*





*
@ Chuck_E_cheese's

Thư Thầy Cũ

Thầy Phú là thầy dậy toán của Gấu, năm học Đệ Nhất B.8 Chu Văn An, khi nhà trường còn ăn nhờ ở đậu trường Pétrus Ký, nơi miếng đất kế bên, sau nơi này trở thành Trung Tâm Học Liệu.
Bây giờ, về già, Thầy lại ban cho thêm một bài học nữa.

Năm học Đệ Nhất đó, thật là tuyệt vời.
Nhờ nó, Hai Lúa quen bạn Chất. Anh dẫn về nhà, lâu lâu cho Gấu tá túc, mãi cho đến khi tốt nghiệp, đi làm, có đồng tiền, khi đó mới đón bà cụ, đang làm chân giữ em, làm bếp cho một gia đình quen, và luôn cả thằng em trai cũng ở chung với bà cụ, về, mướn căn nhà, ba mẹ con đùm bọc.

Gấu có một kỷ niệm cũng thật là tuyệt vời về thầy Phú.
Thầy dậy môn hình học. Đệ Nhất B, năm cuối cùng của hình học phẳng, học toàn những thứ "tuyệt tuyệt": cônic, nghịch đảo, hàng điểm điều hòa, vòng tròn trực giao, vòng tròn 9 điểm [còn gọi là vòng tròn Euler], chùm vòng tròn....
Gấu do mê toán, thường là thầy giảng tới đâu, biết tới đó, nhập tâm luôn. Có khi còn biết trước... thầy!
Lần đó, thầy Phú dậy một bài học đã từng dậy nhiều lần, do phụ trách nhiều lớp. Do quá ỷ y chắc vậy, thầy không coi lại, và bất ngờ, thầy... bí. Gấu bèn nhắc thầy.
Bữa đó, cả lớp trố mắt nhìn Gấu. Còn thầy, gật gù, ra ý, thằng này khá!
Gấu còn nhớ, năm đó, rất nhiều cu cậu thi rớt Tú Tài 2, vì câu hỏi định nghĩa hai vòng tròn trực giao.
Câu này có một cái bẫy. Hai vòng tròn trực giao là hai vòng tròn nằm trong cùng một mặt phẳng, tiếp tuyến ở tiếp điểm thẳng góc với nhau.
Đa số rớt vì quên cái mẩu "cùng nằm trong một mặt phẳng"!

Thư gửi bạn ta
5
Nói trắng ra là bộ môn phê bình ở miền Nam trước kia và hải ngoại bây giờ rất yếu. Có thể đếm trên đầu ngón tay những người phê bình có uy tín. Bây giờ điểm lại người có uy tín nhất hiện nay là Nguyễn Hưng Quốc, tiếp theo là Đặng Tiến, Bùi Vĩnh Phúc, Thụy Khuê, Trần Hữu Thục, Nguyễn Vy Khanh... và một vài người khác nữa. Còn chuyện khen chê nhiều khi là chủ quan nhiều hơn. Rồi có những cuộc tranh luận, không xoay vào tác phẩm, không xoay vào đề tài mà cãi qua vài ba trận là bắt đầu nói xấu về đời tư của nhau. Đó là cái rất yếu của người phê bình. Miền Nam trước kia cũng vậy, không khác gì. Đó chỉ là văn chương thôi, còn chính trị nữa thì không thể nói.
NSV: Không ai dám lên tiếng hay sao?
NMG: Chẳng hạn hồi trước khi về hưu, trong một lúc cao hứng, tôi tuyên bố là khi tôi về hưu sẽ viết một bộ văn học sử về văn chương hải ngoại. Hồi đó là dại dột, cho nên nói vậy, chứ bây giờ mà bắt tay vào là sinh chuyện. Khi kê khai mà thiếu bất kỳ ai thì chết với họ. Có khi kể họ sau người khác cũng không được. Mà chẳng lẽ kê khai đồng hạng cả thì cũng không được.
NMG

Những nhận định về phê bình như trên, đã trở thành "bản kẽm", và sự thực mà nói, hơi bị cường điệu, và đều mang "hơi hớm" của lời phán của Võ Phiến, và nhờ vậy, hải ngoại mang ơn ông có được bộ văn học sử đầu tiên và độc nhất là bộ Văn Học Miền Nam của ông. (1)
Những nói xấu về đời tư, nếu có, cũng là từ...  VP, qua những lời bóng gió về một NTH, thí dụ vậy.

Phê bình miền nam trước 1975, với Cao Huy Khanh, Lê Huy Oanh, Nguyễn Nhật Duật, Huỳnh Phan Anh, Uyên Thao... nào có bất cứ một ai trong số đó, lôi đời tư của những tác giả mà họ đề cập tới?

Về cơn cao hứng của NMG theo tôi, đúng là... cao hứng. Nếu ông thực tình muốn viết một bộ văn học sử về văn chương hải ngoại, thì sá gì cái chuyện "kê khai mà thiếu bất kỳ ai". Có thiếu, cũng chưa chắc đã sinh chuyện. Không được ông kê khai có khi còn là một hạnh phúc, như... Flaubert chẳng hạn! Ông này rất ghét mấy ông phê bình lôi tên tuổi hình ảnh của ông ra để mà dây máu ăn phần. Faulkner còn ghê hơn, chỉ muốn sổ đoạn trường gạch tên ông ra. Đâu có phải ai cũng muốn được kê khai đâu? Vả chăng, phe nhà thì mình nêu tên, còn thằng nào không ưa thì nhét nó vào một rọ "còn vài thằng khốn nạn khác nữa, không tiện nêu tên", đâu có "chết với ai?"
Chưa viết mà đã thế, thì còn mong gì nữa!
(1) Trong lời mở đầu bộ văn học sử, Võ Phiến cho biết, "... trước hết mình không phải là nhà phê bình nhà biên khảo gì ráo mà tự dưng xông ra... Ấy vậy mà nghĩ đi nghĩ lại chán chê rồi tôi lại quyết định cứ viết..."
NSV: Tình hình hiện tại không cho phép độc giả trong nước đọc văn chương hải ngoại. Chỉ qua đường internet, độc giả trong nước mới có thể thưởng thức được những tác phẩm giá trị bên ngoài.
NMG: Điều đó tốt, rất tốt. Ví dụ ở San Jose có website của Thời Văn, mỗi tuần đăng rất nhiều bài, ở trong nước muốn xem rất dễ dàng. Cái chính là ở chỗ họ xem nhưng họ lại không thông cảm được. Và chẳng hạn như nhà văn rất ăn khách trong nước bây giờ là Nguyễn Nhật Ánh, khi đọc tôi không thấy hay.
NMG
Câu trả lời của NMG theo tôi có thể đưa vô talaCu được.
Thời Văn cũng là một trang của phe nhà.
Thời Văn thua xa... Gió O, thí dụ vậy. Chắc là NMG không ưa... Gió O của LTH. Gió O xếp hạng top 100 ngàn, tức một trong những trang được đọc nhiều nhất, còn Thời Văn, 600 ngàn, theo Alexa. Gió O có rất nhiều bài mỗi tuần của cả trong lẫn ngoài nước.
Cái chính là chỗ họ xem nhưng họ lại không thông cảm được. Câu này của NMG quả là liều một cục. Cuốn của ông, được độc giả trong nước nâng niu như thế mà sao ông nỡ nói họ không thông cảm đuợc?
Còn nhận định về Nguyễn Nhật Ánh, thì lạc đề, vì câu hỏi là về độc giả ở trong nước đối với văn chương hải ngoại.
Nên để dịp khác dậy cho trong nước biết thế nào là một tác phẩm "khi đọc tôi thấy hay"!
Ôi chao, chán quá, chán quá!
Dọn hoài còn hoài.
Hết muốn dọn rồi!

Bếp Lửa
6

Tết đã qua. Mùa xuân kéo dài với những trận mưa phùn làm bẩn hè phố. Tôi không đặt chân về nhà nữa. Ngọc và tôi ăn tết cùng gia đình Bảo.

Chiều mùng một, tôi lên đón hai chị em Thanh đi chơi. Thanh bầy bàn thờ trên cái xích đông làm giá sách trước bàn học của Minh. Thanh bảo tôi lễ tổ tiên. Tôi chắp hai tay và lòng bâng khuâng. Mùng ba Ngọc trở xuống Hải Phòng. Chúng tôi uống rượu trước khi chia tay. Vợ Bảo đặt cái bánh chưng lên bàn và bảo với Ngọc:

“Anh ăn bánh chưng đi, biết đâu chẳng là miếng cuối cùng trước khi đi.”

“Vâng, biết trước thế nào được.”

Ngoài phố những đứa bé nghèo nàn đang đánh đáo. Chúng tôi không đưa tiễn nhau. Mùng chín tôi trở sang Bắc Ninh. Cái tết đi qua có lẽ quá vui khiến để lại cho thị trấn này vẻ trơ trẽn. Mưa bay ngoài cửa sổ và sự chuyển vận của chiến tranh mỗi lúc một thêm hấp tấp.

Đại vẫn chưa bỏ ra hậu phương. Trước khi về trường tôi có ghé nhà thăm và chúc tết ông Chính. Tình cờ tôi được biết Đại dan díu với Thịnh. Trong suốt mấy tháng tôi không được một dòng chữ nào của bạn bè. Tôi cùng về Hà Nội với Hạnh vài lần. Những ngày ấy tôi dành riêng cho Hạnh. Gần nhau, tôi nhận thấy chiến tranh – hay chỉ cần sự đe dọa của chiến tranh, tổng quát là sự khủng bố tinh thần – đã thổi vào máu Hạnh sự say đắm nhiệt tình trong yêu đương.

Sau mỗi lần như thế, khi lấy lại bình thường, Hạnh ngượng ngùng. Một lần nằm cạnh tôi, Hạnh nắm tay tôi để lên ngực nàng và hỏi:

“Anh có khinh em không?”

Lúc ấy tôi đau đớn tất cả thân thể.