&


 


Góp Ý Đại Hội Đảng VC, Lần Thứ Ten


Mác học

Ce petit livre représente un épisode dans la lutte acharnée à l’intérieur du marxisme [et au-dehors du marxisme]…
Cuốn sách nhỏ bé này trình bầy một giai đoạn trong cuộc đấu đá dữ dằn, ở trong lòng chủ nghĩa cộng sản, [và ở cả bên ngoài], giữa giáo điều và phê bình giáo điều.
Cuộc đấu đá chưa kết thúc và ngày càng dữ dằn thêm lên.
Đám giáo điều thì mạnh, chúng có sức, có quyền, của kẻ cầm quyền, của nhà nước, và của những định chế, nghị quyết. Hơn nữa, giáo điều thì tiện lợi: giản dị, dễ giảng dậy, nó gạt bỏ ba cái lằng nhằng, khó nhai, và đây chính là ý nghĩa và mục đích của chủ nghĩa giáo điều: đối với đám đảng viên cắc ké, nó đem đến cho họ, cùng một lúc hai cái sướng: một là sự xác tín và hai là sự an toàn, vững tin vào chế độ.
Lefebvre: Duy vật biện chứng pháp, Lời nói đầu.
Kinh Nghiệm Nguyễn Đình Thi

Hãy để chủ nghĩa duy vật lịch sử hiện ra trước mắt anh, như một cột lửa trong đêm trường tư bản....
George Steiner: Tuyệt Bi (Absolute Tragedy)
Hôm nay nhân loại nói chung một thứ tiếng

Nhưng đã có một thời, những triết gia như Henri Lefèbvre, Aron, Merleau-Ponty... đã mơ tưởng một thứ tiếng nói phổ thông, duy nhất, cho toàn thể nhân loại: Chủ nghĩa Cộng sản. Thứ tiếng nói phi chính trị, phi triết học, phi vong thân. Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Louis Althusser - trước thềm cái chết - đã ngậm ngùi than thở, chúng ta đã sản xuất ra một triết học "ảo" cho Marx, một thứ triết học không có trong tác phẩm của ông.
Tư tưởng gia tân thế kỷ [thế kỷ 21]: Karl Marx

Để trốn thuế, để thêm lợi nhuận, để bớt trả lương công nhân, đám chủ chuyển cơ sở sang thế giới thứ ba, thế giới toàn trị, nếu cần mướn con nít, bắt tù cải tạo làm việc. Điều này Marx cũng đã tiên đoán: bọn chủ "sạch" lắm, chúng sẽ để cho người chết chôn người chết.
[Những cuộc đình công của công nhân tại Việt Nam hiện nay, Marx đã nhìn thấy từ khuya, từ khi ông còn ngồi tại Thư Viện Anh!]
Tới Ga Phần Lan

Về câu nói của Nabokov, và hình ảnh, "xô sữa với một con chuột chết ở dưới đáy".
Theo như người viết được nghe kể lại, Nguyễn Đức Quỳnh, tác giả Thằng Kình, thuộc nhóm Hàn Thuyên, [với những thành viên như Trương Tửu, Đặng Thai Mai], theo Đệ Tứ, khi chạy trốn Đệ Tam (bỏ đất bắc vào nam, từ trước 1954), cũng đã từng so sánh Quốc Gia và Cộng Sản, bằng một hình ảnh khá tương tự, [tôi tin rằng ông chưa hề đọc câu của Nabokov]: Cộng Sản giống như một bát cơm gạo tám thơm, nhưng trộn thuốc độc, còn Quốc Gia, một bát cơm gạo hẩm, mốc, mà còn có vị thum thủm, vì trộn phẩn ở trỏng

Tờ Người Kinh Tế, số mới nhất, 4-10 tháng Ba, 2006
 góp ý bằng ba bài về Marx :
Full Marx for economic nationalism:
Marx đầy cho chủ nghĩa quốc gia về kinh tế.
Marx đầy, Marx vơi, Marx trẻ, Marx già, Marx-Lênin, Marx-Mao, Marx-Hồ....
Bài viết From Karl Marx 's copybook, Từ vở tập viết của Marx, bàn về những ông chủ người nước ngoài mua cơ sở trên nước mình.
Chủ nghĩa ái quốc, theo Samuel Johnson, là nơi ẩn náu chót của những tên côn đồ, vô lại. Nói như thế thật không công bằng với những người... Chống Cộng thứ thiệt, nhưng quả là quá đúng, đối với những ông VC đếch thèm để ý đến người nước ngoài nào đem tiền đến Việt Nam mua Lăng Bác Hồ, hoặc Hang Pác Bó, Ải Giốc [?], nếu họ được phần phong bì thật bẫm.
Nhưng giả như họ thành thực nghĩ, đó là vì quyền lợi quốc gia, thì sao?
Nếu đúng như thế, thì đây đúng là niềm vui ở trong tâm trong khảm của Marx: Ông cho rằng quyền sở hữu, và từ đó, quyền khai thác, là tất cả, và từ đó, những chính quyền xã hội [phải] trung thành với mong ước của nhân dân là quốc gia hóa những đỉnh cao quyết định của kinh tế. Liệu dân Anh đau khổ, thiệt thòi khi các hãng Pháp làm chủ những phương tiện cung cấp điện nước? Chẳng đau khổ tí nào, ông chủ nào thì cũng vậy.