*





*

*
Văn Học Pháp Le Magazine Littéraire, Tháng Giêng, 2006,
giới thiệu ba tác phẩm chưa từng in,
viết hồi còn trẻ, của nhà văn Nhật Bản Oé
Ba tập truyện bị ám ảnh bởi bạo lực, phóng đãng, tội lỗi, không chỉ là những cái mốc báo hiệu sự trưởng thành của những bản văn sau này, nhưng còn là về lịch sử nước Nhật thập niên 1960. Vụ việc một tay cực hữu hạ sát lãnh tụ đảng xã hội Nhật đã gợi hứng cho tác giả viết Tuổi Mười Bẩy, Seventeen.
Đây là bức hình vụ hạ sát
Một người Nhật ở Paris
Tôi sinh ra ở phía những kẻ tật nguyền
Cha và con

Chuyển Dịch Mẽo
In American Translation
Trong một truyện ngắn, người cha tới thăm cô con gái ở Midwest để giúp con nguôi ngoai sau vụ li dị, nhưng đành ra về khi nhận ra hố thẳm giữa hai cha con không làm sao lấp bằng.
Cô gái nói: "Con không nói giỏi tiếng Trung Quốc.. ". "Ba cũng chẳng bao giờ nói tiếng Trung Quốc. Má cũng thế..."
Và cô gái phang thẳng sự thực vào mặt bố mẹ:
-Ba ơi, nếu Ba trưởng thành trong một ngôn ngữ mà cả đời ba không sử dụng nó để diễn tả đích thực về mình, để nói lên sự thực, thì tốt hơn hết, hãy thử nói một thứ ngôn ngữ khác, và hãy nói thật nhiều, bằng ngôn ngữ mới này. Nó sẽ biến Ba thành một con người mới".

Ôi chao, tôi cứ tưởng tượng ra một cô gái, ở trong nước; cô nói với ông bô bà bô VC của cô như thế này:
"Cái thứ tiếng Việt mà bố mẹ, thầy bu...  đang nói đó, không phải là tiếng Việt!"

Và bất chợt, nhớ tới lần bị một em út Bắc Kỳ mắng:
-Anh là người Nam, ra Hà Nội, giở giọng thúi, học đòi nói tiếng Bắc. Sao... ngu thế?


Thượng Đế, trong một cơn giận dữ, tạo ra con người như là một con vật chính trị [Merleau-Ponty].

Cố quên đi sự giận dữ của Người, tôi đọc những tác phẩm của những tác giả Miền Bắc. Đọc Nguyễn Thi, tôi có được những hình ảnh tuyệt vời của người phụ nữ Miền Nam, tình bà con lối xóm, theo dõi bước chân người mẹ đi suốt hai cuộc chiến, trong đêm vội tạt về nhà cho con bú trước giờ vào trận. Đọc Nguyễn Huy Thiệp, thời gian ông dậy học ở một bản làng miền núi, trong văn ông thấp thoáng chất huyền thoại, cái nôi của văn chương, của chuyện kể, chưa vướng mùi lý luận, giải thích, lên lớp… vốn là một thói quen không thể bỏ của đa số tác giả Miền Bắc. Đến “Tướng Về Hưu”, người đọc nhận ra không khí vất vưởng, cô đơn bao trùm lên tính khô khan của nhân vật, tính tàn nhẫn của sự kiện báo hiệu sự xuất hiện của những bạo chúa Caligula sau này.





Bếp Lửa
Thanh Tâm Tuyền
1

Thanh đưa tôi vào tiệm trà đầu phố. Tôi gọi cho tôi một cốc cà phê nóng và Thanh một cốc sữa. Buổi sáng mùa đông ngây ngất, trưa còn xa. Trong tiệm nước chỉ có hai chúng tôi. Thanh choàng cái khăn đỏ mỏng suốt làm má đỏ hồng. Tôi nhớ vừa rồi đi cạnh tôi trên vỉa hè nhiều lá vàng lăn chạy, Thanh rất đẹp. Nàng đang đưa ngón tay vạch trên thành cốc.
“Cô có biết là cô nổi danh không?”
“Ai bảo anh thế?”
“Tôi bắt đầu phải nghe cô.”
“Hân hạnh.”
Thanh hát trên đài vô tuyến được vài tháng nay. Giọng nàng ấm và buồn. Lúc thường tính tình Thanh vui vẻ đùa nghịch bao nhiêu thì lúc hát giọng Thanh đầy nước mắt bấy nhiêu. Tôi không ưa âm nhạc mà nghe Thanh hát cũng cảm động. Thanh mồ côi cha mẹ và còn em gái là Minh. Hai chị em đùm bọc nhau từ ngày hồi cư bằng nghề đan may của Thanh. Đôi khi tôi nghĩ tôi có thể yêu Thanh và che chở cho Thanh, giây thân thích giữa hai chúng tôi không đáng kể. Có lẽ Thanh cũng cảm thấy điều ấy ở tôi và sẵn sàng thuận ý nếu tôi ngỏ lời – Thanh thì không dám bộc lộ trước vì đối với tôi sự kính nể của nàng rất to lớn. Nhưng chưa bao giờ tôi nói ý nghĩ của tôi cả.
“Anh Tâm”, Thanh ngừng một chút và ngón tay đứng lại trên mặt bàn. “Hiền hỏi thăm anh…”.
Tôi biết đấy không phải là câu Thanh định nói với tôi, tuy thế tôi cũng gật đầu để làm vừa lòng nàng. Hiền là người yêu cũ của tôi.
“Hiền vẫn mạnh khoẻ chứ? Bao giờ thì chia trầu cau?” Tôi hỏi gỡ rối cho Thanh.
“Hiền còn đợi anh.”
“Cô không nịnh anh đấy chứ?”
Thanh nhìn tôi trách móc cho tôi đùa quá đáng bởi vì tôi cười hơi lớn. Thanh lại im lặng và tôi nhìn vào cái khăn đỏ để đừng phải nghĩ về Hiền. Một lát Thanh nói:
“Anh quen thân với Chu phải không?”


Hà Nội

Buổi sáng mùa đông ngây ngất, trưa còn xa.
Tôi nhớ vừa rồi đi cạnh tôi trên vỉa hè nhiều lá vàng lăn chạy, Thanh rất đẹp.
Bếp Lửa

It is a mistake to think of Oliver Twist as a realistic story: only late in his career did Dickens learn how to write realistically of human beings; at the beginning he invented life... these characters in Oliver Twist are simply parts of one huge invented scene, what Dickens in his own preface called "the cold wet shelterless midnight streets of London."
Graham Greene: The Young Dickens
Thật lầm lẫn khi coi Oilver Twist là một câu chuyện hiện thực. Chỉ muộn màng trong nghề Dickens mới đành phải học, làm thế nào viết về những con người một cách hiện thực; lúc thoạt vào nghề, ông phịa ra cuộc đời... những nhân vật trong Oliver Twist  giản dị chỉ là những phần của một khung cảnh lớn được bịa đặt ra, mà, trong lời mở đầu của chính tác giả, ông gọi là "những con phố nửa đêm không nơi trú ẩn, ướt, lạnh của London".
G. Greene: Một Dickens trẻ

Tôi tin rằng, những người Hà Nội bây giờ, đọc Bếp Lửa, sẽ nghĩ, đây là một chuyện phịa, theo nghĩa, không hiện thực!

Đà Lạt
Trở lại với cuốn tiểu thuyết đầu tiên của André Gide: Những kẻ làm bạc giả.

Đó là tháng Giêng 1920. Roger Martin du Gard   (1) lúc đó đang thai nghén một cuốn tiểu thuyết dài. Ông mất hai mươi năm với nó. Đó là Les Thibault, ký sự về một gia đình trưởng giả trong thời bình và trong thời chiến, được gợi hứng từ Chiến Tranh và Hòa Bình của Leo Tolstoy, từ khi Martin du Gard mới 18 tuổi.
Ông viết cho Gide: "Bạn sẽ cười nếu thấy tôi ngồi một mình suốt ngày trước một cái bàn lớn, trên bầy ra - y hệt như tướng Joffre trước những bản đồ Marne - những bản đồ hành quân của 16 thời kỳ khác nhau của cuốn sách, kéo dài bốn mươi năm.... Trong khi làm việc, tôi nghĩ đến bạn.".
Và bức thư đề ngày 22 Tháng bẩy năm 1920 đã là nguồn gốc, nguyên nhân của cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Gide:
"Tôi càng ngày càng đau đầu [frappé: bị đập] bởi ý nghĩ: Bạn giầu có hơn nhiều, so với những tác phẩm của bạn.... Tôi không mong bạn viết nhiều, nhưng mà ít đi, thưa đi... Ít, những cuốn sách tiếp nối nhau, vừa khác nhau, vừa rời rạc, tản mạn, hạn hẹp, đặc thù. Mỗi cuốn là một góc đời, và trong góc đó, người ta hình như chẳng thể nào đi thật sâu, đến tận cùng. Không có cuốn nào diễn tả cuộc đời, tôi không ngu si đến nỗi nói, cuộc đời với cái toàn thể của nó, mà là sự giầu có, lớn lao, hùng vĩ, phức tạp."

(1) Roger Martin du Gard (1881-1958)

French novelist, dramatist and winner of the 1937 Nobel Prize for Literature. Martin du Gard was originally trained as an archivist and expert in old handwriting. His literary fame rests on his eight-part novel The World of the Thibaults, which continued the tradition of Stendhal and Tolstoy in its wide historical scope. In his works Martin du Gard often juxtaposed two different characters and studied through their conflict philosophical and religious problems.

"One can love the people and not be able to stand their ongoing company. One can love the populace and not like to live with the individuals who compose it. Their ways of being and of thinking, their ways of being happy or unhappy, their desires, their welfare, their joys, their emotions, their sensitivity, their reactions are not my own; and I am a foreigner among them. My climate is not theirs. Whenever circumstances have forced me into contact with them, I have suffered from it." (from Lieutenant-Colonel de Maumort, 1941)

Tiểu thuyết gia, kịch tác giả Pháp, Nobel văn chương 1937, lúc đầu học để trở thành quản thủ thư, chuyên gia về những bản văn viết tay cổ. Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết tám phần, Thế Giới Của Anh Em Nhà Thibault, được viết theo truyền thống của Stendhal và Tolstoy trong chiều hướng, kích thước lịch sử của nó. Trong tác phẩm của ông, Martin du Gard thường chồng hai mẫu nhân vật khác nhau, lên nhau rồi lần tìm sự xung đột chính trị, tôn giáo.

"Người ta có thể thương người như thể thương thân, nhưng lại không thể cập kè với người. Người ta có thể mê chốn thị tứ nhưng khó sống với mấy tay thị tứ đó. Những thói đời của họ không phải là của riêng tôi, tôi chỉ là một kẻ lạ giữa họ. Khí hậu của tôi không phải của họ. Đối đế phải chung đụng, tôi rất ư là đau khổ."

Trong Cát Lầy của Thanh Tâm Tuyền, nhân vật Trí cũng đã từng đau khổ la lên:
Tại sao tôi không thể yêu những gì chúng yêu, ghét những gì chúng ghét, nếu chúng chiếm đoạt được cuộc đời, tôi trở thành hư vô.

Nếu chúng chiếm được miền nam tôi đành đi tù!