logo




The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta

THE SAIGON SPY
Thomas A. Bass's profile of Pham Xuan  An, the Time journalist who also spied  for North Vietnam, includes an interview with Frank McCulloch, An’s boss  at Times Saigon bureau (“The Spy Who  Loved Us,” May 23rd), Bass writes "McCulloch remembers An with tremendous fondness and respect, and he says it was a "great pleasure' in 1990, to organize a subscription fund, which raised thirty-two thousand dollars, to send An's eldest son . . . to journalism school at the University of North Carolina. The list of subscribers to the fund reads like a Who’s Who of Vietnam War reporters." It’s easy to imagine the reaction this provokes among those of us who served in Vietnam and lost comrades there, friends whose families often faced serious financial difficulties after their deaths. Anyone who wonders why active-duty military personnel and veterans distrust the mainstream media need only read those two sentences,
David Clayton Carrad
AugustaGa. [scan].

Độc giả Người Nữu Ước, như thư trên cho thấy, rất ư ngạc nhiên, và nổi giận, về cái chuyện mấy anh nhà báo Mẽo mê PXA như điên, ngay cả khi đã biết bị Ẩn bịp, còn quyên tiền, để Ẩn gửi con đi Mẽo học. Danh sách mấy thằng ngu đóng góp cho con trai lớn điệp viên nằm vùng đi học Mẽo, đọc cứ như danh sách Who's Who của đám phóng viên đã từng có mặt tại Cuộc Chiến Việt Nam.

Và, như để lường trước hậu quả có thể xẩy ra cho đấng con trai, Cao Bồi trả lời phỏng vấn.

Ông thấy con trai mình làm việc thế nào?
- Thằng con tôi nó giỏi hơn tôi. Nó học thông dịch 5-6 năm ở Mátxcơva, qua Mỹ học thêm 5-6 năm nữa. Nghe nó kể, tụi Mỹ khen người Nga đào tạo hay.
Phỏng vấn PXA

Câu trả lời của Cao Bồi đâu có "thua" gì câu khóc Ông của Tố Hữu?
Thiên hạ cứ chửi "nhà thơ nhà nước" này khốn nạn quá, Stalin chết mà sao lại khóc còn quá cha chết. Như vậy là không hiểu ra cái vụ khóc này. Tố Hữu càng khóc Ông Stalin bao nhiêu thì cái mạng của ông ta, cái chức vị của ông ta, ở trong Đảng, càng bền càng vững bấy nhiêu.
Đây là đòn Cách Sơn Đả Ngưu, của "Trâu Nước" Quách Tĩnh, trong chưởng Kim Dung, vậy. Hay, "hiệu ứng cánh bướm", nói theo mấy ông khoa học gia.
Tụi Mỹ nó đâu có khen con tôi, mà nó khen Liên Xô. Thân tôi đây, nếu có làm cho Mẽo, thì cũng là vì Đảng. Gia đình tổ tiên mấy đời của dòng họ Phạm này, vẫn không hề quên gốc gác người Hải Dương.


Đừng nghĩ là tay Bass này, không biết viết "đểu". Ông ta viết, gốc gác của Ẩn, là thuộc vùng đông đúc dân cư, thuộc châu thổ sông Hồng
[Originally from Hai Duong, the heart of North Vietnam, in the densely populated Red River Delta... ].

Đừng nghĩ là tay Bass này không biết viết "đểu". Ông ta viết, gốc gác của Ẩn, là thuộc vùng đông đúc dân cư, thuộc châu thổ sông Hồng. [Originally from Hai Duong, the heart of North Vietnam, in the densely populated Red River Delta... ].

Lại nói chuyện "đểu", lần đó, Hai Lúa chuyển cho diễn đàn bạn, bài viết về bóng đá, lúc World Cup đang sôi sục ở trong nước. Diễn đàn bạn đăng, và còn chuyển về trong nước, cho một tạp chí. Lúc đó, Hai Lúa cũng đang có mặt tại Hà Nội.
Gặp ông chủ báo. Ông nói, tôi có nhận được bài viết của ông, về bóng đá, nhưng rất tiếc, không đăng được.
Sợ Hai Lúa hiểu lầm, rồi lại tự coi mình là nhân vật quan trọng, đi đâu cũng nhìn quanh, sợ bóng sợ vía... , ông giải thích:
- Bóng đá thì mắc mớ gì tới... phản động!

Ngưng một tí, cho thấm, và lấy tấn, ông phang thật mạnh, thằng Việt Kiều Yêu Nuớc:
- Tôi không đăng bài của ông, vì ông viết "đểu" quá!

Nhưng, viết như thế này, mà bảo là "đểu" hả, hả?
....
Như trên đã viết, bạn không thể và không muốn ở giữa. Khi trái banh vừa mới lăn, là bạn đã chọn bên. Và khi nghe ông Huyền Vũ, chuyên viên bình luận bóng đá trên đài phát thanh Sài Gòn ngày nào reo như muốn vỡ cái la dô: Màng trinh đội bạn đã bị thủng!, thì bất cứ một ai trong chúng ta đều cảm thấy, một cách hãnh diện, và cũng thật đầy nam tính [hay Việt tính]:
- Chính tớ đã làm cú đó đó!
World Cup: Trước Cuộc Truy Hoan

Vào năm 1947, Ẩn bỏ chức tiểu đội trưởng [platoon leader], nhẩy vô lực lượng tuyên truyền, trở lại Sài Gòn, để săn sóc ông già, bị lao, phải cắt đi một bên phổi, và nằm nhà thương hai năm trời, sau đó. Ẩn tổ chức sinh viên biểu tình, tại Sài Gòn, lúc đầu, chống Tây, và sau, chống người Mỹ. Anh làm thư ký hãng dầu Caltex cho tới năm 1950, anh qua được kỳ thi kiểm tra, và trở thành một nhân viên nhà đoan của Tây.
Vào dịp Tết Âm Lịch năm 1952,  Ẩn được gọi vô rừng, phía bắc Sài Gòn, gặp đám chóp bu CS, đám này lập nên cái gọi là COSVN, Uỷ Ban Trung Ương Miền Nam, The Central Office for South Vietnam, lo việc chống Mẽo cứu nước. Người Mẽo, ngay cả khi Cuộc Chiến Đông Dương Lần Thứ Nhất kết thúc, vào năm 1954, đã thay thế người Pháp, và trở thành kẻ thù số một của Cộng Sản.
Ẩn rất háo hức về chuyến vô rừng, vô chiến khu. Anh hy vọng gặp lại người chị, ba năm trước đã vô bưng và trở thành "Tiếng Nói Nam Bộ", tức đài phát thanh Cộng Sản. Ẩn đôi lần đi thăm chị, mang theo đồ ăn, thuốc men, và qua đêm dưới địa đạo. Ở dưới hầm như thế, việc nấu nướng là phải rất cẩn thận, sao cho khói bếp không lọt ra ngoài, tránh phi cơ Pháp dò ra. Vào năm 1955, bà chị Ẩn chuyển ra Bắc, làm việc tại một vùng mỏ than của nhà nước.
Ẩn bực bội vì không gặp được chị, ở chiến khu. Thay vì gặp chị, anh được lệnh, làm gián điệp, cho lực lực lượng quân báo mới được thành lập.
"Tôi là người thứ nhất, được tuyển chọn,", anh nói.
Ẩn nhận thấy, nghề đó khốn nạn, ghê tởm.
Bass: The Spy

Chúng tôi đã bỏ mất tất cả những vị thế thuộc địa của chúng tôi. Nơi này, tí đồn điền cao su, nơi kia, tí mỏ than. Nhưng mất mát đó thấm tháp chi, so với máu của những chàng trai của chúng tôi đổ xuống, so với ba trăm năm chục triệu phật lăng chúng tôi chi phí mỗi ngày cho Đông Dương?
Công việc mà chúng tôi đang làm ở đây, là cứu rỗi, là kéo ra khỏi trầm luân, cả một dân tộc Việt Nam. Và cái trò tuyên truyền của người Mẽo các anh, rằng thì là, người Pháp muốn níu kéo chính sách thực dân thuộc địa của họ tại VN, làm tổn hại rất nhiều, cho tất cả chúng ta: Người Việt, chính các bạn, và chúng tôi.
de Lattre nói với ký giả Mẽo.
Nói với tuổi trẻ quốc gia Việt Nam:
Cuộc chiến này, dù bạn thích hay không thích, là cuộc chiến của Việt Nam cho Việt Nam. Và nước Pháp chỉ đeo đuổi nó, vì các bạn, một khi mà các bạn đeo đuổi nó. Có người cho rằng, Việt Nam không thể nào độc lập, bởi vì nó là một phần của Liên Hiệp Pháp. Không đúng. Trong vũ trụ, đặc biệt là thế giới của chúng ta hiện nay, chẳng có quốc gia nào tuyệt đối độc lập. Chỉ có những tương trợ lẫn nhau mang tới ích lợi cho cả hai, và những tuỳ thuộc gây tổn hại.... Những bạn trẻ Việt Nam, những người mà tôi cảm thấy thật thân cận, thật gần gũi, giờ này là giờ mà các bạn hãy đứng lên bảo vệ xứ sở của các bạn.
Nói với tuổi trẻ mê Hồ Chí Minh:
Nếu bất cứ người nào trong số các bạn muốn chiến đấu cho xứ sở của các bạn, mà lại nghĩ rằng, nó không phải là quốc gia, xứ sở này, nếu thế thì đi đi, đi vô rừng, vô chiến khu mà chiến đấu cho Ho Chi Minh.
[Trích Cuộc đời Graham Greene, Tập II, của Norman Sherry.]