*







Công An Nhân Dân đề nghị
trao Nobel văn chương cho DTH!

Có những cây bút vừa mới có một vài tác phẩm trên báo chí, đã được họ mời ra nước ngoài dự hội thảo này, hội thảo khác. Họ tung tin cây bút X, cây bút Y có thể ứng cử giải Nobel văn học… Câu chuyện ngỡ như trò đùa nhưng thực là những việc làm bài bản, được các thế lực thù địch dự tính công phu. Làm khúc xạ tiêu chuẩn văn học một thời là mục đích của chúng.
Nguồn

Chuyển Dịch Mẽo
In American Translation
Đúng là một cụm từ tuyệt vời đối với Sasha, nó giống như một cái kẹp giấy, kẹp chặt cuộc đời Trung Quốc của nàng, và sau đó, quăng vào một xó chẳng thèm để ý đến nữa.

Em bây giờ mười tám tuổi rồi đó,
Đi rong hoài cũng đến lúc già nua.
Đi rong hoài cũng đến lúc già nua.
Tuyệt cú mèo!
Hai Lúa bỗng nhớ những câu của Nhã Ca,
nghĩa là, cũng của Huế, như những câu trên.
Tôi làm con gái,
Một lần qua đây,
Rồi không trở lại.
Xin trân trọng giới thiệu độc giả Tin Văn
Làm thơ trên đất Mỹ (1)
2

Dương Thu Hương Dương Thu Hương: (thở dài) Ðiên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy rẫy các phương tiện thông tin như TV, radio, cassette. Những phương tiện đó đối với người miền Bắc là những giấc mơ. Ông Thái đừng quên rằng, ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ..., nếu người ta muốn. Ðó mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.
Nguồn

Cổ Lai Chinh Chiến Kỷ Nhân... Sầu?

Tên Của Cuộc Chiến

Góp Ý Đại Hội Đảng VC, Lần Thứ  [Number] Ten
Này, đã đi thăm Lăng Lênin chưa?
-Cần gì đi? Cho tụi nó năm đô là nó mang đến tận khách sạn.
Câu chuyện talaCu trên, do Kundera kể.
Một Chủ Nhật Khác

Bếp Lửa
Thanh Tâm Tuyền
1
“Mai anh đi buổi sáng hay chiều?”
“Dạ chiều. Chiều để tránh mìn.”
Ông Chính đứng lên khép cửa và cửa sổ.  Bóng ông in lên vách. Ông dừng một chút nhìn qua cửa sổ ra ngoài và hỏi tôi – mưa lúc ấy đổ mạnh khiến tiếng ông thấp thoáng và tôi sởn gai ốc khắp người vì lạnh:
“Anh Tâm. Tôi muốn anh thành thật trả lời câu hỏi này của tôi”. Vài giây cách quãng, mưa to hơn. “Giữa chúng ta có xẩy ra chuyện gì không đẹp không? Anh cứ nói thẳng với tôi.”

Hà Nội

Đoạn văn trên, và nói rộng ra, toàn thể chương I của Bếp Lửa, đã tiên đoán, sửa soạn cho mọi biến động diễn ra sau đó. Tất cả những nhân vật quan trọng đều xuất hiện, và nhất là, hồn ma của một bà mẹ, cũng xuất hiện. Nhưng không thể thiếu nhân vật, tuy thứ yếu, nhưng đóng vai xúc tác, không có là phản ứng hóa học không thể xẩy ra. Nhân vật xuất hiện chỉ một lần rồi bỏ đi vĩnh viễn, bởi đã hoàn tất  phần số của nó: Mưa.
Mưa Hà Nội.
Tác giả, miêu tả những xúc động của hai nhân vật, hai thế hệ "gần nhau nhất cũng không thể hiểu nhau", bằng âm thanh, cường độ của trận mưa.

*
Chúng ta có quá ít trang viết về Hà Nội. Nguyễn Tuân đã từng than.
Và đành khen lấy khen để Sống Chết Với Thủ Đô, của Nguyễn Huy Tưởng!

Giả như ông đọc Bếp Lửa?
Tôi không tin ông đọc được Bếp Lửa. Có gặp thì cũng trơ mắt ếch ra mà thôi.
Bởi vì cả sách lẫn người đọc, đều không nhận ra nhau.

"... Bếp Lửa "miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết." Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót."

"Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
Đây không phải là quyển tiểu thuyết đầu tay của tôi.
Quyển đầu tay tuy được một nhà xuất bản nhận in năm 1955, vào phút chót tôi đổi ý, rút lại sách, quyết định không xuất bản.
Quyển Bếp Lửa rất có thể đã chịu chung số phận của quyển đầu tay, nếu không may mắn gặp ông Nguyễn Đình Vượng [chủ báo Văn, chủ nhà in, nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng].
Được viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết – không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Trên trang đầu bản thảo có đề câu của Rimbaud: Je est un autre [Tôi là kẻ khác], nhưng khi đưa in tôi đã xóa bỏ."
Thanh Tâm Tuyền: Thơ giữa chiến tranh và trại tù

Những thành phố như thế đó, tạo thành những mê cung tâm thần, mental mazes.
Mental mazes. Chữ của Elisabeth Lowry, khi điểm cuốn Những thành phố tưởng tượng: Kinh nghiệm phố phái và ngôn ngữ tiểu thuyết, Imagined Cities: Urban experience and the language of the novel, của Robert Alter, [nhà xb Yale University Press], trên TLS số 24 Tháng Hai, 2006.
Những thành phố lớn trên thế giới, Lowry viết, chúng được tưởng tượng đi, rồi tưởng tượng lại, ở trong văn chương. Chỉ nội một cục gạch trên đường phố Paris, là đã có không biết bao nhiêu là "phần hùn", bao nhiêu là "đối tác" từ văn chương, từ ký sự... Và những đối tác như thế đó, chính chúng, hiển nhiên là cũng được nhập vào thành phố, có hộ khẩu thành phố!
Goethe, dân tỉnh lẻ Weimar, bị quyến rũ bởi một viễn ảnh về La Mã, kinh đô của những ông Hoàng bà Chúa. Charlotte và Anne Bronte du lịch London, tưởng tượng thành phố với đủ các thứ người từ bốn phương tụ lại, chắc cũng giống như thủ đô Angeria, một xứ sở mà họ bịa đặt ra cho những trò chơi hồi còn nhỏ dại. Proust, trong Đi tìm thời gian đã mất, tin rằng, không như những thành phố thực khác, Florence và Venice là do trí tưởng tượng của con người thêu dệt ra.

Nhưng, thành phố hiện đại, đối với con người hiện đại như chúng ta, là một cái gì vượt quá những tòa nhà chọc trời, đại lộ siêu tốc: nó là biểu tượng đầy quyền uy về những nỗi sợ, và những ước mong thèm muốn của chúng ta. Hơn thế nữa, nó còn là cái hàn thử biểu cho biết sự đáp ứng của chúng ta, về những đổi thay.

Hàn thử biểu chỉ ra sự đáp ứng của con người, về đổi thay: Đây chính là khởi điểm của Alter, trong cuốn sách viết về cảnh tượng phố phái văn chương hiện đại, the modern literary urban landscape.

Hà Nội, 1954, đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết.
Hà Nội, 2006: Con sói cô đơn giữa bầy chó thủ đô.


Đâu phải một thứ mưa ô-buy vào thành phố
Năm cửa ô hồi sinh trên xác năm cửa tù
Mưa nắng cùng rủ nhau xuống Sinh Từ, ngõ Hội Vũ
Bao nhiêu đường tình tự ga Hàng Cỏ
Nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang
Thanh Tâm Tuyền
Liên những bài thơ tình thời chia cách
[Trong tập thơ Tôi Không Còn Cô Độc].


Đà Lạt
12