gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây




jen
Jen @ Canada Day Party, July 1st

Do trục trặc in ấn [ba trang sách quá mờ, phải in lại]
Chân Dung Văn Học
 
sẽ ra mắt bạn đọc
trung tuần, thay vì đầu Tháng Bẩy, 2005.
Xin hỏi các tiệm sách.
Trên lưới, xin ghé Tự Lực
Trân trọng kính mời.
Tin Văn

Tháng Tám
Đàn bà thích tự làm ra mùa.
Phan Huyền Thư

"Tôi không hiểu sao lại phải phá bỏ bia. Họ đã chịu nhiều đau khổ, lời ghi trên bia chỉ ghi lại những gì đã xẩy ra. Các thuyền nhân đã chết trên biển, gia đình, thân nhân của họ, cả trẻ em nữa, đã chết trên đường đi tìm tự do. Tấm bia chẳng có gì xúc phạm, chẳng có gì tấn công hay hạ thấp chính quyền Việt Nam hiện nay cả."
Lời dân địa phương
 [BBC]
Theo tôi, tay VC nào làm thầy dùi, đưa ra yêu cầu mấy nước Đông Nam Á xưa kia có trại tị nạn đập bia tưởng niệm thuyền nhân mới đích thị là một tay phản động hạng gộc, theo đúng nghĩa của chữ phản động của "nhà nước ta". Tay VC này phải được coi là tổ sư của đám "chống Cộng điên cuồng" ở hải ngoại!
Nhưng Hannah Arendt nghĩ khác. Theo bà, một trong những nguyên lý cốt tuỷ của chủ nghĩa toàn trị, là tiêu huỷ hồi nhớ, tẩy sạch dĩ vãng, qua đó nhà nước VC đã áp dụng trong việc đập bia tuởng niệm: Phải làm sao cho lũ Việt Kiều yêu nước kia chẳng còn nhớ một mảy may những ngày bỏ chạy quê hương, mà chỉ còn nhớ cảnh xênh xang áo gấm về làng.
[Lẽ dĩ nhiên, nhớ mang về nhiều đô la nhé, bi giờ được mang tới bẩy ngàn đô không cần khai báo!]
Chế độ phong kiến cũng rất rành nguyên lý này. Nhà tù ngày xưa được gọi là những nơi chốn của lãng quên. Thân nhân, bà con bị cấm ngặt không được nhắc tới tên kẻ phạm tội. Có khi cả một dòng họ phải bị đổi.

Top 25 July 1, 2005
Top 25 một ngày đầu tháng, cho thấy, thơ vẫn được đọc nhiều
Thế mới ly kỳ, mới thật là thú vị! Ai bảo độc giả bi giờ không thèm đọc thơ?
Trân trọng gửi lời chúc mừng tới thơ, và thi sĩ, đặc biệt đầu tháng này, PHT, THH.
Tin Văn

Thơ Trần Mộng Tú

Phỏng vấn Viên Linh

Thơ khắc trên vạt nắng
Trắng hết mộng chiều phai
Chiều phai mà nghe nặng
Ngồi khắc một thành hai
Thơ khắc trên vạt nắng



Một bài thơ hay, đọc, có cảm tưởng như mình là tác giả, thường chứa trong nó một tâm sự chung, và nó thường được viết bằng một giọng tự nhiên, như một lời nói. Bài Khi Tôi Chết Hãy Ném Thây Tôi Xuống Biển, của Du Tử Lê, rớt đúng vào trường hợp này.
Tuy tôi chưa được đọc, nhưng hình như đại thi sĩ có một tác phẩm có tên "gì gì" là Tìm Thơ Trong Tiếng Nói, và liệu nội dung của nó, là nhắm nói điều tôi vừa nói ra? Nếu đúng như vậy, thì phải đi vài đường "tự khen", thay vì tự kiểm, vì đã có được một điểm tương đồng với đại thi sĩ!

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta
9
Việc vinh danh cờ vàng, ở các cộng đồng hải ngoại, không phải là một trong những toan tính làm sống lại cái thây ma VNCH.