*






Con Bọ VC đã xuất hiện trong văn chương
qua nhân vật Quách Quyền Lực
Nguồn: Gió O

Một con tầu cho Việt Nam
Phỏng vấn người trong cuộc: Thi sĩ Thi Vũ
Nguồn: Gió O
*
Văn chương thay đổi lòng người, mà lòng người là gì, nếu không là sinh phong mới cho văn hóa : một nền văn hóa mới chữa vết thương khủng hoảng tâm thức. Thơ là gì nếu không là mẹ đẻ của triết học : một người nhìn lên trời cao lúc xế chiều và mơ mộng, đó là bước đầu của triết học và tư tưởng. Thi Vũ

**

"De temps à autre
Les nuages accordent une pause
à ceux qui contemplent la lune."
 Bashô
"Lâu lâu,
 mây ban cho mấy thằng chả ngắm trăng,
một chút xả hơi."
Về yếu tính, Hai Cu Thơ hơn cả Thơ. Trong Hai Cu có... Thiền.

Tạp Chí Văn Học Pháp, Tháng Năm, 2006
Đọc lại Camus
Suy tư làm giặc: Penser la révolte.

**
Tinh thần thời kỳ Ánh Sáng, những giá trị nhân bản của nó,
sẽ là khởi đầu của nhân loại, sau khi đoạn tuyệt những chủ nghĩa không tưởng?

Album: Jen lên lớp 1

Nhân World Cup 2006
Xin mời bạn đọc
Trước Cuộc Truy Hoan
 "Bóng đá gồm 22 cây gậy [của tên ăn mày, như các cụ thường nói], đuổi theo một cái âm hộ; cái chày của môn chơi golf là một dương vật cán bằng thép; vua và hoàng hậu trong môn cờ là Laius và Jocasta, mọi chiến thắng đều là một dạng, hoặc bài tiết, hoặc xuất tinh."
Fowles
[Laius là cha, Jocasta là mẹ mà Oedipus bị lời nguyền của con nhân sư, phải giết đi và lấy làm vợ. Jocasta sau treo cổ tự tử, Oedipus tự chọc mắt, làm người mù chống gậy đi lang thang giữa sa mạc].
Khung thành là một cái âm hộ, qua đó, một cầu thủ, một đội banh, một sân đất, một xứ sở, cả nhân loại, 'bất thình lình xả hết sinh lực tạo giống của ‘chúng mình’ vào đó."
Camus.
Nhà Văn và Bạo Chúa
The Writer and the Tyrant

Sự cứu rỗi cuối cùng


Kỷ niệm với nhà thơ

Trâu chậm uống nước đục, hay nói như nữ văn sĩ Trùng Dương, trong cái thư đầu tiên nhận được từ văn giới hải ngoại, những ngày đầu tới trại tị nạn Thái, Lan, đại khái, cuối mùa rồi, anh đi làm gì, ra ngoài này, còn làm được gì nữa, những ngày đầu 'tái định cư", và sau này, thỉnh thoảng lại được nghe một ông bà nhà văn, hải ngoại, hậu-1975, thuộc dòng văn chương Miền Nam kéo dài, cũng cỡ tuổi Gấu, than, tui viết từ khi còn trẻ, nhưng cái đám nhà văn Miền Nam lúc đó chúng kỳ thị, chúng bè phái, thành thử chúng dìm, chúng ém tài tui, nếu không tôi nổi tiếng từ lâu rồi. Gấu cũng đã từng nhắc tới một hai ông, thù Gấu và mấy ông bạn viết cùng thời, chỉ vì dám nổi tiếng từ thập niên 1960, trong khi mấy ông này, phải ra đến hải ngoại, phải đến khi về già, mới được nổi tiếng!

Có ông khoe, viết từ thời... Sáng Tạo, đã có bài này, bài kia, đăng số mấy, số mấy!

Lạ một điều, là, mấy ông này đều làm như độc giả... mù! Hoặc chính mấy ông... mù, không nhận ra một sơ hở trầm trọng, trong lập luận của họ, về cái vụ dìm thiên tài, do phe phái, của đám chóp bu văn học Miền Nam trước 1975. Chỉ cần đọc, những gì mấy ông bà này viết, ở hải ngoại, khi đã về già, khi tài năng đã chín mùi, là đủ hiểu, vào thời trẻ, sáng tác của họ nó... nặng mùi khủng khiếp tới cỡ nào!

Nói rõ hơn, chẳng làm gì có cái vụ dìm tài năng trong giới văn học, ở Miền Nam, hay nói cụ thể hơn, ở Sài Gòn, trước 1975.

Chứng cớ: Những truyện ngắn đầu tay của Dương Nghiễm Mậu [nếu có người nào không tin thì đọc Mai Thảo, trong Chân Dung Nhà Văn], Cung Tích Biền [Ngoại Ô Dĩ An Và Linh Hồn Tôi], Nguỵ Ngữ [Con Thú Tật Nguyền], Trần Thị NgH [Nhà có cửa khoá trái], Trăng Huyết của Minh Ngọc.... Chúng, có khi chỉ vừa mới đến tòa soạn không thôi, hoặc vừa mới ló mặt trên báo, là đã gây chấn động trong giới viết lách, chỉ qua phương tiện truyền thông, là rỉ tai nhau! Bắn chậm thì chết, thằng nào đọc muộn một tí, là đã xuýt xoa, tại sao mãi đến bữa nay mình mới được đọc!
Gấu cũng đã từng kể chuyện, Lý Hoàng Phong, tác giả Sau Cơn Mưa, đi lùng tờ nhật báo Dân Chủ, số có đăng bài điểm sách của ông, do Gấu viết, và khi tình cờ gặp tại khu Trương Minh Giảng, ông giơ tờ báo, khoe, nghe bạn bè đồn ầm lên, vớ được nó rồi!
Một lời đó, thay cho một lời chào hỏi, lần đầu làm quen, sướng cỡ nào!

Bản thân Gấu, truyện ngắn Những Ngày Ở Sài Gòn, chưa kịp khô mực trên tuần báo Nghệ Thuật, là, Nguyễn Đình Toàn, khi đó Gấu chưa từng quen biết, đã tự động đi kiếm tác giả của nó, đề nghị viết cho tờ Văn, khi đó anh là một trong những người chọn và duyệt bài.
Và khi truyện ngắn đầu tiên của Gấu xuất hiện trên Văn, đích thân ông chủ báo Nguyễn Đình Vượng, trịnh trọng cổ cồn cà vạt, lên khung đồ lớn, "chống ba toong", đi cùng ông phụ trá kiêm tổng thư ký, là Trần Phong Giao, ra Quán Chùa diện kiến nhà văn "mới ra đời", trịnh trọng đưa tiền nhuận bút, trịnh trọng để trong phong bì, cho nó sang!
Gấu đâu có quen  biết gì Nguyễn Đình Toàn, Trần Phong Giao, Nguyễn Đình Vượng!
Ngay cả với ông anh, Gấu cũng "đâu có thèm nhờ", mà gửi thẳng truyện ngắn xuống tòa soạn, bởi vì Gấu nghĩ, nếu ông anh đưa, thì làm sao biết, tài thực hay là tài dởm!

Gấu, nhà văn