gau

Nhật Ký Tin Văn




''Việc gì phải cưới hỏi, bỏ nhà theo anh đi!''
Nguyễn Bính tán nữ thi sĩ  Anh Thơ
Chữ Người Tử Tù
Người trăm năm cũ
 Đồng Vọng cho Hồn Thiêng Lò Thiêu
Huỳnh Phan Anh, Gấu, và Thời Của Chúng Ta!
Đọc Buồn Nôn
ABC [Milosz], La Nausée [Sartre], và Bông Hồng Đen [Gấu].
Với Gấu tôi, cuốn ABC của Milosz có thể là từ nhân vật Tự Học, Autodidacte, đọc sách theo vần abc tên các tác giả, của Sartre, trong La Nausée. Đây là một cuốn sách với những đầu vào [entry] xếp theo thứ tự abc. Nhưng theo Milosz...
"Nếu bạn không ưa cả Cộng Sản lẫn Tư Bản, thì chỉ còn có một chỗ cho bạn dung thân, là Quần Đảo Galapagos".
Sartre viết về Camus.
[Nhưng Bông Hồng Đen của Gấu, thì có mắc mớ gì tới La Nausée của Sartre?]

Nói tới Camus, Gấu tôi nhớ, có lần ngồi Pagode, nhà thơ TTT chê Kẻ Xa Lạ, khi so sánh đoạn tử tội Meursault gặp ông thầy tu, với cũng một xen như vậy, trong Đỏ và Đen, thì Camus không đáng là học trò của Stendhal.
Ấy là mấy chục năm sau, thằng em diễn lại câu phán của ông anh, qua... tưởng tượng.
Quả thế thực, nhưng theo Gấu tôi, phải tính tới cái tuổi của người đọc, khi đọc bất cứ một tác giả.
Stendhal là phải già già một chút mới đọc được. Còn me-xừ Meursault không kịp có tuổi già. Những nhân vật như thế, là phải "chết non", mượn lại từ của ông anh.
Và có những tác phẩm, bạn không nên đọc sớm quá, và nên để dành! Lời khuyên của ông bà chúng ta, chớ đọc Phan Trần, chớ đọc Thuý Vân Thuý Kiều, là có thiện ý chứ không liên quan tới đạo đức. Cái cảnh:
"Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Rành rành trước mắt một tòa thiên nhiên"
chỉ 'trở thành hiện thực', khi bạn vừa đọc xong câu đó, là bèn thực hành liền! 
Theo nghĩa đó, một độc giả của tờ TLS [số đề ngày 20, tháng Hai, 2004, mục Sổ Tay] sung sướng la lên rằng, may quá, tới hơn nửa đời người, mới đọc Hamlet. Đúng là một món quà quí báu dành để đọc vào lúc xế bóng về chiều, mái tóc muối tiêu [a mid-life gift to himself]...


Hà Nội, Thiệp và Gấu
[Subject: Thư
Date: Sun, 2 Apr 2000 14:56:33 +0200
From:
To:
Ông Hai Lúa ơi,
Vừa rồi NHT ngao du hải ngoại, có ghé thăm tụi này. Nói chuyện rất vui. Tay này đặc biệt kiêu ngạo, ý thức rất rõ về danh tiếng của mình, về cái nghiệp lỡ vướng vào, mà lại rất giản dị, không mầu mè tí nào,  làm tụi này nhớ đến ông Hai Lúa...]


Trong bài viết Mỗi người mỗi khác, viết về ba nhà văn miền bắc, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, dựa vào cách nhà văn Do Thái, Amoz Oz đọc Y Sĩ Miền Quê [Người ta chẳng biết trong nhà của mình có những gì], của Kafka; và trong bài Tởm, dựa nhận xét của nhà văn nữ Nga Tolstaya khi cho rằng, ác quỉ nằm nơi những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga, đã được chủ nghĩa Cộng Sản làm sống dậy - Gấu tôi cho rằng, NHT là người đã nhìn thấy con ác quỉ này, ở nơi chuồng lợn [heo] của một miền đất.
Nhưng liệu có thể coi, Thiệp là một thứ "đại phán quan"?  Một nhà tiên tri [khi tiên đoán, cái ác từ chuồng heo cứ thế nhân lên mãi?]. Hơn thế nữa, một ông thầy...  tối nguy hiểm [Tôi 'lụy' NHT, như một tác giả đã cho biết]?

"...giữa 80 có một làn gió mát, cây cối chưa kịp sinh sôi, chưa kịp đơm hoa, uơm quả ngọt, thì đã có nhiều cỏ dại. Ðó là những truyện ngắn nhằm phủ nhận lịch sử, chửi cả những người như Nguyễn Du. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một trong những trường hợp đó. Xã hội Việt Nam hiện nay, muốn phê bình, chửi đổng kiểu Chí Phèo rất dễ, nhưng để viết những điều trăn trở cả đời người, khó vô cùng!"
Đỗ Anh Thơ: Phải chăng Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn nông dân, nhà văn viết cho đám đông?
[Trích diễn đàn talawas]

Trong ABC, vần C, của Milosz.
Cruelty [Độc Ác]. Có thể thú mê tiếu lâm độc địa, khôi hài đen, [tôi xin thêm vô, mê chửi đồng kiểu Chí Phèo, như Đỗ Anh Thơ nói], là một đặc tính của tầng lớp trí thức Ba Lan trong thế kỷ này. Nhưng cuộc chiến vừa qua khiến cho đặc tính  trên đạt tới những đỉnh cao khủng khiếp của nó....
Tôi nghĩ, nhận xét trên của Milosz, có thể áp dụng cho tầng lớp sĩ phu Bắc Hà, trong có... Thiệp.
Những câu chuyện diễu chế độ CS, thuộc loại cay độc nhất, ngay sau 1975, tại miền nam, đều là từ miền bắc đem vô. Tôi nhớ, lần đầu tiên được nghe, một vài trong số đó, là qua Thế Nguyên, cũng lần đầu tiên gặp lại sau 30 tháng 4, tại một nhà hàng thì phải, và  Gấu tôi cười lăn xuống tận gầm bàn.
Anh cho biết, anh nghe được từ mấy tay cán bộ CS.
Mấy năm tù cải tạo tại miền nam, Gấu tôi 'sống sót', một phần là nhờ tài kể chuyện, trong đó, có những chuyện tiếu lâm. Nhớ một lần, được mấy anh quản giáo kêu lên biểu, nghe nói 'Ông Già" kể tiếu lâm hay lắm, kể vài chuyện cho tụi này nghe đi. Gấu vâng dạ, nhưng cũng xin phép mấy ảnh trước, xin đừng bắt tội. Mấy ảnh OK.
Một trong những câu chuyên kể bữa đó, sau này, kể lại cho một vài người nghe, tất cả đều lắc đầu, nói, tại sao có một thằng ngu đến mức như vậy.  Và tất cả đều ngạc nhiên, tại sao tụi nó lại tha cho mày, bởi vì đụng vào chế độ, thì còn tha thứ, nhưng chớ đụng vô Bác Hồ.
Cho phép tôi không kể lại câu chuyện đó, ở đây, vì đúng như Milosz nhận xét....

Cú đánh đầu tiên vào đầu một nhà văn lưu vong, đúng như Võ Phiến đã từng cảm nhận: Nhà văn lưu vong không đem theo được cùng với ông ta, độc giả thân thương của mình!
Như thế có nghĩa, cùng với sự mất tích độc giả - nhìn vào những trang viết cũ cứ như nhìn vào...  hư vô..  - là chán chường, tuyệt vọng, là sợ... đếch ai còn biết đến tên ta! [loss of name], sợ thất bại, và những dằn vặt đạo đức [moral torment].
Nhà văn lưu vong đau khổ bởi vì anh ta lúc nào cũng phải bám vào thói quen tập thể. Có lẽ, anh ta, nhà văn như thế đó, chưa hề bao giờ học đứng bằng đôi chân của chính mình.
Anh ta có thể thắng, nhưng chỉ khi nào, trước đó, anh ta bằng lòng thua. [He may win, but not before he agrees to lose].
Lưu vong là lâm vào tình cảnh thật đáng ngờ, nếu nói về mặt đạo đức, bởi vì nó bẻ gãy kết nối của một con người với  đám đông, nói rõ hơn, nó tách một cá nhân ra khỏi một nhóm, và cá nhân này ngưng không còn chia sẻ kinh nghiệm của mình với những đồng nghiệp bị bỏ lại. Những dằn vặt về đạo đức phản ảnh sự vấn vương của anh ta với một hình ảnh hào hùng về chính mình, và anh ta phải, từng bước từng bước, đi tới một kết luận thật thê lương thật đau đớn, là:  thật khó mà làm được một việc có giá trị về mặt đạo đức, và càng thật khó, giữ cho được một hình ảnh không hề hoen ố về chính mình.
Milosz: Ghi chú về Lưu Vong

Tởm
Người ta đã nói nhiều về những tội ác của chế độ cộng sản. Ít ai cho biết, tôi đã tởm chế độ đó đến mức như thế nào. Câu chuyện sau đây là của nhà văn, nhà thơ lưu vong người Balan, Czeslaw Milosz, Nobel văn chương 1980, trong tác phẩm Milosz's ABC's.


Cả lò nhà mày là Cộng Sản. Ra ngoài ấy liệu liệu mà viết!
Lời bà P. chị của Gấu, nói với thằng em,
khi Gấu trở lại đất bắc,
 sau hơn nửa thế kỷ xa cách [Tháng Sáu 2000].