logo
Nguyễn Quốc Trụ
phụ trách

Giới Thiệu
 
1 2 3 4

Phạm Duy: Lá Rụng Về Cội?
Hồng Âm
Phản Động
Cơm Bắc Trời Nam
Cuối Đường
Gửi Phạm Duy
Thơ Nguyễn Lương Vỵ
Thơ Trần Hữu Hoàng
Dọc Đường
Biển
Bếp Hoàng Cầm
Đặc Sản Miền Nam
Nguyễn Ngọc Tư
Tôn Thúc Ngao
Tắm Sông: Nguyễn Ngọc Tư
Simone Weil Page
Tháng Tư Mộ Khúc
Hãy cho anh khóc
Bình Thuỷ
Trường Khánh
Chị Cả Bống
Cú điện thoại
Tiếng Huế
Gấu
Tâm sự người lính VNCH
1 2
Bóng đè
Hoàng Hải Thuỷ
Shostakovich
Ngông như
Ngô Đình Diệm

Sự hiện hữu
của thần linh
Lý Thương Ẩn
Bệnh Anh Hùng
Gió tự thời vắng mặt
Cúi Đầu
VTN vs NN
Thơ Nguyễn Bắc Sơn
Nhà điêu khắc vô ưu
Dương Văn Hùng

Thi Thành Hoàng
Tên điệp viên mê Mẽo
Làm thơ trên đất Mỹ
Thư Thầy Phú
Tranh Cao Bá Minh
Barbara
Dòng Sông Tật Nguyền
Xâm Mình
Hôi_Chi
The Halting Problem
Những luống hoa cải vàng
Sống Với Bọ
TCS viết về PTH
Mưa Trắng
Khế Iêm
Thơ Tình
Tuyết
Phạm Xuân Ẩn ra đi
Kịch Bản
Greene còn tỏa bóng
The name is Binh
Huyền Không:
Giọt nước nào xót mắt tôi
Ngô Khắc Tài
Về thôi, NLV
Những vòng đồng ký ức
Ký sự một người đàn bà
Lệ Thu
Thư gửi Sơn Nam
Trung thu tuyệt bút
Đặng Tiến đọc NXT
Tình Buồn
Biến Mất Tại Thư Viên
Độc giả lý tưởng
Fat







       Có L C Ch Tch Không Biết
 

Trung Thu trăng sáng, Cụ Chủ tịch thân ái gửi thư thăm. Các báo, không thể lơ tơ mơ, đồng loạt đăng ngay đầu trang nhất. Chứng tỏ, các ban biên tập, giờ đây đã biết! Hôm 4-9, có ít nhất 3 tờ báo nhận được lệnh “tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân, đồng thời có hình thức xử lý” vì đã không đăng lên trang nhất bức thư, mà Cụ Chủ tịch gửi học trò, nhân ngày khai giảng. Những báo chỉ chạy một cái tít ngoài trang nhất, rồi đưa thư của Cụ vào trang trong, cũng phải kiểm điểm, vì đã “không thấy hết tầm quan trọng của sự kiện”.

Tôi đang định chuyển mấy bản công văn “yêu cầu xử lý” tội “khi quân” này cho anh Võ Như Lanh, cựu Tổng Biên tập Tuổi Trẻ và Thời báo Kinh Tế Sài Gòn. Anh Lanh có ý định tổ chức một cuộc triển lãm, trưng bày những giấy tờ liên quan đến các vụ kỷ luật nhà báo. Theo anh Lanh, phải đọc những ngôn từ trong các công văn này, mới biết khả năng hài hước của các nhà lãnh đạo.

Trang nhất báo, cũng như các phố mặt tiền, nếu có những thứ xứng đáng, đương nhiên người ta phải chưng ra cho thiên hạ biết. Mấy “tay” làm việc ở toà soạn là rất hay cãi nhau về việc đưa gì lên trang nhất. Trừ những tờ báo mà kinh phí hoạt động được lấy từ tiền đóng thuế của dân; kinh phí mua mua báo cũng được cấp từ nguồn đóng thuế của dân; người mua những tờ báo ấy, chỉ để khẳng định bản lĩnh chính trị rồi đem bán cân hơn là để đọc. Những tờ báo đang phải sống và phát triển bằng chính đồng tiền của người đọc, thì khác, người làm báo phải có trách nhiệm với khách hàng của mình. Đăng những thứ vô bổ, người ta mắng chết.

Thực ra, Trung Thu cũng như khai giảng đều là cơ hội cho các nhà lãnh đạo xuất hiện. Nếu những lá thư ấy được viết với một tư duy nghiêm túc, có tư tưởng, có thông điệp thì các báo sẽ giành nhau đăng lên đầu trang nhất ngay. Dân chúng thực ra, đang căng mắt tìm kiếm xem, trong cái ngõ cụt của nên giáo dục này, liệu có ai đó nói được một cái gì hay ho, để còn hy vọng. Nếu phát biểu trong những dịp ấy mà sáo rỗng, có cũng như không, nói thật, đăng lên, nhỡ có ai đó đọc cho, chỉ tổ làm mất uy tín của các nhà lãnh đạo.

Ông Lê Duẩn là một trong những nhà lãnh đạo nắm bắt tốt giá trị của những cơ hội ấy. Những tay viết xuất sắc như Đống Ngạc, Việt Phương, Đậu Ngọc Xuân… đều đã từng làm việc nhiều năm xung quanh Lê Duẩn. Năm 1969, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất. Có vài nhóm được giao chuẩn bị Điếu văn, nhưng chỉ có bài do các ông Đậu Ngọc Xuân, Đống Ngạc… chuẩn bị, là được ông Lê Duẩn chọn. Theo ông Đậu Ngọc Xuân, ông và ông Đống Ngạc đã phải viết đi viết lại nhiều lần, cho đến khi tham khảo Điếu văn mà Stalin đọc trong lễ tang Lenin, mới viết được một bài điếu văn, cho đám tang Hồ Chí Minh, như ta từng thấy.

Lenin Toàn Tập, tập 45, có in lá thư Lenin gửi Đại hội Đảng, lưu ý về “đồng chí Stalin”, một người mà theo lá thư, nhân cách có nhiều điều mà Đảng cần phải cảnh giác. Thế nhưng, khi Lenin mất, Stalin đã làm xúc động dân chúng, khi nhấn giọng: “Vĩnh biệt người chúng ta thề!”. Sau đám tang đó, trong mắt dân Nga, Stalin được coi như là một học trò xuất sắc và là người kế tục sự nghiệp của Lenin vĩ đại.

Ông Võ Văn Kiệt, ngay từ khi còn làm Bí thư Thành uỷ, cũng đã sử dụng những cây viết sắc sảo như Thép Mới, Trần Bạch Đằng. Những phát biểu của ông, đặc biệt, bài phát biểu trước đông đảo thanh niên ở Vườn Tao Đàn hồi sau năm 1975, khiến cho, nhiều thanh niên lúc đó, giờ đây nhớ lại, máu vẫn còn rậm rựt. Tất nhiên, làm lãnh đạo phải có một tầm vóc nhất định mới tuyển được những người giúp việc có tài. Người vừa phải, chỉ kiếm được mấy anh giỏi chơi tú- lơ- khơ và tận tâm trà thuốc. Nhà báo mà chộp được những phát biểu hay, những thông điệp có tầm, thì tất nhiên, phần vơ-đét của trang báo, sẽ được giành cho những lời phát biểu ấy. Phát biểu, mà cần phải lệnh, báo nó mới đăng cho, thì lệnh lạt, xét ra chỉ làm xấu đi, hình ảnh của các nhà lãnh đạo.

Lấy quyền lực nhà nước để đòi hỏi các báo phải đăng trang này, trang kia, có thể kiếm được một vị trí oách đấy, nhưng rồi hại đấy. Ở nước ta có những tờ báo, hễ đã đăng điều gì là điều ấy được hiểu, đấy là phát ngôn Chính phủ. Trên trang nhất, ai dưới, ai trên đều có chia lô. Có thời, cầm tờ báo, chỉ nhìn ảnh thôi, có thể biết ai lên, ai xuống. Nhưng giờ đây, nếu vẫn đồng nhất toàn bộ hệ thống báo chí với Chính phủ, thì làm sao mà ta có thể ăn nói với bên ngoài về tự do của dân ta. Nếu những tờ báo đoàn thể hay địa phương, đôi khi vẫn đăng một vài ý kiến của nhân dân, thì anh Bush mà nói linh tinh, báo ta “mắng”, ngoại giao vẫn không gặp gì rắc rối. Đồ ăn Trung Quốc không sạch, tất nhiên phải khuyến cáo đồng bào ta. Để bên ngoài họ nghĩ, báo chí- Chính phủ chỉ là “trên bảo, dưới nghe”, thì khi báo chí nói tiếng nói nhân dân, người ta dựng đại sứ mình dậy lúc nửa đêm, người ta mắng, mình cũng phải bồ hòn làm ngọt.

Tôi nghĩ, có lẽ Cụ Chủ Tịch không biết là mấy tuần qua, đã có hàng loạt nhà báo ở mấy toà soạn phải kiểm lên, điểm xuống. Cụ Chủ tịch, khi vừa được điều động từ Tỉnh lên Thành phố, qua ăn nói, thấy cũng là người khiêm nhường. Khi ấy, Cụ bảo, thành công ở Tỉnh không có nghĩa là lên Thành phố cũng thành công. Vì lãnh đạo ở tỉnh, ví như lái thuyền trên sông, lãnh đạo Thành phố thì như lái tàu to trên biển lớn. Có lẽ bây giờ, Cụ cũng biết, không phải cứ làm Chủ tịch là có thể ngay ngày một, ngày hai, trở thành Bác được.

Những người thảo thư cho Cụ mà để Cụ xưng với “thiếu niên, nhi đồng” là Bác, nghĩ, cũng không hay. Cụ đang phụ trách cải cách tư pháp, mảng quan trọng của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền. Nếu cụ lấy sự thân mật gia đình để mà xưng hô, theo đúng tuổi, cụ phải xưng ông với các cháu. Nếu cụ coi mình là nguyên thủ, phải để Cụ cư xử với nhi đồng, thiếu niên như là những công dân tương lai.

Mấy năm trước, Văn phòng Quốc hội tổ chức một cuộc hội thảo ở trong Nam. Một quan chức làm ở một bộ, khá to, nói trong bữa cơm: “Không phải cái gì Nhà nước cũng nên nói ra cho dân. Cũng như trong một gia đình, không phải điều gì cha mẹ cũng nên nói cho con cái biết”. Tôi đồng ý, có những vẫn đề vẫn phải coi là bí mật quốc gia. Tôi cũng đồng ý, có thể coi quan hệ nhà nước với dân là quan hệ con, cha. Chỉ đề nghị vị ấy nhớ, trong một nền dân chủ, nếu có cha, có con, thì “cha đẻ” phải là dân, chứ không phải là những người đang có chức này, chức nọ.