gà nhà phê bình họ Vương: Đó là vì, chưa bao giờ người Việt mong được bớt ngu đi một tị như là bây giờ.
Để hiểu tại làm sao, sau một đêm 30 tháng Tư, ngủ dậy, tưởng nhìn thấy cái nhà Việt Nam to lớn hơn, một con người Việt Nam hạnh phúc hơn, thanh thản hơn, thì lại thấy một con bọ!
*

Sự kỳ cục của K. do đó có một ý nghĩa mới. Anh ta kỳ cục, ấy là bởi vì anh ta không thuộc về làng xã, và cũng thuộc về Lâu Đài, anh ta kỳ cục chính là bởi vì anh ta là một con người độc nhất, khoẻ mạnh, trong một thế giới mà mọi thứ mọi điều, mang tính nhân bản, và thật là bình thường, thí dụ như tình yêu, việc làm, tình bạn... đều bị tước đoạt khỏi bàn tay của con người, để trở thành quà tặng, được ban phát từ đâu đâu, hay dùng từ của Kafka, được ban phát từ trên xuống. Dù là số mệnh, dù là ân huệ, dù là trù ẻo, nó là một cái gì bí hiểm, một điều gì mà con người chỉ có thể nhận, hoặc chối, nhưng chẳng bao giờ có thể tạo ra.
Theo nghĩa đó, sự ao uớc của K, rõ ràng là chẳng có chi bình thường, chẳng có chi là hiển nhiên, mà đúng ra, đây là một niềm ao ước hãn hữu, đặc thù và tất nhiên, gây sốc, gây chướng. Anh ta bầy ra một cuộc chiến đấu, giành một tí một tẹo, như thể tí tẹo này ôm trọn mọi đòi hỏi mà con người có thể, và có quyền, có.
Với những người dân làng, sự kỳ cục của K. không phải là do anh ta bị tước đoạt hết mọi điều căn bản, thiết yếu của cuộc đời, mà là do anh ta đòi cho được những của quí này, bởi vì chúng là của anh ta, chứ không từ bất cứ đâu, hoặc từ trên ban phát.
Hanah Anrendt: Đánh giá lại Kafka. [Franz Kafka: A revaluation]
Tôi nghĩ, những độc giả ở trong nước, khi đổ xô đọc Trâm Thạc, có thể trong thâm tâm, họ nghĩ rằng, giả sử mình bắt chước Trâm Thạc, cũng lý tưởng ngời ngời như thế đó, thì là để ao ước, như nhân vật K. của Kafka, ao uớc, những gì của chính mình, những gì mình xứng đáng được hưởng, sau những hy sinh của lớp người như Trâm, như Thạc.


Đọc trong cuốn Sổ Ghi cũ rích, [hồi còn ở trại tị nạn Thái Lan], tư tưởng này, không biết [chôm] của ai:
Mỗi một khi mà cái đẹp mất đi, thì cái phần xấu xa tệ hại của nó không đi theo, cứ mặt dầy ở lại.
Áp dụng vào Trâm Thạc, cái đẹp nhất, là hai cuộc sống rất đỗi riêng tư của họ. Cuộc đời mãi mãi tuổi hai mươi của họ.
Cái tởm nhất, cứ lì lại, là thép đã tôi, thối đến mức như thế đấy!
Bây giờ nhà nước ta lại bắt lớp trẻ ngửi!

The final rout of the Soviet imperium in 1989 -1990 began with the publication of "Darkness at Noon" (1940)
David Cesarani: [Tiểu sử] Arthur Koestler: Một cái đầu không nhà, The homeless mind.
[1989-1990 - thời kỳ cáo chung uy quyền tối thượng Xô Viết - bắt đầu khi Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler ra đời.
Đúng là đòn "cách sơn đả ngưu"!


Hồi còn chiến tranh Việt Nam, hình như ông tướng Độc Nhãn Do Thái có ghé thăm miền nam, và xúi dại, cứ chịu thua đi, rồi biết.
Ông ta không thể nào ngờ được chuyện này: chỉ qua một đêm thôi, kẻ chiến thắng, không phải biến thành khùng, mà thành một con bọ!

Điều ghê sợ nhất, ở một tác phẩm thí dụ như nhật ký của Trâm Thạc, ấy là tính "hiển nhiên, chính xác" của nó: Thép đã tôi là phải như vậy. Đường ra trận mùa này là phải đẹp lắm.
Đây mới chính là thuốc độc của cả một thời: Cộng Thời. Theo nghĩa đó, Milosz đã coi cuốn Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler là tác phẩm đầu tiên, làm cái điều, đập vỡ điều cấm kỵ, nói ngược hẳn lại. Bởi vì khi nói ngược lại, là phạm thánh!
Vẫn Milosz kể lại, khi cuốn sách, bản tiếng Tây, Số Không và Vô tận, xb ở Pháp, Sartre và đồng bọn ôm nhau khóc ròng! Thế thì đám chúng mình biết làm gì, biết tin tưởng vào cái gì bi giờ!
Hơn thế nữa, tư tưởng Chống Cộng không phải do một cái đầu chẳng biết một tí gì về Cộng Sản, nghĩ ra được. Và chính Koestler cũng là người đầu tiên đẻ ra ý nghĩ thành lập một cơ quan Chống Cộng.
Tên của nó là Hội nghị vì Tự do Văn hóa, Congrès pour la Liberté de la Culture.
[But the initiative for organizing a convention of anti-Communism in West Berlin in 1950 came from Arthur Koestler, who had been a Communist functionary in the 1930s...]
Milosz's ABC's, đầu vào "Congrès"

Trên web, thấy nhiều trang có đăng tác phẩm Trư Cuồng của Nguyễn Xuân Khánh.
Lạ, là chẳng thấy có một dòng nào về tác giả.
Bản trên talawas, NXK có trích dẫn một câu của Pascal, làm đề từ.
Câu này theo Hai Lúa, thật đúng với "hành trình biện chứng" khởi đi từ Thép Đã Tôi, tức hiện tượng Trâm Thạc, tới Con Bọ:
L'homme n'est ni ange ni bête, et le malheur veut que qui veut faire l'ange fait la bête.
Con người không phải là thiên thần, mà cũng chẳng phải là thú vật, và bất hạnh thay, ấy là kẻ nào muốn thành thiên thần, kẻ ấy ắt là làm thú vật.
Cái con bọ cái gì cũng đớp chính là hoá thân của một Trâm, một Thạc ngày nào!

Biến thành con bọ, rồi sao?
Chẳng lẽ vô phương cứu chữa?

Đây chính là một câu hỏi lý thú. Nabokov đã từng hỏi, và trả lời, và Hai Lúa đã trích dẫn trong bài viết Một Chuyến Đi.

"Sẽ có người bực mình, bỏng có ba ngón tay mà làm rối lên, nhất là sau một cuộc nồi da nấu thịt. Thật ra, chẳng thể nào mà trả lời cho một sự bực bội "thuần lý" như vậy, như Nabokov khẳng định, khi đọc Hóa Thân của Kafka: biến thành con bọ, rồi sao? Nhưng ông cho rằng trước nỗi sững sờ "thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt", con người đành thốt lên: Beauté plus pitié, Cái Đẹp cộng Thương Hại (15). Đây cũng là tâm trạng cùng một lứa bên trời lận đận, đồng bệnh tương lân giữa nghệ sĩ và nghệ sĩ. Và đó cũng là cách chúng ta tiếp cận nghệ thuật: Nơi nào có cái đẹp nơi đó có thương hại, bởi vì một lý do thật giản đơn, cái đẹp phải chết: Mỹ nhân tự cổ như danh tướng...
Vả chăng, cái tai nạn đó, là bắt buộc phải có, như một chia sẻ cùng Nạn Lớn, Kinh Hoàng Lớn. Ở đây, tôi lại mượn Kafka, và "con bọ" của ông, và cứ nói "xưng xưng" ra rằng: Phải có tai nạn đó, nhan sắc tiếng đàn của Hương Cơ mới được vẹn toàn."

Câu trả lời thứ nhì, ở đây, là của Hannah Arendt.
Trong bài Đọc lại Kafka [Franz Kafka: A revaluation], bà viết:
Cái chuyện vinh danh Kafka, như là một nhà tiên tri đoán ra được sự ra đời của con bọ, đúng ra, là "coi thường" ông, coi ông cùng một bè với cả một lũ tiên tri làm lũ lụt chúng ta ngay từ đầu thế kỷ. Charles Péguy, vốn đã từng bị hiểu lầm là một nhà tiên tri, cũng đã từng phán: "Định mệnh thuyết như là người ta hiểu được, chẳng là gì hết, nếu có chăng, thì là luật về cặn bã, về cái còn lại." [law of residues].

Nói rõ hơn, nếu coi cái sự ra đời của con bọ, bắt buộc phải như vậy, hết thuốc chữa, như vậy là nhắm mắt nhắm mũi tin vào Ông Trời. Vào định mệnh. Ông Trời cho sao thì được vậy. Nếu nước Việt Nam phúc bẩy mươi đời, nếu tổ tiên ông bà chúng ta không ăn mặn, hết làm cỏ Chiêm Thành, hết cho Miền Nam làm... Ngụy, thì, sau một đêm 30 Tháng Tư, ngủ dậy, có ngay một căn nhà Việt Nam to lớn hơn, đàng hoàng hơn, có con người Việt Nam hạnh phúc hơn, thanh thản hơn.
Nhưng tội thay, Ông Trời, thay vì vậy, lại cho...  một con bọ!


Phải làm sao đếch có, hoặc lỡ có rồi, thì đếch còn con bọ nữa, thế mới bảnh chứ! (1)
Coi con bọ như gia tài của mẹ để lại, theo đúng như sự phán bảo của định mệnh, thì khốn nạn rồi!

(1) BBC cho biết, qua cuộc điều tra toàn cầu của Đài, đa số người Việt thấy chẳng làm gì được để thay đổi đời sống.
Nếu đúng như vậy, thì con bọ còn sống dai lắm. Con bọ của Kafka còn biết hy sinh, chơi cả một quả cam cho xong nợ đời, không còn là gánh nặng cho gia đình, nhưng với con bọ VC, cái vụ hy sinh đó xưa rồi Diễm ơi!
Ấy chết xin lỗi.
Xưa rồi Trâm ơi, Thạc ơi!


*

Để hiểu chuyện gì đã xẩy ra suốt một nửa thế kỷ tại Đông Âu, người ta phải hiểu rằng, thật muôn vàn khó khăn phát biểu, chỉ một tư tưởng thông thường, hiển nhiên và bình thường ở nơi công chúng ; và sự kiện, trong suốt một chiều dài lịch sử như thế, chỉ có một đôi lần, dám liều lĩnh làm điều này.
Nhưng ngay cả khi không còn quá nguy hiểm, như thời kỳ Stalin, một sự thực tầm thường cũng không thể nói ra một cách giản dị, trực tiếp, mà phải theo lối ví von, bóng bẩy, nghĩa là nó phải được mã hoá, ngược lại với những lời dối trá có tính nhà nước (official), thì cứ mặt dầy mặt dạn thốt ra, ở nơi chốn đông người.
Chính vì lý do này mà một lời dối trá, dưới dạng thô thiển, thô kệch của nó, lại dễ giải mã, đối với một độc giả tương lai.
Normal Manea: Lịch sử một cuộc phỏng vấn.

Hai Lúa tin rằng, sự kiện lớp trẻ trong nước tìm đọc nhật ký Trâm Thạc, là cũng nằm như trong tiến trình như Manea nói, nhưng ngược lại, theo kiểu đi tìm thời gian đã mất, của Proust.
Nói rõ hơn, lớp trẻ muốn tìm hiểu, tại sao lại có nhật ký Trâm Thạc? Nếu có, thì phải giải thích như thế nào, trong những ngày như thế này?

Sự thực nào, dối trá nào, ngu đần nào... nằm ở trong những trang nhật ký có sẵn lửa đó?

"Những nghiên cứu Đức vào những năm đó, là một ngành học - mù lòa như dã được dự tính, chỉ đạo từ trước, và, như Hebel sẽ nói - cưỡi một con ngựa nhợt nhạt. Trọn một khoá học mùa đông, chúng tôi trải qua bằng cách mân mê Cái Bô Vàng [The Golden Pot] (1), mà chẳng hề một lần băn khoăn, về sự liên hệ ở trong đó, rằng, tại làm sao mà một câu chuyện lạ thường như vậy lại có thể được viết ra, với tất cả những cấu trúc dàn dựng của nó như thế, liền ngay sau một thời kỳ mà xác chết còn ngập những cánh đồng bên ngoài Dresden, và trong tnành phố ở bên con sông Elbe đó thì đang xẩy ra nạn đói, và bệnh dịch.."

"Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi có giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo. Nhưng, chính vì những nghi hoặc như thế đó, mà việc nhận tôi vô Hàn Lâm Viện thật rất là đáng mừng, nó có vẻ như một nghi thức sửa sai, phục hồi mà tôi chưa từng hy vọng."
 W. G. Sebald [1944-2001]

Lời Cảm Tạ

"Những nhà phê bình ở Hànội đã gọi các nhân vật trong cuốn sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bọn này đi đâu?
Những người ở Hànội không khi nào tự đặt câu hỏi với mình, những câu họ thường đặt cho kẻ địch."
Thanh Tâm Tuyền: Bếp Lửa, Tựa, lần in thứ hai (1965).

Hai Lúa tự hỏi, có khi nào, "những người ở Hà Nội" tự hỏi, hay là, chính lũ chúng ông mới là... Nguỵ?
Hai Lúa tự hỏi, những Trâm những Thạc đã mất, không nói, nhưng những Trâm, những Thạc, còn sống, có khi nào nằm mơ, như Sebald nằm mơ, thấy mình bị lột mặt nạ, và trơ ra, là những tên phản quốc, và lừa đảo?

Nhưng ví mấy ông bà Trâm Thạc may mắn sống sót cuộc chiến, với một Sebald, suốt đời băn khoăn về những nỗi nhục trong gia đình (1), chẳng là quá vinh danh họ sao!

Bởi vì đôi khi, thắng trận nhục lắm!
NQT
(1) Xin xem bài "Cả nước chạy VC"


Nhật Ký Trâm và Nhật Ký Anne Frank
Ông có thể giải thích thêm về khả năng hấp dẫn độc giả thế giới của cuốn sách?
- Bởi nó đề cập đến những vấn đề lớn lao, chẳng hạn bản lĩnh con người bộc lộ ra sao khi đứng trước cái chết. Tôi nghĩ là mình chẳng vơ vào chút nào khi làm cái việc từ Đặng Thuỳ Trâm mà liên tưởng tới Anne Frank (xem bài giới thiệu đặt ở đầu sách).
Vương Trí Nhàn, trả lời phỏng vấn [eVăn]

Giả sử như thế giới tìm đọc Nhật Ký Trâm Thạc, như VTN mong ước, chắc chắn họ cũng sẽ cảm thông cho số phận của bà Trâm, nhưng họ còn cảm thông hơn, cho số phận dân chúng Việt Nam, sau bao hy sinh như vậy, mà chỉ có được một con bọ!
Không hiểu họ Vương có liên tưởng ra sự khác biệt giữa hai trường hợp?

Ngoài ra, còn một sự khác biệt rất rõ, giữa hai người. Anne Frank,
cô bé đã từng la lên, vào mùa xuân năm 1944: "Ta muốn tiếp tục sống, ngay cả sau cái chết của ta!" (I want to go on living even after my death]. Liệu ông họ Vương có thể chỉ cho tôi, một bà Trâm hiện vẫn đang tiếp tục sống, sau cái chết, không chỉ một, mà hai; một, trong cuộc chiến, và một, bây giờ, khi ông biên tập, cho xb tập nhật ký?
Cũng lại một trường hợp, một di chúc bị phản bội.

Bài Thông điệp của Anne Frank, là từ bài viết "Ai sở hữu Anne Frank", trên tờ Người Nữu Ước, tác giả, Cynthia Ozick, tố cáo tất cả mọi người, từ ông bố của Anne Frank trở đi, đều phản bội,  hoặc cố tình hiểu sai ý nghĩa của những trang nhật ký, của một cô gái 15 tuổi, chết vì đói, rét, bệnh ban đỏ, tại Trại Tập Trung Đức Quốc Xã.

Tuy nhiên, không ai dám coi đây là "đề cập đến những bản lĩnh lớn lao, chẳng hạn bản lĩnh con người bộc lộ ra sao khi đứng trước cái chết."
Cô bé con đó, cùng với gia đình được một người quen giấu diếm trong một căn nhà, khi Nazi lùng bắt giết hại, toan tính huỷ diệt toàn bộ dân Do Thái, trong khi ẩn náu, cô viết nhật ký, kể lại cuộc sống chật hẹp tù túng, hy vọng tai nạn qua đi, cô không hề "lên gân", chứng tỏ bản lĩnh của mình trước cái chết.
Tôi không hiểu làm sao lại có sự vơ vào ở đây?
Nếu có, là theo nghĩa này: Ông họ Vương vơ vào, khi tự nhận mình cũng là một trong những con người phản bội tập nhật ký, như ông bố Anne Frank chẳng hạn. Ông bố này đã kiểm duyệt, bỏ đi rất nhiều trang. Cái tít Ai sở hữu Anne Frank, là theo nghĩa: Ai có quyền sửa đổi, kiểm duyệt nhật ký Anne Frank?
Tôi xin hỏi, ông họ Vương đã tự kiểm duyệt, và sau đó, đã để cho nhà nước ta kiểm duyệt, bao nhiêu trang nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm?

Mỗi một khi mà cái đẹp mất đi, thì cái phần xấu xa tệ hại của nó không đi theo, cứ mặt dầy ở lại.
Áp dụng vào Trâm Thạc, cái đẹp nhất, là hai cuộc sống rất đỗi riêng tư của họ. Cuộc đời mãi mãi tuổi hai mươi của họ.
Đó là cái khốn nạn nhất của hệ thống giáo dục của Đảng: Không dậy cho trẻ con biết, một điều thật là cơ bản: Đời người, đời của mi, của chính mi, là cái tốt đẹp nhất.
Đừng có phí phạm nó.
Cứ hết dậy cắm cờ, thì lại dậy đường ra trận mùa này đẹp lắm, thì làm sao không đẻ ra một lũ ngớ ngẩn, là Trâm là Thạc!


Melissa Muller, tác giả cuốn "Anne Frank, tiểu sử" (Anne Frank, the biography, nguyên bản tiếng Đức, 1998; bản dịch tiếng Anh của Rita và Robert Kimber, nhà xb Henry Holt and Company, NY; ấn bản Canada của nhà xb Fitzhenry & Whiteside Ltd), là một nữ ký giả hiện đang sống ở Munich và Vienna. Theo người điểm sách của tờ Time, Muller đã tôn trọng huyền thoại [về Anne], nhưng bà đã làm một điều tuy quá trễ cho nên thật cần phải làm: Bà cứu Anne Frank ra khỏi vai trò thần tượng, biểu tượng, và trả lại cho nhân loại một Anne Frank bằng xương bằng thịt.
Người viết thực sự tin rằng, sự kiện độc giả trong nuớc đổ xô đọc nhật ký Trâm Thạc là có thực, sự kiện nhà nước ta đang có cả một chiến dịch nhằm 'hâm nóng lịch sử' theo đúng như ý đồ của nhà nước, biến Trâm Thạc thành những thần tượng, biểu tượng, là có thực.
Và người viết cũng thực sự tin rằng, độc giả trong nước đổ xô đọc nhật ký, là để cố tìm ra câu trả lời cho thực tại Việt Nam: Tại  làm sao, sau những hy sinh như thế, mà lại chỉ có được một đất nước Việt Nam đầy những giòi, những bọ?
NQT
*

Đọc những dòng Milosz viết về "những kẻ ngu đần có ích", "những tên khùng được việc", so sánh với những dòng trong nhật ký Đặng Thuỳ Trâm, như: "Viết đơn vào đảng, niềm vui thì ít mà bực dọc thì nhiều". "Chúng mình đang sống trong những ngày căng thẳng tột bực. Bệnh xá bị đánh phá và tiếp tục bị uy hiếp dữ dội... tiếng máy bay quần trên đầu, mình thấy thần kinh căng thẳng như một sợi dây đờn lên hết cỡ. Không có cách nào giải quyết hơn là mình vẫn phải ở lại cùng anh em thương binh. Buồn cười thay, đồng chí chính trị viên của bệnh xá từ chối không dám ở lại cùng mình trong tình huống nầy. Vậy đó, lửa thử vàng, gian nan thử sức. Mình cũng đành chịu đựng trong hoàn cảnh nầy chứ biết nói sao hơn.”... (1), liệu chúng ta có thể suy ra, dưới mắt những ông chính uỷ bỏ chạy kia, dưới sự chỉ đạo từ "văn phòng ở Hà Nội", những Trâm, những Thạc, những kẻ thực sự tin vào chân lý "giải phóng miền nam", và "đường ra trận mùa này đẹp lắm", họ đâu có khác gì "những kẻ ngu đần có ích"?.
(1) Trích từ một bài viết ở trên lưới.


Tâm sự người lính VNCH
Nhận xét của bạn Trần Minh ngược hẳn quan niệm của một nhà văn, ở đây, là Sebald, một nhà văn Đức, "có lẽ là một nhà văn lớn lao nhất trong số những nhà văn Đức đương thời", [theo một tác giả trên Điểm sách Nữu Ước, số đề ngày 6 Tháng Mười, 2005, ông đã mất vì tai nạn xe hơi]. Ông cũng băn khoăn về quá khứ cuộc chiến, và chuyên môn nghiên cứu những thư từ, nhật ký.... Trong cuốn mới nhất, được xb sau khi chết, của Sebald, Campo Canto, một nhà điểm sách chỉ ra, "điểm lạ là, những miêu tả mang tính huỷ diệt nhất, về sự huỷ diệt các thành phố, một kinh nghiệm vượt ra khỏi trí tưởng tượng của bất cứ ai, được tìm thấy ở trong những báo cáo có tính sự kiện, thí dụ như những thư từ" (1).
Theo thiển ý, cái gọi là "kinh nghiệm vượt ra khỏi trí tưởng tượng", về nhận thức, giữa "hai bên bờ chiến tuyến", có thể tìm được ở trong những "báo cáo có tính sự kiện", là những trang nhật ký, thư nhà.
(1) Charles Simic đọc Sebald, "Người Ghi Chú Cô Đơn"
[NYRB August 11, 2005]
Thư độc giả BBC v/v Thư Nhà


Sự thực, người viết không tin người đọc trong nước đổ xô đọc nhật ký Trâm Thạc, là để tìm cho ra câu trả lời cho câu hỏi, tại sao, sau những mất mát hy sinh như vậy, mà chỉ phát sinh ra...  giòi, bọ [giòi, chữ của DTH, bọ, của Kafka].
Một độc giả Tin Văn 'ý kiến ngắn', rằng thì là, sau những đòn biên tập, kiểm duyệt, chẳng còn gì ở trong đó, ngoài một số câu cò mồi, như Tin Văn đã từng trích dẫn, thí dụ, cô Trâm hơi bị bực mình khi làm đơn xin vào Đảng, cô Trâm hơi bị buồn, khi đồng chí chính trị viên bỏ chạy.
Độc giả đó còn nghi ngờ, những nỗi vui buồn như thế, nghĩa là, những câu văn như thế đó, chưa chắc đã có thực.
Cái này thì phải hỏi riêng ông Vương viên ngoại, nhà biên tập nhật ký đã từng vơ vào kia, nhưng Hai Lúa tôi, sau khi 'chiêm nghiệm', cũng nghĩ như vậy.
Nhớ, hình như trên báo Văn, Bùi Văn Phú có viết về chuyến du Mẽo của vị nữ thủ lĩnh một diễn đàn hải ngoại, và, sau khi chỉ đích danh tờ báo lá cải số một ở trong nước, tờ An Ninh Thế Giới, bà cho rằng, giả sử như nhà xb trong nước tha hồ dịch sách, tác giả nước ngoài, độc giả sẽ đổ xô tìm đọc Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler, Quần đảo Gulag của Solzhenitsyn, hay 1984 của Orwell....
Hoá ra không phải như vậy.
Bởi vì giả sử như mấy ông mấy bà này được dịch ra tiếng Việt thì cũng yếu xìu, bao nhiêu gân guốc bị mấy ông biên tập, mấy bà kiểm duyệt cắt, thiến, vặt...  trụi thùi lụi.
Kundera, Brodsky, Akhmatova... đều đã được dịch cả rồi đấy.
Chẳng mấy chốc tới mấy ông mấy bà kia. Đừng nóng!

Nhưng đổ xô đọc, là tại sao?
Có lẽ đành lại phải trở về với định nghĩa "thằng khờ được việc", "the useful idiots", vậy. Đây cũng là từ mà ngài Stalin gọi Andre Gide khi ông còn mê Đảng. Sau khi đi Liên Xô về, ông phạng Đảng nặng quá, ông Trùm Đỏ bực, thay bằng từ "con rắn độc dâm đãng".
Nói rõ hơn độc giả đổ xô đọc, để gật gù, sao mà ngu quá như thế cơ chứ.
Những con bọ phát sinh, là cũng theo nghĩa đó.
Ngu gì mà chết. Đớp sướng hơn!