Chúng ta đừng quên những Nhà Văn bị cầm tù !

QUYỀN TỰ DO DIỄN ĐẠT TƯ TƯỞNG - Nguyên Hoàng Bảo Việt nhắc nhở tình cảnh của nhiều nhà văn bị tước đoạt tự do chỉ vì đã phát biểu những quan điểm của họ (Le Courrier).

 
Hôm nay, 15 tháng 11 năm 2003, từ 95 nước ở khắp năm châu, hàng ngàn hội viên Văn Bút Quốc Tế (P.E.N. International) đồng cử hành Ngày Nhà Văn bị cầm tù. Nhắc lại để nhớ, được thành lập năm 1921, hiệp hội thi văn sĩ thế giới cam kết bênh vực sự tự do lưu hành những dòng tư tưởng giữa mọi quốc gia, đề xướng và khuyến khích một nền văn chương không biên giới, và chống đối lại bất kỳ hạn chế nào đối với quyền tự do phát biểu. Tại trụ sở Văn Bút Quốc Tế ở Luân Đốn, Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị cầm tù (Writers in Prison Committee WiPC) đã kiểm tra được 775 trường hợp những người cầm bút, nam lẫn nữ, bị ngược đãi, hành hạ và trấn áp vì phạm tội "tự do diễn đạt tư tưởng" trong sáu tháng đầu năm nay. Nhiều người bị bắt giữ, tra tấn, cầm tù hoặc bị buộc lưu đày. Có 22 người bị giết hoặc ám sát, 13 người mất tích. Ủy Ban WiPC cũng thiết lập một bản danh sách không thể liệt kê hết những Nhà nước có nhiều rủi ro nghề nghiệp nhứt, tiêu biểu là Algérie, Bangladesh, Trung cộng, Cuba, Ba Tư, Miến Điện, Syrie, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam ... Bởi vậy, Ngày Nhà Văn bị cầm tù năm nay được tổ chức để biểu lộ tình đoàn kết liên đới và bày tỏ sự hỗ trợ đối với các nhà văn nạn nhân của chủ trương bất khoan dung và chính sách độc tài bạo ngược. Đồng thời, không quên gia đình họ bị hạch sách, dọa nạt, hăm he. Trong nhiều buổi tụ hội, thảm kịch đau thương và số phận đen tối của các nhà văn bị cầm tù sẽ được đồng nghiệp của họ nhắc nhở. Đó là những hội viên Văn Bút Quốc Tế, gồm cả 3 Trung tâm Thụy Sĩ Đức, Ý và Pháp thoại.

 
Nhân dịp tham gia Ngày Nhà Văn bị cầm tù, những nhà văn Việt
Nam bị lưu đày muốn lưu ý công luận rằng dưới chế độ Hà Nội, không hề có tự do phát biểu và tự do ngôn luận. Cũng chẳng có nhà xuất bản độc lập nào. Trong mấy năm gần đây, con số tù nhân càng gia tăng. Rất nhiều thi văn sĩ, nhà báo, tu sĩ và học giả bị bắt giữ mà không bị truy tố hoặc xét xử. Có những người bị công an câu lưu độc đoán hoặc bị những tòa án nhân dân phạt tù nặng nề - một thứ công lý thật xứng hợp với kiểu mẫu thời đại bạo chúa Staline. Cảnh sống lao lung bị coi là vô nhân đạo. Tình trạng sức khoẻ tù nhân suy yếu khiến cho Văn Bút Quốc Tế, Phóng Viên Không Biên Giới, Ân Xá Quốc Tế và Đài Quan Sát Nhân Quyền rất ái ngại, vô cùng lo lắng. Đầu tiên, chúng tôi nghĩ đến những tù nhân lớn tuổi. Trong số đó có hai tu sĩ học giả Phật giáo, nhị vị hòa thượng Thích Huyền Quang (86 tuổi) và Thích Quảng Độ (75 tuổi), giáo sư kiêm nhà báo Nguyễn Đình Huy (71 tuổi), nhà văn Trần Dũng Tiến (74 tuổi), nhà viết sử Phạm Quế Dương (72 tuổi), nhà văn Trần Khuê (67 tuổi), linh mục kiêm nhà viết tiểu luận Nguyễn Văn Lý (57 tuổi), bác sĩ kiêm nhà báo Nguyễn Đan Quế (61 tuổi). Kế tiếp, những tù nhân còn trẻ thuộc thế hệ mới: nhà báo Nguyễn Khắc Toàn (48 tuổi), bác sĩ kiêm nhà văn Phạm Hồng Sơn (36 tuổi), nhà báo Nguyễn Vũ Bình (35 tuổi), và đặc biệt nhà luật học kiêm nhà văn Lê Chí Quang (32 tuổi) đang bị bệnh thận nặng cần chữa trị nhưng bị chế độ từ khước (...).

 

Chúng ta hãy nghĩ đến những tù nhân ngôn luận và lương tâm không được quyền ngâm nga bài thơ Tự do của Paul Eluard, ca tụng nguồn Hy vọng của André Malraux, những thi vận Tán dương - Lưu đày, Mưa, Tuyết, Gió ... của Saint-John Perse, giữa máu và thống khổ. Bẻ gãy ngòi bút, tịch thu và thiêu đốt tác phẩm, bắt những người sáng tạo văn nghệ phải im lặng - đó là cách tra khảo đau đớn ghê tởm nhứt. Cùng nhau, chúng ta viết để chống lại sự quên lãng. Viết để bảo toàn sinh khí cho niềm phẫn nộ và ý chí phản kháng đối với thủ đoạn dọa dẫm để tống tiền của tội ác kín đáo, chống lại hành động tàn bạo dã man của một Nhà nước tự mệnh danh Pháp thoại. Nhà cầm quyền Việt Nam nhận được một sự viện trợ quan trọng của Thụy Sĩ khi mà sự tôn trọng nhân quyền lại là một trong những cột trụ chính của đường lối ngoại giao nước này. Chúng ta viết để tìm gặp hàng ngàn hội viên Văn Bút Quốc Tế, từ Phi sang Âu, từ Á sang Mỹ, đang lên tiếng thay cho các đồng nghiệp, thi văn hữu bị ngược đãi, đàn áp hoặc bị giết hại, ám sát dưới những vòm trời tối ám của địa cầu.

 

Trong một bịnh xá lụp xụp ở Terezine, Tiệp Khắc cũ, sau khi bọn lính Đức quốc xã SS bỏ trốn, giữa 240 bộ xương người còn sống, người ta nghe tiếng nói hết sức yếu ớt của Robert Desnos: " Nhà thơ Pháp..., chính là tôi". Những người bạn Tiệp trẻ mới gặp, cậu sinh viên Josef Stuna và cô y tá Alena Tessarova đã tận lực làm mọi cách để mong cứu sống thi sĩ. Nhưng bất thành, vô hiệu. Những người giải phóng và những y sĩ đi theo họ đã đến nơi quá muộn. Chúng ta không bao giờ muốn sống lại tấn bi thảm kịch đau buồn như thế nữa!

 

Nguyên Hoàng Bảo Việt (Genève) *

hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Centre P.E.N. Suisse Romand)

và Trung tâm Nhà Văn Việt Nam bị lưu đày (CEVEX)

 

* hội viên Trung tâm Âu Châu/Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

Nguyên văn Pháp ngữ

 

N'oublions pas les écrivains en prison !

LIBERTÉ D'EXPRESSION . Nguyên Hoàng Bao Viêt rappelle la situation de nombreux écrivains privés de liberté en raison de leurs opinions (Le Courrier).

 

Aujourd'hui, 15 novembre 2003, a lieu dans 95 pays la 23ème Journée pour les Écrivains en prison, organisée par une dizaine de milliers de membres du P.E.N. International. Pour mémoire, fondée en 1921, l'association mondiale de poètes, d'essayistes, de rédacteurs et de romanciers s’engage à défendre la libre circulation des idées entre toutes les nations, à promouvoir une littérature sans frontières et à s’opposer à toute restriction de la liberté d’expression.

 

Au siège du P.E.N. International à Londres, le Comité des Ecrivains emprisonnés a recensé 775 cas de femmes et d'hommes de lettres persécutés et réprimés pour délit d'opinion pendant le premier semestre de l'an 2003. Nombre d'entre eux ont été arrêtés, torturés, emprisonnés ou contraints à l'exil. Vingt-deux personnes ont été tuées ou assassinées, treize portées disparues. Le Comité a établi une liste non exhaustive des Etats à hauts risques: Algérie, Bangladesh, Chine, Cuba, Iran, Birmanie, Syrie, Turquie, Vietnam... Aussi, cette Journée pour les Ecrivains en prison se déroulera sous le signe de solidarité et du soutien envers tous les écrivains victimes de l'intolérance et de la dictature, sans oublier leurs familles harcelées, intimidées ou menacées. Dans de diverses manifestations, leur douloureuse tragédie et leur triste sort seront évoqués par leurs consœurs et confrères membres du P.E.N. International, dont fait partie la Suisse avec ses trois Centres (allemand, romand et italien et réto-romanche).

 

En commémorant cet événement, les écrivains vietnamiens en exil tiennent à rappeler que sous le régime de Hanoi, la liberté d’expression, la liberté de presse d'opinion ou les publications indépendantes n'ont jamais existé. Durant ces dernières années, on enregistre un nombre croissant d'écrivains, poètes, journalistes et religieux érudits arrêtés sans inculpation ni jugement, mis en détention arbitraire ou condamnés à de lourdes peines d'emprisonnement par des tribunaux populaires dignes de l'époque stalinienne. Leurs conditions de vie carcérale sont inhumaines. Leur état de santé a inspiré de profondes inquiétudes au P.E.N. International, à Reporters Sans Frontières, Amnesty International ou encore Human Rights Watch.

 

Nous pensons d'abord aux détenus âgés, entre autres: Thich Huyên Quang (86 ans) et Thich Quang Dô (75 ans), deux religieux bouddhistes et érudits; Nguyên Dinh Huy (71 ans), journaliste et professeur; Trân Dung Tiên (74 ans) écrivain; Pham Quê Duong (72 ans), historien; Trân Khuê (67 ans) écrivain; Nguyên Van Ly (57 ans) prêtre et nouvelliste; Nguyên Dan Quê (61 ans) médecin et journaliste. Et ensuite, à la nouvelle génération de prisonniers d'opinion et de conscience, entre autres: Nguyên Khac Toàn (48 ans), journaliste; Pham Hông Son (36 ans) médecin et écrivain; Nguyên Vu Binh (35 ans) journaliste; et particulièrement Lê Chi Quang (32 ans), juriste et écrivain qui souffre d'une très grave insuffisance rénale nécessitant des traitements qui lui ont été refusés en détention (...).

 

Pensons aux prisonniers d’opinion et de conscience qui n’ont pas le droit de chanter la Liberté de Paul Eluard, l'Espoir d'André Malraux, les Eloges - Exil, Pluies, Neiges, Vents...de Saint-John Perse, entre sang et souffrance. Réduire les gens de lettres au silence, briser leur plume, confisquer et brûler leurs œuvres, c'est la pire des tortures. Ensemble, écrivons contre l’oubli. Ecrivons pour maintenir vives indignation et protestation contre le chantage du crime silencieux, contre la barbarie d’un Etat présumé francophone. Ce gouvernement vietnamien reçoit une aide importante de la Suisse, dont le respect des droits de l'homme est pourtant l'un des piliers majeurs de sa politique étrangère.

 

Ecrivons pour rejoindre ces milliers de membres du P.E.N. International qui, d'Afrique en Europe, d'Asie en Amérique, ont élevé la voix à la place de leurs collègues, poètes et écrivains persécutés ou assassinés sous des cieux ténébreux de la planète.

 

Dans une baraque à Terezine, en ancienne Tchécoslovaquie, après la fuite des SS, parmi les 240 squelettes encore vifs, on entend la voix extrêmement faible de Robert Desnos: "Le poète français..., c'est moi". Ses nouveaux jeunes amis tchèques, l'étudiant Josef Stuna et l'infirmière Alena Tesarova firent tout pour le sauver. En vain. Les libérateurs et les médecins arrivent trop tard. Plus jamais ça!.

 

Nguyên Hoàng Bao Viêt (Genève)

membre du Centre P.E.N. Suisse romand

et du Centre des écrivains vietnamiens en exil (CEVEX).

 

(N.D.L.R./Le Courrier) Vietnam . Nguyên Hoàng Bao Viêt dénonce les conditions de vie carcérale inhumaines que subissent les détenus, notamment les écrivains. Photo de KEYSTONE (Ici des prisonniers vietnamiens sont conduits à la Cour de justice de Hanoi).

Bản dịch Anh ngữ

 

Please do not forget Imprisoned Writers !

FREEDOM OF EXPRESSION . Nguyên Hoàng Bao Viêt recalls the situation of many writers deprived of liberty because of their opinions (Le Courrier).

 

Today, November 15, 2003, in 95 countries around the world took place the 23rd Day of the Imprisoned Writer, organized by International P.E.N.'s ten thousand members. As a reminder, the world-wide association of poets, essayists, editors and novelists founded in 1921 pledges itself to stand for the principle of unhampered transmission of thought between all nations, to promote and advance literature without borders and to oppose any form of restriction of freedom of expression.

 

At the Headquarters of International P.E.N. in London, the Writers in Prison Committee holds verified records of 775 cases of women and men writers persecuted for their opinions during the first semester of the year 2003. Most of them have been arrested, tortured, imprisoned or forced to go into exile. Twenty-two people have either been killed or murdered, thirteen are reported missing or believed dead. The Committee has established a non exhaustive list of high-risk States: Algeria, Bangladesh, China, Cuba, Iran, Burma, Syria, Turkey, Vietnam... Also, this Day for Imprisoned Writer will be organized under the sign of solidarity and support to all writers who are victims of intolerance and the dictatorship, without forgetting their families who are harassed, intimidated or threatened. In various public events, their painful tragedy and their sad fate will be raised by their colleagues who are members of the International P.E.N., to which belongs Switzerland with its three Centres (German, Romand and Italian and Rheto-Romansh).

 

While they commemorate this event, Vietnamese writers in exile are anxious to recall how under the regime of Hanoi, the freedom of expression, freedom opinion for the press or independent publications have never existed. During these past years, we have recorded an increasing number of writers, poets, journalists, religious scholars arrested without charge nor judgement, subjected to illegal detention or heavy prison sentences by People's Courts worthy of the Stalin era. Their prison conditions are inhuman. Their deteriorating health is a matter of deep concern to the International P.E.N., to Reporters Without Borders, to Amnesty International and Human Rights Watch.

 

We first think about the aged prisoners, among others: Thich Huyên Quang (86 years) and Thich Quang Dô (75 years), two Buddhist monks and scholars; Nguyên Dinh Huy (71 years), journalist and professor; Trân Dung Tiên (74 years) writer; Pham Quê Duong (72 years), historian; Trân Khuê (67 years) writer; Nguyên Van Ly (57 years) priest and novelist; Nguyên Dan Quê (61 years) medical doctor and journalist. And then, of the new generation of prisoners of opinion and conscience, among others: Nguyên Khac Toàn (48 years), journalist; Pham Hông Son (36 years) medical doctor and writer; Nguyên Vu Binh (35 years) journalist; and particularly Lê Chi Quang (32 years), jurist and writer who suffers from acute renal failure requiring appropriate treatments that have been refused to him in detention (...).

 

Let us think about prisoners of opinion and conscience who don't have the right to sing Paul Eluard's poem on Liberty, or André Malraux's Hope, or of Saint-John Perse's Praises - Exile, Rains, Snows, Winds ... between blood and suffering. To reduce these writers to silence, to shatter their pen, to confiscate and to burn their works, that is the worst of tortures. Together, let's write against their oblivion. Let's write to maintain alive indignation and protest against the blackmail of the silent crime, against the barbarity of an alleged French-speaking State. This Vietnamese government receives an important aid from Switzerland, of which the respect of human rights is one of the pillars of its foreign policy.

 

Let us write to join these thousands of members of the International P.E.N. who from Africa to Europe, from Asia to America, raised their voices instead of their colleagues, poets and writers who have either been persecuted or murdered under our planet's gloomy heavens.

 

In a shack at Terezine, in old Czechoslovakia, after the SS had fled, among the living 240 skeletons, one heard the extremely weak voice of Robert Desnos:" The French poet..., it's me". His new young Czech friends, the student Josef Stuna and the nurse Alena Tesarova tried all to save him In vain. Liberators and physicians arrived too late. Never again!.

 

Nguyên Hoàng Bao Viêt

member of Suisse Romand P.E.N. Centre

and Vietnamese writers in exile Centre (CEVEX).

 

(N.D.L.R./Le Courrier) Vietnam. Nguyên Hoàng Bao Viêt denounces inhuman conditions of prison life from which the detainees suffer, notably the writers. KEYSTONE photo (Here are Vietnamese prisoners taken to the Court in Hanoi.)