*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang & Bài đặc biệt

  Hiện tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ

Thư Tín

*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004

Alexa Ranking
81,253









 



*
*
Chúc Mừng Năm Mới: Kim Possible!
New Year @ Mandarin's

Sebald: Sân Trường Cũ
Thêm vào lời chúc mừng Giáng Sinh, và Năm Mới, là bản dịch bài viết của Sebald.
"Hãy viết cho đường được", có thể đó là lời nhắn nhủ lại của ông, qua bài viết thật ngắn này.
Tưởng niệm Sebald
Sebald: Phát biểu khi vô Hàn Lâm Viện


Trang Kertesz
Kertesz trả lời tờ Point
"Auschwitz must have been hanging in the air for a long, long time, centuries, perhaps like a dark fruit slowly ripening in the sparkling rays of innumerable ignominious deeds, waiting to finally drop on one's head." (from Kaddish for a Child not Born, 1990)
[Auschiwitz còn treo lơ lửng hàng hàng thế kỷ, như một trái đen, từ từ chín đỏ nhờ hằng hằng những tia nóng của những chiến công nhục nhã, và sau cùng rớt trúng đầu bạn]
[Những chiến công nhục nhã, ghê tởm: Phải chăng ông này muốn nói đến chuyện "vui sao nước mắt lại trào" của đám Mít chúng ta?]
2002 Nobel Laureate in Literature
for writing that upholds the fragile experience of the individual against the barbaric arbitrariness of history
[Trao giải Nobel văn chương 2002... vì cố níu cái kinh nghiệm mỏng manh của một cá nhân nhằm chống lại cái tùy hứng man rợ của lịch sử].

Bữa nay mẹ tôi mất

Dịch Kafka
A belief like a guillotine – as heavy as light.
Franz Kafka: Reflections on Sin, Suffering, Hope, and the True Way
[Niềm tin thì cũng giống như cái máy chém. Nặng như thế. Mà nhẹ, cũng như thế].
Hai Lúa tin rằng nhà thơ VC Phạm Tiến Duật phải đã từng đọc Kafka, nhất là câu trên, mới nẩy ra hứng sáng tác, câu thơ thần sầu:
Đường ra trận mùa này đẹp lắm!
Cái máy chém đó, nhẹ và đẹp như là câu thơ của họ Phạm.
Nặng, là cái chết của ba triệu người, ở cả hai miền, kể cả thường dân và binh sĩ.
Bằng con số nạn nhân Lò Thiêu.

Nghệ Thuật Ai Điếu
Giả như Hai Luá được phép viết ai điếu về Hai Luá, không thể bỏ qua chi tiết hiển hách này:
Đứng thứ 7, trong danh sách đen, gồm 12 tên văn sĩ phản động, đồi trụy của Miền Nam, ngay sau khi Miền Nam mất.

Riêng với tác giả Thảo Hảo (bút danh của Phan Thị Vàng Anh) thì còn bị nhận xét là tại sao khi sáng tác thì dùng tên thật còn khi viết tản văn lại dùng bút danh, như vậy có khác gì thích khách bịt mặt để đâm người khác mà mình không bị lộ diện. Văn chương vào giải mà bị soi xét theo lối "chưởng hiệp".
Trích eVăn: Giải thưởng văn

Nghĩ hoài về ông, sau khi ông mất. Tôi cố gắng gọi tên, bài học ông để lại cho chúng ta. Làm sao mà một người không học xong trung học, chẳng bao giờ học đại học, lại trở thành một thế giá hiển hách đến như thế, quyền uy đến như thế, dưới hào quang rực rỡ của kiến thức, của sự hiểu biết mang tính nhân bản?
Milosz: Ghi chú về Brodsky

14 15
16
Kiệt như ở trên chiếc bàn xoay mỗi lúc một nhanh trong hội chợ đông đảo, huyên náo, đầy mầu sắc. Ly trên một bàn khác. Họ trông thấy nhau, rồi chẳng trông thấy nhau rồi lại trông thấy nhau, cứ thế tiếp diễn hoa mắt. Cũng có lúc, những chiếc bàn dừng lại giữa quanh cảnh tan tác, mờ tối của đám hội rã, và họ không nhìn nhau, mỗi người ngồi trơ trên một con ngựa gỗ bàng hoàng.
Enfin, kỳ cục.
-Tại sao anh không yêu em.
-Anh ngu.
-Không tin.
-Có lẽ sợ.
-Sợ gì?
-Anh sợ…. Em không yêu anh.
-Ờ.. ờ… Bao nhiêu năm em cũng thắc mắc: Thật em có yêu anh không?
-Thấy không, thấy không.

Chàng mân mê cườm tay nhỏ nhắn buông đặt trên mặt bàn khăn trắng hồ cứng. Ly quay lại cười mơ màng. Êm tĩnh hoàn toàn.
-Hứa với anh không bao giờ làm như thế nữa.
-Đâu cần hứa. Có làm thì cũng chỉ là đùa. Không còn thật nổi nữa mà anh sợ.
-Nhưng anh vẫn sợ. Sợ không thể tả.
Ly rút tay về, tự châm thuốc.
Người bồi bàn xuất hiện. Chàng ra hiệu dẹp món ăn cuối cùng. Đĩa của chàng chưa đụng tới.
-Anh không ăn sao?
-Anh cần uống hơn. Em uống được với anh nữa không?
-Theo anh đến tận góc bể chân trời nào cũng được.
-Theo lẵng nhẵng?
-Mệt không?
-Mệt.
Chàng gọi thêm rượu thay cho món tráng miệng. Chàng cần cơn say thốc tháo chưa từng đến bấy lâu nay.
-Em nói nhiều quá hả? Anh bực mình không?
-Bực cũng ráng. Yên chí.
-Em hơi say. Em quá khích. Còn anh thì có vẻ…
-Anh sao? Cứ nói.
-Có vẻ an phận.
Chàng nuốt trọng câu nói theo hớp rượu.
-Em xin lỗi.
-Đúng. Em nói đúng…
Chàng cười nặng nề.


Cá Rô Cây và Nước Mắm Lá Chuối
5 6 7
Khi Hai Lúa qua tới tại tị nạn Thái Lan, thì đã sau dead-line, nghĩa là, nếu đến trước ngày đó, thì tự động được coi là tị nạn chính trị. Đến sau, phải qua thanh lọc.
Hai Lúa ở gần bốn năm. Lúc đầu ở trại tiếp nhận, tức trại Panat Nikhom. Sau, chuyển xuống Trại Cấm, Sikiew, chờ thanh lọc. Nếu đậu, được ra khỏi trại cấm, trở lại trại Panat, nhưng ở khu Chuyển Tiếp, Transit, chờ gặp phái đoàn các nước đến trại để phỏng vấn, nhận người, theo "quota" đã thoả thuận với Cao Uỷ Tị Nạn.

Quyền uy nhất là phái đoàn Mẽo. Họ ưu tiên số một trong việc chọn người. Khổ nhất, là gặp Mẽo, bị Mẽo treo hồ sơ, nhận không, từ chối cũng không, cứ để đó. Chỉ khi nào họ đá, mới có quyền xin gặp phái đoàn khác.

Có lần Hai Lúa viết về cái nghề viết muớn tại Bưu Điện chính Sàigòn. Nghề viết muớn đó theo Hai Lúa tới trại tị nạn. Trong những ngày ở trại cấm, Hai Lúa phịa hồ sơ thanh lọc, bằng tiếng Anh, cho những ai cần, với những chi tiết thật lâm ly bi đát, và những dữ kiện đúng theo tinh thần Công Ước Genève, để được công nhận là tị nạn chính trị!
Khi lên trại Transit, viết đơn xin được tái định cư gửi phái đoàn liên quan.
Nên nhớ một điều, bạn giỏi tiếng Anh, điều này rất cần, nhưng chưa đủ.
Đơn của bạn phải giống như những câu thơ tán gái của nhà thơ Du Tử Táo thì mới ăn tiền!
Viết muớn tại Bưu Điện

Hai Lúa nhớ một lần viết giùm đơn, cho một bà mẹ có mấy người con. Chồng ở Mẽo. Hồ sơ bị treo. Có hơn một năm. Đói quá đến gặp ông thợ dịch. Hai Lúa viết thẳng thừng, thằng chồng, thằng bố này là một thằng khốn nạn. Nó đã có vợ bé, nó đếch muốn nhận của nợ, cả một đống con, cùng bà vợ già. Không lẽ Phái Đoàn Mẽo mà lại tiếp tay với thằng khốn nạn? Tôi viết đơn này không phải để xin các ông nhận họ. Nhận, sang gặp lại chồng, gặp lại bố, nhục nhã thêm chứ chẳng sung sướng gì! Tôi yêu cầu các ông đá cho họ một phát, nhờ vậy họ mới có cơ hội được một xứ sở khác mở lòng nhân đạo đón nhận.
Phái Đoàn Mẽo phê OK, và nói với cô nường làm nghề thông dịch: Bảo bà này về cám ơn thằng viết đơn. Cho tụi tao gửi lời cám ơn nó luôn!