gau





Thơ là toán thuần tuý, ngược với văn, là toán áp dụng, của ngôn ngữ.
Nó xác thực hơn, có nhiều khả năng tạo những hình thức lý thuyết, độc lập không dựa vào nền tảng chất liệu, so với văn.
G. Steiner: Verse in Tragedy, Thơ trong Bi Kịch.
[... that verse is the pure mathematics of language. It is more exact than prose..., and more capable of constructing theoretic forms independent of material basis. Prose, on the contrary, is applied mathematics].


Tôi xin hoài bão cho mình, được sống có tên mà không có tuổi, với thơ.
Tôi quan niệm về văn như thế này: một là có văn, hai là có chuyện.
Các nhà văn Việt Nam phần lớn, là, "nhất bên trọng, nhất bên khinh".

Phan Huyền Thư

"Ne dites pas à Dieu ce qu'il doit faire."
[Đừng biểu Thuợng Đế điều Thượng Đế phải làm].

Câu trên, là của nhà vật lý học nổi tiếng Niels Bohr, để trả lời câu nói nổi tiếng của Einstein: "Dieu ne joue pas aux dés". [Thượng Đế không chơi xí ngầu], và là nhan đề cuốn tiểu sử mới nhất
về nhà bác học cha đẻ thuyết tương đối [khi mới 26 tuổi], của François de Closets.

"Ma grande faiblesse était le manque de mémoire, surtout pour les mots et les textes.» - Einstein
[Khuyết điểm lớn nhất của tôi là thiếu trí nhớ, nhất là về những từ, và bản văn].
François de Closets, tự hỏi, phải chăng đây là sự không thể [nhớ], hay là một sự từ chối?
Etait-ce une incapacité ou un refus?


Quê hương của một con người, thì cũng chỉ là một mảnh không gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần nhất - nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm của người đó. Cây có rễ, người có chân để mà bỏ đi, sau khi lương tâm của nó nói:
Không!
[George Steiner: The Cleric of Treason].


Đồng Vọng cho Hồn Thiêng Lò Thiêu

Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể.
Tôi đọc lại Nabokov và lần ra sợi dây máu mủ, ruột thịt giữa tác giả-nhà văn lưu vong-con vật đáng thương-nàng nymphette tinh quái. Đọc lại Koestler để hiểu rằng, tuổi trẻ của tôi và của bao lớp trẻ sau này, đều bị trù yểm, bởi một ngày mai có riêng một con quỷ của chính nó: Miền Bắc, Hà-nội.
Một thành phố mà tôi đã chết ở trong, nay sống lại, chỉ để kể về nó.
Nguyễn Quốc Trụ: Lần Cuối, Sài Gòn


Khủng Bố Là Gì?
Qu' est-ce que le Terrorisme?
Đón coi hai ông tổ sư trí thức, [deux grands intellectuels ], Jacques Derrida và Jurgen Habermas, bàn về "quan niệm" [concept] về vụ 11 tháng Chín, 2001, trên tờ Thế Giới ngoại giao, Le Monde diplomatique, số tháng Hai 2004.


Huỳnh Phan Anh, Gấu, và Thời Của Chúng Ta!

….. Mà HPA tham dự ngay những ngày đầu.
Cần phải viết thêm ở đây: Tôi không nghĩ bạn tôi là một tay cách mạng 30 tháng Tư, theo một cái nghĩa thảm hại, là, bạn tôi thuộc trong số những người chạy theo cơ hội, đón gió trở cờ.
HPA đã từng tin, như bất kỳ một người miền nam nào đã từng tin vào người anh em ruột thịt ở miền bắc. Với riêng cá nhân tôi, tôi biết chắc chắn có… ba người. Hai người đã mất, chỉ còn HPA, những ngày đó, đó. Tôi không nghĩ bạn tôi vẫn còn tin tưởng vào người anh em ruột thịt, và cái câu nói “Tôi không bao giờ là nhà văn lưu vong”, nó có nhiều nghĩa lắm, có khi còn có cả cái nghĩa “Tôn Phu Nhân Qui Thục” nữa đấy!
 Đọc Buồn Nôn


Chọc thủng nghĩa: Thơ hài cú.
Roland Barthes

Thơ haiku ma quái ở chỗ: nó làm cho chúng ta cứ tưởng bở, rằng mần thơ haiku dễ ợt. Còn gì dễ hơn là hài cú này, [của Buson]:

Chiều, thu,
Tất cả những gì tớ có thể nghĩ,
Là về bố mẹ
[It is evening, in autumn,
All I think of
Is my parents] 

Hài cú đánh thức ước muốn: làm sao biết có bao nhiêu độc giả Tây Phương mơ chuyện dong chơi, dạo xe suốt đời, tay cầm cuốn sổ, viết xuống “cảm tưởng”, ngắn bao nhiêu hoàn thiện hoàn mỹ bí nhiêu, càng giản dị càng sâu thẳm, đúng như huyền thoại kép, một cổ điển, theo đó, nghệ thuật là cái súc tích, một lãng mạn, theo đó, nghệ thuật là cái mà bạn có thể ứng tác, gia giảm. Trong khi gần như không thể hiểu, hài cú chẳng là gì, và chính cái điều kiện kép vừa nói tới đó, khiến cho nó
  mở ra cái nghĩa, theo một cách đặc biệt có thể có, có
thể sử dụng được – cách mà người chủ nhà cho phép, xin cứ tự nhiên coi nhà tui như là nhà bạn, với tất cả những thích thú [thí dụ, khách khoái uống trà hơn cà phê, mê nghe nhạc Yanni, Kenny G, xin cứ tự nhiên,  thí dụ vậy].


Tản Mạn về
Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu
tiểu thuyết của NHT

Sự xuất hiện của NHT, hay của Bảo Ninh, là rất đặc biệt, và cần thiết, và thật khó mà nói rằng, "thực ra cỡ như Thiệp ở Đức, Mỹ, Nhật, Pháp... cũng có thể... vơ hàng tá".

Ở Đức, có, vào thời kỳ hậu chiến, với những nhà văn thí dụ như một Boll, nhưng ngược lại với Thiệp, họ nhục cái nhục thua trận, cái nhục Nazi, chứ không như Thiệp, nhục cái nhục thắng trận!

Nói cho cùng, chuyện giã từ thần tượng, tuy cay đắng, tuy đau thương, nhưng không thể tránh được, cả ở người viết  -người viết nào mà chả có thần tượng, không có làm sao viết - và người đọc.
Màn giã từ thần tượng tuyệt vời nhất, đối với tôi, chính là của Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển, qua những giải Nobel văn chương gần đây, như Cao Hành Kiện, Naipaul, Kertesz…
Với riêng tôi, cùng với những năm tháng bỏ lại sau lưng, nào là cuộc ‘đi là chọn tự do’, lần đầu vào năm 1954, lần sau 1994… và giữa hai lần đi đó, là.. , là… , với cả một đời mê mải với mớ con chữ, mấy giải Nobel văn chương mới đây, mới thực sự là Nobel văn chương!