*

1 2 3 4 5 6 7 8
9 10 11


Thư Gửi Bạn Ta

5

Tương lai văn học hải ngoại nó vắn số, nó không sống lâu đâu. Cho nên gần đây, gặp bạn bè tôi cứ nói họ in sách nhanh đi. Trong vòng vài năm nữa internet phát triển thì sách không ai in nữa.
Nguyễn Mộng Giác

Tương lai văn học hải ngoại, theo tôi, còn dai số lắm. Số phận của nó giống như số phận của DTH ở trong nuớc. Khi nào còn toàn trị ở trong nước là còn có văn chương hải ngoại.
Ngòi viết của văn chương hải ngoại, chính là internet.
Đúng, sách sẽ không ai in nữa, nhưng như thế đâu có nghĩa, văn học hải ngoại ngủm củ tỏi?
Theo Hai Lúa, chưa bao giờ văn chương hải ngoại mạnh như bây giờ.
Chứng cớ?
Talawas là một bằng chứng rõ rệt nhất.
Rõ ràng là, chẳng ai thèm biết đến bài nói chuyện ở Đại Học Mẽo của NMG nếu nó không được post trên Talawas.

Brodsky, trong Thư Nhà, viết cho ông cụ bà cụ của ông, đã viết bằng tiếng Anh.

"Tôi viết thư nhà này bằng tiếng Anh, bởi vì tôi mong cha mẹ tôi được hưởng một chút tự do... Tôi muốn ba má tôi, Maria Volpet và Alexander Brodsky, có được thực tại dưới 'qui tắc ngôn ngữ ngoại về lương tâm'  [a 'foreign code of conscience'].... Viết về họ bằng tiếng Nga chỉ có nghĩa kéo dài thêm sự giam cầm của họ..."

Theo nghĩa đó, văn chương hải ngoại, của người Việt, tuy vẫn viết bằng tiếng Việt, nhưng đúng là một thứ tiếng Anh đối với đồng bào ở trong nước.

"Một thời đại mà tất cả biến động của lịch sử và cái phức tạp của đời sống hiện ra trọn vẹn, giống như những phức tạp hiện ra trong thời kỳ cộng sản ở Việt Nam vậy, giống nhau lắm. Và vì giống như vậy, thay vì trực tiếp viết về cộng sản, tôi chuyển qua hai thế kỷ trước viết về thời Tây Sơn. Có nhiều hoàn cảnh mà tôi suy từ thời mình bây giờ sang thời trước."
NMG, bài đã dẫn.

Bài nói chuyện của NMG, theo tôi, chẳng có gì mới, đều là những điều ông đã nói đi nói lại, nhiều lần. Có vẻ như ông rất tự hào về chuyện sách của ông được in và được tái bản một hai lần ở trong nước. Trong khi chính cuốn đó, như ông kể, trong bài viết, tuy viết về Nguyễn Huệ, nhưng thực ra là viết về Cộng Sản, và cuộc xâm lăng Miền Nam.
Ông phải kể thêm về chuyện lý thú này, trong lần nói chuyện với thế hệ đàn em thì mới phải!
Bởi vì, đâu có dễ gì mà chơi được mấy ông VC một cú 'ra trò' như thế!
NQT

NMG là một nhà văn nặng lòng với miền nam, với VNCH, với thời cuộc. Hai cuốn trường thiên tiểu thuyết của ông, một là về cuộc tấn công của VC mà ông nhìn như của Mãn Thanh đối với chế độ Tây Sơn. Và một, Mùa Biển Động sau đó, khi "Mãn Thanh" chiếm được Miền Nam.
Sư phụ của ông là Dostoevsky. Có lần, có NBT, và Hai Lúa ở nhà ông; NBT đến "bàn thờ văn học", lôi xuống bức hình của Dos. Sau đó, tôi hỏi ông, ông viết văn rất dễ dàng, câu kệ cũng không lằng nhằng, tư tưởng của không, sao lại chọn Dos?
Ông nói, cái gì mình không làm được thì mới thèm mới muốn chứ!
Nhưng giấc đại mộng, chỉ viết những cuốn tiểu thuyết lớn để đời, ông đã nhận đuợc từ ông thầy.