gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây


Nhật Ký
1, 2, 3, 4  5

Nhật Ký 6

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 12
Nội Cỏ Của Thiên Đường dẫn đầu
Nội Cỏ Của Thiên Đường, truyện ngắn Steinbeck, viết về tuổi thơ, Gấu đọc bản dịch [hình như của Truơng Bảo Sơn], hồi còn đi học, và nhớ hoài đến già.
TBS còn dịch một truyện dài, có tên tiếng Việt là Con Nai Tơ thì phải, cũng thật tuyệt vời.
Nội Cỏ Của Thiên Đường là câu chuyện của hai bố con, ông bố làm thư ký thành phố, hình như mất việc, về quê sống, và lạc vào Xứ Thần Tiên. Ông bố chỉ tỉnh giấc, khi, tới mùa tựu trường, bà con lối xóm thương thằng bé, bèn kéo nhau tới thăm, với một bọc quần áo.
Thế là sáng hôm sau, hai bố con đành từ giã nội cỏ của thiên đường, trở lại thành phố.
Con Nai Tơ là câu chuyện một chú bé với con nai nhỏ xíu của cậu. Nhưng làm sao người và vật cứ nhỏ xíu được mãi. Con nai lớn, gây đủ thứ phiền hà, khiến ông bố đành phải giết con vật. Cậu bé bỏ đi, và thế giới bên ngoài làm cho cậu hiểu, đời sống bắt buộc phải khốn nạn như vậy. Cậu trở về, xin lỗi bố và hứa, sẽ thay ông, làm nốt công chuyện của một người đàn ông trong gia đình.

Làm sao cứ nhỏ xíu được mãi. Đây chính là câu mà Bông Hồng Đen mắng mỏ Gấu, khi từ giã Nội Cỏ Của Thiên Đường.
"Mi đâu có thương ta? Mi thương con bé mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào, và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!"

Đối với chàng, tôi vẫn chỉ là một cô bé con, chàng vẫn muốn sự vật đừng thay đổi, đời sống đừng thay đổi, chàng muốn tất cả vẫn như xưa, như cũ...
Tứ Tấu Khúc Viết Về Lan Hương, và Sài Gòn

Ẩn dụ Lò Cải Tạo, cái sườn của tất cả những gì được viết ra ở đây.
[Mô phòng: Ẩn dụ Quần Đảo, cái sườn tác phẩm, trở đi trở lại, và là tít của nhiều chương: Những Con Tầu của Quần Đảo, Những Bến Tầu của Quần Đảo,Từ Đảo tới Đảo, Quần Đảo Mọc Lên Từ Biển. D.M Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ ở trong ta].
Hãy cẩn thận, về điều này: Anh chiến đấu vì cái gì - và có thể nhờ vậy, anh sẽ có được nó.
Châm ngôn Nga.
D.M Thomas, sđd
The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta
Bức điện của Ẩn, một cách nào đó, là phần "ẩn". Phần "hiện" của "vụ án con bọ của Kafka", [sáng 30 Tháng Tư ngủ dậy thấy biến thành con bọ... VC]  là ở trong câu nói của me-xừ Bùi Tín:
Mấy anh còn cái chó gì mà đòi bàn giao!
Tội nghiệp Big Minh. Đúng là ông đâu còn gì để mà bàn giao, nhưng đất đai Miền Nam, còn, "nhân dân" Miền Nam, còn, ông muốn đợi  tụi nó để giao, để gửi gấm, [Này, "mấy bồ", đối xử tử tế với đám nguỵ, nhất là đám đệ tử của "qua" một chút nhé, đừng bắt đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ...]. Xong, là về nhà đuổi gà cho vợ, còn rảnh được tí nào thì chơi "lan", nhưng tụi nó nói, khỏi cần, chúng ông cướp được rồi!
Nhắc đến Big Minh, lại nhớ tới me-xừ Víp Ka Ka [VVK], trong bài phỏng vấn gây chấn động trong giới VC, khiến mới đây, Víp bị NKĐ bịt miệng không cho nói tiếp, đã khen ngợi công lao đối với Cách Mạng của Big Minh và "Lực Lượng Thứ Ba".
Cụm từ này, được Greene sử dụng đầu tiên, trong Người Mỹ Trầm Lặng, dùng để chỉ Trình Minh Thế.
"Người Mỹ Trầm Lặng" là một bức chân dung đáng sợ về một sự ngây thơ nói chung chung. Trong lúc Quân đội Pháp tại bán đảo Đông Dương vật lộn với Việt Minh, ở hậu phương Sài Gòn, một người Mỹ trẻ, cao cả, lo chuyện viện trợ kinh tế cho "Lực lượng thứ ba".
Lời giới thiệu trang bìa, bản Penguin
*
greene
Trên tờ NYRB, số Tháng Chạp 2004, David Lodge, đọc Cuộc Đời Greene của Norman Sherry, đã nhắc lại lời tiên tri của chính Greene: Tớ sẽ chẳng sống tới ngày tập II ra đời!
Bộ sách “thiến” mất 28 năm của Sherry! Theo Lodge, tập I tuyệt vời nhất. Tất cả mầm văn, mầm cớm đều có hết ở trong đó. Tập II yếu hơn, tập III, quá yếu.
Vẫn theo ông, tập II khép lại bằng những đường đi nước bước của Người Mỹ Trầm Lặng, có lẽ là tuyệt phẩm sau cùng được hoàn tất của chàng.
Đại tác phẩm, trước tiên, là ở chỗ, nó chặt đứt truyền thống nhà văn Ca Tô ở trong Greene, kéo dài từ Cục Đá Anh [Brighton Rock] tới Chấm Dứt Một Cuộc Tình. Chính trị mới là cái sườn của Người Mỹ Trầm Lặng. Cuốn sách vượt quá khung ý thức hệ, chính trị, vươn tới mảnh đất của tiên tri, không chỉ đã tiên đoán cuộc chiến Việt Nam sẽ chấm dứt như thế nào, hội chứng "con bọ" sau đó, và, luôn cả cuộc chiến Iraq mãi sau đó.
Lạ một điều, như Ẩn đã từng khen một cuốn tiểu sử viết về chàng "Ẩn, Tên Người Như Cuộc Đời", ít ai nhận ra, cái mầm "tiên tri" của Người Mỹ Trầm Lặng nằm trong tên của cô gái: "Phượng". (1)
Mặc dù, trong lời tựa, ông viết, "... tôi cảm thật hổ thẹn đã mượn căn hộ của các bạn, làm chỗ trú ngụ cho một nhân vật của tôi, và tên của bạn, Phượng, để độc giả dễ dàng theo dõi, bởi vì đây là một cái tên giản dị, đẹp, và dễ phát âm...", nhưng, trong truyện, ông viết, "Phượng có nghĩa là Phượng Hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là huyền hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó".
Greene vẫn thường chơi cái cú này. Một mặt ông thuổng nhân vật từ đời sống, một mặt ông biểu, nhân vật của ông chẳng liên can gì tới cuộc đời. Và đây cũng là thất bại của Sherry trong tập III, dài nhất, yếu nhất: Ông cố tìm cho được, nhân vật thực ở ngoài đời, cho mọi nhân vật quan trọng trong tiểu thuyết của Greene, như Lodge chỉ ra [Sherry's determination to find a real-life model for every important character in Greene's novels...  become increasingly obtrusive].
Trong những nhà văn nhà thơ "tởm" cớm nhất, theo Gấu, là Joseph Brodsky.
(1): Gấu bỗng nhớ Mai Thảo, và câu văn trứ danh, khủng khiếp, mở ra nghiệp văn của ông, và tiên đoán hiện tượng "Chúa Sẩy Thai" [Đọc Hoá Thân]:
Phượng nhìn xuống Hà Nội, vực thẳm ở dưới đó.

Faulkner: Tại sao tui?
“Tài” của mi đâu phải để làm trang... nhà! Tài của mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được thơm lây!"
gau
Gấu...VC!

Dream Textures
A brief note on Nabokov
W.G. Sebal