*









Nhà văn Do Thái, Amos Oz,
trả lời phỏng vấn tờ Tin Nhanh
Amos Oz: Sáu chục năm ròng, ở Âu Châu, người ta đọc thấy trên tường:
"Do Thái ở Palestine!".
Bi giờ: "Do Thái, ra khỏi Palestine!".
"Out there, in the world, all the walls were covered with graffiti: 'Yids, go back to Palestine,' so we came back to Palestine, and now the worldatlarge [sic] shouts at us: 'Yids, get out of Palestine.'"
A Tale of Love and Darkness (2003)
quoted on U.S. radio program "Fresh Air", December 1, 2004
Tiểu sử Oz trên trang Wikipedia

Về Những Tên Hề
Ông vẫn thu gom ba mẩu chuyện tiếu lâm từ báo chí, giống như mấy thứ ông cho in trong Những Năm Học Nghề của Anh Hề Auguste? (1)
Một nhà văn hỏi tôi [Manea] trong một cuộc phỏng vấn. Vụ này gây xì căng đan trong giới báo chí nhà nước trong nhiều tháng.
Tôi trả lời: Nghệ sĩ không thể nâng bi nhà nước, ngay cả khi chống đối nó, bằng thái độ trang nghiêm [solemn fashion]. Chống đối nó, một cách nghiêm trọng, là vô tình công nhận nó, củng cố quyền uy của nó. Là... nối giáo cho giặc!
Anh ta đẩy sự tiếu lâm, tức cười, kỳ cục tới thô lỗ, ti tiện, cục cằn, "bố nếu bố náo"... Nhưng, về phương diện nghệ thuật, anh ta tạo ra... một sự bội thực về ý nghĩa [a surfeit of meanings]...
Trong một xã hội hối hả, trộn trạo, trong đó, mọi chuyện dính chùm vào với nhau, dù là được dính, hay bị dính, và sau đó, được, hay bị huỷ diệt, cái kịch cợm, cái kỳ cục, the ridiculous, cho dù là nghệ thuật, thì cũng bị nuốt chửng. Nhưng người nghệ sĩ, ngay cả khi anh ta đứng ở vị trí một tên hề, vẫn cố gắng đảm nhận - cho dù phải trả giá, tự hạ, làm nhục chính mình, như là bề ngoài có vẻ như vậy - một vai trò hàm hồ, tự đặt mình vào cái thế trên đe dưới búa, cố làm sao biến cái mất, lại thành cái được [to transform the loss into a gain again].
Theo tôi, nghệ sĩ là một tên hề khùng, an Auguste the Foul. Cái tên hề khùng của tôi đó, là một kẻ ăn thua đủ với cái nghiệp hề của mình, chứ không phải chỉ là một kẻ đồng cảm với trò chơi, với số phần của nó.
Manea

(1) Auguste: Có thể từ tiếng Đức, chỉ anh hề hề nhất, trong những anh hề: An Auguste (AU-gust, usually capitalized) is considered to be the most comical of all clowns. Unlike the Whiteface type of clown, an Auguste uses a fleshtone base on the face and neck and emphasizes the eyes and mouth in white, sometimes with black outlines. The origin of the name Auguste is thought to be from the German word auguste meaning fool or foolish. [Trích trên net]
*
"Nhà văn nào nổi bật nhờ sự khác biệt của chế độ chính trị thì thường không bền...
NMG: Nguồn
-Bằng phương cách nào, yếu tố chính trị đi vô phương trình cá nhân như là một nhà văn của ông? Như là một stimulant, hay như implement, trong quá trình sáng tạo?
Norman Manea: Văn chương, lẽ dĩ nhiên, có thể được giải thích theo kiểu chính trị: một cách thu hẹp nó lại, giản trừ nó, và như thế, không thể coi đây là một biện minh cho nó. Trong trường hợp văn chương với một đề tài hoàn toàn có tính chính trị, nếu nó là văn chương, vẫn được đưa ra bàn mổ văn học....


Zidane: Người nổi loạn? Thần Sisyphe? Tên khủng bố? Một bí ẩn? [an enigma]?

Cầu thủ Pháp, Thierry Henry: 'Có thể tẩy vết vẹo ngoài da, do môi trường chung quanh gây nên, nhưng làm sao lấy cục ung thư môi trường, ra khỏi con người?'

Bi kịch được nống lên trên chiều kích vĩ mô, và trong âm vang của một biểu tượng đa nghĩa, đa hiệu, nhân văn, xã hội. Báo Le Monde (Thế Giới) trong bài bình luận rất uyên bác, đăng ngay trang nhất ngày 11-7-2006, nhà văn F. Weyergans kết luận rằng đây là: «một xung năng tự hủy khiến tôi phải nghiêng mình, liên tưởng đến câu châm ngôn đượm màu phân tâm học: lúc không ổn, chính là khi ổn (c’est quand ça ne va pas que ça va)». Tác giả cũng nhắc lại sự nghiệp Zidane, như một bi kịch Hy Lạp, và tấm thẻ đỏ gợi đến lời Sophocle: chỉ có thể đánh giá cuộc đời vào chặng cuối.
Đặng Tiến
Quả là có mùi mặt trời, khí hậu Địa Trung Hải ở đây, thật.
Nhưng Zidane, đã chịu đựng được cú sốc, đi vài bước, rồi sau đó mới quay lại, ra đòn, làm nhớ đến mấy phát súng tiếp theo sau phát súng thứ nhất, của anh chàng Meursault.
Chúng ta tự hỏi, cái gì làm Zidane không thể chịu đựng được, sau khi đã chịu đựng được?
Anh ta nghĩ gì, khi húc đầu?
Tôi nghi, chính những ngọn lửa của đám di dân ngày nào đốt Paris, mới là hình ảnh khiến Zidane nổi hung lên!
Và nếu đúng như thế, Zidane có thể trả lời quan tòa, y như Meursault: Tại ánh lửa của những đám cháy làm chói mắt!
Phản ứng của anh, tuy nhiên, lại làm nhớ đến Camus, tức cha đẻ của Meursault. Sartre chẳng đã từng gọi Camus là tên côn đồ, thằng đá cá lăn dưa từ Algeria tới "Chợ Cầu Muối", Paris?
Zidane lớn lên ở vùng ngoại ô dữ dằn của Marseille, con một gia đình di dân, quê hương của họ là một làng ở vùng núi thuộc Algeria, nơi con người luôn luôn phải đối đầu với nạn kỳ thị chủng tộc. Và như báo chí viết về anh, Zidane không phải là thứ người luôn luôn tỏ ra đáng yêu, khả ái mỗi lần đụng phải những chuyện này. [He hasn't always been able to handle them with the grace some would like].
Hay như chính anh nói: Thật khó nói. Nhưng tôi cần, ngày nào cũng tập thật căng, chơi mỗi trận đấu thật dữ dằn hơn. Và cái ham muốn đừng bao giờ ngưng chiến đấu là một điều mà tôi học được từ môi trường chung quanh.
Còn một điều nữa, ai mà đụng đến gia đình anh ta, là anh ta không thể nào chịu được.

Tay ca sĩ Tây Jean-Louis Murat nhận xét về Zidane: "Thật khó mà biết anh ta là thiên thần hay ác quỉ. Anh ta cười như Thánh Teresa, nhưng nhíu mày như một tên giết người hàng loạt."
Và Camus, cũng vẫn ông, đã cho biết, những bài học đạo đức, ông ta học được, không phải ở giảng đường đại học, mà là ở sân cỏ.

Đọc Steiner, nhân số báo đặc biệt về ông
Trang Steiner
Rushdie vs Steiner
Tiểu Thuyết Chưa Chết
Pindar có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử, nói, "Bài thơ này sẽ còn được cất lên khi mà thành phố mà nó ca ngợi đã mất tăm mất tích, không còn hiện hữu.” Thách đố mới cao ngạo làm sao, như nhổ thẳng vào mặt Thần Chết.
Ngày nay, ngay cả một thi sĩ lớn lao nhất cũng tỏ ra bối rối, khi đành phải... đanh đá:
"Thơ của... tui không dành cho bạn!“

Tin Văn sẽ giới thiệu thêm, bài của Mario Vargas Llosa: Cassandra's Prophecies [Những tiên tri của Cassandra]
Llosa rất mê Steiner, kể từ cuốn Ngôn Ngữ và Câm Lặng, nhưng ông biểu, Steiner vướng vào cái tật, của mấy tay đọc nhiều: Tuy biết tỏng tòng tong rằng mình sai, vẫn cứ gân cổ ra mà cãi, bằng đủ các thứ đã từng đọc được, theo cái kiểu cả vú lấp miệng em.

Thiêng thật! Vừa nói đến tiểu thuyết chưa chết, là có ngay nhiều giọng chống.

*
TLS số đề ngày 30 Tháng Sáu 2006
Trong số báo này, bài quan trọng nhất, theo Gấu, là bài điểm cuốn viết về "An nam" ta cái gì cũng... ăn (1): Có một phía tối của cái khả năng cái gì cũng nhét vô miệng được của cái giống người. ["There is a dark side to this ability of human beings to eat any thing".
(1) David E. Cooper điểm cuốn The Omnivore's Dilemma, của Michael Pollan, nhà xb Bloomsbury. 


Chào Mừng Sinh Nhạt Bác!
Đi Tìm Một Cái Nón Cối Đã Mất
"Ông vẫn thu gom ba chuyện tiếu lâm...", một nhà văn hỏi Norman Manea.

Theo như Gấu được biết, một trong những lý do HHT bị đưa vô Chí Hoà, là thu gom chuyện tiếu lâm sau 1975.
Duyên Anh, thì do một chuyện trước 1975.
Câu chuyện tiếu lâm này, về Bác, tôi tin là có thực, không hề bịa ra. DA chắc đã được nghe kể lại, một sự kiện thực.
Đó là chuyện, một em bé nhi đồng, cháu ngoan Bác Hồ, ở Miền Bắc, được vinh dự gặp Bác, và được Bác thơm vô trán, hay má, đại khái vậy. Về nhà, em nhất định không chịu rửa mặt, sợ mất cái kỳ tích đó.
Mấy ngày sau, em lấy tay quẹt chỗ được Bác thơm, đưa lên mũi ngửi,  khoe, vưỡn còn mùi Bác Hồ!
Tôi tin, khúc đầu có thực, khúc sau, DA phịa ra, và bị đi tù, vì khúc sau, chứ không phải khúc trước.

Câu chuyện tiếu lâm về Bác, của riêng Gấu, được kể trong thời gian học tập cải tạo tại Duyên Hải, Cần Giờ, nó có những nguyên nhân trước đó. Nếu không kể những nguyên nhân, sợ không làm sao hiểu nổi, tại làm sao có một thằng ngu như Gấu, ngu đến mức như thế, dám bôi bác Bác, khi ở tù VC.

Gấu, nhà văn
Cái thú lưu giữ kỳ tích, không phải chỉ ở trẻ em, thí dụ như em bé nhi đồng đã từng được gặp Bác, nhưng luôn cả ở người nhớn, nhất là những anh chàng mê gái, và, những anh chàng "nhà dzăng"!
Càng nổi tiếng, lại càng ưa khoe, kỳ tích, thí dụ, những lần đi kiếm em út, bởi vì đây, cũng hình thức, sinh hoạt văn học nghệ thuật!
Garcia Marquez chẳng đã từng khoe, ông có một danh sách, hơn 500 em.
Nhà văn Hồng Mao, Graham Greene không bỏ qua thú vui sưu tầm tên các loài bướm của ông.
*
Một trong những kỳ tích, của nhạc sĩ Văn Cao, theo như kể lại, là bắt bồ với một em làm vợ bé của một tay hiến binh Nhật. Một lần, sau khi cơm no bò cưỡi, ông ngủ quên đến sáng bạch, và khi tay hiến binh về, chỉ còn đủ thì giờ vơ vội bộ quần áo, phóng qua bờ tường.
Garcia Marquez, tệ hại hơn, bị bắt tại trận.

Gấu cũng có một hai kỷ niệm chết người, và, tức cười, như thế.
Kể chuyện tức cười trước. Kể lại. Vì đã kể một hai lần rồi.

Đó là lần ngủ ngay trên xóm, với một anh bạn. Anh bạn này cũng quen biết, còn trước cả Gấu, gia đình Bông Hồng Đen.  Hồi còn đi học, thân với Gấu lắm. Hay đi giang hồ với anh lắm. Khi đứa em trai Gấu mất, anh đang ở trong quân đội, trú đóng ở Cần Thơ. Trên đường đi mang xác đứa em về Sài Gòn, Gấu ghé Cần Thơ, kéo theo anh. Khi về, anh đi xe đò, xe trước bị mìn, xe anh, ngay kế, thoát.
Bữa đó, hai tên ngồi xích lô, rời xóm, vểnh mặt nhìn phố phường, vậy mà không nhìn thấy ông cụ thân sinh của BHĐ đi ngược chiều. Ông cụ lên xóm, hai đứa rời xóm.
Sau này, sau bao nước chẩy qua cầu, Gấu cứ thắc mắc mãi, tại sao mới sáng sớm, ông cụ lên xóm. Mãi mới đây, gặp lại anh bạn, kể lại chuyện cũ, anh cho biết, gia đình BHĐ có bà con ở trên Gò Vấp.

Lạ, một điều là, rất ư là đạo đức như ông cụ, vậy mà cũng đem kể câu chuyện trên cho con gái nghe!
Hoá ra ông cụ tìm đủ mọi cách để 'ly gián' hai đứa!

Bữa đó, vừa gặp, em tủm tìm cười, nhe chiếc răng khểnh thật là tuyệt vời, nói:
-Hôm qua anh với anh V. đi lên xóm phải không?
Gấu mặt nghệt ra, không biết nói năng ra làm sao. Em nói tiếp:
-Ông cụ nói, gặp hai người, mới sáng sớm từ trên đó về!
Mãi sau này, sao bao nước chẩy qua cầu, sắp xuống lỗ, Gấu mới ngộ ra câu của em, hồi đó:
-Thứ tình yêu chỉ gồm có chiêm ngưỡng và kính trọng, thứ 'amour platonique' mà anh nói đó cũng làm Hương sợ.

Một chuyện tức cười nữa, là lần đang lụi cụi làm việc ở sở, chừng 10 giờ sáng, bỗng nổi hứng ẩu, lấy xe dọt lên xóm. Vừa xong xuôii ra về, là đụng đầu cảnh sát đi vô.
-Đi đâu?
-Thì cũng tính đi, nhưng nghe báo động có mấy ông tới viếng thăm mấy em, nên vội dọt trở ra!
Vậy mà thoát!
Anh cảnh sát bật cười, vẫy tay cho đi!