gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây




Summer, 05  2

Giới Thiệu Thơ
tmt
Nhà xb Thu Hương
Giá 12 Mỹ Kim
Liên lạc:
tran_mong_tu@hotmail.com

Những Linh Hồn

Chân Dung Văn Học  ra mắt bạn đọc tuần tới,
đầu tháng Bẩy, 2005 tại các tiệm sách.
Trên lưới, xin ghé Tự Lực
Trân trọng kính mời.
Tin Văn

Tự  Kiểm
Trong một bài viết về Văn Cao, tôi có kể rằng là ông nhạc sĩ tài hoa này, vì đói quá, mà phải theo lệnh của tổ chức, cầm súng giết người.
Những điều này, chính do Văn Cao viết ra. Tại sao ông lại phải tố cáo tội ác mà ông đã phạm phải như vậy, sao không ỉm đi?
Theo tôi, ấy là vì ông sợ ỉm đi, sau này, nhân loại sẽ hiểu lầm, mà nghĩ rằng ông ta là một con người cao cả!
Thế đấy, có những con người ghê gớm như thế đấy, sợ mình chết đi, nhân loại hiểu sai về mình, coi mình là một ông thánh, mà sự thực, mình không đáng như vậy.
Nhưng, thừa thắng xông lên, tôi bèn tố thêm, người mà ông Văn Cao giết đó, là bạn của ông Văn Cao.
Chứng cớ đâu? Tôi chỉ ra, thì chính nhà văn Bùi Ngọc Tấn viết, trong bài Rừng Chưa Xanh Lá, đăng trên talawas.
Một độc giả ở trong nước bèn viết mail cho tôi, nói, ông ngu quá, đọc không thủng đoạn văn của BNT, bởi vì, BNT nói, Văn Cao là bạn của ông kia, ông khác, chứ không phải của cái thằng "Việt Gian" bị Văn Cao giết.
Đọc lại, quả đúng như vậy. Tôi đọc vội đọc vàng, ba chớp ba nháng, gán cho Văn Cao cái tội tầy trời là giết bạn.
Bèn đi một đường tạ tội, tạ ơn người đã chỉ cho mình cái lầm còn lớn lao hơn cả tội ác đó.
Ông bạn văn ở trong nước bèn đi tiếp một cái mail, tỏ ra hài lòng; gật gù, được, được, được!
Bây giờ, nói chuyện thiên hạ.
Có ông kia, trùm cả một cơ sở báo chí to tổ bố ở hải ngoại, viết một bài tố cáo tội ác VC hạ tượng đài tưởng niệm thuyền nhân.
Phiền một nỗi, ông lấy ngay tên bài viết của người khác để ngay lên đầu bài viết của mình.
Có người chỉ cho thấy, ông ta vờ đi, đếch thèm lên tiếng cải chính.
Theo tôi, ông nên lên tiếng. Vì những vấn đề liên can sau đây.
Thứ nhất, có thể người tố cáo, tức thằng đang viết những dòng này, đã sai lầm, hay nhớ lộn.
Bởi vì thằng khốn vốn đã từng như vậy.
Một lần, thằng khốn nạn la toáng lên rằng thì là, tôi chưa hề viết gì về nhà văn Võ Phiến. Bị phạng liền, “mày” có viết, chứng cớ đây này. Thế là bèn phải đi một đường xin lỗi, cả hai ông, một ông nhà văn, một ông nhà phê bình.
Tôi đợi hoài, coi ông cầm nhầm kia có lên tiếng chửi cho một trận, mày nhớ sai, nói láo, tao không cầm nhầm.
Nhưng im ắng là im ắng....
Thứ nữa, khi nhắc tới tác giả kia, bài viết kia, là ông đã vinh danh, tưởng niệm, không chỉ những thuyền nhân, những người chìm xuống đáy biển cả, chìm trong miệng cá, mà còn luôn cả những người đã nằm xuống ở trên đất liền, ở ngay trong nhà mình, xứ sở của mình, hay trong nhà tù, trong lò cải tạo... vì cả một tập đoàn VC.
Bởi vì tác phẩm Những Người Đã Chết Đều Có Thực 1 [tác phẩm đánh số 1, của ông nhà văn số 1, để phân biệt tác phẩm đánh số 2, của ông mới đây], là nói về điều đó, về những người ngã xuống suốt từ Một Mùa Thu Năm Qua Cách Mạng Tiến Ra cho đến khi... tiến ra biển!

Nhà văn Garcia Marquez có cho xuất bản cuốn mới nhất của ông, Hồi Ức Về Những Nàng Bướm Buồn Của Tôi. Đọc những bài giới thiệu trên lưới toàn cầu, từ những tờ như Guardian, New York Times, tôi cứ ngờ ngợ, nếu nội dung cuốn sách như được miêu tả, thì đây là một cuốn sách viết từ cuốn Những Người Đẹp Ngủ, của Kawabata, một nhà văn Nhật Bản.
Vả chăng, chính Garcia Marquez cũng có lần cho biết, ông không mê văn chương Nhật, nhưng mong sẽ viết được một truyện giống như Những Người Đẹp Ngủ của Kawabata. Vậy mà không một nhà điểm sách chỉ ra điều này?
Đến khi được "sờ" vào Bướm Buồn, được "mở" Bướm Buồn ra, thì mới thấy, Garcia Marquez đã vinh danh cho Bướm của mình bằng cách choàng cho nó một vòng hoa, là những lời đề từ, lấy ra từ Bướm của Kawabata.
Cứ giả dụ như ông nhà văn số 2 kia cũng làm như vậy, có phải độc giả chúng ta sung sướng là biết bao!
Đọc một bài viết mà thành ra hai bài. Vinh danh, tâm đắc một nhà văn mà thành hai nhà văn. Sướng thế đấy, thế mà thành ra cụt hứng, thành ra chán chường, thất vọng.

Ngày xửa ngày xưa, ngay khi Ông Số Hai vừa mới bước chân vào làng văn, thì là đã nổi đình nổi đám liền tù tì, với chương trình bàn tròn văn học trên TV, Đài Số 9, hồi còn mồ ma VNCH. Bữa đó, ông và các bạn văn của ông bàn về tác phẩm của "Bà" văn sĩ người Đức Erich Maria Remarque. Thế là sáng hôm sau, ly cà phê nào của giới nhà văn nhà báo Mít ở nơi Quán Chùa cũng thơm mùi bướm Maria hết!
Ấy là vì Ông Số Hai thấy tên nhà văn đực rựa người Đức này có chữ Maria, bèn phán, cho nhà người biến thành bướm!
remarque
Nhà văn "nữ" Erich "Maria" Remarque

Nude by Thi Truong

Chín bài lục bát hai câu rưỡi
Đau đau đáu đáu đù đù
Mai dù ngáp gió trăng lu cũng dòm
Hõm hòm hom…

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta
9
Việc vinh danh cờ vàng, ở các cộng đồng hải ngoại, không phải là một trong những toan tính làm sống lại cái thây ma VNCH.

Hồi Mã Thương vs Sát Thủ Giản
Bài viết "Ẩn hả, nhớ chứ", tức "Tên Điệp Viên Mê Mẽo", là dựa theo bài viết của Bass, nhân đó hồi tưởng những ngày cũ, những tác giả cũ, bạn bè cũ, trong có ông bạn bất đắc dĩ, là Cao Bồi, tức The Saigon Spy.
Tuy nhiên, độc giả tờ Người Nữu Ước không thể chờ cái kiểu viết Lăng Ba Vi Bộ của Gấu. Họ viết thư tới tòa báo than phiền, về bài viết của Bass, và đồng thời, chửi anh chàng ăn cơm của... Thiệu, giả đò làm cho... Time, nhưng thực sự...  làm thịt Mẽo [chữ của độc giả The New Yorker, như thư sau đây], tức  VC nằm vùng.
Trên tờ The New Yorker số mới nhất, đề ngày 4 Tháng Bẩy, 2005, có hai cái thư độc giả mà Tin Văn scan sau đây.
Một than phiền về cái vụ tờ Time quyên tiền cho Ẩn gửi con trai đi du học Mẽo vào năm 1990.
Và một từ đồng nghiệp ngày nào của Ẩn, tại Time, tố cáo Ẩn đọc lén tài liệu mật của tờ báo rồi mò lên địa đạo Củ Chi chuyển cho Bắc Bộ Phủ.
Scan 1  Scan 2

Vỏ Bọc, Áo Mưa, Ca Pốt, Ngụy Trang và trường phái Lập Thể trong hội họa của Picasso.
Như Trung, tay phi công ném bom dinh Độc Lập, Ẩn có thể thẳng thừng tuyên bố, thực sự tao là VC, còn tất cả ba thứ lăng nhăng kia chỉ là trò ngụy trang.