logo

Nhật Ký Tin Văn


Viết lớn là ngồi xổm lên công chúng. [Bởi chưng] cơn hấp hối của nó là từ trong xương trong tuỷ mà ra.
{Much great writing has no need of the public dimension. Its agony comes from within].
Công chúng là cái đếch gì đối với một thế giá như Elizabeth Bishop. Nhà tù của bà - Tự do của bà - đề tài của bà, là ở một nơi nào khác.
Lullaby.
Let nations rage,
Let nations fall.
The shadow of the crib makes an enormous cage
upon the wall.
[Bản tiếng Pháp:
Berceuse.
Laisse rager les nations,
Laisse-les s'effondrer.
L'ombre du berceau forme une énorme cage
sur le mur.]
Ru em
Hãy để cho những nước phát rồ phát dại,
Hãy để cho những nước té chỏng khu.
Bóng của cái nôi vẽ lên một cái chuồng lớn
ở trên bức tường.
Salman Rushdie
Ghi chú về Viết và Nước
[Notes on Writing and the Nation]
[Gửi Người Ở Thanh Xuân. Gấu]
Trong The Rings of Saturn, W.G. Sebald kể lại, ông thấy mình ngủ gà ngủ gật khi nghe đài BBC, trong một bài nói về Roger Casement, bị người Anh xử tử vào tháng Tám 1916 về tội phản quốc. Khi tỉnh giấc, ông vẫn còn bị trí tưởng tượng đeo đuổi, vì tình bạn giữa Casement và nhà văn Conrad, tác giả Giữa Lòng Đen, Heart of Darkness, một trong những tác giả ruột của ông.



lo
Đi tìm nàng Lô
Lời nguyền của Kiều Nhí số một
Curse of the first Lolita

1989. Trong một bài viết sau tác phẩm, Nabokov kể lại, phút hạnh ngộ giữa ông và cô bé kiều diễm, thời gian ông bị những cơn đau đầu thường trực hành hạ. Và một thoáng nàng - la palpitation de Lolita - đã lung linh xuất hiện, khi ông đọc mẩu báo, thuật câu chuyện về một nhà bác học đã thành công trong việc dậy vẽ cho một chú khỉ ở một vườn thú. "Tác phẩm đầu tay" của "con vật đáng thương" là hình ảnh mấy chấn song của cái chuồng giam giữ nó.

Trong chuyến đi dài chạy trốn quê hương, trong mớ sách vở vội vã mang theo, tôi thấy hai cuốn, một của Nabokov, và một của Koestler.
Tôi đã đọc "Darkness at Noon" qua bản dịch "Đêm hay Ngày" do Phòng Thông Tin Hoa Kỳ xuất bản cùng một thời với những cuốn như "Tôi chọn Tự do"... Chúng vô tình đánh dấu cuộc di cư vĩ đại với gần một triệu người, trong có một chú nhỏ không làm sao quên nổi chiếc chuồng giam giữ thời ấu thơ của nó: Miền Bắc, Hà-nội.
Lần thứ nhì bỏ chạy quê hương, cùng nỗi nhớ Sài-gòn là sự thật đắng cay mà tuổi già càng làm thêm cay đắng: Một giấc mộng, dù lớn lao dù lý tưởng cỡ nào, không thể làm sống lại, chỉ một sợi nắng ấm Sài-gòn: Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng thành phố thức giấc trong tôi, tôi lại tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, cố tìm cách sống lại phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể.
Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc lại Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.
[NQT: Lần Cuối Sài Gòn]. 

Vào một dịp khác, Nabokov cho biết, một thoáng nàng đã tóm lấy ông, vào cuối 1939 đầu 1940 ở Paris. Lần đầu ông viết bằng tiếng Nga, nhân vật không tên sau có tên là Humbert Humbert, là một gã Trung Âu,còn kiều nhí, một em đầm vô danh, nơi chốn:Paris và Provence. Sau đó, ông chán, "và huỷ bỏ nó". Nhưng sau lại kiếm thấy, và được xuất bản với cái tên "The Enchanter" [Ảo Thuật Gia].
Trong mục Sổ Tay số 26 tháng Ba, tờ TLS cho biết, theo nhà phê bình người Đức, Michael Maar, một thoáng nàng xẩy ra ở Berlin, chứ không phải ở Paris, và cũng không xẩy ra cho nhà văn Nga, mà một người Đức tên Heinz von Lichberg, một ký giả sau có cảm tình với Nazi. Truyện ngắn Lolita, 20 trang, được xuất bản vào năm 1916. Theo TLS, Nabokov sau 1916 có sống ở Berlin, và có thể đã đọc Lolita, và "bậc thầy" [the master] đã biến truyện ngắn tầm thường kia ["It is not a great artistic merit], thành một tác phẩm văn học [a work of art].

Trên tờ TLS số tiếp theo, ngày 2 tháng Tư, Michael Maar kể lại cuộc đi tìm nàng Lô của ông.


Influence
Ảnh Hưởng
[Bài đọc tại Đại Học Toronto]
Salman Rushdie

Tiểu thyết gia, và còn là thi sĩ người Úc, David Malouf nói với chúng ta rằng, "kẻ thù đích thực của viết, là nói". Ông đặc biệt cảnh báo những hiểm nguy không phải mồm miệng đỡ chân tay, mà là cái miệng "hại" cái tay, nghĩa là bù lu bù loa trong khi rị mọ viết. Khi viết, tốt nhất bạn nên mím chặt miệng lại, như vậy mấy con chữ mới theo nhau mà ra, không phải từ miệng, lẽ tất nhiên, mà từ mấy kẽ tay. Bạn xây con đập trên sông lời, the river of words, và tạo ra thuỷ điện văn chương, the hydroelectricity of literature.
Do vậy, tôi đề nghị với các bạn, tôi sẽ nói, không phải về viết, mà những gì tôi đã đọc, và đặc biệt những mầy mò trong cõi văn Ý, (và tôi phải nói thêm, phim ảnh Ý), nhờ vậy mà hiểu được làm sao viết, và viết cái gì .
Rõ hơn, tôi muốn nói về ảnh hưởng.
"Ảnh hưởng". Từ này, tự thân, nói lên một điều gì trơn chảy, một cái gì "tuồn vô". Đúng là vậy, và đây là do tôi vẫn thường nhìn thế giới của sự tưởng tượng, không phải như đại lục, mà là biển cả. Bồng bềnh phiêu bạt, sợ hãi đấy, nhưng thật là tự do, không biết đâu là bến, là bờ, trên ngàn ngàn biển lạ, và nhà văn, với hai bàn tay trần, cố nắm bắt chức năng kỳ ảo của sự biến hoá. Như một nhân vật trong một câu chuyện thần tiên, tuồn rơm rạ qua kẽ tay, và biến chúng thành vàng, nhà văn, trải biển cả qua kẽ tay, cho tới khi nó biến thành đất liền, rõ hơn, cho tới khi,  bất thình lình, quanh anh ta, mới đó còn là "trơn tuột", đột nhiên biến thành "cưng cứng", nghĩa là một hình dáng, một vật thể bỗng hiện ra ở một nơi trước kia vẫn chỉ là hư vô, là vô hình vô dạng: dưng không trồi lên sự thực, thì cứ nói như vậy, nghĩa là, bỗng nhiên, dưới chân anh ta, là đất cát, thay vì biển cả.
Và nếu anh ta thất bại, thì có nghĩa là anh ta chết đuối, chứ còn gì nữa!