*






&*

Con Bọ VC đã xuất hiện trong văn chương
qua nhân vật Quách Quyền Lực
Nguồn: Gió O

Quỳnh Giao: La Vie En Rose

Viết về Edith Piaf mà quên mối tình Vòng Tay Học Trò, của nàng, với Yves Monntand, thì.... uổng quá!
Và giả như, viết về trò mà quên mối tình chung thuỷ với bà vợ của chàng là nữ tài tử Simone Signoret, thì cũng quá uổng!
NQT
[Montand was the good looking nice guy the French love to love. He was a pure, unadulterated Mediterranean. He was the big guy who never knew when to stop. It was undoubtedly the film, César et Rosalie (with Romy Schneider) which painted the truest picture of him. He combined singing and cinema careers with rare success. There were also many women in his life, despite his faithful marriage with Simone Signoret - what our American friends would call a French paradox.... Nguồn]

Piaf còn một bản rất nổi, nhất là với Miền Nam ngày nào, là La Chanson de Lara, Bài Ca Lara, nếu Gấu này nhớ không lầm.
Bản này, cuốn tiểu thuyết Bác Sĩ  Zhivago, và bản dịch tiếng Việt [có tới hai bản, bản sau của Nguyễn Hữu Hiệu, Vĩnh Biệt Tình Em], đã một thời làm huyên náo cả một lũ chúng ta!

Nhưng kỳ quái nhất, trong những bản nhạc thịnh hành hồi đó, là bản Exodus.
Tại sao?
Xin để hạ hồi phân giải!

The long fight

Like her best-selling memoir, Wild Swans, Jung Chang's controversial biography Mao is banned in China, but she hopes the first Chinese translation will break through.
By Maya Jaggi
Saturday June 10, 2006
The Guardian
Cuộc chiến đấu dài.
Nhân cuốn hồi ký về Mao ra bản bìa mỏng, tác giả nói chuyện với tờ Guardian. Bà hy vọng, bản dịch của nó qua tiếng Trung Quốc, sẽ lọt về đất liền.

Phỏng vấn người trong cuộc: Thi sĩ Thi Vũ
Nguồn: Gió O
*
Văn chương thay đổi lòng người, mà lòng người là gì, nếu không là sinh phong mới cho văn hóa : một nền văn hóa mới chữa vết thương khủng hoảng tâm thức. Thơ là gì nếu không là mẹ đẻ của triết học : một người nhìn lên trời cao lúc xế chiều và mơ mộng, đó là bước đầu của triết học và tư tưởng. Thi Vũ

Tạp Chí Văn Học Pháp, Tháng Năm, 2006
Đọc lại Camus
Suy tư làm giặc: Penser la révolte.

Album: Jen lên lớp 1

Nhân World Cup 2006
Xin mời bạn đọc
Trước Cuộc Truy Hoan
 "Bóng đá gồm 22 cây gậy [của tên ăn mày, như các cụ thường nói], đuổi theo một cái âm hộ; cái chày của môn chơi golf là một dương vật cán bằng thép; vua và hoàng hậu trong môn cờ là Laius và Jocasta, mọi chiến thắng đều là một dạng, hoặc bài tiết, hoặc xuất tinh."
Fowles
[Laius là cha, Jocasta là mẹ mà Oedipus bị lời nguyền của con nhân sư, phải giết đi và lấy làm vợ. Jocasta sau treo cổ tự tử, Oedipus tự chọc mắt, làm người mù chống gậy đi lang thang giữa sa mạc].
Khung thành là một cái âm hộ, qua đó, một cầu thủ, một đội banh, một sân đất, một xứ sở, cả nhân loại, 'bất thình lình xả hết sinh lực tạo giống của ‘chúng mình’ vào đó."
Camus.
Nhà Văn và Bạo Chúa
The Writer and the Tyrant

Sự cứu rỗi cuối cùng
Một trong những câu chuyện ngụ ngôn Gấu đã từng kể ra, từ cuốn sách học Anh Văn tình cờ vớ được ở trong trại tị nạn Thái Lan, Promises To Keep, là về một anh chàng la bải bải, nguồn nước uống độc nhất trong làng, đã bị tẩm độc, uống vô sẽ thành khùng, dân làng cuời ngất, ngó anh chàng ra vẻ thương hại, mi mới là thằng khùng. Sau chót, anh chàng này đành gục đầu uống nước độc, tự nhủ, chẳng lẽ cả làng khùng, một mình ta không khùng, thì... chán chết.
DTH, nhìn một cách nào đó, chính là người khùng trên, nhưng nhất định không chịu khùng. Cứ tưởng tượng ra cái cảnh, bà ngồi khóc ròng trong cái ngày ba mươi năm mới có ngày nay, là đủ hiểu!

Đọc Thư Ngỏ, Gửi Bạn Ta
Sau này, đọc Những Đứa Con Sinh Vào Giờ Tý, tức nửa đêm, đúng thời điểm đất nước Ấn được giải phóng, của Salman Rushdie, là Gấu nhớ tới lời phán của Ngài Võ Văn Kiệt, vào một trong những ngày liền tù tì sau 30 Tháng Tư 1975: Nhìn vầng trán của mấy em thiếu nhi, những cháu ngoan Bác Hồ, là thấy tương lai của đất nước!
Những đứa trẻ Việt Nam, sau 30 Tháng Tư, đều là những đứa con giờ Tý của một đất nước khốn khổ khốn nạn. 
Những đứa trẻ sinh vài giây trước, hay sau, giờ mà Saleem gọi là tiếng tích tốc của Ngài Toàn Quyền Mountbatten, chúng có những số phận khác nhau. Nhân vật Saleem của Rushdie, sinh đúng giờ đó, được bà mụ ban cho tài năng lạ kỳ, nhưng bù lại, sẽ ôm lấy những thảm họa của đất nước. 
Gấu nghĩ, những đứa trẻ Việt Nam, tất cả, đều được số mệnh ban cho đồng đều, cái món quà khốn nạn, là ôm lấy những thảm họa của đất nước.
Tất cả, trừ con cái mấy ông VC!
Tất nhiên!
*
Tôi cũng lại không thích việc nơi định cư của chúng ta ở nước ngoài, được nhiều người gọi là: “Ðất tạm dung”! Ðiều đó không đúng đâu anh. Tôi nghĩ phải nên coi đây là quê hương thứ hai của chúng ta mới là chính danh, chính nghĩa của nó.
QT

"Đất tạm dung", thực sự, là "thuật ngữ" của Cao Uỷ Tị Nạn, nhằm chỉ những đất nước thuộc vùng Đông Nam Á, nơi những trại tị nạn được dựng lên, cho những người vượt biển, chờ "tái định cư" tại một "đất nước thứ ba", mà QT gọi là quê hương thứ nhì của họ.
Cao Uỷ tị nạn phân loại ba thứ đất nước. Thứ nhất, quê hương nơi sinh ra. Thứ nhì, đất tạm dung. Thứ ba, nơi tái định cư.

Và nơi đích thực để mà gọi là quê hương, của mỗi cá nhân con người, theo tôi, là tùy theo người đó.
Theo nghĩa đó, quê hương thứ hai theo cách gọi của QT, có thể sẽ có người gọi là quê hương thứ nhất, theo cái nghĩa, nơi nào trái tim nói, đây là quê hương, thì nó là quê hương, chẳng có thứ mấy thứ miếc gì ráo!

Và nếu như thế, thằng Gấu Bắc Kỳ này chọn Nam Kỳ làm quê hương của nó.

Và, khi mất, nước Việt Nam, nước Nam Kỳ, chỉ còn có nước Bắc Kỳ, khi đó, nước Lá Phong bèn thay thế.
Vẫn là thứ nhất.
Độc nhất!
*
"Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó. Rồi: Thơ Của Tôi."
Joseph Brodsky

Tôi hết còn tin tưởng ở xứ sở đó. Tôi không quan tâm (đến chuyện này). Tôi đang viết bằng tiếng nước tôi, và tôi thích tiếng nước tôi. Tôi thực sự không biết giải thích thế nào cho ông thấy. Xứ sở là... những người của nó. Tôi là một trong những người đó, và tôi thấy quá đủ hoặc quá thiếu về tôi rồi... Khi Thomas Mann từ Đức đến California, người ta hỏi ông về văn chương Đức, ông trả lời: Văn chương Đức là nơi tôi đang ở (German literature is where I am). Nếu một người Đức dám chấp nhận điều này, tôi cũng dám chấp nhận. Bây giờ tôi sửa soạn để chết tại đây. Cũng chẳng quan trọng chi chuyện đó. Vả chăng tôi cũng không biết chốn nào khá hơn. Mà nếu có biết, tôi cũng chưa kịp sửa soạn để đổi đời."
Tôi hết còn tin vào nơi chốn đó
Nhưng một khi phải bịa đặt ra, ngay cả mẩu đất ở dưới chân mình, thì, chỗ nào mà chẳng được!
Lẽ dĩ nhiên, trừ quê hương, nơi, kẻ lưu vong bị "trù ẻo", trầm luân đời đời, đừng khi nào vác cái mặt mo trở về! ["doomed never to return home"].
Em ra đi nơi này vẫn thế
Quê hương của một con người, thì cũng chỉ là một mảnh không gian - có thể một căn phòng khách sạn, hay băng ghế nơi công viên gần nhất - nơi con mắt của nhân dân hay sự phiền hà của một chế độ thư lại, Đông cũng như Tây, vẫn còn cho phép một con người, và tác phẩm của người đó. Cây có rễ, người có chân để mà bỏ đi, sau khi lương tâm của nó nói:
Không!
Không có gì tởm hơn là chuyện sẵn sàng làm thịt kẻ khác, nhân danh quốc gia này, nọ, cờ đỏ, vàng. Chủ nghĩa quốc gia là nọc độc của lịch sử hiện đại.
[George Steiner: The Cleric of Treason].
Đi là Đến. Vượt biên là Về Nhà