*







*

Orange prize for Zadie Smith
· Zadie Smith's On Beauty wins £30,000 fiction prize
· Judges pay tribute to 'a literary tour de force'
John Ezard
Wednesday June 7, 2006
The Guardian
An emotional Zadie Smith collecting her Orange prize at last night's ceremony. Photograph: PA

Zadie Smith's novel On Beauty last night triumphantly passed the "desert island" test of a good read by winning the £30,000 Orange prize for fiction. After a record three-hour judges' meeting, she narrowly beat exceptionally strong contenders by Hilary Mantel and Sarah Waters to take the first major literary award to match her prodigious celebrity.
Zadie Smith ẵm giải Orange với cuốn Về Cái Đẹp. Ban Giám Khảo khen, đúng là "một cú đánh vật với chữ nghĩa thật ra trò"!
Còn em thì tay ôm bọc tiền, tay chùi nước mắt!


Sự cứu rỗi cuối cùng
Đây là đòn của Chu Du chơi Lưu Bị. Các bạn chắc còn nhớ Chu Du đưa cô em của Tôn Quyền ra làm mồi câu Lưu Bị. Khổng Minh, tương kế tựu kế, khiến Đông Ngô mất không một em. Chu Du hoảng quá, bầy kế tiếp: Thằng cha Lưu Bị, cả đời khố rách áo ôm, đồ dệt chiếu, chưa từng biết mùi đàn bà, thứ quí phái, thứ "có gân" nó ra làm sao. Cho nó hưởng, là nó quên liền anh em kết nghĩa, 'xăng phú' Kinh Châu!
Ấy đấy, cái cú Mẽo chơi VC hậu 1975, là y chang. Mấy anh VC ở rừng lâu năm, ra phố phường, thấy của cải vật chất, 'hàng họ' Miền Nam 'ghê gớm' quá, bèn quì xuống hôn hít, đây rồi, đây rồi, "Ơ Ra Kìa" [chữ của NTV dịch Eureka, Kiếm Thấy Rồi!], và, sau đó, cứ thế biến thành bọ!
Cái ông tiến sĩ kinh tế giữ nguyên con 19 tấn vàng đưa cho VC, vậy mà hay. Mấy anh VC cứ đổ tội cho Nguyễn Văn Thiệu mãi. Hóa ra, "đây là cái chết của chúng ta"!
Ô hô, ai tai, thuợng hưởng!


Kỷ niệm với nhà thơ
Sao hồi đó, lũ chúng mình sướng thế, nhỉ!
Bạn Chất phán một câu thật là chí lý!

Gấu, nhà văn
"Sinh hoạt văn học nghệ thuật tại Sài Gòn trước 1975".
LH

Tái định cư nước người, SHVHNT đầu tiên của Gấu, là với nhóm Montreral của LH, qua tờ Nắng Mới.
Gấu biết tờ này từ hồi ở trại cấm Thái Lan. Gặp nhóm này, qua NTV. Rồi qua Nguyễn Đông Ngạc, khi lên Montreal chơi. Trong nhóm này, tính tình dễ chịu nhất, theo Gấu, là Lưu Nguyễn.
Rồi viết lách, rồi nhậu nhẹt. Luân Hoán thì Gấu đã biết, từ trước đó. Ông này, là bạn của ông bạn nhà thơ của Gấu, là Cao Thoại Châu. Bạn lính, bạn thơ.

Thời gian đó, Gấu đang dự tính bỏ nghề văn, qua nghề bảo hiểm, kiếm bạc cắc đỡ đần mấy đứa nhỏ còn kẹt lại. Nhưng để hành nghề bảo hiểm, thì phải cần quen biết, và thế là lại phải dở trò sinh hoạt văn học nghệ thuật, để kiếm khách, không phải cho văn chương, mà là bảo hiểm nhân thọ.

Trong những cơ hội kiếm khách như thế, có lần Gấu làm MC, giới thiệu sách, một cuốn của một nhà văn trong nhóm Montreal. Để bữa nào, kiếm ra được, Gấu sẽ post lên Tin Văn hầu quí vị độc giả, cảnh Gấu diễn trò SHVHNT.

Bữa diễn trò, có thể nói, thành công. Nhóm M. "order" một cái bàn riêng, ở kế ngay bên diễn đàn VHNT, theo cái kiểu "tables séparées", bàn riêng, chắc thế. Trong lúc ngoài này Gấu diễn trò, nhóm vừa thưởng thức, theo cái kiểu, thơ văn phải được đọc lên cho mọi người cùng nghe [TTT], chắc vậy, vừa nhâm nhi ly rượu mạnh.
Gấu diễn trò xong, cả đám kéo nhau tới một tiệm khác. Lúc đó, Gấu cũng có phần của Gấu. Thật chu đáo.

Sau đó, vẫn liên lạc, thường xuyên, thì với nhà thơ LH, qua email.
Một lần, ông email trả lời một chuyện gì đó, dưới ký tên bằng những dòng như thế này:
Anh Chị Luân Hoán.

Thế là từ đó, Gấu không dám liên lạc với nhà thơ nữa.
Theo Gấu, đây chỉ là một trong những chi tiết, cẩu thả, của nhà thơ.
Bởi vì rõ ràng là, LH không thể nào là anh của Gấu này được.

Theo Gấu, nhà thơ tuổi cũng cao, thành danh sớm, em út nhiều, bà con đông, và thường là hạng dưới, danh xưng "anh chị" quá quen dùng, thành thử Gấu này bị coi là đàn em, là do sơ ý chứ không phải cố tình.
Thì đã nói cẩu thả mà.

Anh Chị Luân Hoán!
Nhờ anh chị tí! NQT

Nhưng, nhờ múa may quay cuồng như thế, Gấu có được một kỷ niệm thật là cảm động, thật là tuyệt vời, và cũng thật là bi thuơng, có thể nói như vậy, về cái gọi là tri âm tri kỷ, giữa người đọc và người viết.
Mô phỏng nhà văn NMG, đây là kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu.
Đẹp, như không hề có thực!
Như chưa từng xẩy ra.
Và đúng như thế.

Kỷ niệm của Gấu làm Gấu nhớ đến truyện ngắn Tuyết, của nhà văn Nga, Konstantin Paustovsky, mà Gấu này đã từng dịch, vào đúng cái lúc tập tành viết văn.
Trong truyện, chàng tán nàng, kể lại kỷ niệm đã từng gặp nàng ở....
Nàng buồn cuời quá, nghĩ thầm, mình đã có bao giờ tới đó, nhưng đâu cần.
Kỷ niệm của Gấu cũng nửa hư nửa thực, như vậy.