gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Gate Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây




*
Kissinger: Kiến trúc sư dởm.
Kissinger đã có lần an ủi ông thầy đau khổ của mình, là tổng thống bị hạ bệ Nixon: Lịch sử sẽ nhẹ tay hơn, đối với mi, so với mấy người cùng thời của mi.
Gậy ông đập lưng ông: Lịch sử xem ra quá nặng tay, đối với Kissinger: Ông trở thành một nhân vật phản diện, anti-heros, trong tất cả những gì được viết ra, liên quan tới ông, chưa kể nỗ lực của Christopher Hitchens, trong một chiến dịch nhằm đưa ông ra tòa án quốc tế, như là một tên tội phạm chiến tranh. [Xin đọc Ngài Henry thân mến].
Trên tờ TLS số đề ngày 15 Tháng Bẩy, có bài điểm cuốn tiểu sử Kissinger, mới ra lò,  và nhân đó, bàn cuộc chiến Việt Nam.
Tin Văn sẽ giới thiệu trong những kỳ tới.

*
Sebald by David Levine, NYRB, số đề ngày 11 Tháng Tám, 2005
Người ghi chú cô đơn: The Solitary Notetaker.
Khi W.G. Sebald mất vì tai nạn xe hơi vào Tháng Chạp 2001, ông được tưởng niệm, như là một trong những nhà văn lớn lao của thời chúng ta. Tuy nhiên, khi cuốn đầu của ông, Di Dân, được dịch ra tiếng Anh vào năm 1996, rất ít người bên ngoài nước Đức biết đến ông. Nhưng liền sau đó, ông được đón đọc, tác phẩm liên tiếp được dịch, lẹ làng, đến mức kinh ngạc.
 Susan Sontag đã từng tự hỏi, trên tờ TLS, liệu "văn chương lớn" có còn không, và bà tự trả lời, còn chứ, Sebald đó.
Tuy nhiên, kể từ khi ông mất, có nhiều cái nhìn khác nhau về ông. Lớn lao, số một, giọng không giống ai, vẫn đúng đấy, nhưng đọc kỹ hơn, gần hơn, nghe ra có nhiều vay mượn. Tác phẩm của ông, có thể nói, một nửa là do uyên bác, nửa còn lại, là tưởng tượng và kinh nghiệm của riêng ông.
Nếu có một nhà văn vay mượn rất nhiều từ những nhà văn khác, nhưng vẫn là một thứ đồ zin, đồ xịn, nếu có, thì đúng là Sebald.

Charles Simic, trên NYRB điểm hai cuốn mới nhất của ông, Campo Santo, một thứ tiểu luận, và Unrecounted, gồm 33 bài thơ nho nhỏ, của ông, và 33 bức họa, của Jan Peter Tripp.
Họa: Mỗi bức là một đôi mắt, với sự chính xác, của hình chụp: Proust, Rembrandt, Beckett, Borges... Chủ đề của họa: Miệng thì tốt, để nói dối, trong khi mắt, khó nói dối. Bất cứ mắt đang mơ mộng, hay suy tư, chúng đều vọng một tí ti sự thực, nào đó. Dưới mỗi đôi mắt, là một bài thơ mini. Thí dụ, dưới cặp mắt của Maurice, chú chó của Sebald, là:
Please send me
the brown overcoat
from the Rhine valley
in which at one time
I used to ramble the night.
[Hãy gửi cho tôi
cái áo choàng mầu nâu
từ thung lũng sông Rhine
mà có lần tôi mặc dạo đêm].
Thơ của ông thực sự cũng khó mà gọi là thơ. Như nhà phê bình Andrea Kohler chỉ ra, đó không phải là ngụ ngôn, mà cũng chẳng phải thơ. Chỉ là những cú xổng chuồng, thoáng chốc, của tư tưởng, của hồi nhớ, những khoảnh khắc loé sáng, ở mép bờ của cảm nhận.
Và đây là một bài thơ mini thật thú vị:
Người ta nói,
Nã Phá Luân mù mầu [color-blind]
Máu đối với ông ta,
thì xanh như lá cây.

Tưởng niệm Sebald

Câu trả lời của Kafka.
... but we make no mistake: Kafka is not Kafka-ism... For the [sterile] old question: why write? Marthe Robert's Kafka substitutes a new question: how wrtite? And this how exhausts the why: all at once the impasse is cleared, a  truth appears. This is Kafka's truth, this is Kafka's answer [to all those who want to write]: the being of literature is nothing but its technique. (1)
Roland Barthes: Kafka's Answer.
Câu văn trên, Hai Lúa đọc, bằng nguyên bản tiếng Tây, ngay vào lúc chập choạng bước vào cõi văn, quả là một câu văn mặc khải.
Về già, Hai Lúa hiểu thêm ra là, cái mà Kafka gọi là kỹ thuật đó, chính là đạo, đạo ở đời.
Viết, đối với mấy tên nhà văn nhà thơ, là một đạo ở đời.
Theo nghĩa đó, Nguyễn Du viết, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
"Chữ tâm kia", chính là kỹ thuật của nhà văn, vậy.
(1) Tạm dịch:... Nhưng chớ có lầm: Kafka không phải là chủ nghĩa Kafka.... Đối với câu hỏi cũ kỹ, kiệt mọi đường sinh đẻ, tại sao viết?, [tác phẩm] Kafka của Marthe Robert thay bằng câu hỏi mới viết thế nào? Và chính cái thế nào quật cho cái tại sao một trận mê tơi, đến kiệt thở. Và thế là cùng tắc thông, sự thật xuất hiện. Sự thật của Kafka, câu trả lời của Kafka [cho tất cả những ai muốn viết]:
Hữu thể [Linh hồn] của văn chương, chính là kỹ thuật của nó.

NGUYỄN LƯƠNG VỴ
CHIA TAY
                     Gửi Ngô Thuỷ Phượng 

Chia tay kiếp nầy, chắc gì đâu kiếp khác
Nhói chút trời xanh, lỡ nhịp với em rồi
Lời mây trắng nhuốm bao mùa luân lạc
Gió thâm tình không níu được xa xôi

Mấy hôm nay, tôi với NDT đi giao sách cho anh. Các nhà sách chỉ nhận 10 cuốn, nói, sẽ lấy thêm, khi bán hết. Hy vọng bán được, vì nội dung khá hay. Chỉ tiếc phần layout còn một số thiếu sót. NLV.
Cám ơn hai bạn. Tiếc thật, v/v layout. Tôi và NTV đã dò đi dò lại, từng câu thơ của J. HV.... NQT


Vừa Đánh Giặc Vừa Làm Thơ
Thư trả lời hộ Hồ Trường rất thú vị, trước giờ chỉ nghe có Tay súng tay đàn, hay Tay súng tay cầy, chứ vừa đánh giặc vừa làm thơ thì chỉ có THT.

Tôi chờ đợi khi ra khỏi nhà thương, khi đứng ở trước cổng nhà thương Grall, nhìn ra ngoài đời và khi đó, chiến tranh đã hết.
Những ngày ở Sài Gòn.
(1) Cao Đình Vưu, tên cúng cơm của thi sĩ Cao Thoại Châu.
Chiến tranh quả có hết, ở ngay cổng nhà thương Grall.
Điểm tụ tập là trên đường Gia Long, đối diện nhà thương Grall, xe buýt sẽ bốc người từ đó. Mật hiệu di tản trên Đài Phát Thanh Quân Đội Mẽo là một mẩu tin thời tiết, “thời tiết lúc này là 105 độ và còn tăng”, tiếp theo là tám nốt nhạc, bài Giáng Sinh Trắng.
by Hubert Van Es 
A Surprise From Long Ago and Far Away
by Dirck Halstead
Tên Của Cuộc Chiến I: Sawada
Tên của cuộc chiến II: Betsy
Viết là Khiếp
Ký ức Huế
[hay Tên của cuộc chiến III: Thọ]

Subtle dissent of a Balkan bard
Đọc giữa hai dòng chữ: Tính ly khai tinh tế của một nhà thơ vùng Balkan.
Cuộc đời và tác phẩm của Ismail Kadare

Ngày Xưa, Xóm Gà
Hình như, có những chi tiết, những kỷ niệm, bạn chỉ nhớ lại, một khi cái khoá an toàn được mở ra.

 Ẩn hả, nhớ chứ
[The Spy Who Loved Us]
14 15 16
*

Bass nhắc tới Greene, coi PXA như từ tác phẩm của Greene bước thẳng ra. Greene mới là người đưa ra cụm từ lực lượng thứ ba, mà ông cựu thủ tướng VC Víp Ka Ka nói tới, trong bài phỏng vấn gây chấn động, và do đó, bị thiến lên thiến xuống. Víp Ka Ka coi DVM thuộc lực lượng thứ ba, nhưng với Greene, từ này là để chỉ Trình Minh Thế.
Lực lượng thứ ba là nhóm người mà tay Pyle, người Mỹ trầm lặng, muốn gặp gỡ, hỗ trợ, coi, đây con ách chủ bài chống lại VC.