*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang & Bài đặc biệt

  Hiện tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ

Thư Tín

*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004

Alexa Ranking
81,253









 


*
Mưa, tác phẩm mới nhất của Jen

*
Tự họa: Lãng Tử Về Đêm
*
Nhìn bằng con mắt nội.
Cái sọ ở bên dưới làn da.
*
Tự Họa với Cái Chai.
"I came frightened into the world and lived in perpetual fear of life and people": thus was Munch, as an aldult.
"Tôi vào đời là đã khiếp viá, và sau đó, sống thường trực với sợ, đời và người"
[TLS 18 tháng Một, 2005]
Edvard Munch (December 12, 1863 – January 23, 1944) was a Norwegian expressionist painter and printmaker. His intense, evocative treatment of anguish greatly influenced development of German expressionism in the early 20th century.
The Scream (1893; originally called Despair), Munch's best-known painting, is regarded as an icon of existential anguish. As with many of his works, he painted several versions of it. The Scream is one of the pieces in a series titled The Frieze of Life, in which Munch explored the themes of life, love, fear, death and melancholy. It was stolen from the Munch-museum in Oslo, Norway, August 22. 2004, and unsubstantiated rumors record it as being destroyed by the thieves. [Họa sĩ Na Uy, nổi tiếng với bức Tiếng Thét, thoạt đầu gọi là Chán Chường, được coi như một biểu tượng về nỗi đau của kiếp người; bức này bị ăn trộm, và nghe đồn, bị bọn trộm thiêu huỷ].
[From Wikipedia, the free encyclopedia. Bách khoa từ điển online]

Thi sĩ hả? Đã nếm cơm tù lần nào chưa?
Nếu ở Anh, và là thi sĩ, bạn có nhiều cơ hội đọc thơ, ở các trường học, và việc mời mọc này là do Hội Thơ [Poetry Society]. Bạn nhận được một cái thiệp mời, ấn định ngày giờ, và sau đó, thắng bộ đi.
Nhưng Hội Thơ bây giờ ở Anh khó hơn xưa nhiều.
Họ sẽ gửi cho bạn một cái thư, do Angel Dahouk của Hội Thơ, ký, trong đó tha thiết yêu cầu bạn gửi cho chúng tôi một bản sao lý lịch trích ngang, do văn phòng hình sự, The Criminal Records Bureau, cấp phát, cho biết mọi chi tiết liên quan vấn đề hình sự, thí dụ như bạn có bị bắt bớ lần nào chưa. Nếu bạn giấu diếm, chúng tôi đành phải gạch tên bạn.
Và nếu như thế, thì cũng có khá nhiều nhà thơ bị gạch tên. Tờ TLS, 18 Tháng Một. 2005, đưa ra vài thí dụ: Christopher Logue, nổi tiếng với bản dịch Iliad, đã từng ăn cơm nhà tù hai lần. Vernom Scannell suốt đời trốn công an, tội trốn lính. Ezra Pound khỏi nói, tù dài dài, đến nỗi bạn bè phải viện lý do ông điên mới đưa ông ra khỏi tù, để... chết. Paul Verlaine tù mười tám tháng vì tội bắn một ông bạn thi sĩ....

Tuồng Ảo Hóa Đã Bầy Ra Đấy
Sau nhật ký của Anne Frank, đây là cái nhìn của một đứa trẻ về Lò Thiêu làm xúc động độc giả. Cuốn "Những Đoạn Rời" mỏng, chỉ 150 trang, nhưng đúng là một chứng liệu khủng khiếp của một người căn cước tả tơi, ngay cả trước khi có cơ hội là một đứa trẻ.


Yet any projection of Anne Frank as a contemporary figure is an unholy speculation: it tampers with history, with reality, with deadly truth.
Cynthia Ozick: Who Owns Anne Frank? [Ai sở hữu Anne Frank?]
Mọi phóng chiếu Anne Frank, như một hình tượng đương thời đều là trò đầu cơ khốn nạn của đám tà ma ác quỉ. Bởi làm thế là đụng chạm tới lịch sử, tới thực tại, tới chân lý chết người].
"Vụ án" PD
Man is not merely one who lives, taught Alain in a rare moment of pride, 'he is one who survives".
"Con người đâu chỉ sống, ông thầy Alain, trong một lần rất ư hiếm hoi là tỏ ra tự hào, phán, 'nó còn là kẻ, sống sót'".
Steiner: Những Bài Học của Những Ông Thầy.

"Ở bẩn sống lâu" hay "không thành công thì thành nhân", bạn muốn thứ nào?

Trong kỳ trước, Hai Lúa có viết, PD làm nhớ tới Milosz - một người đi, một người về - và  bài viết ngắn của ông, về nhà thơ "bửn" của thế kỷ. (1)
Nay, nhân đọc Steiner, Những Bài Học của những Sư Phụ, Lessons of the Masters, trong đó ông vinh danh một trong những vị Thầy Suy Tưởng, Maitres à Penser, là Alain. Ông thầy này dậy học trò một câu, thật quái dị: đừng thành công [ne pas réussir]. Và đây là, theo Alain, luật tối thượng về đạo đức, the supreme moral rule.
Bởi vì "thành công", có nghĩa là, phải...  bẩn! Phải chiều theo luật "ông mất của kia bà chìa của nọ", nghĩa là phải biết điều, phải thỏa hiệp.
Cái khổ của PD, đúng như một độc giả trên talawas đã nhận ra, chính là sự thành công vượt bực của ông: trở thành một thiên tài, "một người nghệ sĩ lớn hiếm hoi mà thế kỉ XX dành tặng cho đất nước".
Thiên tài lớn lao của thế kỷ 20 của Việt Nam, sống thì có sống, thành công thì rất ư là thành công, nhưng không... sống sót!

 (1) Về cái vụ bẩn này, nhà thơ Nobel vừa mới mất, Milosz, có nói tới, trong một "ẩn dụ" rất ư là tuyệt vời, và chỉ những ai đã từng sống ở trong một chế độ toàn trị mới viết ra được. Một phần nào, ông được Nobel là nhờ vậy.
Ông kể chuyện một nhà thơ của thế kỷ 20, cuối đời nhìn lại, thấy mình bẩn quá, bèn chui vô bồn tắm, dùng xà bông thơm kỳ cọ, cho văng tất cả những cái bẩn đi.
Kỳ mãi, kỳ mãi, vẫn không hết, và ông ngộ ra, số phận của ông là như vậy.
Bởi vì, nếu ông ta sạch,Thượng Đế đã không giao cho ông ta "nghĩa cả" đó, và nhân loại cũng đếch cần đến ông ta.
Là nhà thơ bẩn của thế kỷ. Sướng thật!
Tôi sợ rằng, vào lúc này, vào những giờ phút nóng bỏng của Lò Luyện Ngục, mấy ông thi sĩ như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Huy Cận... và có thể, có cả thi sĩ, tác giả tập Thơ Trong Tù đang rộn rã bước vào Ngày Hội Thơ, hay Show Bình Bầu Nhà Thơ Bẩn Nhất Thế Kỷ 20 Của Nền Thơ Ca Của Chúng Ta, cũng nên!
Biển Nhớ 3

Một tác giả trong nước, Trần Tiễn Cao Đăng, gọi bản dịch Mật mã Da Vinci, một thảm họa dịch thuật. Nabokov đã dùng đúng từ này để gọi bản dịch của Garnett, "một thảm họa đầy đủ", "a complete disaster".
Nghe nói, trong nước, thảm họa còn là do nguyên tác bị cả một bầy dịch giả xúm nhau lại làm thịt! Nghĩa là, mỗi người xé ra một mẩu, để dịch, rồi sau đó, ráp lại.
Bà Garnett, thì mình ên, nhưng đúng là cả một xưởng dịch. Remnick viết, với cặp mắt lợt lạt, mọng nước, với mớ tóc xám, bà là một xưởng dịch không hề mệt mỏi: Bẩy chục bộ văn xuôi Nga, chỉ để nhằm mục đích thương mại, trong đó có toàn bộ tác phẩm của Dostoevsky, hàng trăm truyện ngắn của Chekhov, cộng thêm hai cuốn kịch của ông này, tất cả những tác phẩm chính của Turgenev, gần như toàn bộ tác phẩm của Tolstoy, những bản văn chọn lựa của Herzen, Goncharov, và Ostrovsky.
D.H. Lawrence, nhà văn Anh, bạn của Garnett, đã kính cẩn cúi mình chào sự bền bỉ của bà, khi nhớ lại, cảnh, bà, dịch xong một trang, vứt xuống sàn nhà, chẳng thèm nhìn, và vớ trang khác dịch tiếp; những tờ giấy xếp thành đống tới tận đầu gối bà, đúng như vậy, tất cả thì thật là thần kỳ [and all magical]!
Trong cuốn viết về văn chương Nga [Lectures on Russian Literature], Nabokov nhắc tới bản dịch Karerina của bà Garnett, và lời khen tặng của Conrad, khi nói ông chồng bà này: Đừng quên nhắc nhở tôi một tiếng với bà vợ của ông, người đã đem đến cho đời, một bản dịch Kha Lệ Ninh thật là tuyệt vời!
Ông bố của Lolita cáu quá, chửi um lên, và nói, tôi sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho thằng chả [Conrad] này.
Còn Brodsky, nhà thơ đồng ý với từ "một thảm họa đầy đủ", mà Nabokov dùng để phạng bà Garnett.
*
... dịch thuật hiện đang là đề tài "hot" ở trong nước. Nào là dịch dở, dịch sai, dịch xô bồ, "đạo dịch", "thảm họa dịch"...
Tất cả những khuyết điểm đó, theo tôi, chưa đáng sợ, so với thứ này: Những tác phẩm "nhạy cảm", của những nhà văn "nhạy cảm", đều bị thiến, hoặc được chích thuốc miễn nhiễm, được khử trùng... trở thành "bất lực" "vô hại", trước khi đến tay độc giả Việt Nam.
*
Trong bài viết "Hãy Bước Qua Lằn Ranh Này", Rushdie trích "Ghi chú về dịch thuật" của Nabokov, qua đó, nhà văn Nga này cho rằng, có "ba bậc quỉ ma" [three grades of evil], trong thế giới lạ kỳ dịch thuật.
Bậc thứ nhất, không đến nỗi tà ma cho lắm, là do thiếu hiểu biết, hiểu sai. Cái này tha thứ được. Vì làm người có nghĩa là phải có lỗi lầm.
Bậc thứ nhì dẫn tới Địa Ngục, "The next step to Hell", là thiến vô tư, thoải mái những chữ, những đoạn, mà dịch giả không hiểu nghĩa , hay cảm thấy, chúng có vẻ mù mờ, tối tăm, hay thô bỉ, dơ dáy, tục tĩu đối với những độc giả mà người dịch mường tượng ra ở trong đầu.
Bậc thứ ba, tội ác tệ hại nhất trong dịch thuật, là dịch giả muốn "làm tốt", sửa đổi, improve, nguyên tác, "đánh bóng, minh họa" nó, sao cho tác phẩm đi đúng luồng, phục vụ yêu cầu của nhân dân [to conform to the notions and prejudices of a given public: phù hợp với quan niệm và định kiến của một tầng lớp công chúng nhất định].
Vấn nạn dịch
Trường hợp dịch "áp bức" thành "ẩn ức", thuộc "quỉ bậc ba".
Nobel 05

Kiệt vừa đặt chân vào trong hành lang sâu hoắm bít bùng như một đường hầm đã nghe văng vẳng tiếng nhạc từ phòng Nghiêm. Anh chàng có thói quen mở nhạc lúc làm việc. Nghiêm thu thập trong hai năm học ở Mỹ được một bộ băng nhạc quý. Những khúc nhạc vẳng trong trại binh buổi tối đã dẫn dụ Kiệt tới phòng Nghiêm gõ cửa làm quen.
Vừa thoát cơn huyễn hoặc của bóng lửa trên núi, Kiệt lại bị xô ngụp vào cơn huyễn hoặc của những âm thanh thân thiết.
Như đứng lạc giữa tòa nhà bí ẩn, ma quái, Kiệt lóng tai nghe Hòa Tấu Khúc Số 5. Những hòa tấu khúc của Beethoven Kiệt đều đã nghe nhiều lần đến độ thuộc lòng có thể hát theo từng đoạn. Đẩy cánh cửa khép hờ vào phòng, nằm trên giường Nghiêm, trong khi bạn cắm cúi ở bàn viết, Kiệt buông mặc cho khúc nhạc chiếm ngự.
*
Tiếng Duy oang oang trong khoang thang. Duy lia ngọn đèn bấm soi đường.
-Tìm anh cả buổi để báo một tin vui. Có người hỏi thăm anh nghe.
-Ai vậy?
-Một người đàn bà. Người đẹp.
-Mệt. Kiệt ngắt lời.
-Thiệt không cha… Duy đứng lại kêu.
Một Chủ Nhật Khác 1 2 3

Chuyến đi thăm Paris, vào cuối thiên niên kỷ, và cùng với nó, là chuyến đi thăm nước Đức, đất nước đẻ ra Lò Thiêu, đã quyết định chuyện trở lại đất Bắc sau hơn nửa thế kỷ xa cách, hành lý mang theo là một số kỷ niệm vẫn còn sót lại ở Hai Lúa, những kỷ niệm tưởng thằng em trai đã mất đã mang theo đi giùm, nhưng không thể, và đành phải mang về, trong đó, có mùi nước mắm lá chuối, mùi sống sít của một con ốc nhồi, nổi lửa ngay bờ ao, sau khi tóm được nó, ẩn dưới một cánh bèo, của một củ khoai lang đào trộm ngoài đồng, rửa nước rãnh kế bên, ăn vội ăn vàng, ăn ngấu ăn nghiến để đừng ai nhìn thấy, đừng ai bắt gặp.