logo

Nhật Ký Tin Văn


Những nhà phê bình ở Hànội đã gọi các nhân vật trong cuốn sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bọn này đi đâu? Những người ở Hànội không khi nào tự đặt câu hỏi với mình, những câu họ thường đặt cho kẻ địch. Bọn chúng đã đi trong thống khổ của lịch sử tới cái chết, cái chết như sự từ chối quyết liệt. Tại sao? Đáng lẽ họ phải tự hỏi: tại sao? Cái chết lựa chọn không phi lý, nó sẽ làm nảy sinh sự thật, sự thật của những người chết truyền lưu cho kẻ sống sót.
Mỗi nhà văn chính là một kẻ sống sót.
Thanh Tâm Tuyền
[Thơ Giữa Chiến Tranh và Trại Tù]

Hãy Gọi Ta Là Hiệp Sĩ Sư Tử!
"Đừng gọi ta là Hiệp Sĩ Mặt Buồn nữa. Hãy gọi ta là Hiệp Sĩ Sư Tử”, Don Quixote ra lệnh cho người hầu. Hiệp Sĩ Mặt Buồn ám chỉ Đấng Cứu Thế. Hiệp Sĩ Sư Tử là để chỉ con người, trong cuộc phiêu lưu tìm lại chính mình, một khi thần thánh đã bỏ đi.
Lời Ước
Cái me-xừ Potemkine, phải chăng là chủ nghĩa hiện thực xã hội (thứ thiệt?), mà những anh chàng Chouvalkine vẫn hy vọng viết dưới ánh sáng của nó?
Ngày Của Mặt Trời
Họ đứng bên nhau, lặng im, trong ánh trăng đan dệt huyền diệu như một ảo ảnh. Dì mặc bộ áo lụa hồng, tóc thả dài, rực rỡ, mê hoặc. "Em nhìn thấy trăng không?", lâu sau người đàn ông lên tiếng. "Có", dì Thương trả lời, và nép sát vào bạn tình. "Hôn em đi", dì bảo. Người đàn ông cẩn thận áp chặt chiếc nạng gỗ vào nách, cúi xuống, và dì, cố thật thẳng người, chờ đợi. Cái hôn kéo dài, bất tận, tôi tưởng tất cả đều ngưng đọng trong đó, cả hạnh phúc nỗi đau, cả thời gian... Khuya lắm, mới nghe tiếng lộc cộc, lộc cộc khua xa dần trên phố.
Trần Thanh Hà

ngoc_tu
Giới Thiệu Nguyễn Ngọc Tư
Một Mối Tình
Đọc Nguyễn Ngọc Tư

Mưa vô mùa, nghĩa là hết một đợt dài lưu diễn, tôi về quê, má tôi chặt lá, giúc nếp cặm cụi ngồi gói bánh cà bắp, nấu một nồi tám đầy vun bánh, tôi hỏi má gói chi nhiều vậy, má cười...

Cây Bút Đời Người
Đọc Cây Bút Đời Người
Cái gì không phải văn, là phê,
Cái gì không phải phê, là văn.
Tiểu Thuyết Chưa Chết
Lại Một Lần Nữa, Ra Tay Nghĩa Hiệp, Bảo Vệ Tiểu Thuyết.
In Defense of the Novel, Yet Again.
Thế là một lần nữa, bằng một giọng rổn rảng nhất, lời ai điếu lại đuợc cất lên. Thì cũng vẫn bản kẽm cũ, lời ca... xưa rồi Diễm ơi, về một Cái Chết Của Tiểu Thuyết. Cộng thêm vào cái chết của tiểu thuyết, giáo sư Steiner kèm thêm cái chết [nếu không phải cái chết, thì là sự biển đổi triệt để] của Người Đọc, biến thành đứa con hoang đàng của máy điện toán, một thứ khùng điên, vô dụng; và cái chết, [hay ít ra, sự biến đổi triệt để thành một dạng điện tử] của Cuốn Sách, chính nó.

[Nhưng] sự hiện diện của Brodsky là một điểm tựa, hay điểm qui chiếu [a buttress or a point of reference] cho rất nhiều thi sĩ bạn bè của ông. Đây là một con người mà tác phẩm và cuộc đời luôn luôn nhắc nhở chúng ra rằng, mặc dù những ra rả về một cõi người đồng hạng, cá mè một lứa, thì nhà thơ của chúng ta nói, vẫn có đẳng cấp, thứ hạng, trong những ngày như thế này.
Cái đẳng cấp không phải đuợc suy ra, giản trừ từ một tam đoạn luận, cũng không phải được rút ra từ những nghị quyết, những cuộc hội thảo... mà chính chúng ta xác nhận, làm mới nó mỗi ngày, bằng cách sống và viết.
Nó có một cái chi thật gần gụi thân quen với sự phân chia rất ư sơ đẳng, tiểu học, giữa đẹp và xấu, thực và giả, lành và ác, tự do và độc tài. Trên tất cả, đẳng cấp có nghĩa là trân trọng đối với những gì được coi là có học, có văn hóa, so với dè bỉu, khinh khi, tởm lợm, đối với những gì hạ cấp, tầm thường, ti tiện.

Nhãn hiệu "thăng hoa" [sublime] có thể áp dụng cho thơ của Brodsky. Trong phần số của ông, như là một đại diện cho con người, có "một cõi tư duy lừng lững" [that loftiness of thought] mà Pushkin nhận thấy ở Mickiewicz:
"Ông ta nhìn xuống cuộc đời, từ trên ngọn đỉnh trời".

.... [Nhà thơ] Mandelstam, trong Gulag, trở nên rồ dại, tìm kiếm thực phẩm trong đống rác, [hình ảnh này chính] là thực tại về độc tài và thoái hóa, bị kết án phải trời chu đất diệt [condemned to extinction].
Mandelstam đọc thơ của mình cho vài bạn tù, là khoảnh khắc cao cả [lofty moment] mãi mãi tồn tại.
Milosz: Ghi Chú Về Brodsky

Hà Nội, Thiệp và Gấu (3)
"... Anh đừng gửi zip vì em không biết mở, hơn nữa lang thang khắp nơi, xa nhà, em không tiện đọc. Em mong anh gửi cho em text.doc để em in luôn ra và đọc một cách dễ dàng hơn, em rất mong như vậy."
"...Anh có khỏe không? Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và Yanni? Em sẽ gửi cho anh tập thơ của em; đầu tiên em định lấy tựa... nhưng bây giờ em đặt là... Em gửi cho anh ba bài thơ mới nhất nhé, anh đọc để chia sẻ với em."
"Thỉnh thoảng, em vẫn nghĩ đến anh và nhớ anh rất hóm và gần gũi."

Sở hữu thế gian qua hình ảnh đúng là tái kinh nghiệm tính phi thực và lãng đãng của cõi thực.
[To possess the world in the form of images is, precisely, to reexperience the unreality and the remoteness of the real. Susan Sontag: On the Photography].

Hãy Trở Về Với Đàn Cừu Của Mi.
Tôi có đọc, hình như trên talawas, một bài phê bình Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu. Tác giả bài viết chú ý đến,  không phải nội dung cuốn tiểu thuyết, mà những đề từ ở mỗi chương đoạn, rồi khuyên độc giả, nên đi mua cái túi khôn chứa đựng những lời trích dẫn đó, thay vì mua cuốn tiểu thuyết.
Nabokov đã từng khuyên, đừng tìm những chi tiết lịch sử ở trong những cuốn tiểu thuyết lịch sử. Muốn có những tri thức về sử, thì tìm những cuốn sách sử. Muốn học khôn, tìm sách dạy làm người. Muốn giải trí, thì đọc Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu. Còn muốn làm nhà phê bình, thí dụ vậy, thì tự hỏi làm sao, cái thằng con nít đó, đọc thấy cái tin ông bố chết, và ngộ ra, và quay lại với đời sống, thay vì huỷ bỏ nó.
Và cái chi tiết về tin bố chết đó có liên can gì đến câu trích dẫn, là câu nói của César, với thằng con: Cả con nữa, con cũng thịt bố của con à?

Liệu có thể nói, lời cầu mong của Trần Dần đã trở thành hiện thực, tôi đợi bọn trẻ chôn tôi?
Ông bố của cháu Khuê trong THMYD có thể dõng dạc phán: tôi đợi con tôi chôn tôi.
Và đó là ý nghĩa của Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu?

Đề tài con giết cha là nhà có phúc, là một đề tài lớn của văn học thế giới, với cả một bộ lạc Hamlet. Trong Đứa Con Gái Viên Đại Uý, của Pushkin, có đoạn kể, ông con sĩ quan bị ông bố tống ra tiền đồn heo hút; trên đường đi, gặp trùm cách mạng nhân dân, Pugachov (?), mê quá, đem cả ông trùm mafia nông dân này vào trong giấc mơ, trong giấc mơ đó, ông cha ruột của viên sĩ quan trẻ nằm bịnh, anh lết đến bên giường vấn an, nhìn mặt bố hoá ra là mặt trùm mafia nông dân!
Có bao nhiêu đảng viên thân thương của Đảng chỉ mong bố ruột của mình, là... Lênin, hay Stalin?


Đính Chính
[v/v chi tiết trong bài viết có liên quan tới thi sĩ VHC]

Không phải con trai thi sĩ VHC, mà là học trò của nhà thơ, lên tiếng kêu gọi cứu trợ.
Ông Vũ Hoàng Tuân, con trai thi sĩ Vũ Hoàng Chương, làm nghề thầy giáo, hiện phải nghỉ dậy học để lo cho mẹ, bà cụ bị ung thư nặng.
Địa chỉ:
Vũ Hoàng Tuân, ngụ tại số 92/7H đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Tin Văn