gau





"O mon Dieu, donne à chacun sa propre mort, / donne à chacun la mort née de sa propre vie / où il connut l'amour et la misère." - Rainer Maria Rilke.
[Cầu xin Trời hãy ban cho mỗi con người một cái chết riêng/ nẩy sinh từ cuộc đời của chính người đó/ một cuộc đời mà người đó hiểu tình yêu và khốn cùng.]

Making America
Tạo Dựng Nước Mỹ
Tên Găng Tơ Tất Cả Chúng Ta Tìm
The Gangster We Are All Looking For
lê thi diem thúy
[nhà xb Picador, 160 trang, 12.99 Anh Kim. Nhà xb Knopf, Mỹ, $18]
được tờ báo văn học số một trên thế giới - theo Brodsky, cả nước Nga, số người mua dài hạn báo này, đếm được trên đầu ngón tay,
Phụ Trang Văn Học Thời Báo
London, TLS
giới thiệu trên số đề ngày
Jan 9, 2004, dưới nhan đề Making America.
Người đầu tiên giới thiệu truyện ngắn trên đây, tới độc giả Việt Nam, là Nguyễn Quốc Trụ, trên mục Tạp Ghi của báo Văn Học, Cali, khi truyện ngắn trên xuất hiện trong tuyển tập "Những tiểu luận hay nhất nước Mỹ trong năm 1997", Ian Frazier là Guest Editor.
"Chúng tôi ngồi trước mớ giầy dép của Ken, mỗi đôi để ở một góc, như thể chúng muốn nói, người mang giầy đã trơn tuột ra khỏi chúng và trôi giạt mãi đâu đâu, trong khi đôi giầy, do nặng nề hơn, nên còn lại..."
Bằng cách giải thích đầy tính tưởng tượng như vậy, Mỹ  quốc trở nên một điều chi khác hẳn chính nó: không phải Mỹ, không phải Việt
Nam, nhưng một nơi chốn của rời đổi, (a place of dislocation), của xa lạ thái quá, và bí ẩn.
Trước khi The Gangster We Are All Looking For được xb tại Mỹ vào năm 2001, lê thi diem thúy là một nghệ sĩ trình diễn có tiếng trong giới kịch nghệ, với những tác phẩm mang tính tư tưởng, tự thuật. Qua những tác phẩm như Red Fiery Summer [Mùa Hè Đỏ Lửa], và the bodies between us, những thân xác giữa chúng ta, [hiện đương được chuyển thành tiểu thuyết], bà đào sâu, khai phá những đề tài như chiến tranh, tính thực dân đô hộ về văn hóa, hồi ức, và căn cước từng cá nhân [identity], dựa vào kinh nghiệm trẻ thơ của bà, như là một cô gái được bố mẹ mang từ Việt Nam qua Mỹ. Với The Gangster…, bà chuyển hóa [translate] sự thám hiểm và khai phá rất đỗi tư riêng thầm kín này, về những liên hệ giữa Á Châu và Tây Phương, thành giả tưởng....
Đây là câu văn khép lại The Gangster:
Not a trace of blood anywhere except here, in my throat, where I am telling you all this.
[Chẳng có một vết máu nào ở đâu, ngoại trừ ở đây,
trong cổ họng này, khi tôi kể cho bạn nghe tất cả câu chuyện].

Như tiểu sử được ghi trong tuyển tập “Những tiểu luận Mỹ hay nhất trong năm 1997”, lê thi diem thuý là nhà văn và nghệ sĩ độc diễn [solo performance artist]. Sinh tại Việt Nam, được gia đình nuôi dưỡng tại nam California, bà hiện [1997] cư ngụ tại miền tây tiểu bang Massachusetts. Bà đã từng nhận học bổng 1997 Bridge Residency at the Headlands Center for the Arts. Văn và thơ của bà xuất hiện trên The Massachusetts Review, Harper’s Magazine và Muae. Những tác phẩm như Red Fiery Summer và the bodies between us đã được trình diễn ỡ nhiều nơi, trong đó có Museum of American Art at Philip Morris, International Women Playwrights’ Festival an Galway, Ireland, và tại New World Theater at the University of Massachusetts. Bà đang viết một cuốn sách cho nhà xb Knopf, Tên Gangster Tất Cả Chúng Ta Tìm.
Tiểu luận/truyện ngắn The Gangster lần đầu xuất hiện trên The Massachusetts Review.
Trên Tin Văn, chúng tôi sẽ cho đăng bản tiếng Việt bài điểm sách, và truyện ngắn Tên Găng Tơ Tất Cả Chúng Ta Tìm.

Bài điểm sách trên TLS
The Gangster We Are All Looking For


Sartre, HPA và tui
Và cả hai đứa chúng tôi đều tin rằng còn nhiều độc giả khác nữa, không thể quên cái xen anh chàng Tự Học [L' Autodidacte] bị tay quản thủ thư viện người Corse đánh cho sặc máu mũi, vì cái tội vẫy gọi nhau làm người, đam mê làm người, say mê chủ nghĩa nhân bản, trong Buồn Nôn... - NQT
"Bạn hãy nói bạn có đọc Sartre không, bạn hãy nói, bạn có ưa thích Sartre không, tôi sẽ nói bạn là ai." -

HPA: Jean-Paul Sartre [trong Những Không Gian & Khoảnh Khắc Văn Chương, nhà xb Hội Nhà Văn 1999]
Chợ Đũi, HPA và tui
Gặp Gỡ Cuối Năm
Đi để mà đừng bao giờ trở về.
Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó. Rồi: Thơ Của Tôi.- Joseph Brodsky
Tôi hết còn tin vào xó xỉnh đó.
Đi Là Đến. Vượt Biên Là Về Nhà