Về Những Tên Hề

Con Bọ VC đã xuất hiện trong văn chương qua nhân vật Quách Quyền Lực
Nguồn: Gió O

Qua báo chí, mấy ông bà nhà văn VC coi đây là văn chương 'ám chỉ', và nếu như thế, là làm nhục văn chương!
Họ quên một điều là, những nhân vật như thế, có thực, đầy rẫy ở ngoài đời.
Nhà văn không hề có ý định làm nhục văn chương, làm nhục một con người có thực ở ngoài đời, bị cái ác, cái xấu làm cho chẳng còn là người.
Giả như nhà văn không nói ra điều này, thì mới là làm nhục văn chương, làm nhục chính họ, như là một nhà văn.
Một khi còn những nhân vật như vậy, mà nhà văn vờ đi, chỉ viết về cái đẹp giả tưởng của xã hội, khi đó mới là làm nhục văn chương, làm nhục chính họ.
Đây là điều mà Steiner đặt cho văn chương sau Lò Thiêu:
"Thi sĩ phải thôi đi sao? Trong một thời đại mà con người bị khiến phải thổi kèn đồng [hãy nhớ những dòng thơ xưng tụng Stalin của Tố Hữu, chẳng hạn], hoặc tru tréo nỗi khổ đau của mình như sâu bọ, như lũ chuột, tiếng nói văn chương, thứ tiếng mang tính người nhất trong tất cả mọi thứ: liệu có còn được không?"
(Should the poet cease? In a time when men are made to pipe or squeak their sufferings like beetles and mice, is literate speech, of all things the most human, still possible?).
Do chưa được đọc tác phẩm của Võ Văn Trực, có lẽ chúng ta nên có một tí sửa soạn, cho cái việc đọc của mình, bằng cách đọc Norman Manea, khi ông viết về những tên hề đầy quyền lực của thế kỷ, và bên cạnh tên hề, là nghệ sĩ.
Để hiểu hình tượng Quách Quyền Lực, tại sao nhân loại lại sản xuất ra anh ta và hàng loạt anh ta như vậy, chúng ta phải tìm hiểu những anh hề như Hitler.
Một người đã để cả cuộc đời của mình, để nhìn ngắm, và bây giờ về già, vẽ ra nhân vật Quách Quyền Lực, như thế, không phải để ám chỉ!

The year 1989 did not mark only the bicentennial of the French Revolution, but also the centennials of two figures (1)  who - each in his own way - knew how to exploit the hunger of the masses and their vulnerability and gullibility.
Norman Manea: Về Những Tên Hề: Nhà Độc Tài và Người Nghệ Sĩ.
[Cái năm 1989 không những chỉ kỉ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp mà còn kỉ niệm 100 năm sinh của hai hình tượng; mỗi người một cách riêng, đã biết khai thác sự đói khát của quần chúng, điểm yếu nhược, và tính dễ mắc lừa của họ.]
(1): Đó là Aldolf Hitler, sinh ngày 20 tháng Tư, 1889, và Charlie Chaplin, sinh trước Hitler đúng 100 giờ đồng hồ [theo bài viết trên của N. Manea].
*
Trong khi chờ cái đầu sói, để giết thì giờ, có lẽ chúng ta nên có tí sửa soạn, bằng cách đọc Norman Manea.

*
Sinh năm 1936, tại Bukovina, Romania,
Norman Manea bị đầy tới trại tập trung ở Ukrainia khi mới năm tuổi.
Những tác phẩm giả tưởng của ông, bận bịu với nỗi đau Lò Thiêu
và cuộc sống thường nhật trong một thể chế độc tài toàn trị,
đã được dịch ra trên muời ngôn ngữ.
Ông hiện là giáo sư văn chương tại Bard College.
*
*
 ON CLOWNS: THE DICTATOR AND THE ARTIST
NOTES TO A TEXT BY FELLINI
Về những tên hề: Nhà độc tài và người nghệ sĩ.
Ghi chú về một bản văn của Fellini

The year 1989 did not mark only the bicentennial of the French Revolution, but also the centennials of two figures  who - each in his own way - knew how to exploit the hunger of the masses and their vulnerability and gullibility.

           He was a tramp in the big city, using a park bench for a bed. He wore a weathered black derby and a frock coat askew on his shoulders—both tragicomic attempts at respectability. He drifted along the sidewalks, without family. He had no friends. Acquaintances saw him go into strange fits and thought him a clown. But he became a charismatic clown—the center of a show that he perfected and in which he functioned not just as leading man but as writer, director, producer, and set designer. When his little black mustache had become emblematic, when he had grown into the idol of millions, a great Hollywood star called him 'the greatest actor of us all.' His name was Adolf Hitler, born just over a hundred years ago, on April 20, 1889.
Frederic Morton, "Chaplin, Hitler: Outsiders as Actors," New York Times, April 24, 1989.

Cái năm 1989 không những chỉ kỷ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp mà còn kỷ niệm 100 năm sinh của hai hình tượng; mỗi người một cách riêng, đã biết khai thác cái đói khát của quần chúng, điểm yếu nhược, và tính dễ mắc lừa của họ.

Một kẻ lang thang trong một thành phố lớn, lấy ghế đá công viên làm giường. Đầu đội nón đen quả dưa bốn mùa, khoác áo thụng trên vai -  nón và áo như cầu mong sự kính trọng - vừa tếu lại vừa buồn - của người đời. Lêu bêu trên những hè đường, không gia đình. Không bạn bè. Dáng điệu kỳ cục khiến có người cho rằng, đây là một anh hề. Nhưng đây quả là một tên hề làm mê hoặc mọi người - nhân vật trung tâm của một sô trình diễn, qua đó, ông đạt tới mức tuyệt hảo, không chỉ như người lãnh đạo, mà còn như nhà văn, ông giám đốc, nhà sản xuất, người tạo kiểu mẫu. Khi bộ ria của ông trở thành biểu tượng, khi ông trở thành thần tượng của hàng triệu con người, một ngôi sao lớn ở Hồ Ly Vọng gọi ông là "diễn viên vĩ đại nhất của tất cả chúng ta.". Tên ông ta là Adolf Hitler, sinh ra cách đây đúng 100 năm, vào ngày 20 Tháng Tư, 1898.
Frederic Morton: Chaplin, Hitler: Những kẻ đứng bên lề như là những diễn viên,
Nữu Ước thời báo, ngày 24 Tháng Tư, 1989.


ON CLOWNS
    It probably was no accident that during this same period between Inferno and Purgatory (tyranny and exile) I found, in a Parisian journal, these sentences addressed to Julien Hervier by Ernst Junger: "The artist has to focus on his painting, his poetry, his sculpture, the rest is ridiculous. That is why I could never criticize an artist who benefits from the favors of a tyrant. He can't say: 'I'll wait until the tyrant is overthrown!' because that might take ten years, and in the meantime his creative power would wane."
   I agreed that "the rest is ridiculous." It is, however, not just a question of the ridiculous but also, first and foremost, of the horror, the destruction of the last enclaves of quotidian normality, the daily risk of physical and spiritual death. It was impossible to escape from that "rest," which had become the all-encompassing, aggressive, absurd, and suffocating whole.
Norman Manea
Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong cùng thời kỳ giữa Địa Ngục và Lò Luyện Ngục [Bạo tàn và Lưu vong], tôi đọc thấy, trên báo Paris, những dòng này, của Ernst Junge, gửi cho Julien Hervier: "Nghệ sĩ phải chăm chú vào họa phẩm, thi ca, bức tượng của mình, cái còn lại là nhảm nhí, tầm phào, lố bịch. Chính vì vậy mà tôi không bao giờ chỉ trích một nghệ sĩ về chuyện hưởng ơn mưa móc của chế độ, của bạo chúa. Anh ta đâu có thể nói: "Tôi sẽ đợi đến khi bạo chúa bị lật đổ!", bởi vì chuyện đó có khi phải cần đến 10 năm, và trong thời gian đó, tài năng của anh ta sẽ tàn lụi đi."
Tôi [Manea] đồng ý, "cái còn lại là lố bịch". Tuy nhiên, đây không phải chỉ có lố bịch không thôi, mà trước hết, và trên hết, còn nỗi ghê rợn, còn sự huỷ diệt, ngay cả những cõi nhân gian bé tí, của cuộc sống bình thường, sự hiểm nguy mỗi ngày, từng ngày, của một cái chết về vật chất và tinh thần. Thật vô phuơng thoát ra được, vờ đi, "cái còn lại" đó. Nó trở thành "cái tất cả, cái trọn gói", thô bỉ, phi lý, ngược ngạo, [tiên sư bố chúng ông!], nghẹt thở.

*

Ngôi sao Hollywood bị hớp hồn bởi những tài năng thiên bẩm về nghệ thuật trình diễn, của Hitler, chẳng ai khác, mà là Charlie Chaplin, sinh ra cách đây một trăm năm [tính tới 1989], ra đời một trăm giờ đồng hồ trước Hitler. Ông ta, cũng là một kẻ đứng bên lề, [a marginal figure], một kẻ ở bên ngoài xã hội. Cha ông nghiện rượu, mẹ bị đẩy, từ nhà thương làm phúc này qua nhà thương làm phúc khác. Ông con ngủ đầu đình, xó chợ, ga xe lửa. Ông con không có khả năng kết bạn, có những khó khăn khi trao đổi, trò chuyện, nhưng nếu có dịp, để trổ tài, thì đây là một con người có một ảnh hưởng không thể nào cưỡng lại được, lên đám đông.
Norman Manea

*
*
Hitler, kẻ nói chuyện say mê, quyến rũ hàng triệu con người.
Hình trên, là cuộc nói chuyện tại Nhà Quốc Hội Đức, Reichstag, 1942:
"Cuộc chiến này... là một trong những cuộc xung đột riết róng,
mở ra một thiên niên kỷ mới, và lay động thế giới."
Hình báo Time, số đặc biệt về 100 nhà lãnh đạo, cách mạng của thế kỷ.
*
Trong số báo đó, làm sao thiếu Bác, nhưng, thiếu, câu nói nổi tiếng của Bác:
"Tôi nói đồng bào nghe rõ không?",
ở quảng trường Ba Đình, ngày nào, năm nào.

Sau này, nhân loại khám phá ra, rằng thì là,
Bác chỉ tính thử cái mi-cờ-rô, mà thôi!
*
*
Hồ Chí Minh, khi đó mang tên Nguyễn Ái Quốc,
tại hội nghị Tours, Pháp, tháng Chạp 1920.
Một người đương thời miêu tả ông: "Trong con người này có chất [hề] Charlot - vừa tếu lại vừa buồn"
Trích tạp chí Lịch Sử, L'Histoire, số tháng Tư & Năm 2004, đặc biệt về
Việt Nam, thuộc địa, chiến tranh, và Cộng Sản
 [Indochine Vietnam, colonisation, guerres et communisme].
*
He was incapable of forming friendships, had difficulties communicating.
Không có khả năng kết bạn, có những khó khăn trao đổi, trò chuyện.
Chúng ta tự hỏi, Ông Hồ từng có bạn?
*
Charlie đóng vai Nhà Độc Tài trong phim cùng tên, trong có một xen thật nổi tiếng, nhân vật chính, trong cơn sảng khoái vì chiến thắng, tưng tưng trái banh tượng trưng cho quả địa cầu. Diễn viên nhấn mạnh những thành phần thô kệch, the grotesque elements, của chứng loạn thần kinh, cử chỉ hành động giống như một đứa con nít, của nhà độc tài. Trong khi đồng cảm với chứng khùng điên, hành động của diễn viên ttrở thành đồng lõa, một cách hàm hồ [his acting becomes ambiguously complicitous]. Từ một nhân vật, lúc đầu được coi như là một kiểu mẫu ngây ngô, trẻ con, và mang tính nghệ sĩ như thế, bỗng bật ra nét nhăn nhó quằn quại, của sự xấu xa quỉ mị.
"Hitler có thể là một thiên tài sát nhân ghê tởm nhất của lịch sử, tuy nhiên, trong cái bí quyết của ông ta, có những thành phần mà ông ta chia sẻ với của Charlie. Cả hai cùng khai thác sự đòi hỏi của kẻ ở bên lề, hãy cho ta vô với! ["Hitler may have been history's most murderous genius, yet his formula shared elements with Charlie's. Both men tapped the need of the outsider to be let in". Frederic Morton.