logo

Nhật Ký Tin Văn

Tôi không viết cho một thiểu số. Vì thiểu số chẳng là cái quái gì đối với tôi. Tôi cũng chẳng viết cho Đám Đông.
Tôi không tin vào cả hai đống, nhỏ và lớn đó.
Tôi viết cho chính tôi, cho bạn bè của tôi, và tôi viết để cho thời gian trôi qua một cách dễ chịu.
J.L. Borges. Graham Greene trích dẫn, và nói thêm:
Tôi nghĩ, câu nói của Borges làm bất cứ một nhà văn nào đều cảm thấy gần gụi với ông.

Ba Mươi Tháng Tư đọc lại Lạc Đạn
Lời khen, khám phá của Võ Phiến là một trong những lý do đưa đến sự nổi đình nổi đám của Trần thị NgH.
Kundera có nói, những nhận định đầu tiên bám chặt lấy tác phẩm, đừng mong chi rũ khỏi. Những nhận định đầu tiên của Max Brod, bạn của Kafka, đã mở ra cả một trường phái “Kafkology”, ai muốn hiểu Kafka là phải kinh qua trường phái này. Proust còn cay đắng hơn: Dante sống sót là do có ít người đọc quá!
Giả sử người đọc có cùng một lúc hai ấn bản NgH, liệu họ sẽ chọn ấn bản nào?

Thời gian mới là yếu tố quyết định của một câu văn.
Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt, thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, theo từng cơn hấp hối của thành phố, cùng với tiếng hoả tiễn réo ngang đầu.”
 Cõi Khác
Thời gian ở đây: Thành phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân.
Nói rõ hơn, chỉ có ai đã từng sống những giây phút đó, mới bắt được nhịp thở của câu văn, và cũng là của thành phố, trong những cơn hấp hối của nó.
Nói một cách khác, không phải NQT, mà là Sài Gòn, những ngày Mậu Thân,
mới là chủ nhân thực sự của câu văn trên.
Mát
Hãy viết về Sài-gòn cho chẳng riêng ai mà cũng là cho tất cả mọi người. Hãy viết về một thành phố trong cơn hối hả tìm một người thân tưởng đã mất tích, cuối cùng đã mất gần như tất cả những đứa con thân yêu còn lại. Hãy viết về một thành phố tưởng như nông nổi tạm bợ, tưởng như lúc nào cũng muốn có tất cả, muốn sống một lần, ngay lập tức, ngay tại đây... nhưng có khả năng cảm hóa, biến đổi tất cả những con người đã từng sống trong nó, thành những tín đồ của một thứ đạo giáo, đạo Miền Nam, đạo Sài-gòn. Hãy viết về những bạn bè thân yêu, đã lang thang nơi chân trời, đã nằm sâu dưới đáy mồ biển cả, nơi rừng sâu nước độc, đã thất lạc... mà địa chỉ cuối cùng còn giữ được: Sài-gòn.
Lần Cuối Sài Gòn
"Tôi mang cái chết đến cho những người thân của tôi
Hết người này tới người kia gục xuống.
Ôi đau đớn làm sao! Những nấm mồ
Đã được tôi báo trước bằng lời."
"I brought on death to my dear ones
And they died one after another.
O my grief! Those graves
Were foretold by my word."
Anna Akhmatova


Những nhà phê bình ở Hànội đã gọi các nhân vật trong cuốn sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bọn này đi đâu? Những người ở Hànội không khi nào tự đặt câu hỏi với mình, những câu họ thường đặt cho kẻ địch. Bọn chúng đã đi trong thống khổ của lịch sử tới cái chết, cái chết như sự từ chối quyết liệt. Tại sao? Đáng lẽ họ phải tự hỏi: tại sao? Cái chết lựa chọn không phi lý, nó sẽ làm nảy sinh sự thật, sự thật của những người chết truyền lưu cho kẻ sống sót.
Mỗi nhà văn chính là một kẻ sống sót.
Thanh Tâm Tuyền
Thù Ngụy, Một. Thù Đệ Tứ, Mười.

Hà Nội, Thiệp và Gấu (5)
Milosz viết về thích nghi, với nhà văn lưu vong:
Sau nhiều năm lưu vong, chúng mình bèn tưởng tượng đời mình như thế nào, nếu chẳng lưu vong.

Khi đọc một số nhà văn "Bắc Kỳ", sau 1975 lúc còn ở Sài Gòn,  và sau này, khi ra được ngoài này, Gấu tôi vẫn thường tưởng tượng, nếu mình ở lại, và nếu mình may mắn, trở thành nhà văn, mình sẽ ra sao; nghĩa là sẽ..  biết ơn Đảng, như Nguyễn Khải chẳng hạn, sẽ tin tưởng hết mình vào cuộc chiến đấu thần thánh chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, và như vậy chắc chắn sẽ ngỏm củ tỏi, như Nguyễn Thi,  sẽ...  sẽ...

Bởi vì đọc họ, Gấu đều nhận ra, một phần nào của Gấu-nếu-ở-lại.
Theo cái kiểu mà Montaigne phán:
Tôi thường nghe người ta nói, hèn nhát là mẹ độc ác.
[I have heard it said that cowardice is mother of cruelty].

Montaigne là nhà văn Tây. Câu [dịch ra tiếng Anh] của ông, là đề từ một bài viết của nhà thơ Nobel, Octavio Paz, về nhà văn Nga Solzhenitsyn, Nobel văn chương, "Hãy coi trường hợp Solzhenitsyn: Bụi Sau Bùn" trong tuyển tập tiểu luận "Về Thi Sĩ và Những Người Khác" [nhà xb Arcade, ấn bản1990]. Trong tuyển tập này còn một bài nữa, viết liền sau bài về Sol., đó là "Gulag: Giữa Isaiah và Job". Gấu tôi xin trích đoạn, một vài nhận định của Paz, về Sol, và từ đó, chúng ta "liên tưởng" tới một số nhà văn miền bắc, trong có Thiệp.

Có một điều thật lạ, Liên Xô là cái nôi của cách mạng vô sản, và đa số nhà văn miền bắc từng đã được qua đó. Rất nhiều người trong số họ là những chuyên gia về văn học Nga, nhưng  Gấu tôi thật sự ngạc nhiên, đọc những nhà văn miền bắc, họ tỏ ra rành về văn học Nga, nhưng chỉ là phần nổi. Phần chìm, phần "dưới hầm", chẳng người nào "dám", Gấu tôi suy nghĩ như vậy. Bởi vì, họ không hề đọc Mandelstam, Anna Akhmatova... chưa hề nhắc tới, dù chỉ một lần, Solzhenitsyn, Brodsky....  Và Gấu tôi sợ rằng, họ đọc không nổi Dos! [Nên nhớ, nhà văn này đã từng bị văn học xã hội chủ nghĩa lên án].

Dương Tường phán, nhà văn chúng ta dốt quá.
Gấu tôi chỉ xin nối điêu: Vì không chịu đọc "những ông thầy của họ, và của cả thế giới", là những nhà văn Nga.

Tiểu Thuyết Chưa Chết
1, 2, Nguyên bản tiếng Anh
Vả chăng, mắc mớ gì tiểu thuyết loại gộc đến từ đâu, một khi mà chúng vưỡn tới? Và trái đất phèn phẹt nào vậy, nơi vị giáo sư tốt [the good professor] sống, với những người La Mã chán chường ở "Trung Nguyên" [ở trung tâm], và những người Hottentots và những giống dân thịt người, có tài một cách đáng sợ, ở mãi tít ven biên? Cái bản đồ mà Giáo sư Steiner có ở trong đầu, là một bản đồ hoàng gia, và những đế quốc Âu Châu, thì đã tuyệt chủng từ đời tám hoánh nào rồi. Cả một nửa thế kỷ, mà những sản phẩm văn học của nó đã chứng tỏ, cho hai vị Steiner và Naipaul, sự suy thoái của tiểu thuyết cũng là nửa đầu thế kỷ thời kỳ hậu-thuộc địa. Đâu có chi là khó hiểu, sự kiện, một trường phái tân tiểu thuyết đang nở rộ, một thứ tiểu thuyết hậu-thuộc địa, "đếch cần" một thánh địa "Trung Nguyên", [không qui tâm, de-centered], xuyên-quốc gia, transnational,  liên-ngôn ngữ, inter-lingual, "giao lưu hòa hợp hòa giải" văn hóa, cross-cultural; và trong trật tự mới này, hay hỗn loạn, hổ lốn thì cũng được, chúng ta tìm thấy một lời giải thích tuyệt hơn, thú vị hơn, về một vóc dáng mạnh khoẻ, đỏ da thắm thịt của tiểu thuyết hiện đại, hơn là quan niệm thoát thai từ Hegel, và ra cái điều bố già, [không có Âu Châu thì lấy đâu ra tiểu thuyết], của Giáo sư Steiner, rằng, sáng tạo có ở miền "ven biên", là do, đây là những khu vực "ở vào giai đoạn sớm sủa của văn hóa trưởng giả, thuộc một thể loại hoang sơ hơn, thô lỗ hơn, và cũng  nhiêu khê hơn".