Nội Cỏ Của Thiên Đường:
Nhà văn nhí, từ Austen tới Woolf

Từ trước tới nay, cụm từ "văn chương nhi đồng" dùng để chỉ những gì người lớn viết cho con nít đọc, không phải những gì do nhí viết.
Tình hình có đổi khác. Trước tiên là quan niệm về trẻ em, như là độc giả, như là những nhà sản xuất đầy tiềm năng [những nhà văn đầy nội lực, sắp sửa xuất chưởng], chứ không chỉ là những người tiêu thụ.
Cuốn Nhà văn nhi đồng từ Austen tới Woolf, Christine Alexander và Juliet McMasters biên tập, nhà xb Cambridge, Dinah Birch điểm trên TLS 10 tháng Hai, là một tập tiểu luận về nhà văn nhí thế kỷ 19. Mục tiêu của cuốn sách, khuyến khích nhìn nhận, có văn chướng nhí, của nhí, do nhí viết, [the child's own authentic voice: tiếng nói đích thực của nhí], và khai phá thám hiểm, một thể loại văn chương từ trước tới nay bị bỏ qua.
Nghe có vẻ khiêm tốn, nhưng quả là một tham vọng lớn.
*
Hình cho cuốn Lịch Sử Anh Quốc, của nữ sử gia 15 tuổi, Jane.

*
Khi nói, tôi không phải là nhà trí thức, tôi muốn nói tới những điều chính mắt nhìn thấy.
Quand je dis que je ne suis pas un intellectuel, j'entends que je préfère parler des choses vues.
Olivier Todd, la passion du réel, đam mê cái thực
Tác giả Sài Gòn ơi, vĩnh biệt [Saigon đi đoong, Tháng Tư Độc Địa, La Chute de Saigon, Cruel Avril, 1987], nhà ký giả, trí thức thiên tả, lúc đầu cứ nghĩ đây là cuộc chiến tranh giải phóng, do Miền Bắc phát động, nhằm thống nhất đất nước, nhưng cuốn sách của ông, là về một điều phức tạp hơn nhiều, nếu không muốn nói, ngược hẳn lại.
Văn Học Pháp, Le Magazine Littéraire, Tháng Giêng, 2006

Les choix du « Point »
ROMANS ET NOUVELLES
Duong Thu Huong « Terre des oublis » (Sabine Wespieser)
Stéphane Osmont « Le manifeste » (Grasset)
Jean-Noël Pancrazi « Les dollars des sables » (Gallimard)
Bruno Pedretti « Charlotte, la jeune fille et la mort » (Robert Laffont)
Olivier Weber « La bataille des anges » (Albin Michel)
Tờ Le Point [Thứ Năm, 2 Tháng Ba, 2006],
chọn Sói Cô Đơn dẫn đầu, với Miền Quên Lãng [Chốn Vắng]

*
Teacher & Jen, March 1, 2006

**
Thời Báo, Time, 6 Tháng Ba, 2006:
10 câu hỏi cho E.L. Doctorow
11 tiểu thuyết của ông kể chuyện lịch sử đã qua của nước Mẽo. Cuốn mới nhất, lẽ dĩ nhiên, vẫn là về nước Mẽo, và, lẽ dĩ nhiên, vẫn là về cuộc Nội Chiến: The March, kể lại cuộc vận động liên quan đến Cuộc Nội Chiến của Tướng Sherman, đã đem đến cho ông giải thưởng PEN/Faulkner, lần thứ hai.
-Gọi ông sao giờ đây? I-Eo?
-Thì vậy đó. Tên tôi là Edgar, do ông già khoái đọc Edgar Allan Poe. Ông ưa khá nhiều nhà văn tồi. Nhưng Poe đúng là nhà văn tồi bảnh nhất của chúng tôi, và đây là niềm an ủi.
Tại sao Cuộc Nội Chiến?
Làm sao vờ nó cho được, trong bất cứ một câu chuyện nghiêm túc về đất nước này?
Tội lỗi là cũng từ đó mà ra, từ đó mà trở thành. Nó là mẫu máu DNA của chúng ta.


“Mọi người bắt đầu gọi nó, một cuộc chiến bẩn thỉu nho nhỏ. Bẩn thì vẫn bẩn nhưng nho nhỏ thì hết rồi… Đừng vùi dập nó. Đây là cuộc chiến độc nhất mà chúng ta có”, một tên phi công đểu giả Mẽo tuyên bố.





Anh có biết tại sao em đến tìm anh không? Oanh chậm rãi.
Kiệt khó chịu vì câu hỏi. Chàng nín thinh.
-Em đến để từ biệt anh. Oanh ngừng, đợi phản ứng của Kiệt - Trước khi không còn được gặp anh, em muốn....

-Về già nghĩ đến những lúc này mình có kỷ niệm đẹp biết là chừng nào. Oanh nói khi họ bắt buộc phải rẽ, không thể đi thẳng mãi bởi con đường sẽ dẫn họ ra ngoài thành phố.
-Em nghĩ thiệt giỏi. Kiệt chua chát, ngấm ngầm, cay đắng. Hơi rượu như được châm đốt bùng cháy.
-Anh không chịu nghĩ như vậy sao? Giọng Oanh châm biếm, cười cợt.
-Anh nghỉ dở lắm.

Về cú sét đánh ngược này, tức, "kỷ niệm đẹp, dành cho khi về già nhớ lại", Gấu cũng đã từng gặp.
Về già nghĩ lại, thấy còn đau hơn cái lần đầu tiên nghe Em nói, nhiều, nhiều lắm.

Nhưng giả sử có lập lại được, thì chắc cũng...  y chang.
Gấu "vụng về" lắm!
Nghĩ cũng vụng, mà làm cũng vụng!

Lần độc nhất, kha khá, thì đành đem cả cuộc đời ra để trả... nợ!


Rượu
Xuân Sách
Đừng rót nữa tôi không sành rượu
Càng uống nhiều lại càng tỉnh như không
Nên thiên hạ dễ dàng nhận biết
Những lúc nào xấu hổ, lúc nào không.
Nguồn

*
Phạm Năng Cẩn & Huỳnh Phan Anh
@ Quán Cầy Tơ, chân cầu Thị Nghè, 2002

*
Paris, góc vẽ,
Gấu và Huỳnh Phan Anh, 1999

*
Nguyên Ngọc & Nguyễn Việt Hà
@ Bảo Ninh's, 2002
bvvc

Hậu quả là gì, thưa ông?
- Sự mất giá.
 Ai mất giá?

Hai Lúa sợ rằng phải nói ngược lại.
Chính cái chợ chiều đó mới là hy vọng của văn chương trong nước. Đó là cách tốt nhất để huỷ diệt cái giá trị đã từng áp đặt lên những nhà văn. Thời cơ vàng để bắt đầu viết.
Không có ai, không có bất cứ một thứ quyền lực... nào bảo hiểm cho nhà văn ngoài tác phẩm của người đó
Hội Nhà Văn, lại càng không.

Hai Lúa có lần nhắc tới ông anh Hiếu Chân, và lần ông đi dự hội nghị Hội Nhà Văn quốc tế, tức PEN, ở Tokyo. Ông là một trong những người sáng lập ra tổ chức PEN Việt Nam, cùng với những ông Đỗ Đức Thu, Vũ Hoàng Chương...

Nhân đây cũng xin nói một tí về PEN Việt Nam, và những ngày đầu của nó.
Có Hội, thì có Họp. Muốn họp thì phải có trụ sở. Thế là sau khi thành lập Hội, mấy ông già nhà văn bèn đi kiếm một căn nhà dựng bảng hiệu, kiếm một em làm thư ký, đi ra đi vô, và kiếm một ông trong bọn làm ông Từ giữ đền.
Ông anh HC của Hai Lúa được tổ chức giao cho chức vụ ông Từ. Ông Từ thấy cô thư ký ngon quá, bèn xáp vô. Cô có bầu, thế là ông Từ phải đi muớn một căn nhà nho nhỏ cho cô em.
Cả đời ông anh Hiếu Chân của Hai Lúa chỉ mong có tí con trai, để nối dõi "nghiệp văn", hay nói theo ông, để nối dõi tông đường!
Còn một cô nữa, hồi ông làm nhiệm vụ đưa đồng bào vô Nam tại đầu cầu Hải Phòng.
Cái cô ở Hải Phòng đó, Hai Lúa cũng đã kể sơ qua rồi. Trong Ông anh HC.
Cả hai cô đều cho ông hai cô con gái.
Rõ khổ!

Nhớ, hồi đó, nhà thơ TTT, nghe chuyện, cười ngất, phán: Mấy ông già thì chỉ kiếm được thứ mấy em đó thôi!
Đâu có bảnh như Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, không thèm đi kiếm mà em tự động tới?
Nhưng, theo Hai Lúa, Kiệt đau hơn nhiều. Bởi vì cô học trò mi-nhon, kiếm ông thầy, xin thầy cho em gặp riêng ở nhà thầy đó, gặp thầy, là chỉ nói một câu, em yêu thầy, rồi.... bye, bye.
Bởi rằng thì là em chỉ cần "kỷ niệm đẹp"!

Bỗng dưng, Gấu nhớ đến một em của nhà văn Durrell. Em này mê viết văn, mê quá là mê, mà viết chẳng ra gì, em mới đi coi bói, hỏi cõi âm, coi mình có thành nữ văn sĩ được không. Cõi Âm phán, tại rằng là vì em còn nguyên, chưa có "vết thương dậy thì" [tên tác phẩm đầu tay của nữ văn sĩ miền nam trước 1975]. Thế là em đi gặp một ông trùm văn nghệ, năn nỉ, anh giúp giùm em, để em làm nhà văn!
Bố lếu bố láo thiệt!