gau
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

CHUYỂN NGỮ










 Lời cảm tạ khi được vô Hàn Lâm Viện Đức

 W.G. Sebald [1944-2001]

Tôi ra đời vào năm 1944, tại Allgau, thành thử có lúc tôi đã không cảm nhận, hoặc hiểu được thế nào là huỷ diệt, vào lúc bắt đầu cuộc đời của mình. Lúc này, lúc nọ, khi còn là một đứa trẻ, tôi nghe người lớn nói tới một cú, a coup, tôi chẳng có bất cứ một ý nghĩ, cú là cái gì. Lần đầu tiên, như ánh lửa ma trơi, cái quá khứ của chúng tôi đó bất chợt tóm lấy tôi, theo tôi nghĩ, đó là vào một đêm, vào cuối thập niên 1960, khi nhà máy cưa ở Platt cháy rụi, mọi người ở ven thành phố đều túa ra khỏi nhà để nhìn bó lửa cuồn cuộn tuá lên nền trời đêm. Sau đó, khi đi học, phần lớn huỷ diệt mà chúng tôi được biết, là từ những cuộc viễn chinh của Alexander Đại Đế và Nã Phá Luân, chứ chẳng phải từ, vỏn vẹn chỉ, muời lăm năm quá khứ của chúng tôi đó. Ngay cả ở đại học, tôi hầu như chẳng học được gì, về lịch sử vừa mới qua của Đức. Những nghiên cứu Đức vào những năm đó, là một ngành học - mù lòa như dã được dự tính, chỉ đạo từ trước, và, như Hebel sẽ nói - cưỡi một con ngựa nhợt nhạt (1). Trọn một khoá học mùa đông, chúng tôi trải qua bằng cách mân mê Cái Bô Vàng [The Golden Pot] (1), mà chẳng hề một lần băn khoăn, về sự liên hệ ở trong đó, rằng, tại làm sao mà một câu chuyện lạ thường như vậy lại có thể được viết ra, với tất cả những cấu trúc dàn dựng của nó như thế, liền ngay sau một thời kỳ mà xác chết còn ngập những cánh đồng bên ngoài Dresden, và trong tnành phố ở bên con sông Elbe đó thì đang xẩy ra nạn đói, và bệnh dịch. Chỉ tới khi tới Thụy Sĩ, vào năm 1965, và một năm sau, tới Anh, những ý nghĩa của tôi về quê nhà mới bắt đầu được nhen nhúm, từ một khoảng cách xa, ở trong đầu của tôi, và những ý nghĩ này, trong vòng 30 năm hơn, ngày một lớn rộng, nẩy nở mãi ra. Với tôi trọn một thể chế Cộng Hoà có một điều không thực, kỳ cục chi chi về nó, như thể một cái gì biết rồi chẳng hề chấm dứt, a never-ending déjà vu. Chỉ là một người khách ở đất nước Anh Cát Lợi, và ở đó thì cũng vậy, tôi như luôn luôn cảm thấy mình lơ lửng, giữa những ý nghĩ, những tình cảm của sự quen thuộc và của dời đổi, bật rễ, không bám trụ được vào đâu. Một lần tôi nằm mơ, và cũng như Hebel, tôi có giấc mơ của mình ở trong thành phố Paris, ở đó, tôi bị lột mặt nạ, và trơ ra, là một tên phản bội quê nhà, và một tên lừa đảo. Đặc biệt là, chính vì những nghi hoặc như thế đó, mà việc nhận tôi vô Hàn Lâm Viện thật rất là đáng mừng, nó có vẻ như một nghi thức sửa sai, phục hồi mà tôi chưa từng hy vọng.
W.G. Sebald

Nguyễn Quốc Trụ dịch [từ bản tiếng Anh, của Anthea Bell, trong Campo Santo, do Sven Meyer biên tập, nhà xb Hamish Hamilton, Penguin Books, 2005]
(1) Pale Rider: Ám chỉ Thần Chết
(2) Tác phẩm của E.T.A Hoffmann (1814)