*


1
2
3


V/v Ngô Bảo Châu Nobel Toán!

Có mấy chi tiết, hay ‘trùng hợp’ thật thú vị.
Ngày ông được giải thưởng Fields là 19/8/2010.
19/8 là ngày gì, khỏi cần giải thích
Ông vô quốc tịch Pháp năm 2010,  năm ông lãnh Nobel Toán: Liệu tình cờ hay cố ý của.. ‘lịch sử’?
Cái vụ quốc tịch này, làm Gấu nhớ vụ của Gấu, khi được là công dân Canada, tất nhiên có quốc tịch Canada: Bà Trẻ của Gấu, ở Sài Gòn, nghe Gấu gọi điện thoại báo tin mừng quá, nói, bây giờ cháu lại được làm người rồi.
Còn v/v tình cờ hay cố ý của lịch sử, xin đọc Martel, khi ông phán về Kafka vs Hitler dưới đây.

Post bài viết của Đỗ Trung Quân, trên Tiền Vệ, sau đây, và có ý kiến thêm, v/v hai mặt của tấm huy chương:
Không thể viết như vậy về trường hợp đặc biệt của Ngô Bảo Châu được. Sự khai thác 'tối đa' đời tư của Ngô Bảo Châu, sợ rằng do nhà nước bật đèn xanh, để trả đũa vụ ông vô quốc tịch Tây, và ký tên vô danh sách bô xịt, cũng nên?
*

19 tháng 8-2010 là một ngày ngây ngất của người Việt Nam khi giáo sư Ngô Bảo Châu nhận huy chương Fields — giải toán học danh giá bậc nhất thế giới.
Ông mang hai quốc tịch Việt và Pháp — ông vào quốc tịch Pháp đầu năm 2010.
Tổng thống Pháp đã chúc mừng và cảm ơn ông khi ông mang lại niềm vinh dự cho nước Pháp.
Nước Pháp biểu lộ vừa đủ thái độ trân trọng và văn hoá ứng xử. Nước ta chưa kết thúc ở đấy.
Tuổi nhỏ của giáo sư đã bị báo chí ta xới lên. Trang Blog của giáo sư đã bị trưng bày. Sắp tới sẽ là phòng ngủ và toilet...
Giáo sư khổ rồi. Với kiểu cách của báo chí Việt Nam, đời tư của ông sẽ không còn là đời tư nữa.
Hai mặt của tấm huy chương là thế.
Chia sẻ niềm vinh hạnh là người Việt Nam với ông và cũng chia sẻ nỗi mệt mỏi sắp có của ông qua [trước] báo chí nước nhà.
Căn bịnh thần thánh hoá, thái quá và thích bơi móc đời tư của xứ ta đã quá nặng, đã miễn kháng với mọi thứ thuốc.
Bó tay.
Chia vui và động viên ông cố mà chịu đựng.
*
Phòng ngủ và toilet!
Dám lắm!

Khám phá lớn lao, là để dành cho thiên tài.
[Il n’y a pas de grandes découvertes sans un auteur de génie]

Gấu cũng hay mò vô blog của ông, nhưng thú thực, thua. Già quá rồi. Mấy bài toán của Jennifer Tran, mà ông ngoại cũng bí!

Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói

Khi là một học sinh trung học, tôi rất say mê môn toán. Mỗi lần sung sướng vì tìm ra được lời giải cho một bài toán khó, khi cảm thấy có những lúc gần gụi sự bí mật của những con số, tôi vẫn thấy mình bất lực vì không làm sao chia sẻ niềm vui với tất cả, ngoại trừ một thiểu số bè bạn cũng mê toán như tôi.
René Thom cho rằng toán học gia là những người rất buồn vì họ không thể chia sẻ niềm vui với những người không phải là toán học gia, và ông tự hỏi, toán học có phổ thông không. Người da đỏ, người Trung Hoa có lý giải, raisonner, như những người Âu châu?
Ông là người Pháp, giải thưởng Fields, 1958, tương đương với Nobel. Sở dĩ không có giải thưởng Nobel về toán, chỉ vì mối giao tình giữa bà vợ của Nobel với một toán học gia Thuỵ Điển khi đó, và giải thưởng này nếu có, sẽ về tay ông ta, một điều không một ông chồng nào muốn.
Toán là một môn học phổ thông, chắc chắn như vậy, theo René Thom. Thoạt kỳ thuỷ, toán học gốc Hy Lạp, hoặc ít nhất có hình thức thông minh cổ Hy Lạp. Nhưng bằng những con đường khác biệt, cuối cùng các sắc dân cũng đi tới những kết luận mang tính luận lý như nhau. Người da đỏ, khi xây dựng những ngôi đền, người Trung Hoa, khi hoàn thiện âm lịch, họ cũng đã "bịa đặt" ra hình tam giác, và tìm ra những tính chất của nó, cùng lúc với những người Hy Lạp. Sự trùng hợp này không phải vì có một tam giác như vậy ở ngoài đời, mà vì nó đáp ứng nhu cầu trí tuệ của nhân loại. Cũng theo ý nghĩa đó, nhân loại cần tới văn chương, triết học, nghệ thuật... Tới mức mà, giả sử không có một London, một St. Petersburg thì Dickens, Dostoevsky cũng phải bịa đặt ra chúng. Và những thành phố hoang tưởng như Bouville của Sartre, như Macondo của Garcia Marquez, hoặc Đào Nguyên, Thiên Thai... của huyền thoại Đông Phương nhiều khi thật, sống động hơn những thành phố có thực trên thế giới.
Nhưng chúng ta mang ơn những người Hy Lạp ở nghệ thuật chứng minh. Theo René Thom, người Trung Hoa, Người Nhật, người Da đỏ ghi nhận (constater) chứ không chứng minh. Ngược lại, lý luận Hy Lạp không hề có nhảy đoạn trong lý giải (raisonnement).

Trong những ngày trung tuần tháng Bẩy 1995, tại Đại Học York, Toronto, đã diễn ra cuộc thi Toán Quốc tế lần thứ 36, giữa những toán học gia tương lai của nhiều quốc gia trên thế giới, nhật báo địa phương, Toronto Star, viết: Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói.
Phái đoàn Việt Nam gồm 6 em, 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, một đồng. Cuộc thi thực sự mang tính cách cá nhân, nhưng so số điểm, phái đoàn Việt Nam đứng hạng Tư, sau Trung Hoa, Romania, và Russia. 

"Những toán học gia đều buồn...", tôi bỗng nhớ những ngày còn học Trung học, nhớ tới câu nói của René Thom, buổi tối tại một nhà hàng ở Toronto. Nỗi buồn càng thấm thía hơn qua câu nói khi giã từ của một em trong đoàn: Giá Việt Nam được xếp hạng tư trên thế giới về văn minh, và nếp sống hiện đại thì sung sướng biết chừng nào!

Hoang tưởng trong văn chương thì chẳng sao, nhưng hoang tưởng trong quản lý kinh tế, trong quan hệ đối xử giữa con người với con người - vốn quí nhất của xã hội - chỉ những người Cộng sản mới có riêng cho họ thứ ngôn ngữ đó. 

Nhưng đã có một thời, những triết gia như Henri Lefèbvre, Aron, Merleau-Ponty... đã mơ tưởng một thứ tiếng nói phổ thông, duy nhất, cho toàn thể nhân loại: Chủ nghĩa Cộng sản. Thứ tiếng nói phi chính trị, phi triết học, phi vong thân. Trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, Louis Althusser - trước thềm cái chết - đã ngậm ngùi than thở, chúng ta đã sản xuất ra một triết học "ảo" cho Marx, một thứ triết học không có trong tác phẩm của ông.

Trong bài mở đầu cuốn Signes (Ký hiệu, 1960), Merleau-Ponty viết: "Chủ nghĩa Marxisme tìm thấy trong lịch sử những thảm kịch trừu tượng về Hữu thể và Hư vô, nó đặt vào đó gánh nặng siêu hình lớn lao; điều này đúng, vì nó nghĩ tới bộ khung, tới kiến trúc tính của lịch sử, tới sự xen lẫn, bổ sung giữa vật chất và tinh thần, giữa con ngừơi và thiên nhiên, giữa hiện hữu và ý thức, trong khi triết học chỉ đưa ra được bài toán đại số và bản thiết kế. Thu tóm toàn bộ nguồn gốc nhân loại, chính trị cách mạng đi qua trung tâm siêu hình này. Nhưng trong thời kỳ gần đây, chính trị chỉ là thủ đoạn, một chuỗi đứt đoạn những hành động, những giai đoạn không có ngày mai, và người ta 'buộc' vào đó tất cả những hình thức của tinh thần và của cuộc sống. Thay vì nối kết những đức hạnh, triết học và chính trị chỉ trao đổi cho nhau những cái xấu: Người ta có một thực hành quỉ quyệt và một tư tưởng mê tín." 

Bạn đọc thấy ngay từ những năm 60, Merleau-Ponty đã nhìn thấy rõ kết cục bi thảm của tương lai Cộng sản Việt Nam hiện nay: Hành động dã man, tư tưởng tín điều.

Lý do là, theo Merleau-Ponty, "nối kết mác-xít giữa triết học và chính trị đã đứt rời". Và người ta cứ coi như nó vẫn như thế, theo nguyên tắc, trong thế giới tương lai, nghĩa là thế giới ảo tưởng, điều Marx đã nói: "Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la destruction qui accomplit. Signes, p.13). Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.

"Những cuộc phiêu lưu của biện chứng pháp", của Merleau-Ponty, xuất bản năm 1955, ghi lại những chặng đường phiêu lưu của chủ nghĩa Marxisme, kể từ những người Bônsêvích tới Sartre, qua G. Lukács, tác giả cuốn Lịch Sử và Ý Thức Giai Cấp, có thời được coi là Tân Thánh Kinh của những người Cộng Sản, dù sau này tác giả phải phủ nhận tác phẩm khi bị buộc tội theo chủ nghĩa xét lại. "Những cuộc phiêu lưu tới đó là hết." 

Marx, chương cuối trong 11 chương luận về Feuerbach, đã đưa ra một công thức nổi tiếng bao gồm hết tham vọng lớn lao của ông: "Các triết gia chỉ cắt nghĩa thế giới, bằng cách này cách nọ, nhưng vấn đề từ nay là phải thay đổi nó đi". Thay vì trung thành với ông, chủ nghĩa Marxisme, ấn bản Bônsêvích đã đưa vào đó ý niệm Léniniste về tập trung dân chủ và quan niệm Trotskyste về cách mạng thường trực. Tư tưởng này đã làm đảo điên thế kỷ 20. Cuộc Cách mạng Nga 1917 càng làm lời tiên tri của Nietzsche là đúng: "Thời đại của những cuộc chiến tranh lớn lao, nhân danh những tư tưởng thù nghịch." Lịch sử của thế kỷ đã nhịp nhàng diễn ra qua bốn tiến trình kể từ cách mạng Bônsêvích: Thắng thế của chủ nghĩa Léninisme trước chủ nghĩa xét lại của Bertein, và dân chủ xã hội của Kautsky; chủ nghĩa Stalinisme nở rộ và chiến thắng Nazi mở ra đế quốc xô viết; chiến tranh lạnh với những quốc gia dân chủ Tây phương, sự đối đầu giữa hai khối ý thức hệ, được củng cố bằng những liên minh quân sự, dưới lưỡi gươm ghê rợn của một cuộc chiến tranh nguyên tử; sự sụp đổ tàn khốc và cùng lúc của Liên-bang Xô-viết, đế quốc Cộng Sản, và của chủ nghĩa Mác-Lê như là Ý thức hệ quốc gia. 

Triết gia Kostas Papaioannou lại giải thích tiến trình trên qua "hai mặt nạ lãng mạn" đã đi theo suốt cuộc đời Marx: Prométhée và Lucifer. Về phía Prométhée, đó là sự phân tích xã hội kỹ nghệ. Về phía Lucifer, lý luận về chủ nghĩa tập trung, những cuộc chiến toàn thể, ai thắng ai. 

(Tài liệu tham khảo: Tạp chí Văn học, Le Magazine Littéraire, số đặc biệt về Marxisme. Phần liên quan tới René Thom, trích từ Les vrais penseurs de notre temps, tác giả Guy Sorman [nhà xb Fayard, tủ sách Bỏ Túi])

Maurice Merleau-Ponty (March 14, 1908 – May 4, 1961) was a French phenomenologist philosopher, strongly influenced by Edmund Husserl, and often somewhat mistakenly classified as an existentialist thinker because of his close association with Jean-Paul Sartre and Simone de Beauvoir, and his distinctly Heideggerian conception of Being
From Wikipedia, the free encyclopedia

Maurice Merleau-Ponty , triết gia hiện tượng học Pháp, ảnh hưởng nhiều từ Edmund Husserl, thường bị hiểu lầm là triết gia hiện sinh, do cặp kè với đám Sartre và de Beauvoir, và do quan điểm mang tính Heidegger của ông về Hữu Thể.

Prigorine vs René Thom

Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết,  lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.
NBC
Note: Con người tự do chọn lề cho nó, con cừu không chọn lề được. NQT
Tôi có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Mặt khác, tôi có nghĩ trong trường hợp có cái huy chương, bên cạnh toán học VN, toán học Pháp sẽ vì thế mà được vinh danh một cách xứng đáng.
NBC
Câu trả lời làm nhớ đến Naipaul khi được Nobel, ông tặng nó cho Anh quốc, nếu Gấu nhớ không lầm? [để coi lại, sau]

Có một vài bác không quen, bình thường cũng tỏ ra rất hiểu biết,  lần này cứ thắc mắc về chuyện NBC là lề trái hay lề phải. Xin thưa, bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do.
NBC

Note: Con người tự do chọn lề cho nó, con cừu không chọn lề được. (1)
NQT
(1)
Hà Minh nói:
22/08/2010 lúc 11:36 sáng

Trương Thái Du không biết rằng loài cừu tuy ngu nhưng rất kỷ luật theo lề của những con chó chăn cừu hung ác, loài chó ấy ở Úc có tên là Kelpie, họ Trương nên lên wiki tra xem Kelpie là gì
http://en.wikipedia.org/wiki/Kelpie_(dog)
những con chó chăn cừu sẵn sàng cắn xé bầy cừu nếu không chịu đi theo lề, và cũng chỉ có loài cừu mới chịu phục tùng vô điều kiện, vì vậy Ngô giáo sư đã có một ví von hết sức chính xác.
Nguồn talawas

Bài viết của TD xâu chuỗi 3 nhân vật PT, DTS, NBC. Mỗi trường hợp mỗi khác. Trường hợp PT không mắc mớ đến 2 trường hợp sau. Cũng khó kết nối DTS với NBC.
Ở NBC là khám phá lớn lao của thiên tài, đúng như câu TV trích dẫn, từ cuốn của Guy Sorman, “Những tư tưởng gia thứ thiệt của thời đại chúng ta”, “Les vrais penseurs de notre temps”, [nhà xb Fayard, tủ sách Bỏ Túi]:
Khám phá lớn lao, là để dành cho thiên tài.
Il n’y a pas de grandes découvertes sans un auteur de génie.

Nhân loại đã phải đợi bao nhiêu năm trời, mới xuất hiện thiên tài toán học NBC, giải ra được bổ đề cơ bản Langlands.

Không ai có thể phủ nhận thành tích cá nhân của họ Ngô, nhưng người Việt Nam nên chừa chỗ trăn trở với sự thụt lùi giá trị của mình ở tầm nhân loại, hơn là mù quáng đeo bám niềm hãnh tiến vô độ với huy chương Fields.

Me-xừ Thái Dúi phải 'minh bạch hoá', ‘sự thụt lùi giá trị của Mít ở tầm nhân loại’, là về cái gì?

Thảo nào Naipaul tởm cái xứ mà ông tới từ đó, mặc dù nước Ấn của cha ông của ông chưa hề phạm tội đại ác, làm thịt thằng em ruột thịt của nó.
Gấu này cũng rất tởm, một tên, hay nhiều tên, Thái Dúi, ở trong... Gấu!

*

Tôi có thêm quốc tịch Pháp từ đầu năm 2010, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại. Mặt khác, tôi có nghĩ trong trường hợp có cái huy chương, bên cạnh toán học VN, toán học Pháp sẽ vì thế mà được vinh danh một cách xứng đáng.
NBC

Câu trả lời làm nhớ đến Naipaul khi được Nobel, ông tặng nó cho Anh quốc, nếu Gấu nhớ không lầm? [để coi lại, sau] (1)

(1) He [Naipaul] disdains the country he came from: “I was born there, yes. I thought it was a mistake.” When he won the Nobel Prize, in 2001, he said it was “a great tribute to both England, my home, and India, the home of my ancestors.”. James Wood

Ông ta tởm xứ sở mà ông đến từ đó: "Đúng rồi, tớ sinh ra ở đó. Nhưng đó là một lỗi lầm".
Khi ông được Nobel, 2001, ông tặng nó cho Anh quốc, nhà của ông, và cho Ấn, nhà của tổ tiên của ông.

Ui chao, giá như mà Gấu có thể phán như thế, về xứ Bắc Kỳ, quê hương của Gấu!
Giữa lòng đen Hà Lội

My homeland was a feeling, and that feeling was mortally wounded…What we swore to uphold no longer exists… There was a world for which it was worth living and dying. That world is dead”.
Sándor Márai: The Candles Burn Down (1)

Quê Bắc của tớ là một cảm nghĩ, và cảm nghĩ này bị thương tổn trầm trọng… Điều mà tớ quyết tâm gìn giữ cho bằng được, thì đếch còn nữa… Có một cõi Bắc Kít thật đáng sống, đáng chết vì nó. Cái cõi đó ngủm củ tỏi mất rồi. NQT

The nation either co-opts its greatest writers (Shakespeare, Goethe, Camoens, Tagore), or else seeks to destroy them (Ovid's exile, Soyinka's exile). Both fates are problematic. The hush of reverence is inappropriate for literature; great writing makes a great noise in the mind, the heart. There are those who believe that persecution is good for writers. This is false.

[Nhà nước hoặc o bế những nhà văn lớn lao nhất của nó, hoặc, tìm cách huỷ diệt họ. Cả hai số phận đều khốn khổ khốn nạn. Đều vấn nạn. Im lặng cung kính đếch có hợp với văn chương; viết lớn gây ồn lớn, ở trong đầu, trong tim. Có những người tin rằng, bách hại, khu trục, làm thịt... là tốt cho nhà văn. Bố náo, bố nếu!

Notes on Writing and the Nation
*

Lạ cái là anh chàng Châu này, vừa rồi (2010) đã nhập tịch Pháp, trước khi chuyển qua Mỹ ở và làm việc hẳn.
Đặng Thái Sơn có thế không nhỉ?
Trương Thái Dúi 

Đúng là Thái Dúi!
*

Quốc tịch Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại.
NBC

Câu này làm nhớ đến vị Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội, cầm hộ chiếu VC đi đâu cũng thấy nhục.
Làm nhớ đến… Gấu, được làm người trở lại nhờ có cái quốc tịch Canada.

Còn DTS, thì sao nhỉ?
[Câu này ‘được ăn cắp’ của TD!]

Gấu cũng đã từng có cơ may có được quốc tịch Pháp, 'như' NBC, như đã từng kể:

Sau khi đậu thanh lọc, được coi là tị nạn chính trị, tụi này được xe hơi Cao Uỷ rước ra khỏi trại cấm Sikiew, chuyển lên trại chuyển tiếp Panat Nikhom, chờ gặp phái đoàn các nước, theo lịch trình, ghé trại, phỏng vấn, nhận người.
Trong khi chờ đợi, vốn có chút tiếng Tây dằn bụng, Gấu mon men làm quen mấy cô giáo dậy tiếng Tây thuộc phái đoàn Pháp. Trưởng đoàn là một vị đại tá về hưu.

Mấy cô xúi, sao không xin đi Tây.
Bèn viết đơn, nhờ mấy cô chuyển giùm.
Viên đại tá bèn cho Gấu được gặp riêng.
Ông phán:
-Tôi đã coi hồ sơ của anh. Anh dễ dàng được các nước khác chấp nhận. Tôi đề nghị, anh đã từng làm bồi Mẽo, thì tốt nhất, là, lại xin đi làm bồi Mẽo, ở ngay nước Mẽo. Nhưng nếu anh không thích Mẽo, mà có lẽ tôi đoán đúng như vậy, thì nên đi Canada. Ở đó có vùng Quebec, Montreal, nói tiếng Tây.
Thấy tôi tiu ngỉu, ông giải thích thêm:
-Không phải là tui chê anh. Nhưng như anh biết đấy, Pháp là nơi dành cho những người bị mọi nơi chê, không thèm. Bản thân tôi, tôi chỉ mong giúp đỡ được một phần nào, những con người không một nơi nào chấp nhận đó. Tui cũng "khoái" anh đấy, nhưng nếu lấy anh, là mất một suất dành cho mấy người kia.

Sau này, đọc Sự Bất Hạnh Của Những Người Khác, Le Malheur Des Autres, của một ông Tây, Bernard Kouchner, hội trưởng hội Y Sĩ Không Biên Giới, ông cho biết, đây là chính sách, policy, của nước Pháp, khi làn sóng tị nạn Việt dâng cao, vào thập niên 1980: Chỉ nhận những người tị nạn bị mọi nơi chê, những người tìm nơi nương náu [... ceux dont personne ne voulait, les candidats à l'asile en France].

Có thể, theo Gấu tui, chính sách này đã được "gợi hứng" từ Nỗi Đau Vàng, Le Mal Jaune, tên một tác phẩm của một ông Tây, nói lên hội chứng Hậu-Điện Biên, của mấy ông Tây sau khi bị Mẽo tống ra khỏi đất nước này. Hoặc là một cách biến câu nói của Malraux trở thành hiện thực: Người Pháp ra đi, nhưng nước Pháp ở lại [Việt Nam].

Một cách nào đó, Gấu tui đã được Canada nhận, là qua tinh thần nhân bản trên, không chỉ của người Tây, mà còn của người Canada.
Bởi vì sau khi thấm đòn của viên đại tá Tây, ngay khi phái đoàn Canada vô trại, Gấu tui bèn nạp đơn liền, xin được phỏng vấn.

Tay trưởng đoàn, lật lật mấy trang hồ sơ Cao Uỷ Tị Nạn, và khi nghe Gấu tui nói, đã từng viết văn, và bị tù, rồi phải bỏ chạy quê hương, "một phần là do nó đấy", bèn gấp ngay lại, gật gù phán:
-Thôi được. Nghe đây: Chương trình lấy người tị nạn vào nước Canada của chúng tao, có tên là Nhân Lực, Man Power. Nước chúng tao đang cần người làm cu li, làm thợ, làm nhân công, chứ không cần nhà văn, nhất là thứ nhà văn viết tiếng Vịt  như mày. Tao ngó mày, thấy già quá rồi, hết xí oát, không thuộc diện Nhân Lực. Nhưng thôi, chỉ cần nghe mày nói, mày là nhà văn, và đã từng đi tì  vì nó, là tao nhận. Dù rước về, chỉ để nuôi báo cô!

Ấy là Gấu tôi diễn theo ý nghĩ Việt Nam, của một thằng Bắc Kỳ đã từng bỏ chạy đất bắc năm 1954, và bỏ chạy đất nam, năm 1989, những lời nói thật đơn giản của ông Canada già thật nhân hậu này:
-Thôi, mày nói vậy, là tao hiểu rồi. Tuy đây là chương trình Nhân Lực, nhưng lâu lâu, nhận một người như mày, cũng không sao.
Sách Quí 3

Trong đời Gấu tôi được gặp ba ông Tây. Ông nào cũng bảnh cả.

Ông Tây thứ nhì, là vị cha già trụ trì nhà thờ St. Francis ở thủ đô Bangkok. ÔngTây già này, khi nghe Gấu tui lí nhí nói lời cám ơn, [trong lần ông dẫn tụi này tới nạp cho cảnh sát Thái, vì cái vụ nhập cảnh bất hợp pháp, như đã kể  trong bài Hồn Thiêng Thành Phố thức giấc ở trong tôi], đã phán:
-Tao phải cám ơn mày mới phải. Bởi vì Chúa cho tao sinh ra, và sống ở trong cõi đời này, là để làm những việc như thế. Giả sử không có những việc như thế, làm sao có tao?

Về già nghĩ lại, bao chuyện may rủi trên đời, đều là do chuyện mê toán của Gấu mà ra cả. Nhờ mê toán mà Gấu được Ông Tây, chồng Cô Dung, để mắt tới. Bà cô tuy thương Gấu, đem về nuôi, là chỉ để cho thằng cháu không quá đói khổ, nhưng người quyết định việc học, và từ đó, tương lai của Gấu, lại là Ông Tây.

Như Gấu tôi đã có lần kể lại, bà cô, tuy bề ngoài lạnh lùng, nhưng lúc nào cũng để ý đến thằng cháu, qua... Ông Tây. Một lần bà nói, “Ông Tây bảo, mày còn ngu hơn thằng Hìu, em anh Mỹ”.
Anh Mỹ, là bồi của Ông Tây Trẻ, ở cùng villa với Ông Tây Già, chồng Cô Dung, ở đường Nguyễn Du, bên hồ Halais, Hà Nội.

Đó là một buổi chiều, Ông Tây đi làm về. Có bà cô ngồi trên xe. Khi xe làm hiệu rẽ vào cổng, thằng cháu nhanh nhẩu tập làm bồi, mở vội hai cánh cổng bằng sắt. Thằng Hìu đứng bên, dơ tay chặn lại. Không hiểu làm sao nó biết, hai người chỉ đậu xe, về nhà thay đồ, và còn đi shopping.

Lần thứ nhì đụng độ Ông Tây, là bữa Gấu mê mải làm toán, ngay hành lang trước villa. Không cần giấy, mà giấy ở đâu ra, Gấu dùng phấn vẽ ngay trên mặt gạch, cứ thế chúi đầu vào bài toán hình học. Đâu có thua gì Phạm Ngũ Lão ngày xưa, mê mải dàn quân bày trận - ở trong đầu - đến nỗi bị lính thọc mũi thương vào đùi mà vẫn tỉnh bơ! Gấu không nghe tiếng xe, tiếng cổng sắt mở, tiếng chân Ông Tây tới sát bên Gấu… Chỉ tới khi ông hừ một tiếng, rất ư là hài lòng, thấy Gấu giải ra được bài toán hình học.
Và sau đó, lầm lầm lì lì bỏ vào trong nhà.
Ông là kỹ sư, và hình ảnh thằng nhỏ đang say sưa với bài toán đến nỗi quên phận sự làm bồi, không mở cổng cho ông, có thể làm ông nhớ lại thằng nhỏ-là ông ngày nào.

Bữa sau, bà cô mặt mày tươi rói, cải chính câu nói bữa trước, “Không, Ông Tây nói, mày thông minh hơn thằng Hìu!”

Ông Tây già, chồng Cô Dung, không chỉ khám phá ra "thiên tài toán" của Gấu: Ông khám phá ra Gấu.
Không có ông, là không có Gấu.
Lẽ dĩ nhiên, vẫn có một thằng Bắc Kỳ, với số phận hẩm hiu của nó, quanh quẩn sau luỹ tre làng, lâu lâu đói ăn, bèn bò xuống làng ông Ngoại, cách vài khúc đê.
[Lần trở lại đất bắc, điều làm Gấu ngẩn ngơ, là không còn luỹ tre/ Gần như không làng nào còn luỹ tre. Làng của Gấu như trơ ra, gồng mình chịu đựng mặt trời đỏ như máu, và nóng như lửa.]

Nhờ ông Tây, Gấu có giấc mơ "vượt biển" đầu tiên. Đó là giấc mơ, cố học cho giỏi tiếng Tây, để viết một cái thư bằng tiếng Tây, cám ơn một ông Tây thuộc địa.

Giấc mơ đó có gì tương tự với trường hợp cô bé câm. Một khi biết đọc biết viết tiếng Tây, thì những dòng tiếng ngoại đầu tiên đó, sẽ là, " C'est à vous que je dois tout": Cám ơn ông, nhờ có ông mà tôi được như vầy: được tất cả.

Ngô Bảo Châu, Nobel Toán

Sự khác biệt giữa ‘thiên tài’ DTS và NBC là điều gây nên 'nỗi buồn' của những nhà toán học, như René Thom than thở, và là sự khác biệt, của từ ‘đẹp’, ‘beautiful’, giữa nghệ sĩ và nhà khoa học, như Steiner nhận xét:
Vào năm 1993, khi nhà toán học Andrew Wiles giải được bài toán hắc búa, là định lý Fermat, những đồng nghiệp của tôi sướng điên lên, họ nói với tôi: "Điều này thật là đẹp! Ông ta đã chọn được một cách giải tuyệt đẹp. (It’s so beautiful! Il a choisi la plus belle approche.) Với những nhà toán học, từ "đẹp" có một ý nghĩa cụ thể mà tôi chẳng thể nào hiểu được.

Phỏng Vấn Steiner II

Còn điều này thật quan trọng: Khi NBC giải ra được bài toán hắc búa Langlands, là cùng một lúc, ông mở toang cánh cửa khoa học, tới những chân trời mới mẻ. Cả nhân loại đều mừng, vì vậy.

Còn một ông được giải Chopin năm.. 1900, thí dụ, khi biểu diễn nhạc Chopin, chắc gì đã ‘thua’ DTS?
Bởi thế, không thể nào xâu một chuỗi, ba ông PT, DTS, và NBC như anh Thái Dúi ngớ ngẩn làm.
Anh ta còn có vẻ như rất bực về 'cái anh chàng Châu', mới bực chứ!

Nói đến toán, là đúng gu của Gấu! Hồi nhỏ đi học, Gấu ‘cực’ giỏi toán. Ngay từ khi ông bố còn sống, đã nhận ra thằng con mê toán, thế là tới giờ dậy toán, ở lớp trên, ông lôi thằng con đang học lớp dưới lên, cho dự theo kiểu bàng thính!
Trong những kỷ niệm mơ hồ về toán, Gấu nhớ là đã từng lấy ‘căn số’ [racine, root], khi còn nhỏ xíu, học lớp 1, lớp 2 gì đó, là do ông bố lôi lên học lớp nhất bậc tiểu học!
Khủng nhất, là lần áp dụng lôgíc toán học vào đời thường: Thấy mấy đứa nhỏ khác bơi ì xèo trên mặt ao, Gấu bèn suy nghĩ, nó bơi được thì mình cũng bơi được, thế là bèn vô tư nhẩy xuống, may được một anh khá lớn đứng bên, nhảy theo, kéo từ… đáy ao lên!
Đây cũng là kinh nghiệm của một 'nửa nhân loại', mà người đại diện là Ông Trùm Số Hai CS, Rubashov, trong Bóng Đêm Giữa Ban Ngày, trước khi thú tội trước nhân dân, ngộ ra được:

Nhưng đây mới là mấu chốt của câu chuyện, điều mà bao lần đọc Darkness at Noon, vì thành kiến, tôi đã không nhận ra, may nhờ H. Strauss mới thấy được: Trong khi bề ngoài, Gletkin thắng trận đấu sinh tử tay đôi (duel), một sự thay đổi lớn lao đã xẩy ra bên trong Rubashov. Ông lần hồi trở lại "làm người", một con người của suy tư, cảm nghĩ, của những cảm xúc mang tính chủ quan. Trong khi cái đầu của ông tỏ ra hài lòng với Gletkin, trái tim của ông thừa nhận, có lẽ con người không nên theo những hiệu quả logic của tư tưởng đến tận cùng. Có lẽ, lý lẽ không thôi, là một cái la bàn không hoàn hảo, nó sẽ đưa con người vào một chuyến đi đầy dông bão, cuối cùng bến tới biến mất trong đám sương mù.
Đêm giữa Ngọ

Gấu có nhiều kỷ niệm về toán, khi đi học. Nhờ giỏi toán, khi học thầy Đoàn Viết Lưu mà Gấu được thầy không lấy học phí. Kỷ niệm này thật tuyệt, và cùng với nó, là những ngày làm bồi bàn tại tiệm chả cá Thăng Long của gia đình Hoàng Đạo, có cô con gái sau lấy tay nhạc sĩ ‘Bây giờ mấy tháng rồi hỡi em?’
Hà, hà!

Mấy đứa cháu Gấu, mà cháu gái, đều giỏi toán. Jennifer chẳng hạn, đã lọt vô bán kết, cuộc thi toàn bang Ontario!
Con bé cháu nội Xì Núc Cơ cũng cực giỏi toán, ngoài toán ra, chẳng biết gì hết!


*

Note: Thảo nào anh VC Thái Dúi phát điên lên!

Chỉ cần một viên phấn trắng, và một cái bảng đen, nhà toán học phịa ra hơn một thế giới. Ông thầy Toán Đại Cương của Gấu, Mr. Monavon, đã có lần nhắc tới câu trên, và giải thích, không hẳn như vậy, và ông cho biết, sự phát triển của vạn vật, thường là theo những đường biểu diễn, của một số đường cong trong hình học, thí dụ parabole, hyperbole, cycloid…
Ai có chút hiểu biết về toán và khoa học, thì cũng biết, những hiện tượng vật lý thường là có hai cách giải thích, một, bằng phương trình toán học, một, theo luận lý thông thường. Một học sinh lớp nhất bậc tiểu học, khi giải toán, sử dụng phép ‘giả thử’ để giải một bài toán đại số dùng phương trình, thí dụ bài toán ‘gà chó 36 con, bó lại cho tròn đếm đủ 100 chân, thì mấy gà, mấy chó’.
Gấu đã từng có một kỷ niệm thật là tuyệt vời, liên quan tới ‘vấn nạn’ trên, với ông thầy Trần Văn Viễn, kỹ sư viễn thông, hiệu trưởng trường Quốc Gia Bưu Điện. Ông thật thương Gấu, và có thể, không có ông, số mệnh của Gấu thay đổi hẳn đi.
Số là, sau khi đậu Tú Tài 2 ban Toán, mê làm thầy giáo, để tiếp tục sự nghiệp của ông bố đã được cách mạng cho đi mò tôm ngay những ngày đầu khởi nghĩa Tháng Tám, Gấu thi vô Sư Phạm, học 3 năm, ban toán. Rớt. Thi khoá cấp tốc, học 1 năm, rớt luôn. Bèn ghi danh học Toán Đại Cương, mất 1 năm. Năm sau, chuyển qua Toán Lý Hoá, Đại Học Khoa Học, cùng lúc nạp đơn thi vô Bưu Điện.  Đậu, nhưng không đi học, mà lo học Toán Lý Hoá. Tới đầu năm sau, đến Bưu Điện, lấy lại hồ sơ, tính thi vô Sư Phạm, nữa. Cái tay thư ký trường khuyên Gấu, mi ngu quá đi, nghèo, lo kiếm tiền, có tiền, vừa lo cho gia đình, vừa tiếp tục học, để ta trình trường hợp của mi cho thầy hiệu trưởng, nếu thầy OK, thì đặc cách cho lên năm thứ hai, không cần học năm thứ nhất, hai năm sau là ra trường, đi làm, túi rủng rỉnh xu, tha hồ mà học!
Gấu nghe bùi tai, bèn OK. Thế là thầy Viễn kêu vô, hỏi, năm ngoái mi học MPC, chương trình cũng giống như bên Bưu Điện, nhưng để ta kiểm tra coi…

Thầy kéo tới cái bảng đen, đưa cho một viên phấn, và ra đề, một bài toán vật lý, về điện xoay chiều, Gấu vẫn còn nhớ như vậy.
Giải theo phương pháp luận lý, như ở tiểu học, với phương pháp ‘giả thử’, thì… yếu quá! Thế là Gấu trổ tài, viết lia lịa những phương trình toán, thầy cứ ngồi yên theo dõi, tới một lúc, ngăn lại hỏi, đâu có liên quan tới bài toán, Gấu nói, có, đây này…
Và kết quả đúng như ý thầy muốn!
Ui chao, thầy Viễn mừng quá, OK con gà đen liên tiếp và thế là Gấu chẳng phải học năm đầu, mà vô liền năm thứ hai, chương trình học 3 năm.

Có thể là do quyết định của ông Trời, bởi vì nếu Gấu không là một anh chuyên viên Bưu Điện, làm gì có cơ hội làm thêm cho UPI, lãnh đô Mẽo, tha hồ mà mua sách ngoại.
Nhưng thầy Viễn quả là thương Gấu, vì chính ông quyết định cho Gấu thi đậu ra trường, trong khi một ông thầy khác, cũng kỹ sư viễn thông, cũng mới ở Tây về như thầy Viễn, quyết định đánh rớt Gấu!
Cái sự ghét Gấu của thầy Nguyễn Quảng Tuân cũng thật là ly kỳ, và cũng nên viết ra đây, vì nó, một cách nào đó, thay đổi cái nhìn của Gấu, về yêu và ghét ở trên đời!
Trong khi, học Bưu Điện, lớp học chỉ có 4 mạng, mỗi đứa một cái ghế, có mặt bàn luôn, như ở giảng đường đại học, Gấu có thói quen, ngồi ghếch chân lên ghế trống ở phía trước, thầy Tuân ghét lắm, coi là vô lễ, nhưng ông không nói ra, chẳng thà nói ra, Gấu biết, thì đâu có dám ghếch chân nữa. Nhưng thái độ của ông khiến Gấu biết, ông không ưa, thế là tới kỳ thi ra trường, lo học thật kỹ cours của thầy, cho chắc ăn!

Không ngờ, đề thi của thầy Tuân thật quá dễ, nhưng bởi vì Gấu chỉ chú tâm cái phần khó nhai, mà bỏ qua cái phần thật dễ của môn học. Đành bỏ giấy trắng!
Thế là thầy Tuân cho số 0, và như vậy, là rớt. Thầy Viễn hỏi, thầy Tuân trả lời, thằng đó dốt quá. Ông cười nói, nó số 1 trong 4 đứa, chỉ vì ông hỏi cái dễ quá, nên nó không trả lời được!

Ôi, quả là đúng thầy của Gấu!
Thú vị nữa, là những khóa thi Bưu Điện sau này, ông cắt Gấu làm giám thị, lần nào cũng phạm lỗi, gà bài cho thí sinh. Chửi hoài, thấy không bỏ được, ông quyết định, chỉ cho những người công chức Bưu Điện dốt nát đi coi thi.
Cho hết gà!

*

Đường may mắn.
Hình trên, là một bài toán lớp Đệ Ngũ.
Trên hai cạnh một góc nhọn, lấy hai đoạn bằng nhau AB và CD. Chứng minh:
MN - đường nối trung điểm AC và BD - song song với đường phân giác của góc.
 Gấu đã giải được, nhờ phịa ra thêm một đường.
Thiếu đường vẽ thêm đó, là vô phương!

Có những con đường may mắn như thế, phải đợi tri âm của nó, hàng bao nhiêu thế kỷ!
Koestler, trong Hành động sáng tạo, The Act of Creation, viết về trường hợp Kepler: Hình học "cô níc" đã từng được Apollonius of Perga nghiên cứu từ thế kỷ thứ tư, trước BC, chỉ để vui đùa, giải trí, và phải đợi Kepler, hai ngàn năm sau, mới biết cách sử dụng nó, vào việc nghiên cứu quĩ đạo các hành tinh. Mấy định luật về cô-níc, [hình e-líp, ở đây], Kepler khám phá ra, là nhờ đo đạc đường bay của mặt trời, và khi biết, nó là hình e-líp, ông đã hoảng hồn, ghi vào nhật ký, tôi phải là một tên khùng, một kẻ sát nhân, bởi vì điều tôi khám phá ra đó, từ thời Pythagore người ta đã biết rồi!

Gấu viết đến đây, bỗng nhớ lại kỷ niệm tự mình kiếm ra phương trình đường thẳng, vội vàng đi khoe với bạn học, và bị ông bạn nhìn với cặp mắt thương hại, ôi chao, sao lại có thằng ngu như mày, hả Gấu, điều sơ đẳng đó, người ta đã kiếm ra từ đời nảo đời nào rồi.

Đây cũng là kinh nghiệm để đời cho mấy ông nghệ sĩ: một thằng cha sáng tạo ra cái mới phải là một thằng thuộc lòng quá khứ, và chán quá khứ quá, nên mới phịa ra cái mới, chỉ để vui chơi mà thôi!

Vì quá mê chơi đổ hột xí ngầu mà Chevalier de Méré tìm gặp Pascal để nhờ ông này cố vấn, làm sao đổ xí ngầu cho ngon lành, và thế là môn học xác xuất ra đời.
Có khi, tưởng là may mắn, nhưng thực sự, chỉ lập lại, một hành động trong đời xưa, kiếp trước.
Hành động sáng tạo của cô khỉ đột Nueva, a young female chimpanzee, Koestler kể ra, trong Hành động sáng tạo, ông cho rằng, đã được lập lại, từ đời trước, earlier life. 
Gấu đã từng gặp "một vài lần", như vậy.
*
Nhân chuyện học, ở trong nước, mới có một em được điểm 10 cao quí nhất của môn văn, là nhờ nhớ như in, một bài văn mẫu!
Đây là một trường hợp quá tuyệt vời của kiểu giáo dục 100 năm trồng người. Thành công một trăm phần trăm! Trồng sao, thì quả vậy.
Gấu bỗng nhớ, một trường hợp y chang, nhưng hơi bị ngược lại, của học sinh Miền Nam. Chuyện này hoàn toàn "non-fiction", không phải giả tưởng, vì xẩy ra với một người học trò của Gấu: Cô con gái của ông Chú của Gấu, mà Gấu khi đó làm nghề kèm trẻ tại gia. Ông chú này Gấu đã nhắc tới nhiều lần, thí dụ như trong Tên của cuộc chiến.
Năm đó, cô học thi lấy bằng tiểu học. Bài luận văn trong kỳ thi y hệt một bài cô đã từng được Gấu dậy. Nghĩa là trúng tủ. Và thế là đậu.
Lạ một điều, là thi vô Đệ Thất trường công, cũng một bài luận văn tương tự. Cô gái về nhà mếu máo, bài thi y hệt bài cũ, đã ra thi kỳ thi tiểu học vừa rồi, em không dám lập lại bài thầy đã dậy, vì nghĩ, như vậy là không được đàng hoàng!

Một cách nào đó, cô gái mơ hồ hiểu ra cái gọi là học. Học, cũng chẳng khác gì sáng tạo, nghĩa là không hề lập lại, ngay chính mình.
Gấu nhớ đến câu chuyện một ông thợ làm đồ sành đồ gốm, xong, trang trí bằng những hoa văn. Khách thấy đẹp quá, bèn order, cho thêm vài cái nữa. Mấy cái sau, ông thợ tính giá gấp đôi, gấp ba. Khách ngạc nhiên. Ông thợ phán: Lập lại chán chết!

Ôi chao, tại sao lại có một cách dậy học sinh tuyệt vời đến như thế, tại sao lại có những người học sinh tuyệt vời đến như thế!
Vậy mà tụi khốn nạn làm hư hỏng hết, thê thảm chưa!
Không chỉ một, mà, chẳng biết, bao nhiêu thế hệ.
Như vậy mà không đau, không xót, không chửi?


René Thom cho rằng dân Ai Cập giỏi toán, là do sông Nil hàng năm lũ lụt xoá sạch bờ ruộng bờ đất, và cứ sau một trận lụt là lại phải đo đạc, phân chia lại. Nếu như thế Bắc Kít giỏi toán là nhờ con sông Hồng. Và cũng nếu như thế, có thể nói, nền văn minh Bắc Kít chấm dứt cùng với sự xuất hiện của con đê sông Hồng. Gấu thực sự không thể làm sao tưởng tượng ra được tại làm sao, khi viết về ‘Trầm tư của một tên tội tử hình’, TTT lại nghĩ đến đất Bắc mà ông đã rời bỏ, và ngao ngán, khi viết, giấc mơ một Đức Phật trở lại với dân Mít của Hồ Hữu Tường thì cũng rã rời, nát tan như mảnh đất sông Hồng chằng chịt bờ, bờ thì nhiều hơn ruộng. Làm sao ông nhìn ra, một khi mảnh đất đó liền thành một dải cùng với giấc mơ tập thể hóa của VC, thì liền lập tức Cái Đại Ác Bắc Kít xuất  hiện?

Khủng thật!
Và, vẫn là từ một đầu óc của một đứa con của mảnh đất Bắc Kít, như… NBC?
Như... GNV, nữa, chứ?
Hà, hà!

V/v Trường Quốc Gia Bưu Điện, Gấu nhớ lộn một chi tiết quan trọng, nó giải thích tại làm sao mà Gấu thi đậu, mà lại không học, đến năm sau, đến văn phòng rút hồ sơ, có bản sao văn bằng, giấy khai sinh… để nạp thi vô trường Sư Phạm lần nữa: Khóa học đó là khoá đầu tiên của trường vừa mới được thành lập, ban giáo sư đa số là những kỹ sư viễn thông vừa mới ở Pháp về, và do Bưu Điện rất cần Cán Sự Kỹ Thuật, đàn em của Kỹ Sư, nên mở khóa cấp tốc đó, chương trình học 2 năm, so với khóa thường, 3 năm, và điều kiện thi vô là phải có Tú Tài 2, trong khi khóa thường chỉ cần bằng Trung Học. Ra trường đi làm công chức, chỉ số lương chỉ có 350, trong khi nếu học Sư Phạm 3 năm, ra trường chỉ số lương ngang kỹ sư. Chính vì thế mà ai cũng chê, Gấu tuy đậu, cũng chê, vì nghĩ uổng cái bằng Tú Tài 2 quá! Ông bạn cùng trọ học bên Thủ Thiêm của Gấu, thời học Tú Tài 1 với Thầy Đoàn Viết Lưu, sau này gặp lại tại Tiểu Sài Gòn, là PVH, biểu Gấu, hồi đó, nghe mày học Bưu Điện, tao nghĩ uổng quá, ‘thiên tài toán’ như mày… Hà, hà!

Chính vì vậy mà cái tay thư ký văn phòng mới biểu Gấu, mày học Bưu Điện đi, chỉ mất mấy tháng học, ra trường rồi tha hồ mà đi học, đại học nào mà chẳng được.
Hồi đó, có bằng Tú Tài, tha hồ ghi tên học bất cứ Đại Học, chẳng mất đồng xu teng!

Gấu ra trường, bỏ Khoa Học, vì không có giờ đi thực tập, ghi tên học Văn Khoa, lấy được cái dự bị triết học. Học tiếp chứng chỉ triết học Tây Phương, gặp ông thầy hắc ám quá, bèn bye bye, sau này Đào quân chê là thằng thợ Bưu Điện, không phải dân khoa bảng, là vậy!
*

Trận đánh mở ra lịch sử văn học Tây Phương có thể coi là trận đánh thành Troie, mà nguyên nhân của nó, là một mỹ nhân. Nhưng như Simone Weil chỉ ra, đó chỉ là cái cớ để ăn cướp.
Cũng thế, những lý do đẹp đẽ của cuộc chiến Việt Nam, cũng chẳng khác: giải phóng Miền Nam, cho lũ Ngụy có một cơ may trở lại, không chỉ làm người, mà còn là con người mới xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước, [đó là] bước đầu xây dựng cái nhà Việt Nam to lớn nhất Đông Nam Á... Tất cả chỉ để che giấu giấc mơ tiềm ẩn, nằm trong đáy sâu bất cứ một anh Yankee mũi tẹt, là, làm sao chiếm được miền đất được thiên nhiên ưu đãi, không có những cái khổ, cái đói, cái rét và sự thù hận, như mảnh đất Bắc Kỳ tàn tạ.
Thảm như thế đấy.

Bài viết L'Iliade hay là Bài thơ của Sức Mạnh, L'Iliade ou le poème de la force, của Simone Weil, viết trong thời gian 1940-41, lần đầu tiên đăng trên Cahiers du Sud, số 230 và 231, Tháng Chạp 1940 và Tháng Giêng 1941, sau đăng trong Toàn Tập Simone Weil, Những bản viết lịch sử và chính trị, Tập 3, Gallimard, 1989.
Thoạt đầu, tính viết cho tờ La Nouvelle Revue Francaise. Tay chủ báo, Jean Paulhan có vẻ như chấp thuận, nhưng đòi sửa chữa, rút ngắn bài viết, trong những phần trích dẫn [gồm 1/3 số trang], cũng như bỏ hẳn những trang chót của bài viết, là phần Simone Weil đưa ra những cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, những đột sáng, trong tư tưởng của chính Bà, khi nhìn lại bản hùng ca, và thời đại huy hoàng từ đó nó phát sinh.
Và liền sau khi bài viết ra đời, là cuộc xâm lăng của Đức và thất thủ Paris.

Nhân vật thực sự, chủ đề thực sự, trung tâm của Iliade, là sức mạnh, la force....
Sức mạnh, là cái biến con người, thành một vật, une chose. Khi nó phát triển đến tột bực, nó biến con người thành một vật, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Bởi vì, nó biến con người thành một cái xác chết.
Trước đó, là một người nào đó, quelqu'un, chỉ một giây phút sau, chẳng còn ai, [il n'y a personne].
*
Cái sức mạnh Bắc Kỳ, lạ lùng thay, như Simone Weil chỉ ra, cũng y chang, của người Hy lạp, là từ đất mà ra: Chúng ta chỉ là những nhà đo đất, chia ruộng, tạo bờ. Người Hy lạp đã học đức hạnh nhờ đo đất. [Les Grecs furent d'abord géomètres dans l'apprentissage de la vertu].
Cái giây phút mà sức mạnh biến con người thành một vật, đúng là lúc ở ngưỡng cửa thành Troie, y chang Sài Gòn trước biển máu. Trong Troie, không có người đẹp Hélène, như những vị thầy tu sau đó cho biết. Hélène khi đó ở Ai Cập.
Nhưng cần gì chuyện đó. Vào lúc đó, đoàn quân Hy Lạp biết rất rõ một điều, Sài Gòn - Troie đang quì trước họ:
De toutes manières, ce coir-là, les Grecs n'en veulent plus:
"Qu'on n'accepte à présent ni les biens de Pâris,
Ni Hèlène; chacun voit, même le plus ignorant,
Que Troie est à présent sur le bord de la perte."
Il dit; tous acclamèrent parmis les Achéens.
Thế là chúng muốn tất cả. Tất cả sự giầu có của Sài Gòn, [Miền Bắc nhận hàng, như là chiến lợi phẩm, comme un butin], tất cả những tòa lâu đài, tất cả những đền đài, tất cả những căn nhà, như là tro bụi, tất cả những phụ nữ trẻ con như là nô lệ, tất cả những người đàn ông như là những xác chết...
Mô phỏng Simone Weil
*
Theo René Thom, giải thưởng Toán Fields, [tương đương Nobel], sở dĩ dân Hy Lạp giỏi đo đạc, là nhờ con sông Nil, mỗi mùa nước dâng, xóa hết bờ ruộng, và khi nước rút, phải đo đạc, chia chác lại, nhân đó mà giỏi môn hình học.
Như thế, sức mạnh Bắc Kỳ, là cũng nhờ sông Hồng mà có.
Sự thành lập con đê chống lũ, tạo thành nền văn minh sông Hồng, cũng là dấu hiệu báo tử đầu tiên của nó.
Hôm nay, nhân loại nói chung một tiếng nói

Trên tờ Thế giới ngoại giao, số có bài tẩy não tự do, vô tư, mà mấy bạn hiền Diễn Đàn khoái quá chôm liền, còn một trích đoạn cuộc song đấu giữa hai tay Chomsky và Foucault. Bữa trước Gấu đã chôm một câu của Foucault, người ta gây chiến để thắng, chứ đếch cần có lý hay không có lý, và đi một đường Mao Tôn Cương, về cuộc chiến vừa ăn cướp vừa la làng của VC.

Bữa nay, đọc lại, thấy một câu nữa của tay này, cũng thú lắm:
Foucault: Khi mấy anh vô sản cướp được chính quyển, mấy anh đó sẽ chơi mấy giai cấp khác những đòn dã man, tàn nhẫn.... cái này thì dễ hiểu rồi, nhưng giả sử, mấy anh đó lại chơi chính giai cấp vô sản những đòn thù, thế là thế lào?
Theo tôi, [Foucault], chỉ có thể cắt nghĩa: Chuyện đó chỉ có thể xẩy ra khi, cái đám thắng thế đó, đếch phải là giai cấp vô sản, mà là một giai cấp ở ngoài nó, ở trên đầu nó, hoặc một nhóm ở bên trong nó, hay một chế độ thư lại Bắc Bộ Phủ thí dụ vậy, hay là đám còn lại của giai cấp tiểu tư sản, tiểu trưởng giả.
Blog Tin Văn

Ngô Bảo Châu, Nobel Toán

"Diễn văn Nobel Toán' của NBC!

Note: No Còm! NQT (1)

(1). May quá, vô trang net Vẹt Xì Tốp Đi Thôi, vớ được câu 'còm', cho bài diễn văn của nhà Nobel toán học trước nhà nước VC.

Cô vừa giành được học bổng Cioran cho một dự án sách về những người vô tổ quốc…

Linda Lê: Tôi chỉ vừa mới bắt đầu viết. Đây sẽ là một sự suy nghĩ về tính khác biệt, về những gì còn lại của chủ nghĩa nhân văn. Tôi muốn nhắc lại vài nhân vật mà tôi yêu quý, như Marina Tsvetaïeva, và nói về những nhà văn ít được biết đến hơn, như nhà thơ Rumani – Benjamin Fondane, đã viết rất nhiều bằng tiếng Pháp. Cả hai đã là nạn nhân của chế độ cực quyền. Sau khi lưu vong, cả hai đã chết bi thảm. Tsvetaïeva đã tự tử sau khi về lại Liên Xô, sau mười bốn năm lưu vong ở Pháp, còn Benjamin Fondane thì chết ở trại Auschwitz… Trong quyển sách này, tôi sẽ còn nói đến một số nhà văn đã di cư từ bên trong. Các tiểu thuyết gia như Thomas Bernhard đã tố cáo các khuyết điểm của chính nước mình, đã không tìm được tiếng nói chung với chính đồng bào mình. Trong quyển sách này, tôi tỏ lòng kính trọng những ai lấy lời của Armand Robin, nhà thơ của vùng Bretagne, làm của mình: “Trên mỗi vùng đất, tôi sẽ là một người lạ thường”. Đây là những lời lẽ đầy nghị lực đã luôn đi theo tôi

“Trên mỗi vùng đất tôi sẽ là một người lạ thường”!

Nguyên văn bài phỏng vấn

Bài lược dịch trên SGTT

TV sẽ cố gắng dịch, sau.

Đọc bài trả lời phỏng vấn của Linda Lê, thì Gấu mới ngộ ra là bài diễn văn Nobel Toán của NBC, là, chỉ dành cho một nửa đất nước, cho những người có tổ quốc mà thôi!

Trong bài  ‘diễn văn Nobel’ của NBC, có cái ý ‘cái nghèo đói Bắc Kít’ sẽ ‘cứu chuộc thế giới’ của GNV, theo cái nghĩa, theo đường hướng “Đây sẽ là một sự suy nghĩ về tính khác biệt, về những gì còn lại của chủ nghĩa nhân văn"!
*

Trong bối cảnh nhà nước VC hiện đang  thẳng tay tàn sát những trang mạng, blog… của những người không chịu làm con cừu, bài 'diễn văn Nobel' của NBC, một cách nào đó, ở về phía lề phải, ‘tôi chọn mẹ tôi', theo cái kiểu của Camus, nhưng thảm hại hơn nhiều! NQT

Cũng là một cách áo gấm về làng!

Chỉ còn chờ giải thưởng HCM, là ô hô ai tai!

Nhưng cú ‘bức tử’ Camus, chính là Cuộc Chiến Algérie. Là một anh Tây mũi lõ ở thuộc địa, [an Algerian Frenchman], ông bị sức ép của tình yêu của ông dành cho thế giới Địa Trung Hải này, và sự dâng hiến mình cho nước Pháp. Một khi ông nhìn ra sự giận dữ, Tây mũi lõ hãy cút về nước, và cuộc nổi dậy hung bạo từ đó mà ra, ông không thể chọn thái độ chống đối nhà nước của Sartre, bởi vì những bè bạn của ông bị giết bởi những người Ả rập - những tên "khủng bố", như báo chí Pháp gọi – trong cuộc chiến giành độc lập. Ông đành chọn thái độ im lặng. Trong bài ai điếu thật cảm động về người bạn cũ của mình, khi Camus mất, Sartre đã khai triển những chiều sâu nhức nhối mà Camus giấu kín chúng bằng sự im lặng đầy cao ngạo, đầy phẩm giá của mình.
Bị ép buộc phải chọn bên, Camus thay vì chọn, thì khai triển ‘địa ngục tâm lý’, trong Người Khách, The Guest. Truyện ngắn tuyệt hảo mang tính chính trị này diễn tả chính trị, không như là một điều mà chúng ta hăm hở vồ lấy nó, theo cái kiểu đường ra trận mùa này đẹp lắm, nhưng mà là một tai nạn chẳng sung sướng tí chó nào, mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận.
Thật khó mà 'phản biện' ông, về điều này, nhất là Mít chúng ta!
Pamuk: Albert Camus

Ba cái trò quỹ kiếc, học bổng học biếc, toàn chuyện tầm phào. Chứng cớ: Đại học Phan Chu Trinh gì đó. Văn võ toàn tài như NN, cha đẻ anh hùng Núp kia mà còn dám bị chúng làm cho thân bại danh liệt nữa là một chú cừu non nho nhỏ như NBC!

Chuyện NBC áo gấm về làng làm Gấu nhớ đến HC, và thời gian ông vừa mất. Đọc một số bài viết, rồi tự thuật, tự kiểm của chính ông, Gấu bỗng liên tưởng tới trường hợp Brodsky, cái vụ ra tòa của ông, và khi ‘được’ tòa hỏi, ai cho phép mi là thi sĩ, ông trả lời, chẳng ai cả. Ai cho tôi vào hàng ngũ nhân loại?

Và bèn liên tưởng tiếp, giả như có một ông HC như thế, có thể số mệnh dân Mít đã thay đổi.

Cầm cái bửu bối Nobel trong tay, mà về hùa với kẻ mạnh, thì cũng kể như xong một đời.
Trong diễn văn Nobel của ông, ông chả nhắc gì tới những người vô tổ quốc như… Gấu.
Chán mớ đời!
*

Trường hợp NBC áo gấm về làng, quái làm sao còn làm Gấu nhớ tới bài viết của Yann Martel, đúng ra, thư gửi thủ trưởng Canada, kèm cuốn Fictions của Borges.

Có một cái gì tương tự, hay mắc mớ, liên hệ giữa ‘những nhà toán học đều buồn’ và tác phẩm của Borges.
TV sẽ post bài viết của Martel, và lèm bèm tiếp về niềm vui Nobel Toán của những kẻ có tổ quốc!

BOOK 45:

FICTIONS

BY JORGE LUIS BORGES

December 22, 2008

To Stephen Harper,
Prime Minister of Canada,
A book you may or may not like,
From a Canadian writer,
With best wishes,
Yann Martel

Dear Mr. Harper,

I first read the short story collection Fictions, by the Argentina writer Jorge Luis Borges (1899-1986), twenty years ago and I remember not liking it much. But Borges is a very famous writer from a continent with a rich literary tradition. No doubt my lack of appreciation indicated a lack in me, due to immaturity. Twenty years on, I would surely recognize its genius and I would join the legions of readers who hold Borges to be one of the great pens of the twentieth century.
    Well, that change of opinion didn't take place. Upon rereading Fictions I was as unimpressed this time around as I remember being two decades ago.
    These stories are intellectual games, literary forms of chess. They start simply enough, one pawn moving forward, so to speak, from fanciful premises-often about alternate worlds or fictitious books-that are then rigorously and organically developed by Borges till they reach a pitch of complexity that would please Bobby Fischer. Actually, the comparison to chess is not entirely right. Chess pieces, while moving around with great freedom, have fixed roles, established by a custom that is centuries old. Pawns move just so, as do rooks and knights and queens. With Borges, the chess pieces are played any which way, the rooks moving diagonally, the pawns laterally and so on. The result is stories that are surprising and inventive, but whose ideas can't be taken seriously because they aren't taken seriously by the author himself, who plays around with them as if ideas didn't really matter. And so the flashy but fraudulent erudition of Fictions. Let me give you one small example, taken at random. On page CS of the story "The Library of Babel," which is about a universe shaped like an immense, infinite library, appears the following line concerning a particular book in that library:

He showed his find to a traveling decipherer, who told him that the lines were written in Portuguese; others said it was Yiddish. Within the century experts had determined what the language actually was: a Samoyed-Lithuanian dialect of Guarani, with inflections from classical Arabic.

    A Samoyed-Lithuanian dialect of Guarani, with inflections from classical Arabic? That's intellectually droll, in a nerdy way. There's a pleasure of the mind in seeing those languages unexpectedly juxtaposed. One mentally jumps around the map of the world. It's also, of course, linguistic nonsense. Samoyed and Lithuanian are from different language families the first Uralic, the second Baltic-and so are unlikely ever to merge into a dialect, and even less so of Guarani, which is an indigenous language of South America. As for the inflections from classical Arabic, they involve yet another impossible leap over cultural and historical barriers. Do you see how this approach if pursued relentlessly, makes a mockery of ideas? If idea mixed around like this for show and amusement, then they ultimately reduced to show and amusement. And pursue approach Borges does, line after line, page after page. His book is full of scholarly mumbo-jumbo that is ironic, magical, non-sensical. One of the games involved in Fictions is: do you get the references? If you do, you feel intelligent; if you don't, no worries, it's probably an invention, because much of the erudition in the book is invented. The only story that I found genuinely intellectually engaging, that is, making a serf thought-provoking point, was "Three Versions of Judas,” in which the character and theological implications of Judas are discussed. That story made me pause and think. Beyond the flash, there I found depth.
    Borges is often described as a writer's writer. What this is supposed to mean is that writers will find in him all the finest qualities of the craft. I'm not sure I agree. By my reckoning a great book increases one's involvement with the world. One seemingly turns away from the world when one reads a book but only to see the world all the better once one has finished the book. Books, then, increase one's visual acuity of the world. With Borges, the more I read, the more the world was increasingly small and distant.
    There's one characteristic that I noticed this time around that I hadn't the first time, and that is the extraordinary number of male names dropped into the narratives, most of  them writers. The fictional world of Borges is nearly exclusively male unisexual. Women barely exist. The only female writer mentioned in Fictions are Dorothy Sayers, Agatha Christie and Gertrude Stein, the last two mentioned in "A Survey of Works of Herbert Quain" to make a negative point. In “Menard, Author of the Quixote," there is a Baroness de Bacourt and a Mme Henri Bachelier (note how Mme Bachelier's name is entirely concealed by her husband's). There may be a few others that I missed. Otherwise, the reader gets male friends and male writers and male characters into the multiple dozens. This is not merely a statistical feminist point. It hints rather at Borges's relationship to the world. The absence of women in his stories is matched by the absence of any intimate relations in them. Only in the last story, "The South," is there some warmth, some genuine pain to be felt between the characters. There is a failure in Borges to engage with the complexities of life, the complexities of conjugal or parental life, or, indeed, of any other emotional engagement. We have here a solitary male living entirely in his head, someone who refused to join the fray but instead hid in his books and spun one fantasy after another. And so my same, puzzled conclusion this time round after reading Borges: this is juvenile stuff.
    Now why am I sending you a book that I don't like? For a good reason: because one should read widely, including books that one does not like. By so doing one avoids the possible pitfall of autodidacts, who risk shaping their reading to suit their limitations, thereby increasing those limitations. The advantage of structured learning, at the various schools available at all ages of one's life, is that one must measure one's intellect against systems of ideas that have been developed over centuries. One's mind is thus confronted with unsuspected new ideas.
    Which is to say that one learns, one is shaped, as much by the books that one has liked as by those that one has disliked.
    And there is also, of course, the possibility that you may love Borges. You may find his stories rich, deep, original and entertaining. You may think that I should try him again in another twenty years. Maybe then I'll be ready for Borges.
    In the meantime, I wish you and your family a merry Christmas.

    Yours truly,
    Yann Martel

Jorge Luis Borges (1899-1986) was an Argentinean poet, short story writer, anthologist, critic, essayist and librarian. In his writings, he often explored the ideas of reality, philosophy, identity and time, frequently using the images of labyrinths and mirrors. Borges shared the 1961 Prix Formentor with Samuel Beckett, gaining international fame. In addition to writing and giving speaking engagements in the United States, Borges was the director of the National Library in Argentina, ironically gaining this position as he was losing his eyesight.