*







**
*
Dịch thuật, như là 'Phận Người'.
Steiner lên trang bìa báo Văn Học Pháp, số Tháng Sáu 2006, đặc biệt dành cho ông.
Văn Hóa chống lại Man Rợ.
Phải có cái sự can đảm của những lầm lẫn lớn.
Phải lật ngược những huyền thoại lớn.
Chúng nói ngược cái điều đúng ra phải nói.
*
Cùng số báo trên, và trên tờ Điểm Sách London, số đề ngày 22 Tháng Sáu, 2006, đều có bài về Vassili Grossman.
Tờ Điểm Sách London điểm cuốn A Writer at War, Nhà văn @ Chiến Tranh: Vasili Grossman với Hồng Quân 1941-45
Tờ Văn Học Pháp viết về Tác Phẩm của ông, do Laffont xb.
*
Yassili Grossman face au totalitarisme
Nhà văn đối diện với chủ nghĩa toàn trị.

Ngày nay, người ta có thể nói gì về Hồng Quân?
Một mặt, đây là một đoàn quân đã, trước tiên, chặn đứng, và sau đó, huỷ diệt Quân Đội Đức Quốc Xã. Để thực hiện mục tiêu, Hồng Quân đã chịu đựng tổn thất, trên tất cả mức độ mà người ta có thể tưởng tượng ra được.
Một mặt, đây là một quân đội, mà, kể từ khi nó rời Đất Mẹ, chém giết, hiếp... không từ bỏ bất cứ một tội ác nào. Chỉ tại Berlin không thôi, trên 100 ngàn đàn bà bị hãm hiếp. Sau đó, không nhả ra bất cứ một xứ sở nào vô phúc lọt vào tay họ, và tàn nhẫn đè bẹp mọi cuộc nổi dậy đòi tự do.
Không phải vô tình mà những con số này đọng lại trong trí nhớ nhân loại: 1953, 1956, 1968. Đó là những năm xe tăng Xô Viết xuất hiện trên đường phố Berlin, Budapest và Prague.

Ra đời tại Ukraine, năm 1905, thuộc một gia đình Do Thái đã hội nhập.
Trong đời, ông không có được cái may viết thư cho mẹ, bị Nazi bắn chết, vào năm 1941.
Và ông tưởng tượng ra những dòng vĩnh biệt mẹ.

Thư Cuối Cùng Gửi Mẹ
"Người ta nghe thấy từ ngoài phố những tiếng khóc của đàn bà.
Tiếng chửi rủa tục tằn của cảnh sát.
Và con, con nhìn những dòng thư cuối cùng gửi cho Mẹ này,
Cảm thấy mình được che chở, bảo vệ,
Tránh ra khỏi cái thế giới đó, một thế giới đầy những sự đau khổ."

… chống Cộng thực ra chỉ là phản ứng rất tự nhiên, rất bình thường của con người trước cái xấu, trước tội ác. Tựa như người qua đường, thấy kẻ gian cướp giựt đồ của người khác rồi bỏ chạy thì phải hô hoán, phải kêu cảnh sát.

Thế thôi. Lờ đi, không kêu cảnh sát mới là điều bất bình thuờng!
Nguyễn Gia Tiến: Nguồn


*

Đụng trận ở Mẽo
Hồng Sau Nhà

Summer_06
1 2

Con Bọ VC đã xuất hiện trong văn chương qua nhân vật Quách Quyền Lực
Nguồn: Gió O

Về Những Tên Hề
Trong khi chờ cái đầu sói, để giết thì giờ, có lẽ chúng ta nên có tí sửa soạn, bằng cách đọc Norman Manea.

Trong Về Những Tên Hề: Nhà Độc Tài và Nghệ Sĩ, Manea mở ra [explore] cõi đau, cõi giận, và cõi sợ, mà một cái đầu sáng tạo đụng phải, trong một chế độ độc tài, bạo chúa. Làm thế nào sống sót, trong một chế độ như thế, mà vẫn có thể viết, lại là đề tài lý thú kèm theo.
Như Kundera, Milosz, Kis, Manea là Trung Âu, không chỉ vì ông sinh ra tại đây, mà còn vì cái nhìn tinh thần, và những chân trời văn hoá của ông.
Manea mượn câu của Kis, để diễn tả, về mình:
"Nói cho cùng, thuộc về Trung Âu, tự thân, là một thứ ly khai, đối đầu"
"Consciousness of belonging to Central Europe is itself in the end a kind of dissidence".
Còn hơn thế, một nhà điểm sách viết. Trong Về Những Tên Hề, cũng như trong những giả tưởng của riêng ông, Manea cho thấy, bằng cách nào, sáng tạo nghệ sĩ, và tự do tinh thần, vượt quá cả ly khai đối đầu: chúng là luơng tâm, đạo đức, vốn dị ứng, căm ghét "cái đầu bị cùm" của độc tài Cộng Sản, nhờ của quí này mà nghệ sĩ sống sót và kháng cự lại với kìm kẹp, áp bức.

Album: Jen lên lớp 1
 Stone Soup

Nhân World Cup 2006
Xin mời bạn đọc
Trước Cuộc Truy Hoan
Tờ Người Kinh Tế xủ quẻ: Anh sẽ chẳng thể nào sờ vô Cúp Vàng!
Dưới tiêu đề "Between Games", Giữa Những Cuộc Chơi, tờ Người Kinh Tế, số 3 June 2006, điểm liền tù tì ba cuốn viết về bóng đá. Chân Cẳng: Câu chuyện phòng the của bóng đá Anh [Those Feet: An Intimate History of English Football], của David Winner là một toan tính đưa bóng đá Anh lên bàn mổ phân tâm học. Chẳng ai lạ gì dân Hồng Mao mê bóng đá, họ còn bịa ra nó, nhằm giải trí, cho quên đi màn sương mù dầy đặc của xứ sở. Tuy nhiên, Anh sẽ thua trong môn chơi quốc gia này, bởi vì họ đá banh bằng bắp thịt, chẳng có tí tưởng tượng nào, thứ tinh thần Ăng lê của thế kỷ 19 [because they play in a muscular, unimaginative style that is 'potent and durable projection of a perculiarly late-19th-century kind of Englishness'].
Hai cuốn kia, một, nghe tít không, cũng thấy thú: Bóng Đá Chống Lại Kẻ Thù: Bằng cách nào môn thể thao phổ thông nhất thế giới khởi động và châm dầu cho những cuộc cách mạng và giúp những nhà độc tài nắm giữ quyền lực.

Sự cứu rỗi cuối cùng
À, nhân vụ Vietnam Airlines, hình như "con bọ biết bay" này, ngày trước đã có lần phạng một anh Yankee làm đài Bi Bì Xèo?
Tình cờ, thú vị làm sao, Gấu vừa mới nhắc đến Vườn Chim-Vịt Thủ Đô, và VC không biết bay, thì cùng lúc, trên talawas xuất hiện link, một bài viết, Sợ Bay, và tờ Người Kinh Tế cũng đặt dấu hỏi, liệu Ấn Độ có thể bay, Can India fly?
&
Riêng về VC, không phải ông ta sợ bay,
mà là không có ai đạp cho ông ta một phát!

Đọc Thư Ngỏ, Gửi Bạn Ta
On vieillit mal en exile
Người ta già, cực như chó, khi lưu vong.
Jean Améry: Người ta cần quê hương tới cỡ nào?
trong "Vượt quá tội ác và hình phạt"
Par-delà le crime et le châtiment

Kỷ niệm với nhà thơ
Cái sự Gấu này quen biết bạn Chất, năm học Đệ Nhất Chu Văn, được bạn đưa về nhà, được biết Cụ Chất, và anh Tâm, sau này, khi nhìn lại, sau khi đã đọc đủ thứ hầm bà làng trên đời, đã sống, đã, đã....  vân vân và vân vân..., và, vào lúc về già, ở nơi xứ người, Gấu nhận ra rằng, nó có dấu vết của một sự sắp xếp "từ phía bên trên", của một thứ số mệnh.
Và nếu như thế, thì nhà thơ quả là 'sư phụ' của Gấu, theo nghĩa của Steiner, trong Những Bài Học Của Những Vị Thầy: Dậy dỗ thứ thiệt là một dẫn dụ mở đường vào cõi siêu việt.
Nếu không, tại làm sao đúng vào lúc ông chủ nhà in Nguyễn Đình Vượng thẩy đống sách chẳng ai thèm mua, là những cuốn Bếp Lửa, xuống hè đường Sài Gòn, đúng lúc đó, thằng Gấu, xu không dính túi, chợt đi tới, bèn cúi xuống nhặt lên một cuốn, và đọc... cọp?
Nói một cách khác, đọc là một mặc khải.

Gấu, nhà văn