gau

Trên đỉnh cồn
[Đài Liên Lạc VTĐ thoại quốc tế, số 5 Phan Đình Phùng]


Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.

Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Sẽ xuất bản:
Nơi Dòng Sông
Chảy Về Phía Nam
Truyện&Ký
Thảo Trần&Nguyễn Quốc Trụ
Tạp Ghi Văn Học
NQT
Vô Kỵ Giữa Chúng Ta
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
Nhà xuất bản Sài Gòn Nhỏ

Thường xuyên cộng tác với e_VHNT.
Ngoại trừ trang Giới Thiệu, những bài viết trên Tin Văn
hầu hết xuất hiện trên
e_VHNT [Sao Mai]
Bản quyền thuộc
VHNT và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
chỉ cần liên lạc chủ biên VHNT.
Cần ghi rõ xuất xứ khi sử dụng.
*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

Nhật Ký 2
Nhật Ký 3
1  2  3  4  7   9  10
11   12   13   14   15   16   17
18   19   20   21   22   23   24
25  26  27  28 29
30  31  32 33  34
35  36  37 38  39  40
41  42  43  44  45
46  47  48  49  50 
51 

Trang đặc biệt
Cám ơn Ông, Mr. Grass
Gấu thăm Tiểu Sài Gòn
Talawas bị tường lửa
Gửi Nhỏ Thanh
Mác Học




Ai cho phép anh là thi sĩ?

Hoàng Tử Bé: Bản dịch của Vĩnh Lạc
Chàng Hải Âu Kỳ Diệu
Câu Chuyện Triết Học

Chuyện của Gấu

Gấu, Bắc Kỳ 54. Rời Hà Nội khi vừa mới biết yêu cái cột đèn, cái ngã tư, tiếng còi mười giờ chạy trên thành phố... Vào Nam, Gấu nhớ tiếng còi, nhớ cái tháp rùa đến ngơ ngẩn mụ cả người, bèn tự nhủ thầm, phải kiếm cho được một cô bé Hà Nội...
Cô là em của một người bạn học. Ông anh vợ hụt học dưới Gấu một lớp. Quen qua một người bạn, tên Uyển, hồi ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận.

Kỷ niệm lần đầu tới nhà cô bé, nghĩ lại thấy thật buồn cười.
Ông anh cô khi đó đang học Đệ Tam, ban toán, và ông đã ra câu đố: muốn gặp em tao thì phải giải cho được bài toán hình học này. Chẳng hiểu ông thực tình bí, hay là muốn thử tài, theo kiểu: mày có đủ sức chinh phục con em tao hay không? Hồi đi học, Gấu vốn nổi tiếng là một cây toán. Cô em cũng dân toán, sau học y khoa.

Lên đại học, ghi danh chứng chỉ Toán Đại Cương; tới kỳ thi, không hiểu bài toán muốn gì, Gấu nộp giấy trắng ra về!
Nhà nghèo, Gấu chỉ đủ tiền mua cours của giáo sư Monavon, mà không hề làm một bài tập nào.

Ôi, giấc mộng đã tan mà sao ảo tưởng vẫn còn!

Khi Gấu quen, cô bé mới mười một tuổi, chưa có núm cau. Chưa có gì, chỉ có một nỗi buồn Hà Nội, ở trong đôi mắt thăm thẳm.
Như lạnh lùng tra hỏi: anh yêu tôi hay là anh yêu Hà Nội?
Vừa ra ý ỡm ờ: anh yêu tôi, vì tôi độc?
Và đẹp?

Nhà cô bé giầu, Gấu sững sờ tự hỏi, tại sao lại có nỗi buồn như thế ở trong cô bé mới mười một tuổi?
Sau này thân rồi, cô tâm sự: đi học, H. chỉ có mỗi một cái áo dài trắng độc nhất. Có lần, H. nghe mấy con bạn nói đằng sau lưng: con nhỏ này nó làm bộ nghèo...

Lần cuối cùng gặp cô bé, khi mối tình đã tan vỡ. Cô lúc này coi Gấu như một người thân, nói: H. mới đi chợ cho mẹ, lỡ tiêu quá một chút, anh đưa H. để bù vô. H. rất ghét phải giải thích...
Em gái của cô, mỗi lần thấy bố vô phòng, là bỏ ra ngoài.

Lần cuối cùng hẹn gặp trước khi Gấu lấy vợ: cô đang học y khoa, ở tít mãi trong Chợ Lớn. Chỗ gặp mặt là một quán Tầu ngay Chợ Đũi. Gấu vẫn thường ngồi đó, chờ cô bé đưa em đi học tại một trường kế bên, rồi ghé. Cô em gái có lần thấy, đang bữa ăn chiều như nhớ ra, kêu "chị, chị ra đây em nói cái này hay lắm: buổi sáng em thấy chị đi với anh Gấu."

Bạn bè, cô, và cô em gái vẫn gọi anh bằng cái tên đó. "Có thể bữa nào giận H. nó sẽ nói cho cả nhà nghe, nhưng cũng chẳng sao..."; Gấu ngồi chờ, cố nhớ lại những kỷ niệm cũ. Khi quá giờ hẹn 5 phút, anh bỏ đi.

Sau này, anh nghe cô kể lại: Bữa đó, trời mưa lớn, H. đội mưa chạy xe từ Đại học Y khoa, suốt quãng đường Chợ Lớn - Sài Gòn. Cũng biết là vô ích, vô phương. Lũ bạn nói, con này điên rồi. Tới nơi, đã trễ hẹn. Thường, em vẫn trễ hẹn, anh vẫn chờ (có lần anh nói anh có cả một đời để chờ...), nhưng lần đó, em hiểu.

Bữa đó, mưa lớn thật. Gấu đội mưa đi ra khỏi quán. Đi khơi khơi, không chủ đích, mơ hồ hy vọng những đợt mưa xối xả trên thành phố Sài Gòn xóa sạch giùm tất cả những kỷ niệm về một cô gái
Hà Nội,
độc,

đẹp...

Độc, là chuyện sau này, do Gấu tưởng tượng ra, khi đi tìm một cái tên, cho một cuộc chiến.
Sự thực, những kỷ niệm về một miền đất, về một thành phố, và về cô bé, chúng thật đẹp.


Ai Điếu Nadezhda Mandelstam [1899-1980]
Joseph Brodsky
Great poetry 'hurt' her into prose.
 [Thơ ca lớn 'kích thương' bà vào thơ xuôi]
["Bà [Nadezhda]lên cả thế hệ chúng ta". ["She shat on our entire generation"].

Những kẻ độc ác không có những bài ca. Người Nga lấy ở đâu ra những bài ca?
F. Nietzsche: Hoàng hôn của những thần tượng.
Andrei Makine trích dẫn, ở đầu cuốn Kinh Cầu Hồn Cho Phương Đông.

Gửi DTH.
Jennifer Tran

Tôi [Brodsky] gặp bà lần chót vào bữa 30 tháng Năm, 1972, tại nhà bếp của bà, tại Moscow. Lúc đó cũng xế chiều, và bà ngồi, hút thuốc, tại một góc bếp, trong bóng tối của cái tủ đựng chén dĩa in đậm lên tường. Đậm đến nỗi, người ta chỉ nhìn thấy đốm đỏ của điếu thuốc, và hai con mắt sáng rực của bà.  Cái còn lại - một thân hình mỏng manh, run rẩy dưới chiếc khăn choàng, đôi cánh tay, khuôn mặt bầu dục nhợt nhạt, mái tóc xám mầu tro, tất cả đều bị bóng tối nuốt sạch. Bà giống như cái còn lại của một đám lửa lớn, đốm than hồng làm bạn bỏng tay, nếu đụng vô.

Cuốn sách quí nhất của tôi, là tờ thông hành.
Nếu đi hết biển
Kẻ nào đi, là có chuyện để kể... Nhưng người ta chỉ khoái nghe kẻ ở nhà, sống cuộc đời lương thiện của mình, và rành rẽ chuyện xóm làng cùng phong tục địa phương.
"When someone goes on a trip, he has something to tell about", goes the German saying.... But they [people] enjoy no less listening to the man who has stayed at home, making an honest living, and who knows the locale tales and traditions.
W. Benjamin: Người kể chuyện.

Tôi nghĩ, những cuộc gặp gỡ như được ghi lại trong Nếu Đi Hết Biển của TVT, nó ôm đồm quá, tham quá, người đặt câu hỏi thì muốn đặt ra thật nhiều vấn đề, người trả lời thì muốn trả lời, không chỉ cho một người nghe, mà còn muốn cho cả ngoài và nhất là cả trong nước, và nhất là nhà nước, nghe.
Đúng ra, để đi tới được những vấn đề như thế, là phải có những câu hỏi hoặc câu trả lời có vẻ như lạc đề,  thí dụ như câu của cái tay phỏng vấn tôi ở Hà Nội. Một câu như thế, thật là cần thiết, nếu không phơi phới, "được lời như cởi tấm lòng", thì cũng ngọt ngào, đậm đà, như các cụ nói, "miếng trầu là đầu câu chuyện".
TVT đã không đặt ra cho mình một câu hỏi như thế [có thể chẳng bao giờ ông nghĩ tới vấn đề này cũng nên, có thể ông cho rằng ẩn dụ nếu đi hết biển của ông là đủ nói lên hết rồi, hết tấm lòng của mình rồi]. Cái kiểu hỏi đối với CXH chẳng khác gì một cuộc hỏi cung, về lý lịch. Và tôi sợ rằng, đây là một " tật xấu" của những người sống quá lâu trong chế độ toàn trị.

Tôi đã từng bị hỏi như vậy, những ngày đầu tiên, khi viết mục Tạp Ghi cho báo Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác.

Một bữa, NMG gọi điện thoại cho tôi, hỏi:
-Anh có ông cậu nào, ở Hà Nội, làm cho Nha Tuyên Huấn Trung Ương, mà đã về hưu không?
-Có, nhưng tôi không biết là ông cậu đã về hưu hay là chưa?
-Có một độc giả gửi thư đến tòa soạn, cho biết, rất thích những bài TG của anh. Còn hỏi giá một năm báo, để mua, gửi về trong nước. Rồi ông ta "tiện thể" hỏi chi tiết trên, về anh.

Giác có lần nói với tôi, như một người ra ngoài này trước: ở ngoài này, viết cứ như là viết vào hư vô. Chẳng có tí hồi đáp nào từ phía độc giả. Đọc mục toà soạn trả lời bạn đọc, thí dụ như của báo Văn chẳng hạn, nghe toàn giọng của người đi trên mây, hoặc kẻ đã từng có thời suy nghĩ trên cỏ (1).

(1): Xin lỗi bạn ta, Gấu này không còn nhớ tên cuốn tuỳ bút của bạn, viết ngày nào trên cỏ may miền nam.

Thế rồi anh nói về những bài TG của tôi: Bạn là người độc nhất, theo như tôi biết, vừa viết là đã có hồi đáp liền.
Sau đó, anh kể ra một vài trường hợp thật là cảm động. Thí dụ như, có hai ông bà độc giả rất thích mục Tạp Ghi. Họ có một người bạn thân, tình hình kinh tế hơi eo hẹp, thành thử cứ qua hỏi mượn. Ông này cũng mê mục TG, mà cứ muốn đọc trước cả người bỏ tiền ra mua báo! Thế là hai ông bà đề nghị, ông Giác ơi, bán thêm cho tôi một số nữa, theo giá biểu quà tặng, và gửi về địa chỉ của ông bạn.

Thế rồi đến trường hợp hỏi mua dài hạn, kể từ số có bài TG của NQT, để gửi về trong nước!