*
 



*


*

*

Dịch thuật, như là 'Phận Người'.
Steiner lên trang bìa báo Văn Học Pháp, số Tháng Sáu 2006, đặc biệt dành cho ông.

Văn Hóa chống lại Man Rợ.

Phải có cái sự can đảm của những lầm lẫn lớn.

Phải lật ngược những huyền thoại lớn.
Chúng nói ngược cái điều đúng ra phải nói.

*
*

*

Liệu câu sau đây, của Steiner, có thể áp dụng vào trường hợp của PD ?
Và đó là lý do nhạc của ông ta đã cứu sống Gấu, những ngày tù VC ?
Theo cái kiểu vũ trụ có ngưng thì âm nhạc vẫn còn?
L'univers cesserait-il, dit Schopenhauer, la musique persisterait.
[Steiner: "Memoranda", báo L'Herne, số 80, Steiner, p.405]
NQT
La musique se déploie, indifférement semble-t-il, dans la sphère du divin comme dans celle de l'infernal.
[Có vẻ như âm nhạc nở rộ lên, ở bất cứ địa ngục, hay thiên đàng]

Với tôi, Phạm Duy hay nhất vẫn là những bản nhạc tình. Giống những cửa sổ, đối với K. trong Vụ Án.
Lần đó, ở trong trại cải tạo, nằm kế một anh bạn. Chẳng bao giờ anh hát. Một buổi tối, cả hai không ngủ được. Nói chuyện lăng nhăng một hồi, và đột nhiên anh thủ thỉ một mình. Những gì ..."đưa nhau tới bên cầu", "giờ đây cơn mộng tan rồi"...
Sau này, mỗi lần nghe nhạc Trịnh Công Sơn, tôi có cảm tưởng cuộc chiến còn nguyên đó, đối với riêng tôi, những ngày ở Trung Tâm Ba Quang Trung, lần đầu tiên xa Sài-gòn, xa cô bạn. Nhưng, nếu không có nhạc Phạm Duy, không hiểu những ngày ở trong trại cải tạo còn thê thảm tới bực nào, đối với hai bạn tù...
Mùa thu, những di dân

Đọc Steiner
nhân Magazine Littéraire
ra số đặc biệt về ông

 

-           Ngựa chạy tiếp sức: Với một đầu óc hiểu biết mênh mông như thế, ông nghĩ như Neruda: Nếu mình không thể là nhà sáng tạo lớn lao thì thôi làm ông đưa thư cũng được, làm con ngựa chạy chuyển sức để đưa thư – postier – đường quá dài – chưa có máy bay Boeing, chưa có internet – phải cần rất nhiều con ngựa chạy tiếp sức! Một con sẽ quỵ sức! 

-           Thân phận con người: Cái xấu nó đã ở sẵn trong con người? Có nên – như ông đề nghị – nêu lại giả thuyết tội tổ tông không? Đây là câu hỏi sống chết. Kinh nghiệm sống của tôi là mình muốn một chuyện, trời sắp một chuyện khác. Những gì mình mong muốn được tốt nhất thì nó đi ngược lại. Ẩn dụ tội tổ tông làm tôi nhớ đến câu của Theognis: “Điều tốt cho con người là đừng sinh ra, kế đó là chết trẻ, còn tệ nhất là sống già.” Chúng ta là những người khách được mời đến cuộc đời, nói như Heidegger là chúng ta bị vứt vào cuộc đời mà cuộc đời thì chẳng săn sóc gì đến chúng ta, chúng ta là những kẻ không mời mà đến, cứ len mà vào cuộc đời. Chúng ta làm hại thiên nhiên, biến quả đất này thành thùng rác, và đó là chúng ta đã trả lại cho cuộc đời những gì cuộc đời đã cho chúng ta!

-           Văn hóa chỉ dành cho một thiểu số: Ông thích nhắc lại câu của Goethe: “Văn hóa chỉ dành cho một thiểu số.” Đứng trước một nhà toán học, mình không dám nói tôi không hiểu những gì ông làm. Mình chấp nhận ông thuộc về một nhóm chuyên gia ưu việt. Nhưng mình có quyền nào để nói rằng bất cứ ai cũng có thể hiểu được Hegel, Kant, Descartes? Không, tôi xin lỗi! Thượng đế quá bất công, ngài đã có thể phân phát cho mọi người tài năng giống nhau, nhưng ngài đã không làm. Nadia Boulanger nói: “Đem đến cho tôi một em bé 4 tuổi, tôi sẽ nói nó có một vận may hay không!” “Công bằng xã hội, loại công bằng nhỏ tí” : một câu khủng khiếp, nhưng khá đúng.

-           Không tin vào siêu việt, con người quay vòng vòng chung quanh trống không: Đứng trước một người vô thần tuyệt đối, tôi ngã mủ chào. Nếu đang đêm người ta dựng ông dậy để nói một trong các đứa con của ông chết vì tai nạn xe hơi, ông có can đảm để nói: “Thiệt khủng khiếp cho tôi, nhưng chẳng quan trọng gì, tôi trúng số độc đắc nhưng độc đắc xui.”

Đứng trước người có lòng tin, tôi ngả mũ chào. Ngược lại, đừng nói với tôi làm tôi bực mình là có người cho mình là người đứng đắn nghiêm túc mà không hề đặt câu hỏi về sự hiện hữu của Thượng Đế. Nếu câu hỏi không đặt ra, thì câu trả lời ở đây sẽ là không có Thượng Đế, vậy thì ââm nhạc, văn chương, hội họa không ở trong tầm tay của chúng ta. Giả thuyết của tôi – chỉ là giả thuyết thôi – nền kiến trúc to lớn của nghệ thuật phương Tây có tính cách tôn giáo, theo nghĩa rộng của nó. Samuel Beckett là hình ảnh mấu chốt của việc chuyển tải, ông mời chúng ta suy nghĩ: “Và nếu Godot không bao giờ trở lại?”... Nhưng, câu hỏi có thể đặt lại: Godot có thể trở lại... . Cũng có thể có một nghệ thuật không dựa vào tôn giáo, lúc đó con người sẽ có thể đi vào trong một vũ trụ hoàn toàn bất ngờ, không dự kiến được. 

-           Tị nạn: Vì sao ông không ở Mỹ? Nếu tôi ở Mỹ - chính phủ Mỹ đề nghị – thì tôi đi ngược với con người thật của tôi, một con người được trời thiên phú nói-hiểu-viết nhiều thứ tiếng và nhất là tôi đi ngươc lại lời giáo huấn của cha tôi, trước khi chết, ông còn nói với tôi: “Nếu con ở Mỹ, thì sự nghiệp của con tốt hơn nhưng như vậy thì Hitler thắng.” Hitler đã hống hách tuyên bố sẽ không còn George Steiner ở Âu châu, như vậy trên phương diện cá nhân, tôi không được để Hitler thắng. Tôi ở lại Âu châu vì tôi không được để quá khứ bị chôn vùi, quá khứ của một nền văn hóa Do Thái Trung Âu, tôi mang nợ nền văn hóa này rất nhiều.
 

-           Kitô giáo và chủ nghĩa Mác-xít: Đó là hai chuyện lạc đạo lớn nhất của Do thái giáo, nói theo Freud, đó là con quay lại giết cha. Chủ nghĩa Mác-xít gần như biến mất, tôi nói “gần như” vì chúng ta sẽ có thể ngạc nhiên với nó trong tương lai. Còn về Kitô giáo, đạo này đang qua một cơn khủng hoảng ở Âu châu. Riêng ở nước Anh, sẽ có cả ngàn nhà thờ được dùng vào việc khác vì không còn tín hữu và ơn gọi. Không phải là tôi không biết thế nào là trại tập trung Goulag nhưng tôi ngửi không nổi những người bây giờ từ chối cái quá khứ đi theo Stalin của họ, hồi đó Cộng sản là niềm hy vọng vô biên. Trong chủ thuyết Mác-xít có tầm đánh giá con người rất cao, rất ngông mà đó cũng là một tính chất rất Do thái. Nó làm cho chúng ta tin chúng ta là những con người có khả năng đem đến công bằng cho xã hội. Một sai lầm khủng khiếp đã giết hại mười mấy triệu người, nhưng đó là một tư tưởng rất quảng đại và một lời khen ngợi rất lớn cho con người. Kitô giáo thì bị lấm vết nhơ hận thù do thái quá sớm, huyền nhiệm của Kitô giáo quá thô sơ nhưng nền nghệ thuật phương Tây của chúng ta không thể có được mà không có Kitô giáo.


Không phải ai cũng mê Steiner. Trong số báo đặc biệt về ông, có một ông, Charles Dantzig,  không chia sẻ cái nhìn bi quan về một cái chết của bi kịch, và của văn chương. Steiner nói về tri thức, nhưng người ta lại nghi ông muốn làm một tay ngự sử văn đàn.
Ông này bực nhất câu của Steiner: "Làm gì có nữa, một Dante, một Shakespeare, một Proust".

Câu nói của Steiner thảm ở chỗ, ông ta ngầm ý rằng thì là chẳng còn nhà văn lớn. Này, nói nhỏ với ông, Steiner: Có chúng tôi đây. Văn chương hả, thì cũng đơn giản thôi, nó là một phép lạ. Năm phút trước Proust, đâu có một ông  Steiner nào tin rằng có Proust? Ngay vào lúc này, trong cái sự hoàn toàn ngu ngơ ngốc nghếch vô tri của chúng ta, một thiên tài đang lừng lững khốc liệt đi tới.
Ai không hiểu điều trên, người đó có lẽ [chỉ] yêu mến sự sáng tạo, với điều kiện: nó, sáng tạo, phải chết rồi!

Có một bài phạng Steiner rất nặng. Của Salman Rushdie:
Tiểu Thuyết Chưa Chết
Mà có lẽ, không phải như vậy. Bởi vì văn chương, nhất là thứ bảnh, thứ hảo hạng, không phải là món hàng ai ai cũng quan tâm, ai ai cũng vồ vập. Quan trọng văn hóa của nó không phải ở chuyện đánh đấm xếp hạng, mà là, nó bảo cho chúng ta biết, về chính chúng ta, và chúng ta không thể kiếm thấy những lời chỉ bảo đó, ở những môn nghệ thuật khác. Và thiểu số - thiểu số những con người được sửa soạn và sẵn sàng bỏ tiền ra mua sách tốt để đọc - thiểu số này lạ lùng sao, chưa từng nhiều như vậy, so với trước đây. Vấn đề phải quan tâm, là vấn đề này. Đừng lo lắng đến cái chết của độc giả, mà hãy để ý đến sự hoang mang, sững sờ của họ.

Tại Mẽo, trong năm 1999, hơn năm ngàn tiểu thuyết mới đã được xuất bản. Năm ngàn! Chỉ cần năm trăm cuốn tiểu thuyết có thể xuất bản được, và được viết ra trong một năm, như vậy đã là một phép lạ! Phép lạ biến thành "phép lạ của phép lạ", nếu trong số năm trăm cuốn có thể xuất bản được đó, có năm chục cuốn thuộc loại tốt. Và cả nhân loại chúng ta sẽ mừng rú lên, nếu trong số năm chục cuốn tốt đó, có một cuốn, một và chỉ một mà thôi, là "một" đại tác phẩm!

Đám xuất bản, nhà nào nhà nấy, in sách ào ào, là bởi vì những biên tập viên tốt bị cho về vườn và không cần người thay thế, và ám ảnh về con số doanh thu khiến không còn phân biệt nổi tác phẩm xấu và tốt. Hãy để cho thị trường sách vở quyết định, hình như đa số các nhà xuất bản đều nghĩ như vậy. Cứ  tống hàng ra, thế nào cũng có cuốn dính! Thế là năm ngàn cuốn bầy ê hề trên quầy, và sau đó, từ trên quầy rớt xuống "lò thiêu", bao thứ lửa quảng cáo cũng chẳng làm sao cứu nổi. Đúng là một cuộc hành trình tự huỷ. Như Orwell đã nói từ năm 1936 - Bạn thấy đấy, làm có gì mới ở dưới ánh mặt trời - 'quảng cáo giết tiểu thuyết' [nguyên văn: the novel is being shouted out of existence: Tiểu thuyết đang được la lối đến nỗi ngỏm củ tỏi]. Độc giả, thất lạc giữa khu rừng nhiệt đới, gồm toàn là những tiểu thuyết rác rưởi, và thấy mình trở thành thô bỉ, vì thứ ngôn ngữ quảng cáo ngoa dụ chẳng còn có chút giá trị mà cuốn nào cuốn nấy tự khoác cho nó,  bèn giơ cả hai tay lên trời than, tớ chịu thua, tớ bỏ cuộc! Mỗi năm, tớ mua chừng vài cuốn được giải này giải nọ, có thể, một hai cuốn của những tác giả mà tớ biết tên, và sau đó, tớ bỏ chạy! In ào ào, và ngoa dụ quảng cáo khiến người đọc đếch thèm đọc sách nữa! Vấn đề không phải là, quá nhiều những cuốn tiểu thuyết  câu một số quá ít độc giả, mà là, quá nhiều cuốn tiểu thuyết xua đuổi một số quá ít đọc giả chạy vãi linh hồn [1] ra quần!
Chú thích: Chữ "vãi linh hồn" này, mượn của nữ văn sĩ Phạm Hải Anh.

Tin Văn sẽ giới thiệu thêm, bài của Mario Vargas Llosa: Cassandra's Prophecies [Những tiên tri của Cassandra]
Llosa rất mê Steiner, kể từ cuốn Ngôn Ngữ và Câm Lặng, nhưng ông biểu, Steiner vướng vào cái tật, của mấy tay đọc nhiều: Tuy biết tỏng tòng tong rằng mình sai, vẫn cứ gân cổ ra mà cãi, bằng đủ các thứ đã từng đọc được, theo cái kiểu cả vú lấp miệng em.
Thiêng thật! Vừa nói đến tiểu thuyết chưa chết, là có ngay nhiều giọng chống.

*
TLS số đề ngày 30 Tháng Sáu 2006
Trong số báo này, bài quan trọng nhất, theo Gấu, là bài điểm cuốn viết về "An nam" ta cái gì cũng... ăn (1): Có một phía tối của cái khả năng cái gì cũng nhét vô miệng được của cái giống người. ["There is a dark side to this ability of human beings to eat any thing".
(1) David E. Cooper điểm cuốn The Omnivore's Dilemma, của Michael Pollan, nhà xb Bloomsbury.