logo

Nhật Ký Tin Văn




Mới: Tin Văn Vắn
Ba Mươi Tháng Tư đọc lại
Lạc Đạn

Khi nhìn lại văn học Miền Nam trước 1975, chúng ta không thể không đặt nó trong bối cảnh lịch sử 1954. Văn chương Miền Nam trước 1975 tưởng như hiền hòa, nhưng ở bên dưới nó, là những đợt sóng ngầm của những tranh chấp, khác biệt. Không phải tự nhiên mà nhóm Sáng Tạo hô hào đổi mới khi nhắm thẳng vào nhóm Tự Lực Văn Đoàn: họ muốn từ biệt một quá khứ văn chương cũng như một quá khứ của một miền đất, trước khi bắt đầu một cuộc hành trình đầy bất trắc, và cũng đầy cao ngạo: khởi từ ca dao qua tự do, đối diện với lịch sử, đối diện với một cuộc chiến mà họ tự nhủ: không thể trốn chạy. Sống lùi thời đại ở đây, theo tôi, chỉ có nghĩa:
không dám đối diện với thời cuộc, ở thời điểm thật nóng bỏng của nó.
Không phải tự nhiên khi Võ Phiến có những nhận định “tối tăm, rắm rối, õng ẹo” - hay mượn chữ của ông, “khó bảo là tuyệt đẹp”, khi nhận xét về thái độ của nhóm Sáng Tạo đối với Tự Lực Văn Đoàn - khi nhận định về nhóm Sáng Tạo mà đa số là từ miền bắc di cư  vào Sài Gòn Ngay cả cuộc tranh luận đôi khi vượt quá phạm vi văn học hiện đang xẩy ra ở hải ngoại, giữa một số cây viết, liên quan tới địa vị của Võ Phiến, giá trị bộ sách viết về văn học Miền Nam trước 1975 của ông, cũng không phải tự nhiên phát sinh, mà có ngấm ngầm từ trước.
Khi nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ được hết ông nhà văn này tới nhà văn khác cho đội mồ sống dậy…
Khi Nguyễn Huy Thiệp có những dòng ưu ái dành cho ông vua (Gia Long) bị nhà nước Cộng sản coi là “cõng rắn cắn gà nhà”: giấc mơ Nguyễn Huệ ra Bắc, đại thắng quân Thanh, giấc mơ một người miền Nam (Nguyễn Ánh) thống nhất đất nước là một giấc mơ nhằm đảo ngược định mệnh lịch sử, căn cước quốc gia:
“bắt buộc, bị kết án phải Nam tiến”.

Thời gian mới là yếu tố quyết định của một câu văn.
Bạn hãy thử đọc câu văn sau đây: “Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt, thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết, theo từng cơn hấp hối của thành phố, cùng với tiếng hoả tiễn réo ngang đầu.” (Nguyễn Quốc Trụ: Cõi Khác, trong Lần Cuối, Sài Gòn, nhà xb Văn Mới, 1998)
Thời gian ở đây: Thành phố Sài Gòn, những ngày Mậu Thân.
Nói rõ hơn, chỉ có ai đã từng sống những giây phút đó, mới bắt được nhịp thở của câu văn, và cũng là của thành phố, trong những cơn hấp hối của nó.
Nói một cách khác, không phải NQT, mà là Sài Gòn, những ngày Mậu Thân, mới là chủ nhân thực sự của câu văn trên.
Mát

Viết cho người đến sau
-Hoài Vũ-
Chị cũng từng yêu anh ấy như em
Chỉ có khác chị là người đến trước
Khóc làm gì em cho má hồng thấm ướt
Anh ấy vụng về chẳng biết dỗ dành đâu
Có một thời chị cũng thích giận nhau
Để đo hết yêu thương theo chiều dài giận dỗi
Để một lần chị vô tình mắc lỗi
Một lần thôi thế rồi mãi mãi xa
Biết nói gì về tất cả đã qua
Chị là quá khứ hôm qua - em là hôm nay, hiện tại
Biết chẳng thể thêm một lần yêu lại
Chị vẫn thấy xót lòng khi đối diện tình em
Em sẽ có cái bấy lâu chị đã khát thèm
Tuổi trẻ - hồn nhiên - gót chân mềm mới lạ
Và một buổi trời đông cây thay lá
Voan cưới cô dâu bay ngợp trước hiên nhà
Khi ấy vô tình chị đi bộ ghé qua
Bâng quơ ngắm cô dâu, nghẹn lòng nhìn chú rể
Em đừng quay ngang rồi chau mày như thế
Chị ấy kia kìa, chị ấy cũng đến xem
Phố cũ - cơn mưa cũ ướt mèm...

Trích diễn đàn Thăng Long
http://www.tathy.com/thanglong/topic.asp?TOPIC_ID=5622
Lời bình của Gấu:
Phố cũ - cơn mưa cũ ướt mèm, tuyệt. Nhưng từ 'ướt mèm' này có vẻ như dân bắc ít xài?

Hồ Chí Minh: Những Năm Thất Lạc
Wayward Ho
Hồ Khoan, Bắt Cái Hồ Khoan!
Jonathan Mirsky
điểm cuốn
The Missing Years của Sophie Quinn-Judge
trên TLS số đề ngày 5 tháng Ba, 2004

The Missing Years, Những Năm Tháng Mất Tích, Thất Lạc, Còn Thiếu, Bị Ém Nhẹm... thật khó kiếm từ nào đầy đủ nghĩa cho từ 'missing' dễ thương này - ấy là Gấu tôi muốn nói, như được dùng trong câu:
Anh Nhớ Em Lắm [I Miss U Very Much]!

Bởi vì như ông Hồ đã từng nói với  ký giả Pháp, Bernard Fall, (1) một chuyên gia về Việt Nam, vào năm 1946: "Tôi muốn giữ riêng cho tôi những bí mật nho nhỏ về đời mình". Nghe thật khiêm tốn, và cũng thật rất "người", nhưng, không một nhà lãnh đạo CS nào so được với ông, về hành tung phiêu hốt, và sự bí ẩn. Không ai gây ra nhiều tranh cãi bằng ông, từ ông Hồ, một "Machiavellian apparatchik" [tạm dịch: đảng viên quỷ quyệt, nham hiểm] tới vị "quốc thánh" [nationalist saint].
Gấu tôi có lần đọc, báo trong nước, trên net, chỉ riêng cái khoản bí danh, bút hiệu không thôi, ông Hồ cũng thuộc loại "đả biến thiên hạ vô địch thủ", có chừng mấy trăm cái tên.
Trên Tin Văn sẽ có bài lược dịch bài điểm sách nói trên, về cuộc đời của một người, mà theo như tác giả cuốn sách, có những mặt có vẻ như yếu đuối, và tình cảm, mặc dù cùng đi những đường thật dài, và cũng thật độc địa, tới đỉnh quyền lực như Lênin và Mao Trạch Đông. Ngược hẳn với "hai con quỉ đó" - mà người ta thật khó mà có một chút cảm tình - ông Hồ, những thập niên đầu, có vẻ như lạc lõng [lost], không được đánh giá cao [unappreciated], và còn tỏ ra buồn bã. Tuy cuối đời, ông ra lệnh, hoặc mần thinh cho thuộc hạ thủ tiêu những đồng chí bị coi là kẻ thù của Đảng, nhưng khía cạnh tình cảm trên đây của ông, vẫn chưa bao giờ được xác định rõ ràng, cho tới khi có cuốn tiểu sử trên.
Đây là một chân dung "Bác Hồ", chi ly, khoa bảng, uyên nguyên, và có tình, của Dr Quinn-Judge.

(1): Bernard Fall, ký giả Pháp, tác giả Con Phố Buồn Hiu [quốc lộ số 1, quãng đường Quảng Trị], sau tử nạn tại đây.

Viết thêm về Cụ Rùa của Thảo Hảo
Có một điều thật khác biệt giữa Cụ Rùa và... Lênin, "biểu tượng của biểu tượng", nếu xét theo đẳng cấp cách mạng vô sản, có cha già Lênin thì mới có những cha già cách mạng khác. Me xừ Lênin này thì chẳng có chừng mực gì cả. Chỗ nào cũng thấy hình của ông, từ khi còn cởi truồng, cho tới khi đầu hói trắng bóc, không còn một sợi tóc, mặt nghệt ra. Nhưng thi sĩ Joseph Brodsky cho biết, ông rất cám ơn ngài Lênin. Chính vì quá chán sự thừa mứa, chẳng biết chừng mực là gì chỉ nội về cái việc treo hình lãnh tụ như thế đó, khiến ông trở nên lãnh đạm với chế độ, dấu hiệu đầu tiên để cảm thấy mình là mình.
Trong một bài tiểu luận tuyệt vời, và là nhan đề của cả một tuyển tập tiểu luận, Less Than One, ông nêu ra một chân lý, mà ông "ngộ" ra được nhờ cái sự thừa mứa hình Lênin kể trên: Phải thiếu một [less than one] tí tỉ tì ti thì mới khá được!

Những nhà phê bình ở Hànội đã gọi các nhân vật trong cuốn sách này là bọn tôi mọi nô lệ. Họ hỏi: trong khi họ xây dựng xã hội chủ nghĩa, bọn này đi đâu? Những người ở Hànội không khi nào tự đặt câu hỏi với mình, những câu họ thường đặt cho kẻ địch. Bọn chúng đã đi trong thống khổ của lịch sử tới cái chết, cái chết như sự từ chối quyết liệt. Tại sao? Đáng lẽ họ phải tự hỏi: tại sao? Cái chết lựa chọn không phi lý, nó sẽ làm nảy sinh sự thật, sự thật của những người chết truyền lưu cho kẻ sống sót.
Mỗi nhà văn chính là một kẻ sống sót.
Thanh Tâm Tuyền
Thơ Giữa Chiến Tranh và Trại Tù
Thù Ngụy, Một. Thù Đệ Tứ, Mười

"Chiến tranh và hoà bình" được viết, đâu phải để nói về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại mà chính là nỗi trăn trở của con người trong hành trình đi tìm lẽ sống."
Nguyên Ngọc

Tôi sợ sự phi thường


Hãy Gọi Ta Là Hiệp Sĩ Sư Tử!

"Đừng gọi ta là Hiệp Sĩ Mặt Buồn nữa. Hãy gọi ta là Hiệp Sĩ Sư Tử”,
Don Quixote ra lệnh cho người hầu. Hiệp Sĩ Mặt Buồn ám chỉ Đấng Cứu Thế. Hiệp Sĩ Sư Tử là để chỉ con người, trong cuộc phiêu lưu tìm lại chính mình, một khi thần thánh đã bỏ đi.
Lời Ước
Cái me-xừ Potemkine, phải chăng là chủ nghĩa hiện thực xã hội (thứ thiệt?), mà những anh chàng Chouvalkine vẫn hy vọng viết dưới ánh sáng của nó?
Ngày Của Mặt Trời
Họ đứng bên nhau, lặng im, trong ánh trăng đan dệt huyền diệu như một ảo ảnh. Dì mặc bộ áo lụa hồng, tóc thả dài, rực rỡ, mê hoặc. "Em nhìn thấy trăng không?", lâu sau người đàn ông lên tiếng. "Có", dì Thương trả lời, và nép sát vào bạn tình. "Hôn em đi", dì bảo. Người đàn ông cẩn thận áp chặt chiếc nạng gỗ vào nách, cúi xuống, và dì, cố thật thẳng người, chờ đợi. Cái hôn kéo dài, bất tận, tôi tưởng tất cả đều ngưng đọng trong đó, cả hạnh phúc nỗi đau, cả thời gian... Khuya lắm, mới nghe tiếng lộc cộc, lộc cộc khua xa dần trên phố.
Trần Thanh Hà
Mối Tình Xưa
Nguyễn Ngọc Tư
Bảy năm trước, lúc ông Mười gom hết thảy bốn chín cái thư của Nguyễn Thọ gửi dì Thấm đem đốt hết, cũng không ai cản được. Mấy ông viết sử của tỉnh kêu trời, đồng đội đồng chí của Nguyễn Thọ cũng kêu trời, phải chi còn, đem in vô tập những bức thư tình hay nhất mặc dù chưa ai được xem Nguyễn Thọ viết ra làm sao. Nhưng thư đã thành tro rồi, ông Mười nói ông không cần biết chuyện giữ gìn bút tích của Nguyễn Thọ để làm tư liệu lịch sử, lưu lại cho thế hệ mai sau gì hết, ông thấy chướng mắt nên đốt, có bậy thì đem ông bỏ tù đi.

Cây Bút Đời Người
Đọc Cây Bút Đời Người
Cái gì không phải văn, là phê,
Cái gì không phải phê, là văn.
Tiểu Thuyết Chưa Chết
Một nhà văn thế giá cũng vừa mới tuyên bố về sự từ biệt cõi đời của một thể loại văn học mà ông ta là một trong những kẻ thực tập nổi tiếng. Ông V.S. Naipaul không những ngưng viết tiểu thuyết, mà còn bị dị ứng bởi chính cái từ tiểu thuyết đó: bây giờ, cứ mỗi lần nghe ai nhắc đến nó là ông cảm thấy bịnh. Cũng như giáo sư Steiner, tác giả Một Căn Nhà Cho Ông Biswas cảm thấy rằng, tiểu thuyết đã sống quá dai, vượt quá hoàn cảnh, thời điểm lịch sử của nó, không còn có ích, và cũng chẳng còn nhiệm vụ nào dành cho nó nữa: Mi nên chết đi là vừa. Để cho kẻ khác thế chỗ mi, đó là cách viết sự kiện [factual writing]. Sẽ chẳng có ai ngạc nhiên, rằng, ông Naipaul như vậy là đang ở đúng bước ngoặt của lịch sử, và là người tiên phong, mở ra một thể loại tân kỳ: Trường phái văn học tân hình thức thời kỳ hậu giả tưởng *

Chú thích * Ông Naipaul, và bây giờ là Ngài Vidia, mới cho xuất bản một cuốn tiểu thuyết, Nửa Đời Người, Half a Life, năm năm sau lời tuyên bố kể trên. Chúng ta phải cám ơn Ngài là đã mang cái thây ma trở lại với đời sống.

.... [Nhà thơ] Mandelstam, trong Gulag, trở nên rồ dại, tìm kiếm thực phẩm trong đống rác, [hình ảnh này chính] là thực tại về độc tài và thoái hóa, bị kết án phải trời chu đất diệt [condemned to extinction].
Mandelstam đọc thơ của mình cho vài bạn tù, là khoảnh khắc cao cả [lofty moment] mãi mãi tồn tại.
Ghi Chú Về Lưu Vong
Anh ta không tìm thấy hạnh phúc, bởi vì làm gì có hạnh phúc ở xứ sở của anh ta.
He did not find happiness, for there was no happiness in his country.
Adam Mickiewicz. Milosz trích dẫn

Hà Nội, Thiệp và Gấu (3)
Hãy Trở Về Với Đàn Cừu Của Mi.
Tôi có đọc, hình như trên talawas, một bài phê bình Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu. Tác giả bài viết chú ý đến,  không phải nội dung cuốn tiểu thuyết, mà những đề từ ở mỗi chương đoạn, rồi khuyên độc giả, nên đi mua cái túi khôn chứa đựng những lời trích dẫn đó, thay vì mua cuốn tiểu thuyết.
Nabokov đã từng khuyên, đừng tìm những chi tiết lịch sử ở trong những cuốn tiểu thuyết lịch sử. Muốn có những tri thức về sử, thì tìm những cuốn sách sử. Muốn học khôn, tìm sách dạy làm người. Muốn giải trí, thì đọc Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu. Còn muốn làm nhà phê bình, thí dụ vậy, thì tự hỏi làm sao, cái thằng con nít đó, đọc thấy cái tin ông bố chết, và ngộ ra, và quay lại với đời sống, thay vì huỷ diệt nó.
Và cái chi tiết về tin bố chết đó có liên can gì đến câu trích dẫn, là câu nói của César, với thằng con: Cả con nữa, con cũng thịt bố của con à?

Đính Chính
[v/v chi tiết trong bài viết có liên quan tới thi sĩ VHC]

Không phải con trai thi sĩ VHC, mà là học trò của nhà thơ, lên tiếng kêu gọi cứu trợ.
Ông Vũ Hoàng Tuân, con trai thi sĩ Vũ Hoàng Chương, làm nghề thầy giáo, hiện phải nghỉ dậy học để lo cho mẹ, bà cụ bị ung thư nặng.
Địa chỉ:
Vũ Hoàng Tuân, ngụ tại số 92/7H đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TPHCM
.

Tin Văn