*







Chúc mừng! Ông ngoại Gấu

**
*
NYRB 22 June, 2006
Trong tất cả những thi sĩ Nga thế kỷ 20, không giọng thơ nào vọng lên nỗi đau khổ của đồng bào của mình, một cách thật là trực tiếp, như là của Anna Akhmatova. Bi kịch cuộc đời của bà phản chiếu, một cách rất ư là riêng tư thầm kín, rất ư là 'cõi riêng', lịch sử bi thương của xứ sở của bà. Và nỗi đam mê thốt lên lời thơ của bà là được vắt ra từ cả hai nguồn đó.

Unlike Blok and many other poets of the Russian avant-garde,
Akhmatova had no hopes for the Revolution:
She had only fears.
[Không như Blok và nhiều thi sĩ Nga khác, thời tiên phong,
Akhmatova đếch thí cho Cách Mạng Nga một hy vọng nào.
Thay vì vậy, bà sợ đến són đái!]

Nhà Văn và Bạo Chúa
The Writer and the Tyrant

Sự cứu rỗi cuối cùng


Hay nửa đêm Hà Nội
Anh là thằng điên khùng
Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới.
Cung Tiến, trong DVD đám tang bạn mình, coi những dòng thơ trên đây là những dòng thơ kinh điển của Thanh Tâm Tuyền.
Nếu như thế, Gấu có lẽ là người đầu tiên làm cái việc đó, biến dòng thơ trên, thành "kinh điển".
*
Gấu biết Cung Tiến, ngay những ngày đầu tập tành viết văn. Không chỉ viết văn, mà viết phê bình, biên khảo, giới thiệu trào lưu văn học thế giới!
Ông là bạn của Thanh Tâm Tuyền, thành thử Gấu khó mà thân, theo cái kiểu suy nghĩ, một ông anh là...  quá đủ rồi!
Được cái, Cung Tiến rất dễ chịu, "chỉ" với Gấu. Ông vốn nổi tiếng khó chơi, dễ nổi quạu, nghe nói vậy!
Cái cụm từ, "Et, enfin", mỗi khi say, của tay Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, là của Cung Tiến.
Khi say, lẽ tất nhiên!

Ông phán một câu, ngay lần đầu gặp gỡ, nghe cũng... được:
-Cái kiểu viết của... anh [?], thật là Việt Nam. Tôi không có được cách viết đó.

Đúng như thế!
Những bài viết của Cung Tiến lúc đó, quả là có tính 'bác học, mô phạm', đúng dân "pro" [nhà nghề], viết. Khác hẳn Gấu, thí dụ như loạt bài "Thế nào là văn chương dân thân?", trên tờ "Nghệ Thuật" ngày đó.
Không súc tích, không trường lớp, không uyên bác..  như của Cung Tiến, nhưng đặc Việt Nam.
Thì, đúng như lời ông anh, mày học, đọc, đến đâu, viết đến đấy.

Bao nhiêu năm rồi, nhìn lại, đủ để đánh giá như vậy!

Ngoài ra, Gấu cũng có một cuộc SHVHNT hơi bị "quê một cục", với Cung Tiến.
Số là, cuối một tuần nào đó, thời đó, Cung Tiến có mời mấy người bạn của ông tới nhà ông để nhậu. Gấu không được mời. Và cũng chẳng hề biết tới cuộc nhậu đó. Nhưng, một tay nhà văn, biết. Tay này quen Gấu. Phải nói, là rất thân, thời đó. Gấu không hiểu tay này có được mời hay là không. Nhưng anh ta rủ Gấu tới.
Ngu như Gấu, Gấu cứ thế gật đầu, đi theo anh ta. Ham vui mà!
Tới, gặp Cung Tiến. Mặt ông có vẻ sượng, nhưng vẫn vui vẻ đón tiếp. Nhưng đến lúc gặp Thanh Tâm Tuyền thì thấy ngay là hố. Hố to.
Ông anh không nói gì. Nhưng cái nhìn như hạch hỏi:
-Thằng ngu kia, có ai mời mày đâu mà vác mặt tới?

Gấu nhớ hoài bữa đó, không phải vì ba cái chuyện lẩm cẩm trên, nhưng vì điều này:
Đó là lần đầu Gấu được thưởng thức thứ rượu Courvoisier [?], đựng trong một cái vò, vò đựng trong một cái ổ rơm [?].
Đại khái vậy.

Nhìn ông, trong DVD đám tang ông anh, bỗng nghĩ, không hiểu ông có còn nhớ ba cái chuyện lẩm cẩm trên không?

Gấu, nhà văn
Nhưng, nhờ múa may quay cuồng như thế, Gấu có được một kỷ niệm thật là cảm động, thật là tuyệt vời, và cũng thật là bi thuơng, có thể nói như vậy, về cái gọi là tri âm tri kỷ, giữa người đọc và người viết.
Mô phỏng nhà văn NMG, đây là kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu.
Đẹp, như không hề có thực!
Như chưa từng xẩy ra.
Và đúng như thế.