gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây



Jen @ Friend's Birthday's

Một đời đi tìm bóng
Một đời đi tìm nhau
Sóng vỗ về trông ngóng
Bạc đầu mà nhớ nhau
Tìm Bóng

Empedocle
Periandre
Democrite

huong
"Em sống dai lắm, thần chết mấy lần gõ cửa,
nhưng em kiên quyết không đi"


Giới Thiệu Sách Mới

Nội Cỏ Của Thiên Đường

Album: Quê Bắc Của Gấu

Bình Thuỷ 1969

Một lần, trên tạp chí Văn Học của Tây, Garcia Marquez cho biết, ông rất ớn mấy nhà văn Nhật, vì cái thói hơi tí là mổ bụng tự tử, nhưng ông thèm viết được một truyện giống như của Kawabata, Les Belles Endormies, Những Người Đẹp Ngủ.
Mơ ước này, cuối đời ông đã thực hiện được, với cuốn Hồi ức những em điếm buồn của tôi, [bản tiếng Tây: Mémoire de mes putains tristes], với đề từ của Kawabata:
"Xin các ngài làm ơn đừng chọc ghẹo mấy em bằng mấy trò thiếu thẩm mỹ. Đừng thò tay vào mũi cô bé con đang ngủ đó. Như vậy không phong nhã." Mụ già chủ lầu hồng căn dặn.
Thú vị thay, kinh nghiệm "hãy chiêm ngưỡng, nhưng chớ bao giờ sàm sỡ này", đã đẻ ra vô số tác phẩm, trong đời thực cũng như trong văn chương.
Trong đời thực, là kỷ niệm của Cẩn, một trong Thất Hiền, tức bẩy ông bạn thân của Gấu.

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta
Ẩn, tay điệp viên phân tích tình hình chính trị, hiểu rất rõ, chủ nghĩa Cộng Sản phải trách nhiệm về hàng triệu người chết trong thế kỷ 20, và trong thâm tâm, anh biết những giới hạn của chế độ Cộng Sản mà anh đang sống dưới nó. Nhưng anh chàng Ẩn khi còn trẻ kia đã chọn một chọn lựa, là chiến đấu giành độc lập cho xứ sở, và lực lượng mạnh nhất, có hiệu lực nhất trong việc dẫn đạo cuộc chiến đấu chống lại người Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Căm bốt, và những kẻ xâm lược khác, là những người Cộng Sản. "Ở Việt Nam, tổ chức nào đoàn thể nào bạn phải chọn lựa gia nhập để chiến đấu giành độc lập chi xứ sở?," anh hỏi, "Bạn đâu có một chọn lựa nào  khác ngoài chuyện gia nhập Đảng Cộng Sản".
Mười tám tuổi, và là học sinh trung học trường Cần Thơ, tại đồng bằng sông Cửu Long, Ẩn bỏ học, vào năm 1945, để gia nhập lực lượng Việt Minh. Hơn một trăm học viên của khóa huấn luyện, chỉ có năm chục khẩu súng, có khẩu cổ lỗ sĩ từ thời Đệ Nhất Thế Chiến. Học viên phải giữ lại vỏ đạn, để  làm viên mới. Mặc dù đã có mặt trong cả hai cuộc chiến chống Nhật và chống Pháp, Ẩn coi kinh nghiệm chiến trường này như những ngày đi hoang. Nhưng trên một trang Web của nhà nước, làm sao có thể bỏ qua những hành động yêu nước ngay từ khi còn nhỏ xíu của Người Anh Hùng Của Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân, và Ẩn đã được mô tả, "một tay chiến đấu bảo vệ đất nước đã từng tham gia tất cả các trận đánh ở Nam Việt Nam".
Liệu chỉ có một cách độc nhất, là gia nhập lực lượng Việt Minh?

Đứng dưới chân cây cầu lớn, cầu Việt Trì, lần trở lại đất Bắc, thắp nén hương lòng cho ông cụ của Gấu, đã từng bị một ông học trò làm thịt, và liệng xác xuống sông, kèm cục đá tổ bố cho xác không nổi lên, đúng chỗ này này, theo như thằng em kể lại, qua lời người dân địa phương, khi đó còn là một bãi sông, Gấu tự hỏi, tại sao ông cụ, không chọn lựa cách chọn lựa độc nhất, ngay hồi đó, mà chỉ là một người có cảm tình với Việt Minh, như cô con gái của ông chú của Gấu xác nhận. Ông chú này là huyện uỷ VC tại Việt Trì lúc đó.
Cũng ông chú này đã xác nhận như vậy, trong đơn xin được công nhận là con liệt sĩ của thằng em trai út của Gấu, còn ở lại đất Bắc.
Lẽ dĩ nhiên, một lời xác nhận như thế làm sao có thể cho thằng em của Gấu làm con liệt sĩ?
Gấu thầm cám ơn ông chú của Gấu, khi nghe thủng câu chuyện.
Điều gì đã ngăn cản ông cụ, khiến ông cụ nhất quyết không chịu làm một ông... VC?

Mở Miệng không được mở miệng
Lý do tại sao, xin đọc lời giải thích dưới đây, của Hannah Arendt. Thành thực chia buồn cùng Mở Miệng, và Thơ. Tin Văn
Thực sự, đây là một tin vui cho nhóm MM. Và cho Goethe. Với nhà thơ đại diện cho nước Đức tại thủ đô bốn ngàn năm văn hiến, nếu không có sự can thiệp kịp thời của nhà nước Việt Nam, suýt tí nữa, ông đã bị "bôi bẩn" (1) rồi!
(1): Chữ trong bài viết của BBC: "Nhưng cũng có nhiều ý kiến xem đây là một sự phản thơ, thậm chí bôi bẩn văn chương."
NQT

Để chống lại chủ nghĩa toàn trị, bạn chỉ cần nhớ, có mỗi một điều này: Chủ nghĩa toàn trị nhất quyết không thí cho bạn một tí tự do nào.
Hannah Arendt: Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị
Nguyên bản tiếng Anh: In order to fight totalitarianism, one need understand only one thing: Totalitarianism is the most radical denial of freedom.

Tại Sao Không Thơ?
Nếu trí nhớ không phản bội Gấu, nhà thơ Brodsky có lần ví von, hồi ức chính là cái đuôi mà con người đã mất đi, trong tiến trình tiến hoá của nó.  (1)
Ngày xưa, nó đã từng là một con vật có đuôi.
Nhưng cái đuôi mà Thế Giang nói tới, trong Thằng Người Có Đuôi, không giống cái đuôi mà nhà thơ Nga ví von. Nó là ám ảnh của một chế độ, ăn sâu vào tiềm thức một con người, và nhiều khi, cho dù đã thoát ra, hành động của họ, tưởng là hoàn toàn tự do, nhưng không phải vậy. Chính vẫn do cái đuôi quyết định.
Gấu đã từng gặp một trường hợp như vậy.
Trong một bài viết, ngắn, khi nghe tin Tố Hữu mất, khi được đăng, đọc lại, Gấu thấy mất "một" chữ.
Ngạc nhiên quá, hỏi lại, thì ra, người biên tập đã bỏ đi hồi nào, chính người đó cũng ngạc nhiên tự hỏi, tại sao một tình trạng "vô thức" như thế lại xẩy ra?

Ông ta đúng ra là không nên đứng kế bên lãnh tụ.
Đang loay hoay viết về Nguyễn Tuân, được tin Tố Hữu mất, tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp tác giả Tàn Đèn Dầu Lạc, tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, tức Tố Hữu, trong một dịp đại lễ nào đó?
Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ?
Tố Hữu
Chữ "tệ" đã bị "cái đuôi" tự động bỏ đi.
Thành thử câu cuối trong bài viết kia [
"Nhưng cũng có nhiều ý kiến xem đây là một sự phản thơ, thậm chí bôi bẩn văn chương."], là do cái đuôi tự động thêm vô, như một tố cáo, ta đã ra đi từ chế độ đó, và như một đảm bảo, cho mỗi lần tạt về.
(1) Memory, I think, is a substitude for the tail that we lost for good in the happy process of evolution. Joseph Brodsky: Less Than One

Hồi ức về những nàng điếm buồn của tôi.
Khi được chín chục bó, tôi nghĩ, mình nên thưởng cho mình một đêm với một em còn nguyên. Tôi chợt nhớ tới Rosa Cabarcas, mụ tú vốn vẫn thường thông báo khách hàng quen mỗi khi có một món hàng quí. Tôi chưa bao giờ để cho mình bị cám dỗ bởi một lời mời chào như vậy, kể luôn cả ba kiểu chơi bời dơ dáy, nhưng mụ chẳng hề tin ở sự trong trắng của những nguyên tắc ở đời của tôi. "Đạo đức, nói cho cùng, là một vấn đề liên quan tới thời gian", mụ nói, với nụ cười ma mãnh. "Để rồi coi". 
Mụ ít tuổi hơn tôi một tí, và đã nhiều năm tôi chẳng nghe nói gì về mụ, có thể, mụ đã chết. Tuy nhiên, vừa nghe tiếng Allô là tôi nhận ra ngay giọng mụ liền, và bèn thông báo ngay lập tức: "Ô kê, bữa nay, con gà đen!".