*







*&

Album: Jen lên lớp 1

Nhân World Cup 2006
Xin mời bạn đọc
Trước Cuộc Truy Hoan
 "Bóng đá gồm 22 cây gậy [của tên ăn mày, như các cụ thường nói], đuổi theo một cái âm hộ; cái chày của môn chơi golf là một dương vật cán bằng thép; vua và hoàng hậu trong môn cờ là Laius và Jocasta, mọi chiến thắng đều là một dạng, hoặc bài tiết, hoặc xuất tinh."
Fowles
[Laius là cha, Jocasta là mẹ mà Oedipus bị lời nguyền của con nhân sư, phải giết đi và lấy làm vợ. Jocasta sau treo cổ tự tử, Oedipus tự chọc mắt, làm người mù chống gậy đi lang thang giữa sa mạc].
Khung thành là một cái âm hộ, qua đó, một cầu thủ, một đội banh, một sân đất, một xứ sở, cả nhân loại, 'bất thình lình xả hết sinh lực tạo giống của ‘chúng mình’ vào đó."
Camus.
Nhà Văn và Bạo Chúa
The Writer and the Tyrant

Sự cứu rỗi cuối cùng


Kỷ niệm với nhà thơ

 [Asked whether he takes characters from real life: “No, major characters emerge: Minor ones may be photographed."].

 Khi được hỏi, có phải ông chôm nhân vật từ đời sống thực, Greene cho biết, ba thứ lẻ tẻ thì còn chụp hình được, chứ thứ bảnh, thứ nổi cộm, chúng từ xó xỉnh nào bật ra. Tuy nhiên, câu hỏi, vẫn còn nguyên, câu trả lời, chỉ được một nửa.. sự thực!
Gấu này có lần, cũng thử trả lời, bằng cách dẫn ra, giai thoại con khỉ đá, tức Tôn Ngộ Không, rành 72 phép thần thông, trong có phép câu đẩu vân, chớp mắt ở đây, chớp mắt cách xa hàng ngàn ngàn dặm. Cái gọi là chi tiết, nhân vật  từ xó xỉnh nào, bật ra, tưởng ghê gớm chi đâu, chỉ là bãi nước đái của con khỉ, ở kẽ tay Đức Phật, và khi con vật ngu si tỏ ra nghi ngờ, cố dán mắt nhìn, cố hỉnh mủi ngửi, bàn tay Đức Phật biến thành ngọn núi Ngũ Hành Sơn ụp xuống con vật ngạo mạo.
Những gì gì hiện thực thần kỳ, huyền ảo chi chi, chỉ là hiện thực... trần trụi, dưới con mắt nghệ sĩ.
Mọi thứ viết lách chi chi, đều có thể gọi chung bằng, chỉ một thuật ngữ: tự thuật!
*
Những nhân vật trong tiểu thuyết của TTT, theo như ông em suy ra, đều là những nhân vật có thật từ ngoài đời. Họ đều có đến hai cuộc ba cuộc đời, chung với tác giả. Và điều này mới thật là đặc biệt. Họ đều có hai thành phố, hai quê hương. Họ đều đi theo tác giả, vô Nam, trở về Bắc, và sau cùng, năm 1954, có người lại vô Nam, có người ở lại ngoài Bắc.

Khi thằng em trai của Gấu tử trận, trong túi còn cái danh thiếp của ông chú của bạn Chất. Đại Tá Út, sau làm dân biểu. Ông là chồng của bà cô, tức em gái bà cụ Chất. Khi Gấu xuống Sóc Trăng đưa xác đứa em về Sài Gòn, có gặp viên thiếu tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn trấn giữ phi trường Sóc Trăng. Ông cho biết, có nhận được thư của Đại Tá Út, và đã sắp xếp cho chuẩn uý NQS làm công tác văn phòng, lo tờ báo của tiểu đoàn, vì nghe nói có người anh là nhà văn, nhà báo, chắc sẽ giúp đỡ cho đứa em, như vậy cũng tiện.
Chưa kịp đưa về văn phòng thì chuẩn uý đã tử trận.

Bà cô của bạn Chất, như bạn kể lại, đã bỏ đất Bắc vô Nam từ lâu. Khi ông cụ mất, bà cụ đưa hai anh em về Đáp Cầu, sống với bà ngoại. Còn cụ theo mấy bà bạn đi buôn bán đường Hà Nội - Sài Gòn. Mấy bà bạn của cụ, như bà Thừa, bà Cảnh... là quen từ ngày đó lận. Tình cờ gặp lại cô em, lúc đó sống với ông Út, một công tử Bạc Liêu. Ông này, vì mê cô em gái cụ Chất, nên theo lên Sài Gòn. Bà cụ trở lại đất Bắc, đem hai anh em vô Nam, nhờ cô em lo giùm. Những nhân vật như cô Thanh, trong Bếp Lửa, cô Liên trong Ung Thư đều là dân Sài Gòn. Đám người Bắc sống quần tụ với nhau ở Xóm Tắm Ngựa, đường Hiền Vương. Hai anh em, từ đó, đi bộ lên Tân Định, học trường Huỳnh Khương Ninh. Nhà thơ rất rành khu này, rất rành Xóm Chùa, là vậy.

Gấu cũng rất rành Xóm Chùa. Đây là một trong những con xóm Gấu biết đến đầu tiên, khi vô Sài Gòn. Nhà của ông chú của Gấu ở đường Đặng Dung, hay Đặng Tất. Tại khu này, Gấu đã từng lui tới, khi kèm học tại gia cho mấy đứa con của ông chú.
*
Nhiều người Bắc chắc còn nhớ cái váy nâu, cái quần thâm. Vải may xong, nhúng nâu, nhúng bùn, phơi nắng, cho tới khi cứng như mo cau, mới được xỏ vào người.
Lần bà chị đưa đứa em tới "trình diện" ông chú, người đàn bà Miền Nam xuất hiện trước thằng nhỏ Bắc-kỳ, là hình ảnh một cô bé trong bộ bà ba đen, mỏng, mượt, mát, như... làn da thứ nhì của con người.
Tên của cuộc chiến

Đoạn văn kinh hồn bạt vía trong Ung Thư, ai đã từng đọc, đều không thể nào bỏ qua, thật khó lòng quên nổi, là đoạn, Thạch, trước khi bỏ Hà Nội vào Nam, lặn lội đi kiếm Liên. Anh vô con hẻm nhà Liên, không thấy nàng, bất giác quá đau lòng, hú lên như chó dại, tru lên như chó sói, như... Kiều Phong, con sói cô đơn Khiết Đan, khi đánh chết nàng A Châu. Chỉ vì nghe tiếng hú đau thương đó, mà cô em A Châu, là A Tử, núp dưới cầu lén coi, chưa từng hiểu tình yêu là cái chi chi, lúc đó, bèn hiểu liền tù tì, và bèn yêu liền tù tì, sau thấy thằng ngu chẳng hiểu gì hết, bèn phóng độc châm cho mù mắt, để suốt đời ở bên nàng.
Cô Liên này, đã có chồng, một anh chàng ghiền. Thạch đã có lần lôi anh chồng ra tẩn cho một trận, vì cái tội hành hạ vợ, khảo tiền đi hút.
Sau này, khi viết Cõi Khác, Gấu đã lập lại cảnh tượng kinh hồn bạt vía trên đây, khi, đi kiếm cô bạn, những ngày Mậu Thân.
Cảnh, tuy thật, nhưng hóa ra chỉ là lập lại cảnh ảo. Nhân vật Thạch, từ trong Ung Thư, nhân vật Kiều Phong, từ trong chưởng Kim Dung, bước ra ngoài đời, nhập vào Gấu, và cả ba cùng cất tiếng hú, gọi hồn người yêu, gọi hồn cuộc chiến.
Cõi khác


Gấu, nhà văn
Nhưng, nhờ múa may quay cuồng như thế, Gấu có được một kỷ niệm thật là cảm động, thật là tuyệt vời, và cũng thật là bi thuơng, có thể nói như vậy, về cái gọi là tri âm tri kỷ, giữa người đọc và người viết.
Mô phỏng nhà văn NMG, đây là kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn của Gấu.
Đẹp, như không hề có thực!
Như chưa từng xẩy ra.
Và đúng như thế.


Đi Tìm Một Cái Nón Cối Đã Mất