*







*

Bức tượng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng ở nghĩa trang liệt sĩ TP Hồ Chí Minh là một điển hình. Dưới mắt nhìn, phần đôi chân và lá cờ quá dài, phần bán thân còn lại bị rút ngắn, làm mất dạng vẻ đẹp khí phách và bao la trên khuôn mặt của pho tượng.
Doc cai bai cua ong Trinh Cung nay sao ma thay trong long phien nao qua ha. K.T

Sự cứu rỗi cuối cùng
Lần đầu tiên Gấu đọc Tolstaya, là ở trong trại tị nạn Thái Lan, qua một bài viết của bà, được dịch đăng trên tờ Thế Kỳ 21, may mắn làm sao lạc vào tay Gấu. Những thời ăn thịt người. Bài của bà, hình như là nhân đọc Robert Conquest mà viết ra. Conquest, sau Gấu được biết là một sử gia, và là một trong chỉ có hai người, mà theo Solzhenitsyn, là hiểu rành rẽ về đế quốc ma quỉ. (1) Câu của Tolstaya, là từ Conquest mà ra, mà Gấu nhớ đại khái, sau nhắc lại trong bài viết về Nơi Người Chết Mỉm Cười. Một anh bạn văn, ít tuổi hơn, ra đi từ Miền Bắc, đọc bài này, thú quá, nói, bài viết nào của anh cũng có tí chính trị ở trong đó, và đều nhắm gửi cho một nơi chốn nào đó, ở Việt Nam. Bài viết này là gửi cho những người ở Hà Nội. Nơi người chết mỉm cười là...  Hà Nội! (2)

Câu của Tolstaya, do Gấu đọc, trong cái tâm trạng 'qui chiếu' về chính mình, [hay nói theo kiểu lẩy Kiểu, giật mình mình lại thương mình xót xa], về cái đời của mình, một thằng bé Bắc Kỳ phải bỏ chạy Đất Bắc, đang nằm trong một trại cấm Thái Lan, nơm nớp lo sợ bị trả về, quả là một chấn động, một mặc khải ghê rợn.

Tatyana Tolstaya, trong một bài người viết tình cờ đọc đã lâu, khi còn ở Trại Cấm, và chỉ được đọc qua bản dịch, Những Thời Ăn Thịt Người (đăng trên tờ Thế Kỷ 21), cho rằng, chủ nghĩa Cộng-sản không phải từ trên trời rớt xuống, cái tư duy chuyên chế không phải do Xô-viết bịa đặt ra, mà đã nhô lên từ những tầng sâu hoang vắng của lịch sử Nga. Người dân Nga, dưới thời Ivan Bạo Chúa, đã từng bảo nhau, người Nga không ăn, mà ăn thịt lẫn nhau.
Chính cái phần Á-châu man rợ đó đã được đưa lên làm giai cấp nồng cốt xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bà khẳng định, nếu không có sự yểm trợ của nhân dân Nga, chế độ Stalin không thể sống dai như thế. Puskhin đã từng van vái: Lạy Trời đừng bao giờ phải chứng kiến một cuộc cách mạng Nga!
Nơi Người Chết Mỉm Cười
(1) ... ông vẫn biết, ở Tây Phương, ít nhất cũng có hai người đã thực sự hiểu rõ yếu tính của Chủ Nghĩa Cộng sản Xô Viết; một là George Orwell (tác giả những cuốn sách như là Trại Loài Vật, 1984…); người kia là Robert Conquest, một sử gia về (thời kỳ) khủng bố của Stalin. Ông này còn là một thi sĩ. Solzhenitsyn đã từng nhờ Conquest chuyển thành thơ vần (verse), tác phẩm đầu tay của ông, Những Đêm Phổ (the Prussian Nights), một bài hùng ca được làm trong khi ông ở tù, và chỉ được ký ức ghi nhớ.

Ông tới tuổi 80 năm nay, 1998. Sinh ra cùng với những biến động nội chiến tiếp theo cách mạng Bolshevik. Chỉ trong vòng 4 năm đầu đời của cậu bé, chừng 10 cho tới 25 triệu dân Nga chết vì đói, và hung bạo. Miền Nam nước Nga, nơi ấu thời của cậu đã chìm vào ghê rợn. Cha chết trước khi cậu ra đời, được mấy bà mẹ nuôi dưỡng, cho ăn học, có khiếu về khoa học và toán. Được huấn luyện tại trường pháo binh, huy chương Anh Dũng Bội Tinh (Order of the Patriotic War) sau những trận phản công tàn bạo giải phóng Orel đầu tháng Tám 1943. Tháng Giêng 1945 trên đường tiến tới Berlin. Vẻ u ám, thê lương của những trận đánh khi đã xế chiều, đã tác động tới trí tưởng tượng của ông. Trong một bài thơ dài Những Đêm Phổ (Prussian Nights), ông miêu tả cảnh lính Nga tàn sát, hãm hiếp thường dân Đức, sát hại tù nhân chiến tranh. Bị bắt tại bộ chỉ huy pháo binh ở East Prussia, ngày 9 tháng Hai, 1945. Cuộc du hành địa ngục bắt đầu. Nhờ nó, nhân loại hiểu, gulag nghĩa là gì; nói rõ hơn, ông là người đem đến cho thế kỷ của chúng ta một trong những ý nghĩa đích thực của nó: thế kỷ gulag. Ông cảm nhận mớ bòng bong khổng lồ bệnh hoạn, tức vũ trụ tù đầy Stalinist: một lỗ đen rộng lớn, trong cuộc tạo thành lịch sử, với tất cả những nghi lễ, luận lý khùng, với bộ máy "nhà nước quản lý, đâu đâu cũng có con mắt". Ngay mỗi lần nghe kể lại, bộ máy giết người Stalinist vẫn giữ nguyên tính thú vật của nó.
Một linh hồn lưu vong
(2) Một nhà văn, cũng ra đi từ miền bắc, rất nổi tiếng tại khu vực Đông Âu, [Gấu không tiện nêu tên ở đây], nhân một lần gọi điện thoại chúc Tết tờ Văn Học, và ông chủ nhiệm của nó, NMG, đã khen Gấu, 'tay này làm được một cuộc hôn phối giữa chính trị và văn chương'!
NMG kể lại cho Gấu nghe, còn xuýt xoa giùm cho ông bạn văn, về tiền cước của cú điện thoại!
[1997, cỡ đó]

 Tưởng Niệm TTT
*
"Trong thơ miền Nam vào thời kỳ sau 1954 đã xuất hiện một nhân tố hoàn toàn mới, nhân tố đó là lịch sử."
Tô Thùy Yên, trả lời Phan Nhiên Hạo, trên talawas
« II existe une nostalgie sans rapport avec l'Histoire, que nous ressentons tous, la mémoire émotionnelle d'un temps où nous étions innocents. »
Kazuo Ishiguro: L'âge de la nostalgie.
Có một thứ hoài nhớ chẳng mắc mớ gì tới lịch sử.

Cổ lai chinh chiến
Cao Bồi cho biết nhà văn Miền Bắc mà Time tiếp xúc là Nguyễn Tuân. Còn Miền Nam, một người hiện ở Mỹ, người viết có quen biết, nhưng không thể nêu tên ở đây.
Sở dĩ nhắc chuyện cũ vì thời gian sau này, Time có bài giới thiệu cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh.
Nhà văn Miền Nam được Time tiếp xúc, đề nghị, và đã nhận lời, theo Cao Bồi, là nhà thơ Thanh Tâm Tuyền.
Sau đó Gấu có hỏi ông, và ông gật đầu xác nhận chuyện này. NQT

 Barbara
Quelle connerie la guerre
Nguồn
Bài thơ này, TTT cũng đã từng dịch.
Bạn nào còn giữ được, thêm vô đây, làm thế chân vạc.
Thi sĩ còn viết tựa cho tập thơ của Trần Lê Nguyễn,
cũng có tên như của Prévert. NQT

Hỡi Barbara
Cuộc chiến tranh xuẩn ngốc xiết bao
Còn em giờ đã ra sao
Dưới trận mưa lửa thép
Dưới trận mưa máu trào
*
Mùa Thu
Ngựa quị giữa lối đi
Lá thu phủ lên ngựa
Tình đôi ta run run
Và mặt trời cũng rứa.
*

THANH TAM TUYEN
La poésie entre la guerre et le camp

 Kỷ niệm với nhà thơ

Gấu, nhà văn